1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Hạt giống tâm hồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi nguoibinhthuong1980, 30/10/2010.

4789 người đang online, trong đó có 372 thành viên. 22:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18786 lượt đọc và 386 bài trả lời
  1. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Một nhà văn nổi tiếng đi bộ trong công viên, gặp một lão trọc phú ngạo mạn, con đường hẹp chỉ cho một người lách qua.

    Lão trọc phú lên tiếng:
    -Ta không bao giờ nhường đường cho kẻ ngu ngốc!
    -Còn tôi thì tôi nhường.-nhà văn đáp lại và đứng sang một bên.

    Lão trọc phú tím mặt, im lặng bỏ đi...
  2. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

    " Nghịch cảnh và khó khăn giông như tấm nệm , khi ở trên chúng bạn cảm thấy khoan khoái và êm aí còn khi ở dưới, bạn sẽ bị chúng làm cho ngộp thở."
    Có lần trong lúc vội bước lên xe lửa ,Mahatma Gandhi đánh rơi chiếc giày xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa dã lăn bánh.Ông Gandhi bèn cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày dã rớt, trước sự ngạc nhiên của những người lái xe.
    Một hành khách không kìm dc thắc mắc dã lên tiéng hỏi ông tại sao lại làm như vậy.
    Gandhi đáp :
    - Một người nghèo nào đó tìm thấy chiếc giày trên đường ray thì họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai và như vậy họ sẽ có dủ cả đôi để dùng.
  3. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về cần câu và giỏ cá

    Chắc bạn đã từng nghe câu nói về việc giúp đỡ một người :hãy cho anh ta cần câu chứ đừng cho giỏ cá, ý muốn nói đến việc muốn giúp đỡ thực sự thì hãy cho người đó phương tiện để đạt đến mục đích của họ chứ đừng cho họ kết quả. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác:

    Ngày xửa ngày xưa, có hai người đói khát được một ông lão cho một giỏ cá và một chiếc cần câu. Một người lấy giỏ cá, người kia thì lấy chiếc cần câu, rồi họ chia tay nhau, đường ai nấy đi. Người được giỏ cá thì ngồi ngay tại chỗ, nhóm lửa để luộc cá, anh ta ăn ngấu nghiến, trong chớp mắt đã ăn hết cả cái lẫn nước mà chưa kịp biết mùi vị của cá như thế nào cả. Chẳng bao lâu anh ta chết đói bên cạnh chiếc giỏ cá rỗng. Người còn lại vác chiếc cần câu, tiếp tục chống chọi với cái đói, lê từng bước khó khăn nặng nhọc đi về phía biển. Nhưng khi anh ta nhìn thấy màu xanh của biển cả đang hiện ra trước mắt, thì cũng là lúc chút sức lực cuối cùng của anh ta cũng đã hết, mắt anh nhìn trân trân vào biển cả, anh ta đã ra đi mang theo niềm nuối tiếc vô hạn.

    Cũng có hai người đói khát khác, họ cũng được ông lão đó cho một giỏ cá và một chiếc cần câu. Nhưng chỉ khác họ không đường ai nấy đi mà cùng nhau đi tìm biển cả. Mỗi lần họ chỉ nấu một con cá để ăn cầm cự qua ngày. Sau một chuỗi ngày dài đằng đẵng họ đã tìm đến được đến bờ biển. Từ đó họ bắt đầu sinh nhai bằng nghề đánh cá. Sau đó vài năm họ đã xây được nhà, có gia đình riêng, có con cái, có những chiếc thuyền đánh cá, sống một cuộc sống sung túc khá giả.
  4. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    CÁI CHẬU NỨT

    Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!". "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?". "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!". "Không đâu, khi đi về người hãy chú ý đến những luống bên vệ đường". Qủa thật, dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn chỉ còn phân nửa nước. "Tôi xin lỗi ông!". "Người không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã vun tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta không ấm cúng và duyên dáng thế này đâu".

    Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái chậu nứt, hãy biết tận dụng vết nứt của mình.
  5. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    HAI VIÊN GẠCH XẤU XÍ

    Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc.

    Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

    Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.

    Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

    Một hôm, có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: "Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!".

    "Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.

    "Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao" - vị sư già từ tốn.

    Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.
  6. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    HẠT NGỌC VÀ ƯỚC MƠ

    Vào tuần cuối của năm học, thầy York dạy môn Khoa học triệu tập 20 học sinh lớp tôi lại để chào tạm biệt cuối năm. Chúng tôi ngồi im lặng khi thầy vào lớp. Trông thầy vẫn như mọi khi với chiếc nơ nhỏ và cặp kính gọng sừng. Sau khi nói vài lời, thầy đưa mỗi đứa chúng tôi chiếc hộp nhỏ màu trắng: "Bên trong - thầy nói - các em sẽ thấy một cánh hoa bạc có đính hạt ngọc trai ở giữa. Hạt ngọc đó tượng trưng cho tiềm lực của các em, là thứ mà các em cần trong bước đường tương lai. Bởi vì cát khi nằm trong vỏ trai sẽ biến thành hạt ngọc có giá trị rất lớn, và vì thế, mỗi em đang nắm trong tay hạt giống ươm mầm cho giá trị tiềm tàng"…

    Tôi cắn chặt môi để ngăn những giọt nước mắt sắp trào. Lời của thầy có ý nghĩa biết bao, nhưng với tôi, tất cả đã quá muộn, từ khi tôi biết mình mang thai. Tất cả đã kết thúc… Giấc mơ của tôi và kỳ vọng của mẹ đang tan dần thành mây thành khói bởi tôi đã làm hỏng cuộc đời sinh viên mình trong giây phút yếu lòng…

    Làm sao tôi có thể quên được hy sinh vô biên của mẹ với lòng mong mỏi duy nhất là tôi lấy được mảnh bằng đại học. Mỗi tuần, mẹ chắt chiu gửi chút tiền cho chị Marianne và tôi. Đại học, chỉ có đại học mới thật sự là con đường giúp chúng tôi thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ của những người đào mỏ ở quê nhà Pennsylvania - mẹ tôi thường nói như vậy. Ký ức tuổi thơ khốn khó vẫn im đậm trong tâm trí tôi… Khi tôi ba tuổi, cha tôi đã phải vào dưỡng trí viện vì bệnh lao phổi. Rồi vài năm sau, cha tôi xuất viện, sống vật vờ không làm được gì. Mọi lo toan trong gia đình đều trông cậy vào đồng lương ít ỏi của mẹ. Từ những nỗi thống khổ, một giấc mơ đã nảy sinh trong tâm trí mẹ: chị Marianne và tôi nhất định phải vào được đại học… Và bây giờ… Thay vì đem lại sự tự hào, tôi mang về gia đình sự nhục nhã.

    Tôi và Dan cưới nhau rồi Dan tiếp tục theo đại học, còn tôi phải nghỉ. Trước khi Dan tốt nghiệp, tôi cho ra đời đứa con thứ hai. Sau đó, Dan nhập ngũ và tôi theo chồng dọn đến căn cứ này sang căn cứ khác. Đứa con thứ ba lại ra đời. Bảy năm sau, Dan xuất ngũ, kiếm được việc nhưng không đủ nuôi sống cả nhà nên tôi phải làm thêm phụ chồng. Làm đủ thứ nghề, tâm trí như cuồng lên với vô số nỗi lo toan. Đôi lúc, tôi lấy hạt ngọc ra ngắm nghía, lòng tự nhủ khi nhớ đến lời thầy York. Một đêm, tôi trằn trọc nghĩ đến việc trở lại giảng đường, nhưng "mình đã 35 tuổi rồi còn gì…".

    Mẹ hẳn đoán được nỗi dằn vặt mà tôi đang chịu đựng bởi một hôm bà gọi điện: "Con còn nhớ số tiền mẹ dành dụm cho con không? Nay vẫn còn nguyên đấy". Tôi thẫn thờ nhìn chăm chăm vào chiếc ống nghe… 17 năm rồi mà mẹ vẫn còn nuôi giấc mơ đó… Cuối cùng, sáu tháng sau, tôi ghi danh vào trường đại học gần nhà, học lớp sư phạm. Nỗi gian khổ trở nên nặng nề hơn tôi tưởng. Vừa phải lo chuyện gia đình, vừa phải cố hết sức trong một lớp mà sinh viên không bằng nửa tuổi tôi với sức bật nhanh nhạy.

    Một ngày tháng năm, sau khi tan học (vào giai đoạn năm nhất), tôi về nhà bật khóc, hoang mang không biết lần này liệu có theo hết chương trình đại học không. Đứa con gái đầu lòng đang chuẩn bị vào đại học vào mùa thu này. Ngân sách gia đình eo hẹp. Chi tiêu cho việc học của hai đứa kế ngày càng tốn kém… Vài ngày sau đó, tôi tình cờ gặp vợ thầy York ở phòng mạch nha sĩ. Tôi kể với cô chuyện về hạt ngọc và việc cố gắng trở lại giảng đường nhưng gặp phải vô vàn khó khăn… "Tôi hiểu - cô York nói - thầy cũng bắt đầu vào đại học ở tuổi 50". Tôi lắng nghe, ngạc nhiên, nhất là khi cô kể về những nỗi khốn khổ mà thầy York chịu đựng khi quyết tâm theo đuổi đại học. Câu chuyện về thầy York khiến tôi trở nên mạnh mẽ và cứng rắn. Tôi theo nốt ba năm học còn lại…

