Hạt giống tâm hồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi nguoibinhthuong1980, 30/10/2010.

3013 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18522 lượt đọc và 386 bài trả lời
  1. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    +Ba câu hỏi của cuộc đời
    Ngày xửa ngày xưa, có 1 Đức vua, tuy rằng ngài ko đến nỗi bất tài nhưng cũng ko mấy thành công trong công việc triều chính. Một hôm Đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi sau đây thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:
    1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
    2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng, quan tâm ?
    3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
    Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.
    Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.
    -Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói ko thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta ko nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xảy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
    Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng ko đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.
    Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc ko thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xảy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri.
    -Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời ko giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan trọng hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội mới là nhân vật cần chú ý.
    -Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: Chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
    Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.
    Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.
    Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.
    Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.
    Nhà vua tới gần ông đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên?"
    Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
    Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
    Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:
    "Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".
    Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
    Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.
    Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.
    Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:
    "Xin bệ hạ tha tội cho thần".
    "Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?"
    "Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa".
    "Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".
    Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.
    Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.
    Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà".
    Vua hỏi: "Trả lời bao giờ đâu nào ?"
    "Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này:
    "Chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta."
    "Nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì nào ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai."
    "Và cuối cùng công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của cuộc sống !"
  2. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
    Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình.
    Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
    Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
    "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
    Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."
    Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
  3. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài kiểm tra sự tự tin
    Đó là 1 bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thày giáo vào lớp và phát cho mỗi người 1 bài kiểm tra toán. Bài kiểm tra được chia làm 3 đề riêng lẻ, có ghi chú rất rõ ràng ngay từ đầu: Loại 1 gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết sẽ được 10 điểm; loại 2 là đề bài ở mức trung bình, làm hết sẽ được 8 điểm; loại 3 có tổng điểm là 6 với những câu hỏi rất dễ. Học sinh có quyền lựa chọn làm một trong ba đề đó. Vì thời gian khá gấp gáp, lại e ngại ko làm được bài khó nên phần lớn chúng tôi đều cắm đầu vào làm ngay loại đề số 2 hoặc số 3 cho chắc ăn.
    Một tuần sau khi thày giáo trả bài kiểm tra, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn vì thày ko hề chấm, cứ ai làm đề nào thì thày cho đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng hay sai. Quá ngạc nhiên, chúng tôi đã hỏi thày. Và các bạn có biết câu trả lời của thày là gì ko ?
    Thày đã nói với chúng tôi rằng đó ko phải là bài kiểm tra kiến thức mà là bài kiểm tra sự tự tin. Thày nói ai trong chúng tôi cũng muốn đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Chúng tôi biết nếu làm đề 10 điểm, chúng tôi sẽ phải làm thêm những câu hỏi khó nên đã bỏ cuộc ngay từ đầu mà ko hề ngó qua để nhận thấy rằng số câu rất dễ trong đề này cũng vừa tròn với tổng số điểm là 6.
    Có những việc nhìn bề ngoài tưởng như khó nên chúng ta thường rút lui ngay từ phút đầu tiên mà ko hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm 1 lần vì nếu ko vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng mình đến đâu và làm sao về đích như ước mơ của mình !
  4. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Niềm tin trong cuộc sống
    Có một câu chuyện kể về niềm tin rất hay rằng : "Có một học sinh nọ rất nhút nhát,em gần như tách biệt với tất cả các bạn trong lớp và không biết từ bao giờ mọi người đều gọi em là "thằng khờ".Nghĩ rằng mình thua sút bạn bè về mọi mặt,em không bao giờ phát biểu ý kiến trước đám đông,kể cả khi giáo viên hỏi đến.Có một cô giáo đặc biệt quan tâm đến học sinh này.Trong một tiết học,cô gọi em đứng lên phát biểu.Em ấp úng mãi rồi cuí gằm mặt.xung quanh có nhiều tiếng xì xào: "Nó khờ lắm,không biết trả lời đâu cô ơi !", "Khờ mà biết gì"…Cô giáo ra hiệu cho cả lớp yên lặng rồi hỏi: "Tại sao em không trả lời cô ?".Em học sinh im lặng không trả lời.Cô giáo kiên nhẫn đứng đợi và nhẹ nhàng động viên.Một lúc sau em đáp: "Tại vì em không thể,thưa cô!"
