Hạt giống tâm hồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi nguoibinhthuong1980, 30/10/2010.

3761 người đang online, trong đó có 217 thành viên. 00:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 18680 lượt đọc và 386 bài trả lời
  1. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện, những kỷ niệm, dù vui, dù buồn, nhưng đều đủ xúc động để chạm tới trái tim bạn.
    Tôi có thể thật thà mà nói rằng tôi luôn luôn đói, cái hồi mà tôi sống ở trại trẻ mồ côi ở Jacksonville, bang Florida. Điều ước duy nhất của tôi hồi đó là có thêm thức ăn, vì đêm nào bụng tôi cũng sôi lên òng ọc.
    Hằng ngày, chúng tôi đều được đưa đến một trường dành riêng cho trẻ mồ côi, hết giờ lại đi bộ về. Hôm đó, khi đi bộ về trại trẻ, tôi nhìn thấy một phụ nữ đang ngồi trên bãi cỏ trước nhà ăn bánh. Chắc có lẽ hồi đó tôi quá bé và quá ngốc nên mới làm như thế: Đứng nhìn cô ta chăm chăm.
    - Có chuyện gì thế cháu? – Cô ấy hỏi.
    - Không ạ - Tôi e ngại đáp – Cháu chỉ nhìn cái bánh một chút…
    - Cháu có muốn ăn một cái không?
    - Vâng, có ạ!
    Cô ấy vào nhà rồi quay ra ngay, cầm theo một cái bánh cho tôi. Lần đầu tiên tôi biết trên đời có một thứ ăn ngon đến thế.
    - Đây là bánh gì mà ngon thế ạ? – Tôi hỏi cô ấy.
    - Bánh kẹp thịt! – Cô ấy đáp.
    - Ở trại trẻ mồ côi, bọn cháu không được ăn thịt mấy… -Tôi ngại ngùng thú nhận.
    - Nếu lúc nào cháu muốn ăn bánh kẹp thịt thì cứ qua đây! - Người phụ nữ nói rồi vào nhà và đóng cửa.
    Tôi đi về trại trẻ mồ côi, lau sạch miệng để không ai biết tôi vừa ăn gì ngoài đường. Ngày hôm sau đi học về, tôi lại đi qua con phố đó xem người phụ nữ tử tế đó có nhà không. Lần này, tôi được mời vào nhà ăn bánh. Trong nhà cô có một con chim màu đen trong chiếc lồng ở góc phòng.
    - Kia là con phượng hoàng đen ạ? – Tôi hỏi bừa.
    - Không, chỉ là con sáo biết nói.
    - Chim chóc làm gì biết nói ạ? Tôi ngạc nhiên nhướn cả lông mày.
    - Có chứ, cháu chỉ cần lặp đi lặp lại một điều gì đó hằng ngày là nó sẽ bắt chước và nói hệt như thế!
    Trong suốt một tuần sau đó, hôm nào tôi cũng ghé qua nhà người phụ nữ ấy để được mời một chiếc bánh trước khi về trại trẻ. Cô ấy kể rằng hồi anh trai cô ấy bằng tuổi tôi thì bị tai nạn qua đời nên mẹ cô ấy trăn trối lại là phải đối xử tốt với tất cả những cậu bé lang thang.
    Chỉ có điều làm tôi ngạc nhiên là mỗi khi tôi gõ cửa nhà cô ấy, cô ấy đều bảo: "Chờ một phút, để cô đậy lồng chim lại".
    Tôi chưa bao giờ nghe thấy con chim đó nói một từ nào. Khi tôi hỏi thì cô ấy bảo bọn chim nếu bị phủ vải bịt kín lồng thì sẽ không nói đâu. Và bởi cô ấy đã đậy lồng chim lại trước khi tôi bước vào nên dĩ nhiên là tôi không thể nghe thấy nó nói.
    Một hôm, khi tôi đến nhà cô và gõ cửa thì không ai ra mở. Tôi thấy cửa chỉ khép hờ và đẩy ra. Ngay trên bàn, tôi thấy một miếng bánh kẹp thịt và một mảnh giấy, trong đó cô ấy ghi đại ý là cô ấy có việc bận đột xuất, bảo tôi ăn xong nhớ đóng cửa.
