Hãy luôn là chính mình!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Binh Yen, 29/03/2015.

8144 người đang online, trong đó có 1047 thành viên. 11:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 210991 lượt đọc và 2179 bài trả lời
  1. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.646
    Binh Yên Khoẻ chứ ạ, lâu rùi không gặp dạo này đầu tư thành công ha.>:D<:drm1
    chilee, HoaTuBiBinh Yen thích bài này.
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    169.535
    Từ trong mâu thuẫn, dễ dàng nhận ra người quân tử và kẻ tiểu nhân
    21/07/2016 Gửi bình luận 3,161 lượt xem Bản In T+ T-

    [​IMG]
    Người quân tử tự trách mình, kẻ tiểu nhân chỉ trách người (Ảnh minh họa/Nguồn: Sưu tầm)
    Tại thời điểm hai người có phát sinh mâu thuẫn, bạn sẽ chỉ trích khuyết điểm và mâu thuẫn của người khác hay là tự nhìn nhận lại bản thân mình xem có thiếu sót gì không? Từ hai cách làm bất đồng này có thể nhìn ra cảnh giới tu dưỡng của một người.

    Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non”, cho nên trong cuộc sống bất luận là mâu thuẫn nào giữa hai người thì cũng không thể chỉ do một bên có cảnh giới tu dưỡng không cao tạo thành. Kỳ thực, hai bên có liên quan đều cần phải xem xét lại bản thân mình. Bởi vì khi đối mặt với tranh chấp, mâu thuẫn, lựa chọn cách tự trách mình hay trách người thì sẽ lập tức quyết định kết quả cuối cùng của chuyện này.

    Trong “Luận Ngữ” của Khổng Tử có nhiều chỗ viết về vấn đề trách mình và trách người. “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”, (Tạm dịch: Người quân tử trách mình, tiểu nhân trách người), “Cung tự hậu nhi bạc trách vu nhân, tắc viễn oán hĩ” (Tạm dịch: Người tự mình nhận lấy nhiều mà ít trách người, thì sẽ tránh xa được điều oán hận”.

    Khổng Tử cho rằng, người mà nghiêm khắc với bản thân và khoan dung độ lượng với người khác thì mới có thể tránh xa được oán hận cùng thị phi.

    Sự khác biệt giữ bậc thánh hiên và người thường khác chính là ở chỗ trách mình hay trách người. Họ luôn dùng lòng khoan dung độ lượng mà tha thứ lỗi lầm của người khác.

    Khi phát sinh mâu thuẫn trong mối quan hệ nhỏ giữa người với người, và mối quan hệ lớn hơn là giữa các quần thần, quốc gia, nếu như hai bên đều tự nhìn lại mình thì bất luận là mâu thuẫn nào đi nữa cũng không khó giải quyết. Còn nếu như chỉ trách cứ đối phương, không soi xét lại bản thân mình thì sẽ càng ly gián, oán hận càng tích càng sâu, thậm chí mâu thuẫn trở nên kịch liệt và phá tan mối quan hệ giữa đôi bên.

    Trong cuộc sống, ai ai cũng có rất nhiều việc không hài lòng, thậm chí nhiều nỗi bất hạnh mà đều có nguyên nhân từ phát sinh mâu thuẫn mà thành. Thực sự là một kết quả không đáng có!

    Một người nếu như có thể thường xuyên kiểm tra lại bản thân, vì người khác mà suy nghĩ nhiều hơn một chút thì sẽ tránh cho rất nhiều những cuộc tranh cãi và mâu thuẫn trở nên gay gắt, như thế tâm thái của người ấy có thể bình thản và tường hòa hơn. Người ấy có thể vì người khác, vì quần thể, vì xã hội mà tạo ra được một hoàn cảnh sống hòa thuận và hạnh phúc.

    Văn hóa truyền thống của Trung Hoa nói riêng rất coi trọng đức tính khiêm tốn, nhường nhịn nhưng dưới sự giáo dục lừa dối, phản truyền thống đã khiến cho nền văn hóa tốt đẹp ấy bị hủy hoại không còn chút gì.

    Vào năm 2005, trên đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc một người phụ nữ bán vé số và một bé gái vừa tròn 14 tuổi phát sinh tranh cãi. Hai bên không ai chịu nhường ai. Người phụ nữ bán vé số đã ra tay, đánh bé gái kia khiến bé gái ngất xỉu và cuối cùng tử vong, người phụ nữ kia cũng bị pháp luật trừng trị. Nếu như khi ấy, hai người chỉ cần thật lòng nói lời xin lỗi về phía nhau thì kết cục đã hoàn toàn trái lại.

