Hạt giống tâm hồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi nguoibinhthuong1980, 30/10/2010.

5375 người đang online, trong đó có 492 thành viên. 19:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18514 lượt đọc và 386 bài trả lời
  1. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Người Bán Vé Lịch Lãm
    Nước Anh có một phòng bán véxe khách rất lớn, nằm ngay giữa Thành phố Luân Đôn. Hàngngày khách đi xe rất đông, nên phải thực hiện việc xếp hàng đểchờ mua vé. Tuy vậy vẫn khôngtránh được cảnh xô lấn chen đẩy lẫn nhau, nhưng vì người mua vé rất đông, hàng người xếp rất dài, nên cũng mất nhiềuthời gian quý báu của khách đi xe.
    Một hôm, có một khách mặc âuphục rất chỉnh tề từ trong hàng người đứng đợi mua vé, bước lên phía trước, to tiếng phản ứng nhân viên bán vé. Ông phê phán người bán vé quá chậm chạp, làm cho khách phải đợi lâu, lãng phí thời gian quý báu của mọi người.
    Anh ta còn chỉ tay vào mặt người bán vé, vênh mặt lên giọng hách dịch đe dọa : “ Anh có biết tôi là ai không? Anh có muốn ngày mai bị đuổi việc không?”
    Trước những lời lẽ đe dọa và xúc phạm của người đàn ông lạ mặt, người bán vé bình tĩnh không hề tỏ vẻ khó chịu, cũng không cần tranh cãi, chỉ nhìn vềphía mọi người, nhẹ nhàng hỏi :“ Trong các vị, có ai giúp được người đàn ông này một việc không? Ông ta không nhớ đượcmình là ai cả thật tội nghiệp !”
    Mọi người nghe anh nhân viên bán vé nói vậy, liền cười ầm cảlên, còn người đàn ông mặc âu phục cảm thấy xấu hổ, mặt đỏ lên trước bao nhiêu ánh mắt chế giễu của mọi người. Ông ta lẳng lặng cúi đầu rồi bỏ đi.
  2. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Người Bán Thịt Dê
    Vua Chiêu Vương nước Sở mất nước phải bỏ chạy. Có người hàng thịt dê tên Duyệt, cũng chạy theo vua.
    Sau Chiêu Vương lại trở về, lấy lại nước, bèn ban thưởng những người chạy theo khi trước, có cả anh hàng thịt dênữa.
    Ai ai cũng nhận thưởng. Chỉ có một mình anh hàng thịt dêchối từ, thưa:
    - Trước nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê. Naynhà vua còn nước, tôi còn nghề bán thịt dê. Thế là tôi được giữ y nghiệp cũ, đủ ăn rồi, còn dám mong thưởng gìnữa!
    Vua cố ép, người hàng thịt dê, thưa:
    - Nhà vua mất nước không phải tội tôi, nên không dám liều chết. Nhà vua lấy lại được nước không phải công tôi nên tôi không dám lãnh thưởng.
    Vua bảo:
    - Để rồi ta đến nhà ngươi chơi.
    Người hàng thịt dê nói:
    - Theo phép nước Sở, phàm kẻ có công to, được trọng thưởng, thì vua mới đến nhà.Nay tôi xét mình tôi, trí mưu không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào trong, tôi lánh nạn, phải chạytheo vua, chứ đâu phải cốt ý theo nhà vua! Nay nhà vua muốn bỏ phép nước mà đến chơi nhà, tôi e thiên hạ nghe thấy mà chê cười chăng?
    Chiêu Vương nghe nói ngoảnh lại bảo Tư Mã Tử Kỳ rằng:
    - Người hàng thịt dê này tuy làm nghề hèn hạ, mà giãi bàynghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời ngườiấy ra nhậm chức Tam Công cho ta.
    Người hàng thịt dê nói:
    - Tôi biết chức Tam Công là quý hơn cửa hàng thịt dê. Nhưng tôi đâu dám ham tướclộc mà để nhà vua mang tiếng gia ân không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận, xin cho về giữ lấy nghềbán thịt dê!
    Nói đoạn lùi ra ngay.
  3. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhân Trung Dài
    Một hôm, Vũ Đế nhà Hán nói với các quan:
    - Ta xem trong sách tướng có câu: "Người ta nhân trungdài một tấc thì sống lâu một trăm tuổi"
    Đông Phương Sóc đứng bên phì cười.
    Các quan bắt tội vô phép.
    Đông Phương Sóc cất mũ, tạ tội:
    - Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hạ thầnđâu dám cười Bệ hạ, mà cườicái ông Bành Tổ mặt dài mà thôi!
    Vua hỏi:
    - Sao lại cười ông Bành Tổ.
    Đông Phương Sóc thưa:
    - Tục truyền ông Bành Tổ sống tám trăm năm. Nếu quả thật câu trong sách tướng màBệ hạ vừa nói là đúng, thì nhân trung ông ấy phải dài đến tám tấc, mà nhân trung dài tám tấc, thì mặt ông dễ thường phải cao đến một trượng.
