Hạt giống tâm hồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi nguoibinhthuong1980, 30/10/2010.

5417 người đang online, trong đó có 542 thành viên. 20:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18672 lượt đọc và 386 bài trả lời
  1. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thổi Sáo
    Tuyên Vương nước Tề thích nghe thổi sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong ba trăm người ấy có Đông Quách tiên sinh không biết thổi, nhưng cũng tạm dựđể kiếm cơm.
    Đến khi Tuyên Vương mất, Mẫn Vương nối ngôi, cũng thích nghe thổi sáo, nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người, Đông Quách thấy thế,tìm đường trốn trước.
    Lời bàn:
    Thời nào, và ở đâu chẳng có hạng người như tiên sinh Đông Quách nầy. Có điều Đông Quách tiên sinh của Hàn Phi Tử có ít nhiều liêm sỉ: Biết thân mà chuồn trước.Nhưng đó cũng là nhờ có người như mẫn vương biết nghe nhạc.
  2. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cầu Cho Bạo Chúa Sống Lâu
    Có một lão bà ở Syracuse. Lúc bấy giờ vua Dennys trị dân tàn bạo một cách không thể nói.
    Thiên hạ đều cầu khẩn cho vua chóng chết.
    Thế mà lão bà sáng nào cũng vào giáo đường cầu nguyện cho bạo chúa sống lâu. Hơn nữa lại còn vái lạy thần linh, nếu có làm chết xin làm chết mình thay cho hôn quân.
    Vua biết tin lấy làm lạ lùng quá, bèn vời lão vào hỏi cho rõ lý do. Lão bà nói:
    - Tôi nay không có xuân xanhnữa! Trước đây, khi tôi còn trẻ, nước tôi đã phải gặp hônquân vô đạo, thật là khổ sở vô cùng. Tôi cầu nguyện cho nước thoát khỏi hôn quân. Sau đó kẻ hành thích vua khác lên kế nghiệp. Ngờ đâu lại tàn bạo hơn vua trước. Tôi lại nghĩ, giả sử vua này chết đi, thì có lẽ nhân dân thoát khỏi lầm than. Hay đâu vua ấy qua đời, thì đến bệ hạlên ngôi, thiên hạ lại lầm thannhiều hơn các đời vua trước nữa. Lấy đó mà suy, thì đời sau chắc hẳn vua lại còn tàn ác hơn đời này. Sở dĩ tôi cầunguyện đem thân này thế cho nhà vua được trường thọlà để trì hoãn được cuộc thayđổi ấy ngày nào hay ngày đó! Lời bàn:
    Câu chuyện bắt đầu là đã có sự bất ngờ. Và từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ta đi đến một bất ngờ vô cùng hài hước này: Trong khi ai ai cũng đều cầu mong cho bạo chúa chết đi, lại có một bà lão vái van cho bạo chúa sốnglâu, và nếu cần, chết thế cho bạo chúa
    Nhất là câu giải thích cuối cùng của lão bà, thì quả là điều mà không ai tưởng tượng. Phải chăng đó là lời nói của một tâm hồn tuyệt vọng hay một tiếng cười nghịch ngợm chua chát, vô cùng can đảm, để mà đùa cợtvới cuốc đời?
    Sau hồi ngạc nhiên và thỏa mãn với câu "chửi" táo bạo vào mặt hôn quân, ta cảm thấy có một ý vị sâu sắc trong lời nói đầy kinh nghiệmvà "khôn ngoan" của lão bà. Lúc bà còn trẻ tuổi, bà cũng tin rằng hễ giết được bạo chúa thì thay đổi được cuộc diện xã hội tức khắc. Nhưng, qua bao nhiêu lần thay đổi, bà lại thấy xã hội này càng điêu linh thống khổ hơn. Nay bà đã già rồi, với bao kinh nghiệm đã trải qua, bà khôngcòn ảo vọng nữa.
  3. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thịt Cừu Non
    Một con cừu non, ngày kia, đến bên vòng tay Thượng Đế, nũng nịu:
    - Thưa Ngài, tại sao tất cả loại thú ăn thịt đều chọn con làm món ăn thích nhất của chúng?
    Thượng đế cười bảo:
    - Biết sao bây giờ, con! ChínhTa đây, nhìn thấy con, Ta cũng sinh dạ muốn ăn con thay!
    Lời bàn:
    Câu chuyện u mặc trên đây của Ấn Độ Giáo muốn nói lên một thực tại siêu hình của Tạo Hóa.