    Bởi vậy có thể thấy được rằng, một mực oán hận người khác, chỉ trích người khác thì chính là đang che giấu và phóng túng cho sai lầm của mình, trốn tránh trách nhiệm của mình. Như vậy chỉ khiến cho mâu thuẫn giữa người với người lớn hơn, sâu hơn và ngăn cách hơn.

    Tự xét lại mình chính là kiểm điểm sâu sắc lỗi lầm của bản thân mình, hơn nữa tự trách mình còn là lời xin lỗi đối với người khác.

    Khi giữa người với người phát sinh mâu thuẫn, xung đột, chỉ có tự xét lại, áy náy và tự trách mình mới có thể hóa giải được mâu thuẫn, biến mâu thuẫn thành tường hòa, biến “chiến tranh thành tơ lụa”. Vì vậy trách người không bằng trách mình!

    Người quân tử xưa nay đều tự xét lại bản thân mình, kẻ tiểu nhân không nhìn lại bản thân mình mà thường xuyên oán trời trách đất, trách người, trong lòng tràn đầy bực tức.

    Một chính nhân quân tử, thường xuyên tìm những thiếu sót ở bản thân mình mà không trách cứ người, khi đó người ấy dù không tu đạo nhưng đã ở trong đạo rồi!

    (Sưu tầm)
    chilee, HoaTuBi, SuSuCaRot1 người khác thích bài này.
  3. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    169.535
    Khổng Tử dạy 9 điểm dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân
    [​IMG]
    Người quân tử lòng rộng rãi mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng tâm địa thì nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. (Ảnh minh họa/ĐKN chỉnh sửa)
    Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.

    Từ xưa đến nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến. Vậy như thế nào để dễ dàng nhận ra quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử dạy chúng ta nhìn vào 9 điểm dưới đây:

    1. Trí tuệ
    Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ.

    Người quân tử lòng dạ luôn quang minh chính đại, sáng sủa, rộng rãi, thần định, khí an. Kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.

    Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui cho nên họ “ngẩng lên không xấu hổ với trời, cúi xuống không thẹn với đất”. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn cảm thấy người khác không đúng, xã hội không đúng với mình, cảm thấy người khác hơn mình là không thể chịu được nên luôn toan tính.

    2. Kết giao bạn bè
    Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.

    Làm như vậy là bởi vì, người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người.

    Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với những người có cùng tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, để làm những điều sai trái, hại người lợi mình.

    3. Tiêu chuẩn
    Người quân tử hiểu rõ nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ lợi. Ý nói người quân tử coi trọng đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn.

    Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề, lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào.

    4. Lời nói và hành vi
    Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ h ọa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.

    Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng lòng.

    5. Khí chất
    Người quân tử rộng rãi mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. Hơn hai ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn khí chất” để phân biệt người.

    Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “khí định thần nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, luôn công kích người khác.

    6. Chí hướng
    Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới. Cũng có giải thích rằng, người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng cao minh còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đi xuống.

    Người xưa nói, làm người, chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì được gọi là “thượng đạt”, còn đặt ở nơi thấp thì được gọi là “hạ đạt”. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một sa sút.

    7. Truy cầu
    Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn cân nhắc để không phạm pháp, vi phạm đạo đức, kẻ tiểu nhân làm mọi cách để giành được lợi ích cho bản thân.

    Chính vì vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt, còn kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá hơn điều nhận được.

    8. Phẩm chất
    Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân xem có tội lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.

    Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.

    9. Lựa chọn
    Người quân tử cho dù ở vào bước đường cùng vẫn kiên trì nguyên tắc làm người, kẻ tiểu nhân gặp lợi ích liền làm xằng làm bậy. Dựa vào cách lựa chọn cũng có thể nhìn ra quân tử và ngụy quân tử. Càng là ở vào hoàn cảnh khó khăn cực điểm, càng có thể nhìn thấu được phẩm chất của một người.

    (Sưu tầm )
    chilee, HoaTuBi, SuSuCaRot1 người khác thích bài này.
  4. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    169.535
    chilee, HoaTuBi, SuSuCaRot2 người khác thích bài này.
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    169.535
    Trước Thu

    Lại đành lòng trốn gió heo may
    Sợ thu đến nên hàng cây trút lá
    Chút sương giăng cũng đủ làm buốt giá
    Cây vốn mềm, thoáng gió cũng lao xao.