    Vũ Đế nghe nói, bậc cười, tha tội cho ông.
  4. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Bè
    Có người kia đi đến một vùngnước rộng, thấy mé mình đứng rất nguy hiểm và ghê sợ, còn mé bên kia thì yên ổn hiền lành. Muốn sang qua đò, thì lại không cầu. Anh bèn nghĩ: "Ta hãy bẻ cây làmtạm một chiếc bè để đưa ta qua sông". Sau khi đến mé bên kia rồi, anh ta bèn nghĩ:"Nhờ chiếc bè này mà ta qua được bên này, như vậy, ta phải nhớ ân nó mà đội nó lên đầu hay vác nó trên vai luôn luôn bất cứ đi đâu ở đâu". Các anh nghĩ thế nào về các việc làm của người này? Làmnhư thế, người ấy có cư sử đúng lẽ với chiếc bè của anh ta không?
    Các đệ tử thưa:
    - Thưa Thế Tôn, không ạ!
    - Vậy thì, người ấy phải đối xử bằng cách nào đối với chiếc bè ấy mới phải lẽ? Đối với nó, đừng lưu luyếùn gì nữa. Nó chỉ là phương tiện. Hãy để chiếc bè ấy tha hồ theo dòng nước mà trôi đi, hoặc giữ lại bến ấy cho ai khác, muốn dùng qua sông thì dùng!
    Ớ các tì kheo! Giáo lý của ta chẳng khác nào chiếc bè trênđây nó dùng để chở qua sông, chứ đâu phải đội lên đầu, hay vác trên vai khi đã sang được qua sông!
  5. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Kiêu Căng Là Gì?
    Một vị tể tướng đời Đường rất giỏi về chính trị, lại cũng là một vị tướng lừng danh. Người đương thời xem ông làmột vị anh hùng dân tộc. Nhưng bao nhiêu danh vọng ấy không ngăn cản ông say mê đạo Phật một cách rất cung cúc.
    Thầy của ông là một vị đạo cao tăng phái Thiền, thầy trò tâm đắc lắm, không phân biệttước quyền.
    Ngày kia, ông hỏi sư phụ:
    - Thưa thầy, xin thầy cắt nghĩa cho đệ tử biết "ngã mạn" là gì?
    Mặt của sư phụ đổi sắc, trợn mắt, hỏi với một giọng khinh mạn:
    - Mi hỏi ta gì đó, đồ ngu!
    Cử chỉ và lời nói bất ngờ ấy làm cho gương mắt tể tướng đỏ lên.
    Bấy giờ nhà sư mỉm cười, bảo nhẹ:
    - Thưa, đó là"ngã mạn" ạ!
  6. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngôi Tướng Quốc
    Huệ Tử làm quan nước Lương. Trang Tử tính qua nước Lương thăm. Nhưng có kẻ nói với Huệ Tử:
    - Trang Tử mà qua đây, là đểcùng ông tranh ngôi tướng quốc.
    Huệ Tử lo sợ, cho kẻ canh chừng suốt ba ngày ba đêm, đợi Trang Tử đến thì bắt.
    Trang Tử hay chuyện, không đi.
    Sau rồi lại đến. Gặp Huệ Tử, Trang Tử bảo:
    - Phương Nam có con chim tên là Uyên Sồ. Ông có biết không? Uyên Sồ từ biển Nambay qua biển Bắc, nếu không gặp cây ngô đồng thì không chịu đậu: Nếu không gặp hột luyện thì không ăn nếu không gặp nước suối thì không uống. Có con chim ụt đang rỉa xác chuột chết giữa cánh đồng thấy Uyên Sồ bay ngang, sợ nó giành miếng ăn nên kêu to lên để dọa Uyên Sồ đừng đáp xuống. Nay, vì sợ mất ngôi tướng quốc của ông ở nước Lương nên ông kêu to lên dọa tôi sao?
  7. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Lẽ Sống Chết
    Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Chu:
    - Có kẻ mến đời, yên thân, cầu cho không chết, có nên không?
    Dương Tử nói:
    - Có sống thì phải chết, lẽ nào mà không chết được.
    - Thế thì cầu sống có nên không?
    - Lẽ nào sống lâu mãi được, yên thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưacũng như nay. Việc đời sướng khổ xưa cũng như nay. Biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay. Cái gì cũng đã nghe thấy, cũng đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng là dư chán rồi, huống chi lại còn cầu sống lâu để cho khổ lụy làm gì.
    Mạnh Tôn Dương nói:
    - Nếu thế, thì chóng chết có hơn là sống lâu chăng? Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có phải thỏa không?
    Dương Tử nói:
    - Không phải thế. Đã sinh ra đời, thì lúc sống cứ thản nhiên sống, mặc cho việc gì muốn đến cứ đến. Lúc sắp chết cũng mặc, để cho nó tự nhiên đến: Có muốn hóa ra thì hóa... cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không có gì cả, hà tất phải cầu sống lâu hay chóng chết mà làm gì!