    Người ta thường cho rằng tạo hóa hiếu sinh, nhưng người ta cũng đã quên tạo hóa cũng hiếu sát
    Cái cười của thượng đế đây làm cho chúng tôi liên tưởng đến cái cười của Án Tử: CảnhCông nước Tề đi chơi núi Ngưu, trèo lên mặt thành, ngắm trông rồi tràn nước mắt vừa khóc vừa nói:
    - Đẹp quá! Thật là thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi một già, bỏ nước này màchết đi. Giả sử xưa nay, người ta cứ sống mãi, quả nhân quyết không nỡ bỏ nước Tề Lũ Sử Không, Lương Khưu Cứ thấy vua khóc, cũng khóctheo
    Một mình Án Tử đứng bên cạnh cười.
    Cảnh Công hỏi:
    - Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Không và Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười là nghĩa làm sao?
    Án Tử thưa:
    - Nếu người giỏi mà giữ mãi được nước thì Thái Công, Hoài Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được nước này, thì Linh Công, Trang Công đã giữ mãi. Mấy ông vua ấy mà giữ mãi, thì vua nay chắc đang mặc áo tơiđầu đội nón lá, đứng giữa đồng mà lo việc ruộng nương, có được đâu chỗ này mà lo đến cái chết. Chỉ vì hếtđời này đến đời kia, thay đổi mãi đến lượt nhà vua, mà nhà vua lại than khóc thật là kỳ lạ quá! Nay tôi thấy vua bất thức, bầy tôi lại siểm nịnh hùa theo, cho nên tôi cười
    Cảnh Công nghe nói lấy làm thẹn, rót chén rượu tự phạt, rồi phạt Không, Cứ, mỗi người một chén
    Nếu Tạo hóa chỉ hiếu sinh màkhông hiếu sát, thì sông biển chỗ đâu mà cho loài thủy tộc sống, mặt đất này còn chỗ đâu cho người vật ở...? Cái luật sinh nằm trong cái luật sát. Chính ngay trong cái Chết mới thấy nháng lên mộtcái Sống vô tận của Đất Trời.
  4. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đôi Dép Da
    Ngày xưa, bên Ấn Độ, có mộtnhà vua cảm thấy đau thương cho dân trong nước bị trầy chân hay đứt chân vì gai góc đá sỏi gồ ghề của mặtđất bèn cho vời quần thần đến ra lệnh:
    - Trẫm không thể chịu nổi khi thấy con dân trong nước bị đá sỏi gai góc làm thương tổn đôi chân mềm mại. Vậy, hãy cố gắng cho lót bằng da thú tất cả mặt đất trong nước cho ta.
    Một hiền giả cao niên trong nước khuyên vua:
    - Theo ngu ý, thì tại sao bệ hạ không cho thi hành một cách giản dị và dễ thức hiện hơn, là truyền cho nhân dân mỗi người hãy cắt hai miếng da vừa với đôi chân. Như thế,kết quả cũng như nhau: Không ai bị đá sỏi gai góc làmtổn thương đôi bàn chân của mình nữa cả.
    Vua nghe nói phải. Và nhờ đómới có bày ra đôi dép da.
    Lời bàn: Cả hai phương thức, tuy khácnhau về phương tiện, nhưng mục tiêu đều phục vụ con người với một lòng thương yêu chân thành
    Theo Đông phương Đạo học, bắt con người thích ứng với thiên nhiên dễ hơn và giản tiện hơn là bắt thiên nhiên chiều theo con người. Nói một cách khác: Mùa đông mắc áo lạnh dễ hơn là bắt đừng có một mùa đông.
  5. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cưới Vợ
    Nước Sở có một người có haivợ. Cả hai cùng đẹp cùng xinh.
    Anh láng giềng ghẹo người vợ lớn. Vợ lớn giận mắng nhiếc thậm tệ.
    Anh láng giềng lại ghẹo người vợ nhỏ. Vợ nhỏ bằng lòng và đi lại với nhau.
    Không bao lâu người có hai vợ chết.
    Anh láng giềng muốn tính việc vuông tròn, lại đi hỏi người vợ lớn.
    Thiên hạ lấy làm lạ. Có ngườihỏi:
    - Người vợ lớn trước kia đã mắng chửi anh, người vợ nhỏthì có tình với anh. Sao bây giờ anh định cưới người vợ lớn.
    Anh ta đáp:
    Lúc người ta còn là vợ người, thì thích kẻ tư tình với mình, lúc người ta là vợ mình, thì thích kẻ không tư tình với ai cả. Kẻ trước đã tưtình với tôi, thì rồi, ai nó cũng tư tình được cả. Cho nên bây giờ, tôi không lấy nó.
  6. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ham Sống
    Một vì vua xứ Syrie nhận thấy ở trận tiền có một người lính rất can đảm, lúc nào cũng sung vào những chỗmuôn ngàn nguy hiểm.