    Nhưng khi tôi ăn bánh xong cũng là khi tôi nhìn thấy cái lồng phủ vải kín mít. Tôi tò mò kéo tấm vải phủ lồng chim ra. Con sáo nhảy nhót loạn cả lên và hét bằng giọng the thé: "Lại thằng nhãi ranh đáng ghét ấy! Lại thằng nhãi ranh đáng ghét ấy!".
    Tôi hoảng hốt chụp đại tấm vải lên lồng chim và chạy ù ra cửa trước. Tôi ra ngoài và nhìn quanh thật kỹ. Nhưng sao tôi chẳng thấy thằng nhãi ranh đáng ghét nào ở quanh đó cả!
    Rồi tôi chợt nhớ những lời cô ấy nói: "Cháu chỉ cần lặp lại một điều gì đó hằng ngày là nó sẽ bắt chước và nói hệt như thế".
  2. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    "Con đã loan tin đồn thất thiệt về người hàng xóm của mình, thưa cha!" - người phụ nữ nọ xưng tội với một linh mục - "Số là hôm ấy, con nhìn thấy chị hàng xóm bước đi loạng choạng trong sân, con nghĩ rằng chị ấy say rượu; và con đã nói tin này cho một số người khác. Bây giờ con mới biết được rằng sở dĩ chị ấy bước đi lảo đảo là do chị ấy bị một vết thương ở chân. Thưa cha, con phải làm gì để xóa tin đồn tai hại mà con đã gây ra?"
    Vị linh mục cáo lỗi với người phụ nữ, đứng lên, đi vào phía trong. Một lát sau, ông trở lại, trên tay cấm một cái gối bông. Ông đưa người phụ nữ ra cổng, rút ra một con dao, khóet một lỗ trên chiếc gối. Ông moi tất cả bông trong chiếc gối ra ngòai và thả bông bay tứ tung trong không trung. Những sời bông bay chập chờn, tản mác khắp nơi, chúng đáp xuống khắp mặt sân, trong những luống hoa, những thảm cỏ, những cành cây... Một số sợi bông bay sang tít bên kia đường và đáp xuống những nơi nào chẳng rõ.
    Vị linh mục quay sang, nói với người phụ nữ: "Bây giờ chị có thể đi gom lại tất cả những sợi bông bay tứ tán đó không?"
    Người phụ nữ nhún vai, trợn mắt và lắc đầu: "Thưa cha, khó lắm! Con không làm nổi chuyện đó đâu."
    Vị linh mục nhìn đăm chiêu vào khoảng không, rồi nói với giọng thật trầm, chậm rãi: "Những lời đồn đóan vô căn cứ của chúng ta cũng chẳng khác nào những sợi bông bay đó!"
  3. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Trước kia có một quốc vương vô cùng sùng kính Phật pháp, kính lễ tăng bảo.
    Một hôm có một đoàn ca múa từ ngước khác lại, trong đoàn có rất nhiều hình thức biểu diễn như nghệ nhân, ảo thuật, ca múa v.v...
    Quốc vương không nỡ hưởng vui một mình bènmời vị trụ trì của quốc tự cùng thưởng thức. Vị trụ trì bởi lệnh vua khó từ chối cũng đành phải tới cùng xem.
    Khi biểu diễn, chỉ có vị trụ trì ngồi cúi mặt xuống không xem, quốc vương ngược lại ngồi bên cạnh vui vẻ không ngừng vỗ tay. Sau buổi biểu diễn, quốc vương hỏi trụ trì tiết mục nào đặc sắc nhất, người liền trả lời: "Lão tăng vô tâm không xem".
    Quốc vương ngạc nhiên hỏi: "Hoà thượng tại sao lại vô tâm không xem?"
    "Vì đời người vô thường, chớp mắt đã chết, việc sinh tử đại sự trên mình, cho nên không có lòng xem".
