1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Hạt giống tâm hồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi nguoibinhthuong1980, 30/10/2010.

4071 người đang online, trong đó có 288 thành viên. 00:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18756 lượt đọc và 386 bài trả lời
  1. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Có người nói với vua Tử Dương nước Trịnh:
    - Liệt Tử là bậc cao sĩ, nay ởnước nhà vua mà phải bần cùng, chẳng hóa nhà vua không biết quý trọng người giỏi ư?
    Tử Dương nghe nói sai sứ giảđưa cho Liệt Tử vài mươi xe thóc.
    Liệt Tử ra tiếp sứ giả, vái hai vái xin từ.
    Sứ giả về, Liệt Tử vào trong, vợ ngóng trông, bực tức, tự đập vào ngực mà rằng:
    - Thiếp nghe vợ con những bậc đạo cao thượng đều được an nhàn vui vẻ, nay vợ con tiên sinh túng đói, vua đưa cho tiên sinh thóc gạo, tiên sinh lại từ. Là số mạng ư?
    Liệt Tử cười, bảo:
    - Vua mà biết ta, không phải là tự chính vua biết ta, tại nghe có người nói mới biết ta. Vua nghe người nói mà biết ta mà cho ta thóc, thì lúcbắt tội ta, tất vua cũng nghe lời người nói mà thôi. Vì thế ta không nhận thóc. Vả chăng, chịu bổng lộc của người, hoặc khi người mắc hạn, không liều chết giúp người là vô nghĩa. Mà nếu liều chết giúp kẻ vô đạo thì lại còn nghĩa lý gì nữa.
    Tử Dương sau quả bị nạn mà chết.
  2. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cười Người Khóc
    Cảnh Công nước Tề đi chơi núi Ngưu, trèo lên mặt thành, đứng ngắm trông rồi tràn trề nước mắt:
    - Đẹp quá chừng, nước ta thật làsầm uất, thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi, một già, bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưanay người ta cứ sống mãi, ta quyết không bỏ nước Tề mà đi nơi khác
    Lũ Sử Không, Lương Khưu Cứ thấy vua khóc, cũng khóc theo:
    - Chúng tôi đội cơm vua có cơmrau mà ăn, có ngựa hèn, xe xấu mà cưỡi, cũng còn chẳng muốn chết, huống chi nhà vua
    Một mình Án Tử đứng cạnh, cười!
    Cảnh Công gạt nước mắt, hỏi:
    - Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Không và Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười, là cớ làm sao?
    Án Tử thưa:
    - Nếu người giỏi mà giữ được mãi nước này thì Thái Công, Hoàn Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ mãi được nước này, thì Trang Công, Linh Công đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ mãi, thì ngày nay chắc vua đang mặc áo tơ, đội nón lá, đứng ở giữa cánh đồng, lo việc ruộng nương, có đâu được chỗ này mà đứng, có còn rỗi đâu màlo đến cái chết. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua, mà nhà vua lại than khóc thì quả là lạ thật! Bởi thấy bầy tôi siểm nịnh,cho nên tôi cười.
    Cảnh Công nghe nói, rót chén rượu tự phạt, rồi tự phạt luôn Không và Cứ mỗi người một chén.
  3. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cướp Đất
    Có một vị thần tiên rất nhiềuphép mầu. Một người kia gặpđược, yêu cầu được giàu có hơn thiên hạ. Vị thần tiên bằng lòng, bèn phán rằng:
    - Ta cho ngươi được quyền làm chủ tất cả những khoảnh đất nào mà nhà ngươi bước qua, kể từ giờ này đến lúc sập mặt trời.
    Được lời, anh ta sung sướng quá. Liền phóng mình chạy bay như tên bắn. Anh chạy rút một hơi, không dám ngó lại... Anh ta chạy mãi bất kể chông gai... mồ hôi đầm mình cũng không kịp lau, sợ mất ngày giờ... Giờ phút không còn phải là bạc, mà hơn vàng nữa. Khát cũng không chịu dừng để uống. Đói, cũng không chịu nghỉ đểăn. Thời gian có hạn... sập mặt trời là hết rồi! Ôi! Quả đất lại mênh mông! Còn lòng tham thì không đáy!