  8. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Học Bắn Cung
    Kỷ Xương vào hầu Phi Vệ, xin học phép bắn cung.
    Phi Vệ bảo:
    - Anh phải học không được chớp mắt trước, rồi sau mới học bắn được.
    Kỷ Xương vâng lời trở về, ngày ngày nằm dưới cái khung cửi của vợ, giữa chỗ gọng máy đưa lên xuống. Hainăm sau, thành quen mắt, cho dù cho cái đầu dùi đâm vào, cũng không chớp mắt nữa.
    - Chưa được. Anh còn phải học nhìn. Bao giờ nhìn vật nhỏ như to, nhìn vật tối như sáng, thì bấy giờ đến đây, ta sẽ dạy.
    Kỷ Xương lại vâng lời trở về,bắt một con rận treo trước cửa sổ, ngày đêm nhìn vào. Sau mười hôm mỗi ngày nhìnthấy một to. Sau ba năm, nhìn thấy to bằng cái bánh xe. Bấy giờ trông vật gì cũngto như núi, như gò cả. Kỷ Xương bèn làm một chiếc cung nhỏ bằng sừng, mũi tên bằng đầu kim, bắn trúng giữabụng con rận. Đến thưa chuyện với Phi Vệ. Phi Vệ mừng bảo:
    - Anh đã học được rồi đó!
  9. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhất Thống Sơn Hà
    Mùa hạ, tháng năm sau khi đãdiệt dược Sở Bá Vương, Hán Bái Công cho đặt tiệc rượu ở cung nam thành Lạc Dương thiết đãi quần thần.
    Rượu uống được vài tuần, Bái Công nói:
    - Ớ liệt hầu và các tướng, Trẫm hỏi câu này, ai nấy đều nên nói cho thực, không giấugiếm: Trẫm dở dĩ được thiênhạ là vì sao? Hạ Hạng sỡ dĩ mất thiên hạ là vì sao?
    Cao Khởi, Vương Lăng thưa:
    - Hạng Võ sỗ sàng và khinh người, Bệ hạ nhân hậu và yêu người. Bệ hạ sai người đánh thành cướp đất, hễ ai lấy được đâu thì ban cho đấy, đó là cách cùng thiên hạcùng lợi chung. Hạng Võ ghétkẻ tài, ganh người hay, kẻ cócông thì hại, người hiền thì ngờ vực, được trận không cho ai công, được đất không cho ai lợi. Sở dĩ mất thiên hạlà vì thế.
    Bái Công mỉm cười bảo:
    - Các ông chỉ biết một mà chưa biết hai. Nay như vận ở chốn trung quân, quyết thắngra ngoài nghìn dặm, ta đâu bằng Tử Phòng, trấn thủ quốc gia, vỗ về trăm họ... ta đâu bằng Tiêu Hà. Cầm quân trăm vạn, đánh đâu thắng đấy, phá đâu lấy đấy, ta đâu bằng Hàn Tín. Ba người ấy đều là bậc hào kiệt trên đời, ta đều biết dùng cả ba, cho nên ta lấy được thiên hạ, Hạng Võ chỉ có một mình Phạm Tăng mà không biết dùng, cho nên chết về tay ta.
    Vậy ta phạt các khanh một người một chung rượu.
  10. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thời nhà… Tần, có mộtngười khát khao nổi tiếng, nhưng tự thân vận động mãi màcũng chỉ dập dập, ương ương. Cuối đời, khát khao càng cháy bỏng, bèn tìm đến một thầy bày xin thỉnh giáo.
              Người muốn nổi tiếng: Tôi đã cả đời phấn đấu, cũng đãlàm hết sức mình nhưng vẫn không nổi tiếng được, xin thầy chỉ cho cách nổi tiếng nhanh, muôn vàn cảm ơn thầy vậy.
              Thầy bày: Ta chỉ cho ngươi 2 cách để chọn:
              Cách thứ nhất: Ngươi phải hy sinh mình ( kể cả mạng sống ) cho một sự nghiệp cao cảnào đó, bảo đảm khi ngươi mất đi, thì sẽ nổi tiếng ngay.
              Người muốn nổi tiếng: Thế thì không được rồi! Đã hy sinh, thì làm sao biết mình đượcnổi tiếng. Xin thầy chỉ cho cáchthứ 2 vậy.
              Thầy bày: Dễ thôi, ngươi tìm người nào nổi tiếng đâm cho 1 phát thật hiểm, thế là mình nổi tiếng ngay thôi.
              Người muốn nổi tiếng: Ừ, hay nhỉ!… Nhưng mà thế, ngộ nhỡ phải tù tội thì sao?
              Thầy bày: Có thế mà không nghĩ ra, ngươi tìm ngườinổi tiếng nào đấy đã chết rồi, đâm tiếp cho anh ta 1 phát hiểm nữa, thế là xong, ngươi sẽnổi tiếng ngay, lại an toàn nữa…”

Chia sẻ trang này