    Lại cũng đành trốn cả mưa ngâu
    Sụt sùi thế làm sao chịu nổi
    Bão cứ đến như mình vô tội
    Ta biết tìm ấm áp ở nơi đâu!

    Muốn trốn luôn cả một trời sao
    Nhập nhòa thế làm sao thành hi vọng
    Bầu trời cứ cao xanh và rộng
    Nên kiếp người cứ mãi chênh vênh.

    Không đành lòng trốn cả thời gian
    Nên chậm trễ trước con tàu đông khách
    Phút trốn chạy cho một đời nuối tiếc
    Lá thu nào xao xác cả mênh mang!

    -ST-
    [​IMG]
    chilee, SuSuCaRottraderdoclap thích bài này.
  6. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Học thuyết của thánh Khổng cũng hay nhưng cách nhìn hơi phiến diện, 1 chiều.
    Nhiều lúc đi đến cực đoan.
    Mình thích cách nhìn của Lão tử và Trang tử.
    Gần gũi, thuận theo tự nhiên.
    chilee, khoaita2009, SuSuCaRot1 người khác thích bài này.
  7. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    169.535
    Ok tks traderdoclap ! @};-
    Đúng vậy bạn ạ nhưng mình nghĩ rằng , mỗi người đều có chánh kiến của mình nên khi đọc hay nghe bất cứ điều gì , ta chỉ nên giữ lại và học hỏi những cái đúng và hay thôi . Còn lại ...cho qua , hi hi ...
    Đối với những học thuyết của Khổng Tử , hay khi nghe bất cứ một bài pháp thoại nào ... , mình cũng chỉ nhớ những điều mình tâm đắc , còn thì ...quên hết chẳng nhớ gì cả :))

    Mình kg ngờ bạn hiểu về đạo rất sâu đấy . Rất mong được học hỏi bạn , @traderdoclap ... hi hi ... @};-
    chilee, HoaTuBi, khoaita20092 người khác thích bài này.
  8. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    @traderdoclap >:D:D:D< [/B]Nhà văn Kim Dung cũng có vẻ như rất muốn truyền tải triết lý của Lão Tử trong triết lý của Độc cô cửu kiếm chính là sự linh hoạt, không ép mình vào những quy tắc cứng nhắc, dựa trên các triết lý của triết học Lão giáo, dạy con người sống linh hoạt theo các quy luật của thiên nhiên...:-?
    Last edited: 30/08/2016
    chilee, HoaTuBi, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  9. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    169.535
    Hôm nay , đọc trên cafef có bài này khá hay , post để chúng ta đọc và suy ngẫm nhé !

    9x1=7: Hãy cứ sai đi vì cuộc đời cho phép :D:D:D

    [​IMG]
    Trong cuộc sống, ai cũng mắc sai lầm, nếu trên đời không có những sai lầm sẽ không có những thứ thành công tuyệt vời.

    "Tôi là con người, tôi phạm sai lầm, chẳng có gì sai vì con người đều phạm sai lầm", đây có lẽ là một trong những câu nói được phát biểu nhiều nhất mỗi khi nhắc tới con người cùng sai lầm .

    Chúng ta phạm sai lầm, chúng ta đứng lên từ những sai lầm đó và rồi chúng ta phát triển tốt hơn. Sai lầm là thứ không thể tránh khỏi trong cuộc sống nên đừng nhìn nó như cột mốc đen tối trong cuộc đời mà nó chính là cơ hội để mở ra nhiều cánh cửa tươi sáng hơn.

    [​IMG]
    "Đúng, tôi phạm sai phầm, nó được gọi là con người"

    Một câu chuyện được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội vài ngày gần đây là ví dụ điển hình nhất.

    Có một giáo viên dạy học, trong một giờ dạy của mình cô viết lên bảng:

    9 x 1 = 7

    9 x 2 = 18

    9 x 3 = 27

    9 x 4 = 36

    9 x 5 = 45

    9 x 6 = 54

    9 x 7 = 63

    9 x 8 = 72

    9 x 9 = 81

    9 x 10 = 90

    [​IMG]
    Sau khi viết xong, quay xuống nhìn học trò, tất cả chúng đều cười khúc khích vì cô giáo viết sai bảng cửu chương, những phép tính tưởng chừng mọi giáo viên phải nằm lòng rồi mới phải, đã thế lại còn viết sai ngay dòng đầu tiên. Mặc dù vậy, cô giáo mặc tràng cười khoái trá của học sinh ôn tồn đáp lại:

    "Cô đã cố ý viết sai hàng đầu tiên, vì cô muốn các em học một điều quan trọng hơn học toán: Đó là một thực tế phũ phàng của thế giới này. Các em có thể thấy rằng tôi viết đúng 9 lần, nhưng chẳng có ai khen ngợi tôi về điều đó cả. Nhưng chỉ cần tôi viết sai một lần, tôi sẽ bị cười cợt chỉ trích. Đó là bài học của hôm nay.