    Sau khi tốt nghiệp, tôi dạy Anh ngữ tại một trường trung học địa phương. Chính những năm tháng khốn khó đã cho tôi kinh nghiệm sống qúy giá và phương pháp học cụ thể. Tôi đem sự hiểu biết đó vào lớp… Cuối năm, thầy hiệu trưởng báo một tin khiến tôi hết sức bất ngờ: Tôi được đề cử vào danh sách các giáo viên giỏi nhất tranh giải cấp quốc gia. Trong tờ tường trình, tôi kể lại câu chuyện hạt ngọc của thầy York đã ảnh hưởng tôi như thế nào… Vào một ngày tháng chín, tôi nhận được danh hiệu cao qúy đó. Thật thú vị là sau đó tôi và thầy York được báo chí mời phỏng vấn. Tôi gặp lại thầy, xúc động khi nghe thầy nói thầy sẽ nghỉ hưu vào năm tới. Thầy còn kể rằng ngày trước đã có lúc thầy nghĩ đến việc bỏ học vì "tôi không tin vào tương lai, không tin vào chính mình…". Tôi hỏi có phải khi đưa hạt ngọc, thầy cũng không tin vào 20 đứa sinh viên lớp tôi. Thầy trả lời: "Không, thầy đã xem 20 người với các đức tính như là những hạt ngọc giá trị".
  7. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    NẾU ƯỚC MƠ CỦA MÌNH ĐỦ LỚN, MỌI CHUYỆN KHÁC SẼ CHỈ LÀ VẶT VÃNH

    Tôi vẫn thường nhìn thấy cô bé từ cửa sổ nhà. Lần nào trông thấy cô, tôi cũng phì cười: bé loắt choắt, chạy huỳnh huỵnh chen lấn cùng bọn con trai trên sân chơi. Ngôi trường phía bên kia đường, đối diện nhà tôi, và tôi thường đứng ở cửa sổ, khi thì rửa chén dĩa, khi thì ngồi bột bánh, vừa làm vừa xem bọn trẻ con chơi trong giờ nghỉ. Một biển con nít, nhưng với tôi, cô bé lúc nào cũng nổi bật lên.

    Tôi nhớ ngày đầu tiên nhìn thấy cô bé chơi bóng rổ. Tôi đứng xem mà kinh ngạc: cô bé chạy thoăn thoắt giữa đám trẻ, rướn mình lên, nhảy vượt qua đầu bọn bạn, rồi ném bóng vào rổ. Bọn con trai cố hết sức để túm cô bé lại nhưng không đứa nào túm được.

    Tôi bắt đầu nhận thấy có những lần khác, khi chỉ có một mình trên sân, cô bé cũng chơi bóng một mình. Cô bé tập đi tập lại ném bóng, đập bóng, có khi tới tận tối mịt. Một bữa nọ, tôi hỏi cô bé vì sao phải tập nhiều đến thế. Khi cô quay đầu lại, mớ tóc buộc đuôi ngựa vung vẩy, cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi và nói, không ngập ngừng: "Con muốn vào đại học. Ba con đã không được học đại học, ba vẫn hay nói con là phải học cho được. Nhưng con chỉ đi học được nếu có học bổng. Rồi con sẽ chơi cho đội bóng rổ trường đại học. Con sẽ chơi hay nhất. Ba vẫn nói, nếu ước mơ của mình đủ lớn thì mọi chuyện khác chỉ là chuyện vặt". Cô bé mỉm cười rồi chạy đến cuối sân, tập bài tập mà tôi đã chứng kiến không biết đã lần thứ bao nhiêu.

    Thì cứ tin chứ biết làm sao, cô bé đã quả quyết thế mà! Từ cửa sổ nhà, tôi đã theo đõi cô bé suốt những năm phổ thông trung học, cứ mỗi tuần cô lại đưa đội bóng của mình đến chiến thắng, và mỗi lần xem cô thi đấu là một lần kỳ thú.

    Khi cô bé học năm cuối phổ thông, một ngày kia, tôi thấy cô ngồi trên bãi cỏ, gục đầu trong hai cánh tay. Tôi băng qua đường, ngồi xuống cạnh, khẽ khàng hỏi, có chuyện không hay đã xảy ra?
    "Ồ, không có gì cả!", cô bé khẽ đáp. "Chỉ tại con quá lùn".

    Người huấn luyện viên đã nói với cô bé rằng chỉ cao có 5 "fit" rưỡi thì không thể đứng vào hàng ngũ đội tuyển được, và như thế khó mà có cơ hội giành học bổng, giấc mơ đại học có lẽ cũng tiêu tan.