    Nhà vua bèn gọi tên lính đó ban khen và ngạc nhiên thấy y gầy yếu xanh xao lắm. Người lính thú thật rằng y có một bệnh nan y, nên không được khỏe mạnh.
    Nhà vua bèn ra lệnh cho các viên thầy thuốc chăm nom, chữa chạy cho người lính và truyền phải tìm mọi cách để cứu sống một chiến sĩ can đảm phi thường. Các viên thầy thuốc tuân theo và trị lành được bệnh cho người lính. Nhưng, khỏe rồi, người lính lại mất hết nhuệ khí, và từ đó, y không còn can đảm tả xông hữu đột ở chốn chiếntrường như trước nữa.
    Nhà vua gọi y đến, và lần nàythì quở trách y đã bội bạc với công ơn của cấp trên, không ăn ở xứng đáng lòng tốt của bao nhiêu người đối với y. Người lính cứ thành thật mà tâu lên:
    - Muôn tâu Bệ hạ, là chính lòng tốt của Bệ hạ đã làm chohạ thần mất nhuệ khí.
    - Sao lại thế được?
    - Chính vì Bệ hạ sai trị cho hạthần khỏi bệnh thành ra hạ thần ham sống.
  7. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Dương Xuân Bạch Tuyết
    Vương nước Sở hỏi Tống Ngọc:
    - Tiên sinh dường như có chỗthiếu xót trong phẩm hạnh chăng mà kẻ sĩ và thường dân trong nước không thấy có mấy ai khen ngợi?
    Tống Ngọc thưa:
    - Dạ, quả có như thế. Xin ĐạiVương tha tội, hãy dung cho tâu lại một lời. Khách có vẻ ca hát nơi kinh đô, thoạt đầu hát khúc Hạ Lý Ba Nhân, trong nước khen hay và họa kể lại mấy ngàn người. Rồi hát bản Dương A Dạ Loä, người khen và họa, rút xuống còn có vài trăm. Đến bài Dương Xuân Bạch Tuyết, khen và họa, còn lại chỉ có vài mươi người... Là vì khúc hát ý càng cao, thì người họalại càng ít.
    Loài chim có Phụng, loài cá có Côn. Chim Phụng giương cánh bay lên chín tầng mây, dọc ngang trong khoảng mênh mông vô tận, chim sâu đậu ở rào giậu kia, há có thể cùng với Phụng biết Trời Đấtlà rộng đến đâu?
    Cá Côn sớm dậy ở Côn Lôn, trưa nằm ở sườn non Kiệt Thạch tối bơi về đầm Mạnh Trư, thứ cá nghê ở trong cái vũng, làm sao có thể cùng với nó lượng biết được sông bể lớn đến bậc nào!
    Chẳng riêng gì loài chim có Phụng, loài cá có Côn, hạng sĩ cũng có Phụng, có Côn. Bậc thánh nhân hành vi trác việt, siêu nhiên và xử sự theomình, người trong thế tục hiểu sao được hành vi của thần!
  8. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Mê Vàng
    Xưa kia có một người nước Tề thích vàng. Sáng sớm, thay xiêm y, đi ra chợ, đến hàng người đổi tiền, chộp một khối vàng, rồi đi.
    Người ta bắt anh, hỏi: "Tại sao giữa đám đông người, anh dám đoạt vàng của ngườinhư thế?"
    Đáp: "Lúc tôi thấy vàng, đâu còn thấy có thiên hạ chung quanh nữa, tôi chỉ thấy vàng thôi".
    Lời bàn:
    Đây chính là tâm trạng của những kẻ ham mê tiền bạc. Trong đầu óc tâm tư chỉ thấycó vàng...
    Anh chàng nước Tề này thật là chí ngu, nhưng lời nói của anh thật là chí thành. Con người mà mục đích của đời mình là tiền bạc, thì còn nói đến nhân phẩm gì với họ được nữa. Tất cả đều là phương tiện, và phương tiện nào cũng hay cả, miễn họ đạtđược mục đích cuối cùng củahọ thôi.
    Đã có phương tiện, thì có phương tiện nào là cao, phương tiện nào là thấp, phương tiện nào là quân tử, phương tiện nào là tiểu nhân đối với họ. Sách Trang Tử cũng có câu chuyện ngộ nghĩnh sau đây: "Nước Tống có Tào Thương, được vua saiđi sứ nước Tần. Khi ra đi, số xe vừa đủ đi. Đi sứ nước Tần, đẹp lòng vua Tần, được ban thêm trăm cổ xe"
    Khi về Tần, gặp Trang Tử, nói: "Phàm sống trong cùng lư ngõ hẹp, áo giày xốc xếch,thiếu hụt, khốn đốn cùng khổnhư ông. Làm cho bậc chủ môn xe vừa ý, để hậu thưởng trăm xe, đó là chỗ sởtrường của Thương này vậy"
    Trang Tử nói:
    - Tôi nghe nói Tần Vương có bệnh, triệu thầy thuốc vào chữa. Nếu mổ được mụt ung của ông ta, thì thưởng được một xe. Cách trị càng hạ tiện bao nhiêu, thì số xe ban thưởng một xe, còn ai liếm được mụt ung, thì được hưởng năm càng được tăng thêm bấy nhiêu. Ông đã trị bệnh Tần Vương bằng cách nào mà được nhiều xe đến thế?
