HBB thuộc nhóm nào??? thông tin của tôi......và pak nào có thông tin phản biện có cơ sở chút nhé....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi choinhudien1, 22/02/2012.

2935 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 05:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 18034 lượt đọc và 311 bài trả lời
  1. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    SCIC, CTG, DAB[r2)]
  2. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    nghe nói năm trong 15 cổ phiếu của sàn HNX mang đi giới thiệu cho TÂY, TÀU mà:)):)):)):)):)):)):)):))
  3. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    'Thâu tóm ngân hàng cần sự minh bạch'

    22/02/2012 | 15:02
    Việc mua, thâu tóm ngân hàng sẽ có những tác động tiêu cực nếu không có sự minh bạch hoặc phản ứng từ phía bị mua.

    Toàn cảnh vụ thâu tóm Sacombank

    Ernst & Young dự báo lạm phát 2012 khoảng 11,5%

    Ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam cho rằng, việc thâu tóm, mua - bán, sáp nhập giữa các ngân hàng là một hiện tượng tất yếu và chắc chắn sẽ xảy ra.

    - Việc các cổ đông lớn nằm trong ban điều hành ngân hàng sử dụng nhân viên đi gom phiếu bầu (đề nghị làm đại diện cho các cổ đông khác) có phải là hành vi được phép không?

    - Tôi cho rằng việc người ta đi vận động là quyền tự do của các cổ đông. Các nhà đầu tư có thể tự thuê người đi vận động phiếu bầu của riêng mình. Với điều kiện, họ phải làm bằng nguồn lực của riêng mình chứ không phải mượn các nguồn lực của tổ chức

    Ông Trần Đình Cường cho rằng việc thâu tóm ngân hàng cũng là một động thái tích cực. Ảnh: Thanh Lan.


    - Quá trình thâu tóm một ngân hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các cổ đông của cả hai nhà băng đó?

    - Về mặt tích cực, cổ đông của cả bên đi mua lẫn bên bị thâu tóm có thể sẽ thấy tin tưởng hơn ở doanh nghiệp mình đang sở hữu nếu họ thấy có sức mạnh cộng hưởng. Ngược lại, nếu họ thấy toàn sự chống đối hoặc bản thân bị o ép, sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nếu chán nản, họ có thể bán tống bán tháo cổ phiếu, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá trị của cả hai bên thâu tóm và bên bị mua.

    Với các tổ chức tài chính ngân hàng, phần lớn nguồn vốn đều là vốn huy động. Nếu để người dân mất tin tưởng, thì hệ quả là khó lường. Do đó, sự minh bạch đối với kể cả ngân hàng bị thâu tóm và ngân hàng thâu tóm cần phải luôn đặt lên hàng đầu.

    - Việc hợp nhất các ngân hàng yếu có thể tạo nên một sức mạnh lớn nhưng việc sáp nhập các nhà băng cùng mạnh, có cùng một chiến lược phát triển, theo ông có phản tác dụng?

    - Nếu không phải một cuộc mua bán - sáp nhập tự nguyện, quá trình này có thể xảy ra nhiều khó khăn, trong đó có thể vấp phải sự kháng cự, phòng thủ từ phía bên bị thâu tóm. Ngoài ra, hai ngân hàng có những khác biệt về văn hóa kinh doanh, hệ thống mạng lưới và những sự trùng lắp dẫn đến quá trình hoạt động của ngân hàng sau hợp nhất không hiệu quả.

    - Một quá trình mua bán, thâu tóm ngân hàng diễn ra đồng thuận, tốt đẹp, mất bao lâu để quá trình tái cơ cấu trong ngân hàng mới được hoàn thành?

    - Theo tôi cũng phải mất từ 1 – 5 năm để hoàn toàn hợp nhất và ngân hàng đó hoạt động như một cơ thể hoàn thiện. Sẽ có thời gian dài cho sự kháng cự, thay đổi, đào thải rồi thống nhất. Nếu hai tổ chức với nền văn hóa, chiến lược kinh doanh gần nhau, hệ thống ít trùng lắp thì quá trình này sẽ nhanh hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, khó có thể hoàn thành trong 1 năm. Nhanh nhất cũng khoảng 3 năm và chậm là 5 năm.

    - Ông đánh giá như thế nào về xu hướng đổi chủ ngân hàng ở Việt Nam?

    - Việt Nam những năm gần đây cũng có lác đác nhưng việc thâu tóm lẫn nhau gần như chưa xảy ra, trừ trường hợp sáp nhập bắt buộc theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước hoặc tự nguyện. Ngoài ra vẫn có tình trạng ngân hàng này mua cổ phần của ngân hàng kia có tham gia vào công tác chỉ đạo, điều hành của nhau.