    Cô bé buồn khổ, cả tôi cũng cảm thấy cổ họng mình thắt lại khi thấy cô thất vọng. Tôi hỏi thế cô đã nói cho ba mình nghe chưa.

    Cô ngẩng đầu lên và nói với tôi rằng ba cô bảo ông huấn luyện viên thế là không phải chút nào. Họ là những người không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Ba cô cũng nói với cô rằng nếu cô thực sự muốn chơi cho một trường đại học tốt, nếu cô tha thiết muốn đạt được học bổng, thì không có gì cản được cô, ngoại trừ một thứ - chính cô. Ba cô lại nói với cô: "Nếu ước mơ đủ lớn thì những chuyện khác chỉ là vặt vãnh".

    Một năm sau, khi cô bé cùng đội bóng của mình đi thi đấu ở đại hội thể thao Bắc California, cô đã lọt vào mắt một người huấn luyện viên của một trường đại học nọ. Ông đi theo đội bóng của mình - đội đối thủ của cô bé.

    Mọi chuyện sau đó như một giấc mơ: người ta mời cô bé vào đội bóng nữ của trường, và họ nói, nếu cô đồng ý, họ sẽ cấp cho cô một học bổng! Cô bé của tôi đồng ý ngay. Cô đã được vào đại học, nơi mà cô đã mơ ước và làm cật lực để đến được.
    Có lẽ trong lịch sử của ngôi trường đó, người ta chưa bao giờ có một nữ sinh viên chơi bóng hay như cô!

    Khi đã là sinh viên năm thứ ba đại học, một đêm nọ, người cha gọi điện cho con gái: "Ba bệnh rồi. Ba bị ung thư. Nhưng con đừng rời trường mà về. Mọi việc sẽ ổn thôi. Ba yêu con, con gái!".
    Khi cô đến bên ông, ông nắm tay cô và nói một cách khó nhọc: "Rachel, phải biết mơ ước. Đừng để ước mơ chết theo ba. Hứa với ba nhé! Con hứa đi!".

    Cô gái gật đầu: "Con hứa!".

    Sáu tuần sau, người cha mất - người hùng của cô bé - người cha thân yêu.

    Đó là những năm khó khăn trong đời. Cô phải chia đôi mình ra cho trường học và gia đình, cho mẹ cô với một đứa em mới sinh cùng ba đứa em nhỏ phải nuôi dạy. Nỗi buồn về cái chết của người cha không bao giờ hết, có những lúc trỗi dậy và làm cô muốn gục ngã.

    Mọi việc dường như ngày càng khó khăn hơn. Cô phải đấu tranh hàng ngày với nỗi lo âu, hoang mang, và nghi ngờ. Cô học sút và không lấy được các chứng chỉ cần thiết và cho năm học. Nhưng mỗi lần muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời người cha: "Nếu giấc mơ của con đủ lớn, con có thể làm bất cứ việc gì con muốn". Và dĩ nhiên, cô cũng không quên lời hứa với người cha trước lúc ông mất.
    Đó là con bé nhỏ của tôi. Cô đã giữ lời hứa và tốt nghiệp được đại học. Dù rằng phải mất đến 6 năm cô mới ra trường, nhưng quan trọng nhất là cô đã không bỏ cuộc. Và bây giờ, thỉnh thoảng lúc chiều tà, người ta vẫn thấy cô chơi bóng rổ trên sân. Và tôi vẫn thường nghe cô nói với những người khác: "Nếu ước mơ đủ lớn thì mọi chuyện khác chỉ là vặt vãnh".
  8. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG BAO GIỜ NÓI "KHÔNG BAO GIỜ"

    Tôi không nhớ lúc nào trong đời, mình bắt đầu không muốn cái gì khác hơn là trở thành một cô giáo. Khi còn là một đứa trẻ, tôi chơi trò dạy học với các anh chị em họ và bạn bè như thể một cách thực tập cho nghề nghiệp tương lai của mình. Nhưng cái mà một đứa trẻ là tôi lúc đó không thể nhận thấy, là giấc mơ của mình đắt giá biết nhường nào. Tôi xuất thân từ một gia đình trung bình, và dường như chúng tôi luôn luôn phải vận lộn để có đủ cái ăn. Giấc mơ của tôi được vào học trường đại học Connecticut dường như vượt khỏi tầm với nhưng tôi vẫn không muốn một thứ gì thấp hơn thế.

    Vào năm học cuối của trung học, tôi bắt đầu nộp đơn vào các trường đại học. Trong tim tôi đã quyết định sẵn rồi: trường đại học Connecticut là trường duy nhất. Nhưng một trở ngại lớn như một hòn đá chặn giữa tôi và giấc mơ của tôi, đó là học phí.

