Hàng bluechip PVD, PVS, CTD, VNS ... và MNC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi t266, 19/12/2013.

3744 người đang online, trong đó có 233 thành viên. 07:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10771 lượt đọc và 175 bài trả lời
  1. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    54.844
    Nhiệm vụ năm tới của tớ là phải tìm đc 1 cổ như CAP, MNC- ăn bằng lần, hế hế :)). Năm 2013, TK tớ tăng gần 4 lần với QTC, MNC. Đó là vì đã rút bớt tiền ra xài đấy. Tính cả margin là hơn 4,5 lần.
    hoatuyetden, DragonCorpthuypb thích bài này.
  2. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Trong số các bạn đầu tư thì em thấy bác đứng số 1 "về tăng trưởng NAV". Em rất ngưỡng mộ cách chọn hàng và tính kiên nhẫn của bác. :drm2
    Em tự nhủ mình phải học theo bác mà học hoài vẫn chưa được. Thôi thì trước mắt cứ hành động theo sở trường của mình để kiếm chút cháo vậy \m/
  3. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Xem lại bài viết này mới thấy đẳng cấp thật sự của CTD

    Hòa Bình và Coteccons: Cuộc chiến không khoan nhượng
    [​IMG]
    Không biết có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không khi đại hội cổ đông năm 2013 của 2 doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng của Việt Nam lại được tổ chức cùng một ngày.
    Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (Coteccons) tổ chức buổi sáng, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (Hòa Bình) tổ chức buổi chiều.

    Những diễn biến tại 2 buổi đại hội này cũng đã vẽ ra một bức tranh khá cụ thể về tình hình hiện tại cũng như chiến lược sắp tới của 2 doanh nghiệp. Trong khi nhiều cổ đông của Hòa Bình lo về nợ, vốn và lăn tăn chuyện chia cổ tức thì tại Coteccons, chiến lược tăng trưởng cùng với số tiền dư dả là những vấn đề mà các cổ đông công ty này quan tâm.

    Cân não trong tài chính

    Năm 2012, Hòa Bình và Coteccons đều có kết quả kinh doanh khá tương đồng. Tuy nhiên, độ an toàn tài chính của Coteccons ổn hơn. Tổng nợ ngắn hạn của Hòa Bình năm 2012 là 3.559 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 771 tỉ đồng. Con số tương tự ở Coteccons là 1.511 tỉ đồng và 2.078 tỉ đồng.

    Sở dĩ như vậy là do bên cạnh lĩnh vực xây dựng, Hòa Bình còn tham gia những lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản, chứng khoán. Đầu tư vào những lĩnh vực này chiếm 52% vốn chủ sở hữu của Công ty song không mang lại hiệu quả như mong đợi. Trong khi đó, Coteccons chỉ tập trung làm thầu xây dựng.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó, nguồn vốn của Hòa Bình chủ yếu là vốn vay trong khi Coteccons sử dụng vốn chủ sở hữu. “Kinh doanh mà không đi vay, theo kinh tế học thì không hợp lý lắm, nhưng với lãi suất như những năm qua thì đi vay chỉ làm mọi cho ngân hàng. Và tôi chứng minh điều này đã đúng”, ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Coteccons, nói.

    Thay vì vay vốn, năm ngoái, Coteccons đã phát hành 10,43 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Kusto, tương đương 24,7% vốn cổ phần của Coteccons, thu về khoảng 525 tỉ đồng.

    [​IMG]

    Về phần Hòa Bình, mặc dù có vẻ hơi quá tay trong việc vay vốn một chút, nhưng hiệu quả kinh doanh của họ cũng không tệ. Lợi nhuận của Coteccons gấp rưỡi Hòa Bình, tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại gấp 2,7 lần. Như vậy là Return on Equity (ROE) của Hòa Bình tốt hơn hẳn Cotecons (17,6% so với 12,4%). Điều này có nghĩa là việc sử dụng vốn vay của Hòa Bình là có hiệu quả.

    Cũng tương tự Coteccons, Hòa Bình tìm trợ lực từ vốn ngoại. Quý I/2013, Công ty ký kết thỏa thuận với đối tác chiến lược là PT.Nikko Securities Indonesia, thành viên của Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking. 10 triệu cổ phiếu được phát hành với giá 20.681 đồng/cổ phiếu mang về cho Hòa Bình hơn 200 tỉ đồng.