    Quốc vương nghe xong bán tín bán nghi hỏi: "Đại sự sinh tử vô thường thực ra có quan trọng và bức thiết gì để có thể khiến ngài không có lòng dạ nào xem biểu diễn của đoàn ca múa này?"
    "Không tin xin ngài tìm một tử tù lại, tôi chứng minh cho ngài thấy"
    Quốc vương nghe xong bèn lập tức ra lệnh đưa một người tử tù lại. Người trụ trì nói với quốc vương: "Xin ngài mời đoàn ca múa nọ cố gắng hết sức biểu diễn một lần nữa" rồi quay lại, bảo người lấy một thung nước đặt lên đầu người tử tù và nói với anh ta: "Nếu như đến khi các tiết mục được biểu diễn xong, nhà ngươi không để một giọt nước rơi xuống, ngươi sẽ được tha chết"
    Kết quả là mãi cho đến khi diễn xong, người tử tù đó quả nhiên không để một giọt nước nào rơi xuống, người trụ trì hỏi người tử tù có biết đoàn ca múa diễn cái gì không, người tử tù nói: "Tôi còn lòng dạ nào mà chú ý đến đoàn ca múa đó đang diễn cái gì. Tôi chỉ toàn tâm chú ý tới thùng nước trên đầu tôi, không để cho giọt nước nào rơi ra ngoài mà thôi"
    Người trụ trì lúc bấy giờ mới quay lại nói với quốc vương: "Nhanh chóng của vô thường, giống như người tử tù ngày mai đem đi chặt đầu, chỉ là cái mơ hồ qua ngày của người đời, huởng lạc của thế gian không tự biết mà thôi. Nếu mọi người đều nhìn thấy vô thường, giống như sự bức thiết sâu sắc của người tử tù bị đem đi chặt đầu, đại sự sinh tử của con người, ai còn lòng da nào mà xem người khác ca múa đây."
    Quốc vương nghe xong chợt tỉnh ngộ, hiểu rõ thời gian lãng phí vô vị đã qua của người đời.
    Nếu như cảm giác của mọi người có thể như người tù ngày mai sẽ chết, cảm giác đối với sinh tử cũng bức thiết và gấp gáp, đem ngày mai thành ngày cuối cùng, người ta có thể phát hiện biết bao việc chưa làm, còn biết bao công tác chưa hoàn thành, mà thời gian lại ngắn ngủi, người ta có còn lòng dạ để chơi bời không? Có còn lòng dã để làm những việc vô nghĩa, lãng phí thời gian quý báu, ngắn ngủi không?
  4. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, có một vị đại sư muốn chọn một đệ tử làm người nối dõi. Một hôm, ông bảo hai đệ tử rằng: "Các con hãy ra ngoài và chọn về đây cho ta 1 chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất."
    Hai đệ tử vâng lời thầy đi tìm lá. Thoáng chốc, người anh quay về và trình cho đại sư một chiếc lá không được đẹp lắm: "Thưa thầy, tuy chiếc lá này không phải là hoàn mỹ nhất nhưng nó là chiếc lá hoàn mỹ nhất mà con thấy".
    Người em đi cả ngày trời và quay về với 2 bàn tay trắng, người em nói với vị đại sư: "Thưa thầy, con đã tìm và thấy rất nhiều lá đẹp, nhưng con không thể nào chọn được chiếc lá hoàn mỹ nhất." Cuối cùng, vị đại sư đã chọn người anh.
    "Tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất", chúng ta vẫn cứ luôn nghĩ đến việc "hoàn mỹ nhất" nhưng nếu bạn cứ một mực đi tìm mà không nhìn vào thực tế, không so sánh với thực tế thì bạn cứ phải vất vả để rồi… trắng tay. Cho đến một ngày nào đó, bạn mới phát hiện rằng: Chỉ vì mãi đi tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất mà bạn đã bỏ qua biết bao cơ hội lớn một cách đáng tiếc!
  5. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Có ba chàng trai trẻ đến hỏi ý kiến một nhà hiền triết về phương thức chọn bạn đời. Nhà hiền triết bảo rằng:
    - Các con hãy đi qua cánh đồng kia. Chỉ được đi mà không được quay lại. Trên đường đi, các con hãy chọn cho mình một bông lúa to và đẹp nhất và mang về đây cho ta. Và các con chỉ được phép chọn một lần mà thôi.