    Muốn tranh thủ với thời gian và không gian, anh chạy mãi không kịp thở.
    Mặt trời đã gần lặn...
    Anh ta càng phóng mình chạynhanh hơn nữa. Hơi thở đã mòn lần, nhưng anh vẫn cứ gầm đầu chạy riết.
    Mắt trời đã vàng rực ở chân trời... Anh chỉ còn là một bộ máy đau thương, đang ôm ấpmột hy vọng tràn trề: Làm chủ nhân ông một vùng đất vô cùng rộng lớn.
    Dưới chân máu chảy dầm dề... Hơi thở cấp bách như muôn vàn mũi nhọn đâm thủng lòng ngực của anh. Trong mạch máu như có nghìn mua cây kim châm chích... Quả tim cơ hồ tan vỡ... Không khí cơ hồ không đủ cho anh thở nữa.
    Còn năm phút nữa...
    Còn năm phút nữa...
    Còn một ly nữa... là mặt trời sụp dưới chân trời!
    Gắng gượng thêm lên anh chuyển cả thần lực gần tàn để tranh thủ từng tấc đất vớibóng quan âm... Mau lên... Mau hơn nữa!Anh chỉ còn là một bộ xương thịt, chao động dưới bóng mặt trời, một bụm mồ hôi, một nhúm hơi thở phì phò... Anh chỉ còn là hiện thân của đau khổ đang vất vơ giữa khoảng mênh mông của Trời Đất mà thôi.
    Thôi rồi! Mặt trời đã vừa khuất dạng... Thì anh cũng vừa ngã lăn bất tỉnh, và trút hơi thở cuối cùng!
    Nói cho đúng, anh cũng chỉ tranh được ba thước đất để chôn thi hài anh mà thôi...
    Than ôi! Cái mộng chiếm đoạt vũ trụ của con người, chung quy thì cũng được có bấy nhiêu, không hơn gì người nầy.
  4. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Xin Bãi Nại
    Có người thợ làm việc trên một tầng lầu cao. Rủi trật chân, té xuống đường. Trongkhi té, lại rớt nhằm đầu một người đi qua đường. Người ấy chết, mà anh thợ thì sống.
    Con trai người chết thưa lên quan, "mạng thường mạng". Luật hiện hành trong xứ ấy, hễ gây thiệt mạng cho ai, phải đền bằng tội chết.
    Biết rõ người thợ không phảicố sát, nhưng trước luật pháphiện hành, không còn cách nào khác để cứu người vô tội, quan tòa bèn tuyên án:
    - Hễ "sát nhân giả tử", luật pháp là như thế không ai có thể gỡ được. Tên thợ này làm chết người, phải thường mạng. Nhưng muốn thực hiệncông lý ấy, thì nó đã giết người bằng cách nào, bây giờngười ta phải giết nó bằng cách ấy. Nay ta phán rằng: Đứa con khổ chủ phải lên trên lầu cao ngay chỗ tên thợ trước đây đã đứng, đợi khi tên thợ ấy bước ngang, thì gieo mình ngay trên đầu nó, để giết nó!
    Đứa con nạn nhân lật đật đếntòa xin bãi nại.
  5. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Xin Bãi Nại
    Có người thợ làm việc trên một tầng lầu cao. Rủi trật chân, té xuống đường. Trongkhi té, lại rớt nhằm đầu một người đi qua đường. Người ấy chết, mà anh thợ thì sống.
    Con trai người chết thưa lên quan, "mạng thường mạng". Luật hiện hành trong xứ ấy, hễ gây thiệt mạng cho ai, phải đền bằng tội chết.
    Biết rõ người thợ không phảicố sát, nhưng trước luật pháphiện hành, không còn cách nào khác để cứu người vô tội, quan tòa bèn tuyên án:
    - Hễ "sát nhân giả tử", luật pháp là như thế không ai có thể gỡ được. Tên thợ này làm chết người, phải thường mạng. Nhưng muốn thực hiệncông lý ấy, thì nó đã giết người bằng cách nào, bây giờngười ta phải giết nó bằng cách ấy. Nay ta phán rằng: Đứa con khổ chủ phải lên trên lầu cao ngay chỗ tên thợ trước đây đã đứng, đợi khi tên thợ ấy bước ngang, thì gieo mình ngay trên đầu nó, để giết nó!