    Tôi muốn các em nhớ rằng thế giới có thể sẽ chẳng thèm khen ngợi hay trân trọng dù các em đã làm đúng hàng triệu lần, nhưng sẽ sẵn sàng tấn công các em ngay khi các em làm sai dù chỉ một lần. Nhưng đừng nản lòng, đừng thất vọng. Hãy mặc những chỉ trích đó và tiếp tục làm những điều các em cho là đúng".

    Bạn nhận thấy gì trong câu chuyện phía trên? Cho dù chúng ta có làm hàng trăm, hàng nghìn điều đúng, chẳng có ai quan tâm hay khen ngợi những điều chúng ta làm đúng cả, thế nhưng chỉ với một hành động sai, cả xã hội sẵn sàng cười vào mặt chúng ta.

    [​IMG]
    Đừng đi tìm thứ gọi là hoàn hảo hay thành công chóng vánh vì trên đời kể cả viên ngọc đẹp nhất cũng có lỗi và thành công chẳng bao giờ đến nếu con người không phạm sai lầm hay thất bại.

    Con người luôn thích chỉ trích người khác vì ai cũng có cái tôi, ai cũng cho rằng mình đúng và hơn người. Chỉ trích người khác tạo cho họ có cảm giác bề trên, được đặt mình vào vị trí cao hơn trong xã hội, chính vì thế họ chẳng ngại buông lời chê bai, tiếng xấu cho dù ở phía còn lại của câu chuyện, người bị chỉ trích chẳng thấy vui vẻ chút nào.

    Ngược lại, những lời khen ngợi lại là thứ hiếm gặp trong cái xã hội hiện tại này, khen người chứng tỏ bản thân không được như người khác, hành động tưởng chừng đẹp đẽ này thực chất lại phải hạ mình để đề cao người ta. Đó là sao chúng ta chẳng mấy khi nhận được lời khen.

    Thế nhưng, nếu sống cả đời chỉ mong muốn được khen, cuộc sống đó có khổ sở không khi mà lúc nào cũng phải đi tìm sự hoàn hảo, cuộc sống đó có phức tạp không khi mà luôn phải o ép mình vào khuôn mẫu mà quên đi sự tự do cá nhân và đơn giản hơn cả đó chính là khả năng trở thành một con người, một cỗ máy phạm sai lầm tự nhiên?

    [​IMG]
    Mỗi con người là một cỗ máy tạo sai lầm tự nhiên, đừng để nó làm ảnh hưởng đến bạn, hãy cứ làm những thứ mà bạn cho là đúng, mặc kệ những chỉ trích của xã hội vì đó là thứ họ luôn chờ đợi để làm.

    Giống với câu chuyện đi tìm thành công, nếu cứ ngại thực hiện và chờ đợi cơ hội tuyệt vời nhất, cả đời bạn sẽ chẳng làm được gì. Thế nhưng thành công được tạo nên sau một chuỗi những thất bại, nếu không thất bại, sẽ chẳng có những thành công lộng lẫy và thế giới cũng chẳng bao giờ có được những thứ tuyệt vời như thế này.

    Xin hãy nhớ rằng: Chúng ta là con người, trong cuộc sống có thể chúng ta làm nhiều điều sai khiến bản thân ân hận và ước mình có cơ hội để quay trở lại. Thế nhưng, cuộc sống không phải trò chơi, nó vẫn tiếp diễn chẳng chờ ai cả. Mặc dù vậy, hãy nhìn lại những sai lầm đã mắc, chẳng phải nó đã hình thành nên một con người như thời điểm hiện tại sao? Hãy cứ sống đi, cứ phạm sai lầm đi và biến nó thành bài học, thành những kỉ niệm đáng nhớ. Chúng ta là con người và hãy cứ sai đi vì cuộc đời cho phép.

    [​IMG]
    Nếu là con người, hãy cứ sai đi vì cuộc đời cho phép.

    (Trí thức trẻ/CafeBiz)
    chilee, HoaTuBi, Vuthanhnguyen1 người khác thích bài này.
  10. tinh tam

    tinh tam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    20.733
    chilee, HoaTuBi, khoaita20091 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này