    Chàng thứ nhất bắt đầu tiến vào cánh đồng. Đến khi gặp một bông lúa to và đẹp, chàng liền ngắt lấy. Nhưng đến đoạn đường sau, chàng nhận thấy rằng còn rất nhiều bông lúa to và đẹp hơn thế nhiều nhưng cũng đành ngậm ngùi đi ra khỏi cánh đồng.
    Chàng thứ hai rút kinh nghiệm của chàng trước, cứ mỗi lần trông thấy một bông lúa to và đẹp, chàng nhủ thầm còn nhiều bông to và đẹp hơn ở phía trước. Cuối cùng chàng đi ra khỏi cánh đồng mà không chọn được cho mình một bông lúa nào cả.
    Chàng thứ ba chia đoạn đường ra làm ba. Đoạn thứ nhất chàng nhận xét, phân loại các bông lúa. Đoạn thứ hai chàng kiểm chứng nhận xét của mình và khi kết thúc đoạn đường cuối, chàng chọn được cho mình một bông lúa - không phải to và đẹp nhất cánh đồng nhưng chàng rất mãn nguyện quay về.
  6. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Khi trái đất chuyển động vì bạn!
    Cô bé 11 tuổi Angela bị mắc một căn bệnh làm suy nhược hệ thống thần kinh. Cô bé không thể đi lại được và các cử động khác cũng rất khó khăn. Các bác sĩ không hy vọng chữa khỏi bệnh cho cô bé. Họ tiên đoán rằng cô bé sẽ phải dính liền với cái xe đẩy trong suốt quãng đời còn lại của mình. Họ nói rằng chỉ có vài người, có thể quay lại cuộc sống bình thường sau khi mắc bệnh. Cô bé không nản lòng. Ở đó, trên giường bệnh, cô bé sẵn sàng thề với bất kỳ ai sẵn lòng nghe cô rằng cô chắc chắn sẽ đi lại được như cũ vào một ngày nào đó.
    Cô bé được chuyển đến một bệnh viện chuyên phục hồi chức năng tại vùng San Francisco Bay. Tất cả các phương pháp mà có thể áp dụng cho trường hợp của cô bé đều được sử dụng. Các bác sĩ cảm phục tinh thần không bị khuất phục của cô. Họ dạy cho cô tưởng tượng - hình dung ra cô đang đi lại. Nếu không mang lại kết quả gì khả quan thì việc này cũng đem lại cho cô bé niềm hy vọng và làm một việc tích cực để lấp bớt những giờ dài đằng đẵng ở bệnh viện. Angela sẵn lòng làm tất cả các việc cực nhọc, như các bài tập trong bể nước, xoa bóp hay các bài tập thể dục. Và cô cũng rất cố gắng trong việc nằm và tưởng tượng, hình dung cô đang đi, đi, đi!
    Một ngày kia, khi cô đang tập trung căng thẳng với tất cả sức lực của mình, tưởng tượng hai chân của mình đang chuyển động, thì giống như có một điều kỳ diệu xảy ra: Cái giường chuyển động! Nó chuyển động quanh phòng! Cô bé hét lên "Nhìn nè, coi cháu làm được gì nè! Nhìn coi! Nhìn coi! Cháu làm được rồi! Cháu đang chuyển động, cháu đã chuyển động!"
    Dĩ nhiên trong thời điểm đó thì tất cả mọi người trong bệnh viện cũng đều kêu lớn, và chạy tìm chỗ trú. Mọi người thì la hét, các thiết bị thì đổ vỡ, kiếng bể khắp nơi. Bạn cũng hiểu, đó là cơn động đất ở San Francisco. Nhưng không nên nói lại điều đó với Angela. Cô bé tin rằng cô đã làm được điều đó. Và bây giờ, sau vài năm, cô bé đã quay trở lại trường. Trên đôi chân của mình. Không có nạng, không có xe đẩy. Bạn cũng biết đó, đối với một người mà có thể tạo ra cơn động đất ở giữa San Francisco và Oakland thì việc chiến thắng một bệnh tật nhỏ nhoi tầm thường thì quá là đơn giản, phải không các bạn?