    Xu hướng đổi chủ ngân hàng là tất yếu, điều này được các chuyên gia kinh tế dự báo từ nhiều năm trước. Lúc này chỉ là thời điểm hội tụ để các hiện tượng này diễn ra một cách nhanh chóng hơn, tự nguyện hơn. Chủ yếu là các cổ đông mua cổ phiếu ngân hàng.

    - Các vụ thâu tóm ngân hàng trên thế giới diễn ra như thế nào, thưa ông?

    - Ở các nước phát triển, những việc đổi chủ ngân hàng xảy ra khá phố biến và pháp luật của họ quy định rất chặt. Do đó, những sai phạm, hành vi cố tình làm trái, trục lợi cá nhân trong quá trình này ít xảy ra. Trong thời gian khủng hoảng ở Mỹ, mấy trăm ngân hàng phá sản nhưng gần như không nghe thấy trường hợp nào người điều hành các nhà băng trục lợi từ việc này cả.

    Ở Việt Nam gần như chưa có tiền lệ. Quá trình này còn nhiều mới mẻ và có thể gây băn khoăn cho cộng đồng. Chúng ta cần xác định đây là quá trình bình thường.

    Thanh Thanh Lan
  4. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    Những đại gia ngân hàng trên sàn chứng khoán

    22/02/2012 | 11:05
    Phần lớn đại gia ngân hàng đứng vị trí cao trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán.

    100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2011

    30 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán 2011

    Những đại gia Việt khởi nghiệp từ Đông Âu
    Nguyễn Đức Kiên (1963) – Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB

    Hầu như chỉ được biết đến vai trò là một người tâm huyết với bóng đá và không còn giữ chức vụ cụ thể nào trong ban lãnh đạo Ngân hàng Á Châu (ACB) nhưng ông Kiên vẫn là nhân vật đầy quyền lực đối với nhà băng này cũng như trong ngành ngân hàng. Khi Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội làm đội chủ nhà, có thể dễ dàng nhận thấy sân bóng được bao kín bởi bảng hiệu với logo của 5 ngân hàng: ACB-Eximbank-Đại Á-Vietbank-Techcombank.



    Gia đình ông Kiên hiện nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB, là gia đình giàu thứ 5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 với tổng lượng cổ phiếu ACB trị giá gần 2.000 tỷ đồng. Ông cùng vợ là bà Đặng Ngọc Lan đều đứng trong top 20 người giàu nhất thị trường chứng khoán.
    Hồ Hùng Anh (1970) – Chủ tịch Techcombank

    Ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT của Techcombank từ năm 2008, trước đó đã có 5 năm tham gia HĐQT của nhà băng này. Ông Hùng Anh cùng ông Nguyễn Đăng Quang là những người gây dựng nên Tập đoàn Masan. Hiện ông Hùng Anh vẫn giữ chức Phó chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.



    Năm 2011, ông Hồ Hùng Anh là người giàu thứ 7 trên thị trường chứng khoán với 3,84% cổ phần của Tập đoàn Masan trị giá gần 1.800 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Hùng Anh cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nắm giữ khoảng 3% cổ phần của Techcombank. Năm ngoái, ông này đã nhận lời bầu Kiên đảm nhận vị trí Phó chủ tịch của Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.
    Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch ngân hàng SHB

    Giống như bầu Kiên, bầu Hiển – ông Đỗ Quang Hiển - nổi tiếng vai trò "ông chủ" của 2 đội bóng Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng hơn là Chủ tịch Ngân hàng SHB hay Chủ tịch Tập đoàn T&T. Năm 2006, ông Hiển cùng Tập đoàn T&T đã thực hiện mua lại Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái, sau đó đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB).



    Hiện ông Hiển trực tiếp nắm giữ 22 triệu cổ phiếu SHB, tương đương 4,58% cổ phần của nhà băng này. Hiện tại, thị giá của SHB chỉ còn 7.600 đồng một cổ phiếu, tuy vậy thì cũng đã tăng 33% so với cuối năm 2011. Ông Hiển cùng SHB đã gây dựng được một hệ thống định chế tài chính bao gồm cả Ngân hàng (SHB)-Công ty chứng khoán (SHS)-Công ty quản lý quỹ (SHF)-Bảo hiểm (SVIC).
    Hà Văn Thắm (1972) – Chủ tịch Ocean Bank

    Sinh năm 1972, ông Hà Văn Thắm là một trong những doanh nhân trẻ và giàu có nhất trên thị trường chứng khoán. Năm 2011, ông Thắm là người giàu thứ 12 trên thị trường chứng khoán với lượng cổ phiếu OGC trị giá gần 870 tỷ đồng. Ngoài Ocean Bank, ông Thắm còn là Chủ tịch của một loạt công ty thuộc hệ thống Tập đoàn Đại Dương như Ocean Group, Ocean Hospitality, Ocean Securities…


    Đặng Văn Thành – Chủ tịch Sacombank

    Lãnh đạo ngân hàng Sacombank từ khi thành lập (năm 1994) đến nay, ông Thành là một trong những người có thâm nhiên nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Ông Thành và con trai là ông Đặng Hồng Anh hiện nắm giữ 7,43% cổ phần Sacombank. Năm 2011, hai người lần lượt xếp ở vị trí thứ 21 và 23 trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.