    - Đáng thương thay cho những kẻ "mê Đạo " như"mê vàng" trên đây!
  9. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đưa Nhau Ra Tòa
    Một phú thương kia đi ngang qua làng nọ, thấy một đứa bégái ngộ nghĩnh rất vừa lòng, bèn đem tiền bạc lại đóng cho cha mẹ em bé ấy để xin cưới khi em lên mười lăm tuổi. Rồi anh ta ra đi.
    Cô bé đến tuổi. Có người contrai trong làng vừa ý, đem tiền đến xin cưới.
    Sau ngày cưới, anh phú thương lại trở về, đòi cưới côgái. Anh hỏi chàng trai:
    - Tại sao anh cướp vợ tôi?
    Chàng trai bảo:
    - Ai cướp vợ ông? Lúc trước, khi ông cưới xin, cô ấy chỉ là một đứa bé lên năm.Vợ tôi bây giờ là một cô gái mười lăm. Đâu phải là cô bé năm tuổi khi xưa của ông!
    Bèn đưa nhau ra tòa.
    Một người kia đến một trại bán sữa tươi, mua một lon sữa.
    Mắc việc phải sang làng bên cạnh, anh gửi lon sữa cho người chủ trại, hẹn khi trở về sẽ lấy:
    Vài hôm sau, trở lại thì sữa đã đông đặc và phai màu. Anh ta không chịu lấy:
    - Đâu phải thứ sữa mà tôi đã mua hôm trước!
    Người chủ trại bảo:
    - Thì chính lon sữa của anh, tôi có thay đổi gì đâu!
    Hai bên không ai chịu thua ai,cùng đem nhau ra quan phân xử.
  10. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cây Trên Núi
    Trang Tử đi núi, thấy một cây lớn, cành lá rậm rà. Người thợ đốn cây, đứng một bên mà không đốn. Hỏi duyên cớ, thì thưa rằng:
    - Không dùng đặng chỗ nào hết.
    Trang Tử nói:
    - Cây nầy vì bất tài mà hưởng tận tuổi trời!
    Ra khỏi núi. Trang Tử ghé nghỉ ngơi nhà người quen. Người quen mừng rỡ, hối trẻ giết nhạnđể đãi khách.
    Trẻ thưa:
    - Một con biết gáy, một con không biết gáy. Giết con nào?
    Chủ nhân nói:
    - Giết con không biết gáy!
    Bữa sau đệ tử hỏi Trang Tử:
    - Hôm qua, cái cây trong núi nhờ bất tài mà sống tận được tuổi trời. Nay con nhạn của chủ nhân, thì vì bất tài mà chết. Nhưthế, ở địa vị của tiên sinh phải sử như thế nào?
    Trang Tử cười bảo:
    - Châu này thì xử vào khoảng giữa của tài và bất tài. Tài và bấttài như nhau, đều không phải cả,sao khỏi phải lụy thân. Nếu lại biết cỡi trên Đạo Đức mà ngao du thì đâu còn phải lụy như thế: Không màng khen, không sợ chê, khi cần phải lên thì bay nhưRồng, khi cần phải bò, thì bò như rắn. Cùng hóa với chữa"thời" mà không chịu khư khư theo một thái độ nào nhất định. Khi lên cao, khi xuống thấp, lấy chữ hòa làm cân lượng, ngao du nơi tổ của vạn vật, xem vật là vật, mà không để cho Vật xem mình là vật, thì sao có thể bị lụy? Đó là phép tắc của Thần Nông Hoàng Đế. Đến như lấy cáitình của vạn vật mà truyền dạy về nhân luân, thì không thể, hễ có hợp là có tan, hễ có thành, phải có hủy. Hễ ngay thẳng thì bị chống đối, được tôn quý thì bịchê bai. Có làm thì có sót: Giỏi thì bị mưu tật, mà dở thì bị khinh khi, có thể nào quyết hẳn được bên nào?
    Thương thay! Các đệ tử hãy ghi lấy: Chỉ có Đạo và Đức là nền tảng vững vàng để theo đó mà hành động thôi!

Chia sẻ trang này