    -Tại sao em nghĩ rằng mình không thể ?Em hãy cho cô một ví dụ có từ không thể.
    -Dạ,ví dụ như :"Muối không thể hết mặn","Biển không thể cạn" ạ.
    -Bây giờ chúng ta hãy thay từ "không thể" thành "có thể" và thêm vào đó cụm từ "vì em tin như thế": "Muối có thể hết mặn và biển có thể cạn vì em tin như thế".Tương tự như vậy,em sẽ làm được mọi điều em tin rằng mình có thể.
  5. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đại bàng và gà
    Một ngày nọ trời bỗng nổi gió to dữ dội. Từ trên núi đá cao một tổ đại bàng bị lung lay, rớt xuống một quả trứng. May thay quả trứng ấy rớt vô một chuồng gà. Gà mẹ không để ý và ấp luôn nó.
    Tất cả những quả trứng đều nở. Con đại bàng nhỏ cũng lúp xúp chạy theo "mẹ" gà kiếm ăn như đàn gà con. Cho đến một hôm, nó nhìn lên bầu trời và thấy những con chim to lớn đang kiêu hãnh đập cánh tung bay giữa bầu trời bao la. Đó là các anh chị đại bàng của nó.
    Thích chí, nó bắt chước tung người lên và ngã dúi dụi - đôi cánh khỏe mạnh của nó vốn từ lâu đã không được dùng đến. Bầy gà trêu ghẹo nó, bảo rằng đã là phận gà thì mong chi bay lượn, hãy cứ bằng lòng với việc bới giun, chạy lúp xúp trên mặt đất vậy.
    Thoạt đầu đại bàng con không tin, nó cố tập bay, nhưng những lần té ngã không đau bằng những lời nhận xét cam chịu ấy. Cuối cùng nó thôi không tập bay nữa và nghĩ mình là gà thật. Để rồi mỗi khi các anh chị nó tung bay trên trời thì dưới mặt đất, cùng với đàn gà, nó nháo nhác kiếm chỗ trốn...
  6. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ quý nhất của cuộc đời
    Tại một làng chài nọ, có một chàng thanh niên hiền lành và tốt bụng, làm việc rất chăm chỉ. Ngày nọ, trên đường về nhà, chàng lượm được một cái chai nhỏ. Vì tò mò, chàng tìm cách tháo bằng được nắp chai ra. Bất ngờ từ trong chai bay ra một làn khói trắng và vị thần khổng lồ xuất hiện.
    Vị thần liền cất tiếng nói: "Đừng sợ! Ngươi là ân nhân của ta, ta cho ngươi ba điều ước. Nào! Hãy ước đi hỡi chàng trẻ tuổi".
    Ước gì nhỉ? Chàng đắn đo và trả lời: "Thần cho tôi thời gian để suy nghĩ nhé!".
    - Được thôi. Từ đây đến chiều ngươi phải nghĩ ra đấy.
    Chàng đi dọc theo bãi biển và suy nghĩ. Trên đường đi chàng gặp một đám trẻ con hồn nhiên, vô tư chơi đùa say mê. Nhìn những gương mặt thiên thần, chàng thấy cuộc đời mới đẹp làm sao. Đi tiếp, chàng gặp một chàng trai trẻ liều mình cứu những người nghèo khổ thoát khỏi một nhóm trộm cướp. Tấm lòng nghĩa hiệp đó khiến chàng khâm phục.
    Chàng lại tiếp tục đi và thấy một đám đông vây quanh một cụ già. Thì ra có một con cá voi mắc cạn trôi dạt vào bờ. Mọi người định giết nó để lấy thịt bán. Cụ già nói: "Những gì thuộc về biển cả hãy trả về cho biển cả". Thế là chú cá voi được cứu sống.
    Hoàng hôn buông xuống. Vị thần hiện ra hỏi: "Ngươi đã nghĩ ra chưa?". Chàng trai trả lời: "Vâng, xin thần hãy ban cho tôi sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ; một trái tim nghĩa hiệp, dũng cảm của tuổi trẻ và một tấm lòng nhân ái, vị tha của người từng trải".