    Nảy lửa ở lĩnh vực kinh doanh

    Khách hàng chính của những doanh nghiệp xây lắp chính là các dự án bất động sản, do đó trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng sẽ cành trở nên gay gắt. “Hiện Coteccons cũng phải cạnh tranh với các công ty nhỏ và đang phải nhận những công trình rất nhỏ tầm 50 tỉ đồng để duy trì công việc cho công nhân. Nếu ngày xưa thì công ty sẽ không làm”, ông Dương cho biết.

    Theo ông Dương, có doanh nghiệp xây dựng để có được dự án đã chấp nhận phá giá, bỏ giá thầu thấp hơn Coteccons đến 5%. Mặc dù không nói là ai, nhưng ai cũng biết rằng ông đang nói Hòa Bình. Ông Lê Viết Hải cũng thừa nhận Hòa Bình chấp nhận bỏ giá thầu thấp hơn, bù lại đối tác sẽ ứng trước tiền để Công ty làm.

    Coteccons và Hòa Bình cũng đang kèn cựa nhau ở từng khu vực. Cả 2 đều tập trung mở rộng thị trường ra miền Bắc và miền Trung, ngoài sân nhà miền Nam.

    Mặc dù đang kèn cựa và khá ngang bằng nhau trên thị trường nhưng những chiến lược tiếp theo của 2 công ty này sẽ quyết định vị trí ai sẽ là vua trong tương lai.

    Với Coteccons, họ đang định hướng tiến ra xa hơn thị trường nội địa, đầu tiên là Lào. Cuối năm ngoái, Coteccons đã ký hợp đồng hợp tác thi công dự án khách sạn 5 sao Crowne Plaza Vientiane (Lào) với Tập đoàn BIM. Ngoài Lào, Coteccons cũng đã góp vốn thành lập một công ty ở Campuchia.

    Bên cạnh thị trường mới, một lĩnh vực khác mà Coteccons đang thâm nhập là thi công cơ sở hạ tầng. Ông Dương cho biết, Coteccons bước đầu sẽ làm nhà thầu phụ cho tổng thầu nước ngoài. Bởi lẽ, ngành cơ sở hạ tầng khá phức tạp về quy mô, kỹ thuật, quản lý.

    Hòa Bình cũng sẽ có những bước đi mới cho tương lai. Ông Harianto Solichin, Tổng Giám đốc Nikko Securities Indonesia, nói rằng Nikko có thể giúp Hòa Bình phát triển sang Indonesia và các nước trong khu vực. Đặc biệt là phát triển mảng hoạt động mới liên quan đến kinh doanh vật liệu xây dựng tại Indonesia, điển hình là xi măng. Đây là nguồn vật liệu còn thiếu tại Indonesia trong khi Việt Nam đang dư thừa. Một mảng kinh doanh mới là thương mại có thể sẽ là lĩnh vực được Hòa Bình phát triển mạnh trong thời gian tới.

    Theo Nguyễn Hùng
    t266 thích bài này.
  4. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Phong độ nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. CTD lên 6x nào :D
  5. Thaodan2008

    Thaodan2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2012
    Đã được thích:
    3.350
    60, em bán :-P
  6. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Em chờ mốc 65 -70, nghe nói sắp tới chia tách 2:1 thì phải :D
  7. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    54.844
    Tớ chỉ mơ ước CTD 58 thôi. Mới làm mớ tướng TDC, mã thứ 12, hế hế.
  8. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Lão này hôm nay cũng đua trần TDC ah?
    t266 thích bài này.
  9. Thaodan2008

    Thaodan2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2012
    Đã được thích:
    3.350
    Tranh CE ah, máu thế :)
    mà sao dạo này bác lắm mã thế ;)
    t266DragonCorp thích bài này.
  10. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    54.844
    Có lúc trong watch list đến ... 25 mã mà mua có 1 mã MNC. Lúc này mã nào cũng thấy tốt. Bác thấy có bỏ mã nào đc khg? MNC, CTD, TTC, TDC, LM8, SJD, VE3, S55, DHC, VE1, VNM, PLC.

    Rồi sẽ đến lúc bán hết chuyển về 1 mã, nhưng chưa phải bây giờ.
    Thaodan2008 thích bài này.

Chia sẻ trang này