    Nghĩ tới điều đó, thoạt tiên, tôi suýt bỏ cuộc. Tôi nghĩ, ai mà tài trợ cho mình - một cô nữ sinh trung bình - một món tiền như vậy cơ chứ? Tôi không phải là học sinh giỏi nhất lớp, gần giỏi nhất cũng không phải, nhưng tôi biết trái tim mình đã đặt đúng chỗ, và thế là tôi kiên định với chọn lựa của mình. Tôi biết học bổng sẽ chỉ dành cho những học sinh thật thông minh, hay tương tự như vậy. Nhưng tôi vẫn nộp đơn cho tất cả các loại học bổng mà tôi biết. Tôi có gì để mất nào? Và khi người tư vấn của tôi nói với tôi rằng có một hệ thống chuyên hỗ trợ tài chính cho người muốn vào đại học, tôi bèn nộp đơn. Nộp, nhưng tôi hoàn toàn không nghĩ là mình có đủ tiêu chuẩn để được giúp đỡ.

    Sau kỳ nghỉ, các bạn của tôi bắt đầu nhận những thư báo nhập học của các trường đại học, và tôi cũng nôn nóng chờ nhận cái thư của mình. Cuối cùng, một lá thư đến từ trường đại học Connecticut. Cảm giác sợ hãi và vui sướng tràn ngập, nhưng tôi đã sẵn sàng. Tôi mở phong bì với tay run run và nước mắt tràn mi. Trời đất! Tôi đã được nhận vào trường đại học Connecticut! Tôi khóc mất một lúc, vừa hào hứng vừa sợ hãi. Tôi đã làm cật lực để được trường chấp nhận. Nhưng tôi nghĩ tới học phí, có lẽ nào tôi lại sẽ không được đến trường chỉ vì không đủ tiền đóng?

    Tôi bắt đầu làm một công việc toàn thời gian, nhưng cũng không đủ trả tiền học. Món tiền quá lớn. Tôi là đứa con đầu tiên trong gia đình có thể vào đại học, và tôi biết bố mẹ tự hào biết bao, nhưng họ không thể lo nổi học phí cho tôi. Tuy nhiên, bố mẹ tôi là những người tuyệt vời, và họ dạy tôi không bao giờ được từ bỏ ước mơ của mình, bất chấp những trở ngại trên đường đi, và nhất là không bao giờ được để "mất dấu" những gì mình thật sự muốn trong đời. Bố mẹ tôi nói đúng, và tôi tiếp tục tin tưởng vào chính mình và giấc mơ của mình.

    Nhiều tháng trôi qua mà vẫn không có tin tức gì từ văn phòng hỗ trợ tài chính. Tôi đoán rằng tôi không đủ điều kiện, nhưng vẫn chưa hết hy vọng. Cuối cùng, một là thư đến. Tôi nôn nóng mở ra, nhưng đó chỉ là báo động giả. Lá thư yêu cầu tôi cung cấp thêm một số thông tin nhằm tiến hành xét đơn của tôi.

    Việc này diễn đi diễn lại nhiều lần, và hy vọng của tôi ngày càng teo lại. Cuối cùng, một phong bì to tướng gửi tới. Tôi biết đây chính là cái phong bì sẽ quyết định tôi có được đi học hay là không. Tôi mở phong bì ra nhưng không thể hiểu nổi nội dung của những tài liệu trong cái phong bì đó.
    Ngày hôm sau, tôi mang ngay những tài liệu đó đến trường và đề nghị người tư vấn của tôi coi giùm chúng nói gì. Ông nhìn tôi với một nụ cười rạng rỡ, và nói với tôi rằng quỹ hỗ trợ tài chính không chỉ tài trợ tiền học của tôi, mà tôi còn đạt thêm hai học bổng nữa mà tôi đã nộp đơn. Thoạt tiên, tôi bị sốc, rồi tôi òa khóc…

    Giờ đây tôi là sinh viên của trường đại học Connecticut, khoa ngôn ngữ. Trong năm tới – năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, giấc mơ của tôi sẽ thành sự thực: tôi sẽ trở thành cô giáo.

    Tôi sống theo câu châm ngôn này: "Hãy với tới bầu trời, vì nếu không chạm tới được thì bạn cũng đã ở giữa những vì tinh tú".
  9. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    ĐIỂM SỐ

    Năm 1951tôi 18 tuổi và làm một chuyến đi với vỏn vẹn có 50 đô la. Tôi nhảy lên chiếc xe đò từ Los Angeles tới Berkeley. Giấc mơ của tôi được ngồi vào giảng đường của Berkeley đã thành hiện thực. Học phí cho một học kỳ tôi đã trả. Tiền trọ một tháng ở ký túc xá cũng đã trả. Mọi thứ còn lại tôi phải tự lo tiếp. Bố mẹ nghèo túng không thể "cứu trợ" tôi.