    Vị thần nói: "Hỡi chàng trai, ngươi làm ta bất ngờ đấy, bởi vì ngươi đã nhận ra những thứ quí giá nhất của cuộc đời".
  7. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Một câu chuyện của Ấn Độ
    Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi.
    Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.
    Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.
    Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo: - Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.
    Rajeev làm việc ngày đêm, trong rất nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:
    - Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.
    Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.
    Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.
    Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:
    - Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết- những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.
  8. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau...
    Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.
    "Bữa sáng là bữa của vua...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.
    Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai.
    Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.
    Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.
    Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.
  9. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    VAI KỊCH CUỐI CÙNG
    Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng. Mỗi buổi chiều, ông thuờng ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Lúc nào ông cũng thấy một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
    Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm luớt qua thung lũng.Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường - chẳng ai để ý chú bé không quen biết.
    Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ:" Không có gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."
    Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hóa trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả , đeo kính, mượn ở đâu đó một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao la hành khách đi trên tàu...
    Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
    Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời...
  10. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cô tiên áo đỏ
    Đêm trời lạnh. Con bé co quắp người khập khiễng bước đi trong màn đêm giá buốt. Trên tay nó lẵng hoa hồng héo rủ. Đêm nay, nó ko bán được 1 bông nào.
    Bụng con bé sôi lên. Từ sáng đến giờ nó chỉ ăn 1 cái bánh nhỏ, món quá mà mẹ nó mang về sau 1 đêm giá buốt với gánh hàng rong.
    Đem nay là ngày Chúa ra đời, người người vui vẻ, đường phố như nêm. Chẳng ai để ý tới con bé tật nguyền, đôi mắt mọng nước và bó hồng rủ trên tay.
    Nhiều lần nó hỏi mẹ, tại sao chị em nó ko giống như người khác. Những lúc như thế mẹ nó ôm chặt vào lòng và nói: " Cũng vì chiến tranh, vì chất độc mà cha con mang theo trong người. Chính chất độc quái ác ấy đã khiến cha ko trở lại với mẹ con ta nữa."
    Lúc đi ngang qua công viên, bết chợt nó gặp 1 "cô tiên áo đỏ" bên đường. Vừa nắm tay nó cô vừa bảo " Bé mang gói kẹo về ăn đi" Nó bối rối rồi sung sướng , hạnh phúc.
    Lòng vui mừng, bước chân của nó bớt khập khiễng hơn. Nghĩ đến cảnh chị em nó có kẹo ăn tối nay, miệng nó hát vang " Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng …"
    Bỗng trên 1 góc tối tăm của vỉa hè, 1 hình hài bé nhỏ ôm trong lòng 1 hình hài bé nhỏ khác co quắp rủ rượi vì lạnh. Thấy nó, đứa bé kêu lên " Chị ơi em đói quá ". Nó ngồi xuống hỏi " Sao 2 em lại ngồi đây, bố mẹ 2 em đâu?" Đứa chị đáp "Em ko có bố. mẹ em vừa bị tai nạn người ta chở đi rồi. Tụi em ngồi chờ mẹ, sao mẹ em lâu về thế chị?" Con bé lại hỏi " thế nhà em đâu" đứa bé đáp " Tụi em ko có nhà, ở dưới chân cầu". Đưa đứa bé về nhà mình ư? Nhà mình quá nghèo rồi, lấy đâu ra chỗ. Trong tích tắc nó dúi bịch kẹo vào tay chị em tội nghiệp kia. Rồi nói " Lát nữa mẹ em sẽ quay lại, 2 chị em ăn kẹo đỡ đói nha". Rồi nó vụt chạy trước khi bật khóc.
    Hóa ra trên đời này còn có nhiều mảnh đời còn bất hạnh hơn cả gia đình nó nữa. Còn nhiều người cần gặp được "cô tiên" hơn cả nó.
    Vừa khập khiểng đi nó vừa nghĩ đến gói kẹo vừa tặng cho 2 chị em kia, nó nghĩ "Mình cũng là 1 cô tiên phải không?" Thế rồi, nó hát véo von "Đêm thánh vô cùng …" và vui vẻ về nhà.

Chia sẻ trang này