    Không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng, gia đình ông Thành còn nổi tiếng trong lĩnh vực mía đường. Thành Thành Công – công ty do vợ ông Thành làm chủ tịch – là một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành mía đường và nắm cổ phần lớn tại nhiều công ty đường khác như Bourbon Tây Ninh, Đường Ninh Hòa, Đường Biên Hòa… Với việc Eximbank đã có được hơn 51% quyền biểu thì vị trí Chủ tịch Sacombank của ông Đặng Văn Thành hiện khá "lung lay".
    Nguyễn Văn Bảng (1950)– Chủ tịch Habubank



    Lãnh đạo ngân hàng Habubank từ năm 1995, ông Bảng cũng là một trong những người có thâm niên nhất trong ngành ngân hàng. Gia đình ông Bảng hiện nắm giữ khoảng 10% cổ phần của nhà băng này. Với thị giá chỉ còn 4.800 đồng, hiện HBB là cổ phiếu thấp giá nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng.
    Đặng Thành Tâm (1964) - Thành viên HĐQT Navibank

    Dù không giữ chức chủ tịch của ngân hàng nào nhưng Tập đoàn SGI do ông Tâm làm chủ nắm giữ cổ phần chi phối tại 2 ngân hàng là Navibank (NVB) và Western Bank. Ông Tâm giữ chức thành viên HĐQT của Navibank và nắm giữ 4,9% cổ phần của ngân hàng này. Trong khi bà Nguyễn Thị Kim Thanh - vợ ông - nắm giữ khoảng 6% cổ phần Navibank và 10% Western Bank.



    Năm 2011, ông Tâm đứng ở vị trí thứ 9 trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán với lượng cổ phiếu trị giá gần 1.400 tỷ đồng - mất gần 2.700 tỷ đồng so với năm 2010. Cũng trong năm 2011, ông Tâm cùng chị gái là bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo - đã được bầu làm đại biểu quốc hội khóa XIII.
    Ông Lê Quang Tiến (1958) - Chủ tịch Tiên Phong Bank

    Ông Tiến được biết đến với vai trò là Phó chủ tịch FPT hơn là Chủ tịch của Tiên Phong Bank. Từng là một trong những cổ đông lớn nhất của FPT nhưng do nhiều lần bán ra cổ phiếu nên hiện ông Tiến chỉ còn nắm giữ gần 2,5 triệu cổ phiếu, tương đương 1,15% vốn điều lệ của FPT.



    Ông Tiến cũng nắm giữ 0,38% cổ phần của Tiên Phong Bank. Mới đây, ông Đỗ Minh Phú cùng tập đoàn Doji đã đầu tư nắm giữ 20% cổ phần của ngân hàng này.

    (Theo TTVN)
  5. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    Nguyễn Văn Bảng (1950)– Chủ tịch Habubank



    Lãnh đạo ngân hàng Habubank từ năm 1995, ông Bảng cũng là một trong những người có thâm niên nhất trong ngành ngân hàng. Gia đình ông Bảng hiện nắm giữ khoảng 10% cổ phần của nhà băng này. Với thị giá chỉ còn 4.800 đồng, hiện HBB là cổ phiếu thấp giá nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng.

    >>>>>>>>>>>>>>>>>> nhóm 4 hả:)):)):)):)):)):)):)):)):))
  6. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Cẩn thận rách mồm đấy[:D]
  7. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    ý pak là cẩn thận ko tiền thiên hạ rơi vào túi mình à???=))=))=))=))=))=))=))
  8. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Bác Hồ cũng Canh Dần đấy[:D]
  9. xiclohoavien

    xiclohoavien Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Đã được thích:
    6.300
    e là khi ra tin là tháo cống đấy chú vì ai còn dám GTK mấy ngân hàng này nữa....trong khi toàn lấy huy động ngắn cho vay BDS
    dài hạn....=> rùi sẽ phải tự hạ mình sáp nhập với giá rẻ bèo chứ k thì phá sản.....còn các chú mơ thâu tóm a thấy buồn cười thâu tóm 1 NH làm ăn tốt như STB thì hợp lý chứ sáp nhập với 1 thằng sắp chết thì ĐK phải bèo thì may ra mới có a lớn giang tay cứu vớt!!
  10. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.731
    Chắc bác ý hàng sắp về nên ngày phải lập đủ 3 bài PR để bán được giá:))

Chia sẻ trang này