    Tôi đã tự lập ngay từ lúc 15 tuổi. Hồi đó, mỗi trưa đã phải rời lớp để về trông trẻ cho đến tận nửa đêm. Suốt những năm trung học và năm đầu ở đại học, tôi luôn ước mong mình được tham dự những hoạt động ngoại khóa, nhưng công việc làm thêm không cho phép. Bây giờ, khi được chuyển về Berkeley, tôi hy vọng mình sẽ kiếm được một học bổng, để giải thoát khỏi những việc làm thêm này.

    Tuần đầu tiên, tôi tìm được chân chạy bàn, trông trẻ và rửa chén. Như vậy đỡ được phần nào tiền trọ của tôi. Cuối học kỳ, tôi đạt điểm B cần thiết để tiến hành xin ọhc bổng. Lúc này tôi chỉ cần đạt thêm một điểm B vào kỳ thi tới nữa là đủ.

    Tôi không muốn Berkeley để học những lớp học vớ vẩn. Tôi tin là mình có thể hơn người trong những môn học khó. Và tôi chọn cho mình một môn thật hóc búa. Đó là nghiên cứu về văn học.
    Bộ môn này do giáo sư Sears Jayne phụ trách. Ông thường đi đi lại lại trên bục giảng của giảng đường mênh mông, tay vung vẩy cái micro trong lúc giảng bài cho một rừng sinh viên ngồi chật ních các hàng ghế. Không có chép bài ở đây. Thay vào đó, chúng tôi dùng sách, loại sách bìa mỏng, ít tốn và dễ mua.

    Tôi rất hâm mộ những quan điểm mà giáo sư trình bày. Với nhiều sinh viên, môn học này chỉ là một môn học bắt buộc, nhưng với tôi, mỗi buổi học quả thực là một bữa tiệc với đầy những món ăn là những ý tưởng kỳ thú. Các bạn ở trong ký túc xá cũng tham dự lớp học và đề nghị tôi giúp đỡ. Chúng tôi lập thành một nhóm học tập mà tôi làm trưởng nhóm.

    Khi tôi làm bài thi đầu tiên của môn này - một bài thi với rất nhiều câu hỏi - tôi nghĩ rằng mình đã làm rất tốt. Vậy mà khi nhận lại tập bài thi của mình, tôi thật không thể tin nổi: chỉ có 77 điểm và C "cộng". Tôi thật sự bị sốc, vì văn chương là môn học giỏi nhất của tôi. Đã buồn khổ, tôi còn cảm thấy nhục nhã hơn, khi các bạn trong nhóm học tập của tôi - các "đệ tử" của tôi đều nhận được điểm B. Họ đến và cảm ơn tôi vì đã hướng dẫn họ!

    Tôi gặp người trợ giảng. Người này dẫn tôi đến gặp giáo sư Jayne. Ông lắng nghe những lời tranh cãi hăng hái của tôi, nhưng quyết định của ông vẫn không chuyển.
    Trước khi, tôi chưa bao giờ hỏi một giáo viên về điểm số của mình. Chưa bao giờ. Lúc này, tôi có hỏi thì cũng không phải là để xin xỏ cho học bổng. Mà đơn giản, tôi chỉ muốn công bằng, chứ không phải òng thương hại. Trong lòng, tôi luôn tin rằng những câu trả lời trong bài làm của mình xứng đáng được điểm cao hơn.

    Tôi quyết tâm làm việc nhiều hơn, mặc dầu tôi không biết như thế thì có ý nghĩa gì, vì bài vở ở trường bao lâu nay đối với tôi đã quá dễ, không có gì phải cố gắng. Tôi vẫn kiên trì tìm kiếm các việc làm thêm hoặc chùi rửa sàn. Tôi đọc sách kỹ càng hơn. Nhưng mọi nỗ lực của tôi một lần nữa lại chỉ được đền đáp bằng con số 77. Một lần nữa, lại C "cộng" cho tôi và B và A cho các bạn cùng nhóm. Và họ lại cảm ơn tôi. Một lần nữa, tôi trở lại gặp giáo sư Jayne và chất vấn về tính công bằng của ông khi chấm bài. Một lần nữa, giáo sư lắng nghe kiên nhẫn, thảo luận các đề tài của tôi, nhưng sau đó vẫn không đổi, tôi vẫn bị điểm C. Giáo sư dường như thích thú những nhận xét của tôi về ý tưởng của ông trong bài giảng, những giấc mơ của tôi về học bổng và những hoạt động ngoại khóa têu tan dần.