    Đứa con nạn nhân lật đật đếntòa xin bãi nại.
  6. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nghèo Khổ
    Nghèo Tử bận áo vải mà vá, giày cột bằng dây gai... Gặp Ngụy Vương. Ngụy Vương nói:
    - Tiên sinh khổ não thế ư?
    Trang Tử nói:
    - Nghèo, chứ không khổ. Kẻ sĩ có Đạo Đức, không bao giờ khổ. Áo rách, giày hư là nghèo, không phải khổ. Đó làchẳng qua vì không gặp thời mà thôi. Phàm con khỉ con vượn nhảy nhót được thong thả là nhờ gặp được rừng câyto cành dài, trơn tru dai dẻo. Dù cho bậc thiên hạ như Phùng Mông cũng không sao hạ nó được. Nếu nó rủi gặp phải cành cây khô, gai góc, thì sự hoạt động ắt khó khăn chậm chạp. Cũng thời một con thú, mà sự cử động dễ khó khác nhau, chẳng qua vì gặp phải hoàn cảnh không thuận làm cho nó không tự do dùng tận sở năng của nó. Nay, sinh không nhằm thời, trên thì hôn ám, dưới thì loạn tặc lại muốn không cực nhọc vất vả, có được không?
  7. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Lê Đuôi Trong Bùn
    Trang Tử câu trên sông Bộc. Sở Vương sai hai quan đại phu đem lễ vật mời ông ra làm quan. Trang Tử cầm cần câu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói:
    - Tôi nghe vua Sở có con thần quy, chết đã nghìn năm.Vua Sở quý nó và cất trên miếu đường. Con quy đó, chịu chết để lưu lại cái xươngcủa mình cho người sau quý trọng hay lại chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi của mình trong bùn?
    Hai vị đại phu nói:
    - Thà sống mà kéo lê cái đuôitrong bùn còn hơn!
    Trang Tử nói:
    - Thôi, về đi. Ta đây cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong bùn...
  8. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chó học người hay người hoc cho
    Bị ném đá bầm dập đầy mình vìtội mắc lẹo giữa đường, hai vợ chồng chó ức lắm. Chó chồng hỏi chó vợ:
    - Sao loài người cứ nhè lúc chúng mình đang… quan hệ, lại hè nhau ném đá nhỉ?
    - Chắc họ thấy “ tởm ”, bởi khi con người chửi mắng nhau thậm tệ họ hay kêu “ đồ chó !”
    - Không phải.
    - Tại sao không phải?
    - Bởi loài người bây giờ họ thích bắt chước loài chó chúng mình, họ cũng… mắc lẹo như chó đấy thôi. Họ đâu còn hứng thú với “ kiểu người ”… truyền thống nữa!
    - Loài chó mình có chi hay mà bây giờ con người khoái bắt chước thế nhỉ? Đến mấy cái xeô tô gắn đèn xanh đỏ cũng sủa “ gâu gâu ” khiến người chó chó người hốt hoảng chạy dạt hết.
    - Mẹ nó, từ nay mình học… conngười đi!
    - Hay hay, chồng nó thế mà… hay!
    Nói rồi, nó kéo tuột chó chồng vào nhà. Suốt đêm hai vợ chồngchó không ra đường nữa, chúngđóng kín cửa học… kiểu truyền thống của con người. Hì hục suốt đêm, đẩy chân, hẩy đít, cào cấu trầy xước hết mình mẩy nhưng không thể làm được.
    Điên tiết, hai vợ chồng chó húc sập cửa lao ra đường. Chúng không sủa mà gào lên chửi “ đồ… con người, đồ… con… người !!! ”
  9. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Sác Lô Dùng Mưu Lừa Cướp đêm.