  7. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đồ cổ
    Con bé nhìn chăm chăm vào bà nó như thể nó nhìn thấy bà lần đầu tiên, rồi kết luận:
    - Bà ơi, bà đúng là đồ cổ đấy! – Nó ngẫm nghĩ rồi tiếp tục – Bà nhiều tuổi. Đồ cổ cũng nhiều tuổi. Bà là đồ cổ của cháu!
    Bà nó quả là không vừa ý với câu nói của con bé, nên bà cầm quyển từ điển ra và đọc:
    - Định nghĩa đồ cổ nhé: đồ cổ không chỉ nhiều tuổi, mà còn là một thứ đã tồn tại, hoặc thuộc về thời kì xa xưa…một tác phẩm nghệ thuật chẳng hạn… Đồ cổ rất quý! – Rồi bà đặt quyển từ điển sang một bên – Bao giờ chúng ta cũng phải cẩn thẩn với đồ cổ vì nhiều khi chúng rất có giá trị.
    Để nói về một thứ đồ cổ, bà ví dụ:
    - Đồ cổ ít ra phải 100 tuổi, bà chỉ mới có 67 tuổi thôi!
    Bà dẫn con bé đi tìm quanh nhà xem có thứ đồ cổ nào không. Có một cái tủ " gia truyền".
    - Cái tủ này đã cũ lắm rồi – bà kể – Nhưng bà luôn đánh bóng nó vì nó là đồ cổ mà!
    Bà còn tìm được một cái bình trong bếp. Nó đã ở trong bếp lâu lắm rồi. Bà không nhớ nó ở đâu ra, chỉ biết khi bà mua nó thì nó cũng không còn mới. Rồi một cái giường con mà chú bà đã từng nằm ngủ nhiều năm về trước.
    Bà cũng giải thích cho con bé hiểu rằng hầu như đồ cổ bao giờ cũng ẩn chứa một câu chuyện. Nó đã từng ở nhiều nơi, thuộc về nhiều người, tồn tại qua nhiều năm. Nó trải qua sóng gió, nhưng vẫn còn tồn tại.
    Con bé có vẻ suy nghĩ lung lắm. Rồi nó bảo:
    - Cháu chẳng có đồ cổ nào ngoài bà ra cả! Mà ngày mai cô giáo bảo cháu phải mang một món đồ cổ đến lớp – Con bé mắt sáng lên – Cháu sẽ mang theo bà, bà nhé, vì rõ ràng bà cũng có rất nhiều câu chuyện và cũng rất quý giá mà!
    Chẳng hiểu vì sao bà nó lại cảm thấy hài lòng với định nghĩa này. Và bà quyết định sẽ theo con bé đến lớp vào ngày mai với tư cách là một đồ cổ của nó.
  8. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Bơ gạo
    Tại một xa xôi hẻo lánh, có nhiều lời đồn đại rằng hoàng tử của đất nước sẽ đến thăm làng. Những người luôn được coi là dân đen, tầng lớp thấp trong làng đều vui mừng, vì họ tưởng như ngôi làng này đã bị lãng quên rồi.
    Dân đen làm huyên náo hằng ngày kể từ khi họ nghe tin đó.Nhưng không có ai vui mừng và "kích động" bằng một người ăn xin trong làng. Vì không biết ngày hoàng tử đến, nên ngày nào ông cũng ngồi bên vệ đường, hy vọng hoàng tử sẽ cho ông ta nhiều tiền, ít nhất là để mua gạo đủ ăn.
    Thực ra, người ăn xin có hai cái bơ sắt. Một cái để đựng tiền xin được, và một cái để đựng ít gạo của ông ta. Hằng ngày, người ăn xin vẫn ăn mặc rách rưới, tả tơi với hai cái ống bơ ngồi đó.