    Rồi một bài kiểm tra nữa trước khi bước vào kỳ thi cuốc - một cơ hội nữa cho tôi "rửa hận". Nhưng đó cung có thể là một rào cản mơ hồ không biết chừng. Lần này, chúng tôi sẽ làm bài trên tác phẩm vừa học của T.S. Eliot, The Wasteland. Quyển sách chỉ có ở dạng bìa cứng và với ngân sách nhỏ bé của tôi thì quá là đắt.

    Tôi mượn sách từ thư viện. Tuy nhiên, tôi biết mình cũng cần phải có một cuốn riêng để chú giải, ghi chép vào. Năm 1951 chưa có máy photocopy, cho nên tôi chọn giải pháp hợp lý nhất là lôi cái máy đánh chữ Royal cổ lỗ trung thành của mình ra và bắt đầu đánh máy hết 420 trang. Vừa chạy bàn, rửa chén, vừa dự lớp, vừa trông trẻ, vừa hướng dẫn nhóm học tập, tôi vừa xoay sở để ngốn hết chừng đó trang sách…

    Tôi đã nỗ lực gấp đôi cho bài kiểm tra thứ ba này. Lần đầu tiên, tôi học nghĩa của từ "hoàn hảo". Nhưng nỗ lực của tôi dù cao mấy vẫn đem lại kết quả hoàn toàn không tốt. Mọi thứ vẫn như cũ, vẫn là 77 điểm và C "cộng". Tôi đi thẳng tới phòng giáo sư Jayne, lôi tất cả bài làm trước nay của mình ra, và chất vấn về điểm số. Nhìn thấy xấp đánh máy của cuốn The Wasterland, giáo sư hỏi: "Cái gì kia?"

    "Em không có tiền để mua sách, nên em phải đánh máy lại". Tôi không nghĩ chuyện đó có gì bất bình thường. Bởi vì tính tôi là thế, không bao giờ để cái khó bó cái khôn.

    Nhưng trên nét mặt vui vẻ của giáo sư Jayne có cái gì đó thay đổi. Ông im lặng một lúc lâu. Rồi chúng tôi quay lại đề tài tranh cãi muôn thuở đầy hào hứng là các nhà văn thực sự nói gì trong các tác phẩm. Khi rời văn phòng của giáo sư, tôi vẫn chỉ có điểm số 77 - có lẽ đó là con số "xui" của tôi, và nỗi nhục rằng một trưởng nhóm thảo luận, người hướng dẫn nhóm học tập như mình mà cuối cùng lại kẹt đẹt thua xa những sinh viên đang chịu ơn mình.

    Cuối cùng, kỳ thi lớn. Tôi biết, bây giờ cho dù tôi có nỗ lực đến mấy thì ba điểm C "cộng" lia vẫn không thể nào xóa đi được. Tôi nghĩ, chắc mình hôn tạm biệt vụ xin học bổng đi là vừa. Và, có ích gì đâu, tôi đã nhồi nhét đến toét cả mắt, mà cuối cùng cũng đành qui hàng con số 77.

    Tôi không học bài nữa. Tôi cảm thấy mình thuộc các tác phẩm như chưa bao giờ thuộc như vậy. Chẳng phải tôi đã đọc đi đọc lại những quyển sách đó và cắt nghĩa cho các bạn của tôi sao? Chẳng phải là những câu chữ của The Wasterland vẫn còn ong ong trong đầu tôi à? Cho nên đêm trước ngày thi, tôi tự thưởng cho mình một vé xem phim.

    Tôi thong thả bước vào giảng đường và quyết định rằng đây chính là dịp để mình biến cuộc thi thành một trò giải trí. Tôi giam các nhà văn mà chúng tôi đã được học qua trên một hòn đảo và viết lên giấy một cuộc tranh cãi tưởng tượng giữa họ với nhau về vị trí của mình. Việc làm vẻ điên khùng này thật thích hợp với tâm trạng "không có gì để mất" của tôi lúc đó. Những dòng chữ tuôn chảy, và chính những gì tôi đã tranh luận với giáo sư Jayne đã khi61n cho bài viết được viết ra dễ dàng.

    Một tuần sau, tôi đi chơi ngang văn phòng, tiện tay vào lục trong xấp bài thi tìm bài của mình. Và thật không tin nổi vào mắt nữa: trên quyển bài thi bìa xanh của tôi là màu mực chấm thi đỏ chói - tôi đã đạt điểm A!

    Tôi vột vã chạy tới phòng giáo sư Jayne. Ông dường như đang đợi tôi mặc dù không có hẹn trước đó. Tôi ngay lập tức công kích ông với một sự phẫn nộ thẳng thắn. Tại sao tôi lại chỉ nhận C "cộng" mỗi lần học bài đầu tắt mặt tối, và bây giờ, khi viết một bài thi đùa bỡn thì lại được điểm A?