    ( Charles Spencer Chaplin ( 1889 – 1977) diễn viên hài, đạo diễn điện ảnh nổi tiếng người Mỹ)
    Có một hôm, sau buổi biểu diễnđêm, Sác lô quay về nhà khá muộn. Trên tay có một món tiền kha khá mới được ông bầu trả công. Khi qua một ngõ hẻm vắng, một thanh niên to lớn từ sau một gốc cây to lao ra chặn đường tay lăm lăm khẩu súng chĩa thẳng vào đầu Sác lô, quát khẽ . Muốn sống thì có bao nhiêu tiền nộp hết ra đây ! Chậm là chết chắc !
    Đối diện với tên cướp đêm cao to với họng súng đen ngòm đang chĩa vào đầu, Sác lô cố ý tỏ ra run sợ xin tha mạng nói. Thưa ! Quả thật tôi có cầm trêntay một ít tiền của ông chủ vừa mới giao cho mang đi trả tiền hàng. Nhưng đây là tiền của ôngchủ, tôi chỉ là người làm thuê cho ông ta. Thôi được, tôi sẽ giao tiền cho ông, nhưng mong ông giúp cho một chút. Ông bắnvào cái mũ của tôi vài phát súngcho nó thủng vài lỗ, để tôi có cớ dễ dàng báo lại với chủ !
    Tên cướp nghe Sác lô nói dứt câu, cũng không thèm căn vặn nửa lời liền lấy cái mũ trên đầuSác lô xuống, bắn hai phát cho thủng hai lỗ.
    Sác lô nói tiếp : Cám ơn , bây giờ xin ông bắm thêm hai phát nữa vào ống quần của tôi, để chứng tỏ tôi đã từng cố gắng bỏchạy nhưng không thoát. Sự việc càng tỏ ra có thực, ông chủcàng tin tưởng hơn ! Tên cướp cũng chẳng ngại phiền, liền chĩa súng xuống bắn hai phát vào ống quần. Sác lô lại nói tiếp. Xin ông bắn thêm mấy phát nữa vào cái áo bành tô này, chứng tỏ tôi đã cố gắng giằng co. Tên cướp bắt đầu bựcmình, chửi thề. Thằng quỷ này sao nhát gan thế ! Thật đa sự…Tuy nói vậy, hắn cũng nhắm cái áo bóp cò. Đùng ! Đùng ! Tạch ! Một tiếng, hóa rasúng của hắn đã hết đạn.
    Sác lô nghe biết, liền nói. Cám ơn, bây giờ ông không trốn nhanh đi thì cảnh sát gần đây nghe tiếng súng sẽ kéo đến ngay bây giờ đó !
    Nói xong Sác lô cũng co chân chạy thẳng về phố đông người. Còn tên cướp cũng bỏ chạy vàongõ tối mất dạng.
  10. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Bài giảng của triết gia
    Đemosten là một triết gia cổ HyLạp, có tài hùng biện. Một hôm, đang giảng bài, thấy học trò lơ đãng, ông bèn kể một câu chuyện như sau:
    “Một người kia phải đi qua sa mạc. Người ấy vào chợ, đến chỗmướn lừa. Hắn mướn một con lừa, trả tiền trước và giao hẹn với kẻ cho thuê:
    -Tôi mướn lừa của anh, anh dắt lừa, tôi ngồi trên lưng lừa qua samạc.
    Đường xa, trưa, càng nắng. Người cưỡi lừa bị nóng bức, chịuhết nổi. Giữa sa mạc, chỉ có mộtbóng mát duy nhất là bóng con lừa. Hắn bèn nhảy xuống, núp bóng lừa mà đi.
    Gã cho mướn lừa thấy vậy, liền dừng lại, không đi nữa.
    Người mướn lừa hỏi: - Sao không đi tiếp?
    Gã kia đáp: - Phải trả thêm tiền.
    - Tiền gì?
    - Tiền thuê bóng con lừa. Vì ôngchỉ mướn con lừa, chớ ông có trả tiền mướn cái bóng của nó đâu.
    Anh mướn lừa giận quá, đang tìm chữ xứng đáng để nói với đứa cho mướn lừa…”
    Nghe nói, cả lớp xôn xao chờ đợi.
    Đemosten mới nói:
    - Thưa các bạn, cái chính là bài tôi giảng thì các bạn chả chú ý, lại đi chú ý đến câu chuyện cù lần của thằng cho mướn lừa!

Chia sẻ trang này