    Và cuối cùng, không uổng công mong đợi, hoàng tử đã đến và đi vào làng. Khi thấy hoàng tử đi qua, người ăn xin vội chìa tay ra kêu lên:
    - Xin bố thí cho kẻ hèn này!
    - Hãy cho tôi bơ gạo của ông - Đó là những lời duy nhất hoàng tử nói.
    Người ăn xin không thể tin được vào tai mình. Không có một lý do gì để một người giàu có nhất đất nước lại đi xin bơ gạo của một người ăn xin. Người ăn xin định từ chối, nhưng rồi sau khi xem xét lại, ông đổ bớt gạo ra khỏi bơ, chỉ đưa cho hoàng tử nửa bơ gạo. Hoàng tử đổ gạo vào túi mình, rồi cho tay vào túi và lấy ra một nắm vàng, bỏ vào đúng nửa bơ, bằng với số gạo mà hoàng tử nhận được, rồi lại đưa cho người ăn xin. Hoàng tử không bao giờ quay lại, còn người ăn xin thì suốt cuộc đời cứ băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu ông ta đưa cho hoàng tử cả bơ gạo.
  9. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ước mơ
    Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hoá. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
    Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
    Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.
    Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".
    Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
    - Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
    - Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?
    Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.
    - Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.
    Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
    - Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.
    Nhiều năm trôi qua, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến một trang trại rộng 200 mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, hai thầy trò đã gặp nhau. Cầm tay, thầy nói:
    - Này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó.
    Nghe thầy nói thế, cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:
    - Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.
  10. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Bốn ngón tay
    Lúc mới sinh ra, cậu bé đã bị mù. Khi cậu lên 6, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, em đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném trái banh về phía em. Chợt nhớ ra cậu bé la lên:
    - Coi chừng ! Quả banh sắp văng trúng đấy.
    Quả banh đã đập trúng người cậu, và cuộc sống của cậu không như trước đây nữa. Cậu bé không bị đau, nhưng cậu thật sự băn khoăn.
    Cậu quyết định hỏi mẹ:
    - Làm sao cậu ta biết điều gì sắp xãy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó ?
    Mẹ cậu thở dài, bởi cái giây phút bà e ngại đã đến! Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần nói rõ cho con trai mình biết: "Con bị mù!".
    Rất dịu dàng bà cầm bàn tay của con, vừa nắm từng ngón tay và đếm:
    - Một - hai - ba - bốn - năm. Các ngón tay này tựa như năm giác quan của con vậy. Ngón tay bé nhỏ này là nghe, ngón tay xinh xắn này là sờ chạm, ngón tay tí hon này là ngửi, còn ngón bé tí này là nếm ...".
    Ngần ngừ một lúc , bà tiếp:
    - ...Còn ngón tay tí xíu này là nhìn. Mỗi giác quan của con như mỗi ngón tay, chúng chuyên chở bức thông điệp lên bộ não con".
    Rồi bà gập ngón tay bà đặt tên "nhìn", khép chặt nó vào lòng bàn tay của con, bà nói:
    - Con ạ! Con là một đứa trẻ khác với những đứa khác, vì con chỉ có bốn giác quan, như là chỉ có bốn ngón tay vậy: một - nghe , hai - sờ, ba - ngửi, bốn - nếm. Con không thể sử dụng giác quan nhìn. Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này. Hãy đứng lên con nhé.
    Cậu đứng lên. Bà mẹ nhặt trái banh lên bảo:
    - Bây giờ con hãy đặt bàn tay của con trong tư thế bắt trái banh.
    Cậu mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả banh cứng chạm vào các ngón tay của mình. Cậu bấu chặt quả banh và giơ lên cao.
    - Giỏi ! Giỏi ! - Bà mẹ nói - Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm. Con cũng có thể giơ cao quả banh bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón. Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên!
    Cậu bé không bao giờ quên hình ảnh "bốn ngón tay thay vì năm". Đối với cậu đó là biểu tượng của niềm hy vọng. Và hễ cứ mỗi khi nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình, cậu lại nhớ đến biểu tượng này để động viên mình. Cậu hiểu ra rằng mẹ cậu đã nói rất đúng. Cậu vẫn có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.

Chia sẻ trang này