    "Tôi biết nếu tôi cho em những điểm A mà em hoàn toàn xứng đáng đó, em sẽ không tiếp tục làm việc cật lực nữa."

    Tôi nhìn giáo sư không chớp mắt, nhận ra rằng sự phân tích và chiến lược của ông hoàn toàn đúng. Quả thực tôi đã làm việc đến nổ tung cái đầu - một việc trước nay tôi chưa bao giờ làm.

    Giáo sư đứng dậy và lấy ra từ trên giá sách chật cứng một cuốn sách.

    "Của em!"

    Đó là một cuốn The Wasterland, bản bằng bìa cứng. Ở trang lót là dòng chữ đề tặng tôi. Lần đầu tiên trong đời "lắm mồm" của tôi, tôi không thốt nên lời.

    Tôi lại không thốt nên lời một lần nữa khi điểm số của toàn khoá học của tôi được công bố: đó là A "cộng". Tôi tin rằng đó mới chính là con A "cộng" trời cho.

    Một năm sau, khi đã nhận được học bổng, tôi mới có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa:
    Tôi tham gia viết, rồi diễn, hát, nhảy múa trong một vở nhạc kịch vui nhộn độc đáo do Hội Sinh Viên dàn dựng. Vở kịch được diễn nhiều lần, có khi trong một nhà hát thuộc loại lớn nhất; có lúc trong những căn nhà mà khán giả chỉ có thể đứng cơi.

    Tôi viết phê bình sân khấu cho tờ Daily Cat - một tờ báo ngày của sinh viên.

    Tôi viết một màn kịch - một trong những vở kịch đầu tiên của nhà hát thuộc trường đại học.

    Tôi diễn trong vở kịch của khoa kịch nghệ dàn dựng.

    Những tia lửa sáng tạo được hun đức từ những chồng đĩa tôi rửa, từ những đống tã tôi giặt, từ những công việc cực nhọc… đã bừng cháy lên. Tôi không còn nhớ nhiều những gì mình đã học ở trường vào những năm xa xưa ấy, nhưng tôi không bao giờ quên niềm vui khi viết và khi diễn dịch.

    Và tôi luôn nhớ đến bài học của giáo sư Jayne: Hãy biết rằng bạn vẫn còn chưa khui hết năng lực ở trong bạn. Rằng bạn phải dùng chúng, ngay cả khi bạn có được chúng mà không cần phải nỗ lực. Rằng chính bạn, và chỉ có bạn mới định được một tiêu chuẩn thế nào là xuất sắc cho mình.
  10. nguoibinhthuong1980

    nguoibinhthuong1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thần Hạnh Phúc

    Có một cậu bé muốn được gặp Thần Hạnh Phúc.

    Cậu bé nhét quần áo vào một chiếc balô bé xíu, cùng một hộp bánh quy và một lon nước ngọt rồi lên đường.

    Đi được qua ba khu phố, cậu bé bỗng nhìn thấy một cụ già. Cụ ngồi trong công viên, nhìn chăm chăm lũ chim bồ câu. Trông bà cụ có vẻ buồn và xanh xao... Cậu bé lại gần bà cụ, lấy hộp bánh và lon nước ngọt trong balô ra mời. Bà cụ lúc đầu hơi ngại ngần, nhưng rồi bà cũng nhận lấy những chiếc bánh và mỉm cười. Nụ cười của bà ấm áp tới mức làm cho cậu bé không thể không vui vẻ theo... Họ ngồi trong công viên cả buổi chiều, ngắm cảnh và mỉm cười, nhưng không ai nói lời nào...

    Trời gần tối, cậu bé thấy mình bắt đầu mỏi và phải ra về. Bà cụ ôm lấy cậu bé trước khi cậu rời khỏi công viên. Một nụ cười tươi thay cho lời chào tạm biệt...

    Khi cậu bé về đến nhà, bà mẹ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy khuôn mặt cậu bé sáng bừng.

    - Con có chuyện gì mừng rỡ thế? - Bà mẹ hỏi cậu bé.

    - Hôm nay con đã tìm được Thần Hạnh Phúc. Con còn ăn trưa với bà ấy nữa! - Cậu bé hào hứng.

    Cũng trong lúc đó, bà cụ trở về nhà. Con trai bà ra mở cửa và hỏi:

    - Mẹ ơi, hôm nay trông mẹ có vẻ vui???

    Bà cụ đáp:

    - Trưa nay mẹ đã ăn bánh với Thần Hạnh Phúc. Con biết không, vị thần này trẻ hơn mẹ tưởng rất nhiều...

    Hạnh phúc giản dị hơn chúng ta tưởng nhiều... đôi khi chỉ là cảm giác mình được hiểu và chia sẻ, dù chỉ trong im lặng...

Chia sẻ trang này