1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

HBB thuộc nhóm nào??? thông tin của tôi......và pak nào có thông tin phản biện có cơ sở chút nhé....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi choinhudien1, 22/02/2012.

5573 người đang online, trong đó có 546 thành viên. 20:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18088 lượt đọc và 311 bài trả lời
  1. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    nhìn STB làm gương 12>>>22 nhé....tuy nhiên HBB sẽ có định đoạt nhanh gọn hơn nên có thể phi nhanh hơn;));));));))
  2. nghenhanvdb

    nghenhanvdb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Không đơn giản vậy đâu bác! Câu trả lời của bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay đều là "Giá tăng ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, theo xu thế tăng chung của cả TT", nhưng đi kèm đó là sự chú ý của các cơ quan quản lý, nhiều nghi ngờ, nhiều uộc kiểm tra, yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ về cổ đông đang nắm giữ...cũng khốn khổ lắm. Tốt nhất là nên tránh!
  3. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    riêng với HBB ko giải trình đơn giản vậy được..............:)):)):)):)):))
    >>> nếu giải trình vậy thì đánh giá của HDQT mới với ban GD thế nào nhỉ???[-X[-X[-X[-X
  4. saigonvangem

    saigonvangem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2010
    Đã được thích:
    1.039
    em này không giống STB đâu chú ah, thằng EXIM mà không tóm đc STB nó xả ra chỉ có đi ăn mày, còn em này chưa em ai dòm ngó tơi nó, nên tương lai tươi sáng hơn:)>-:)>-:)>-
  5. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    tương lai HBB sẽ tươi sáng hơn STB....xét về yếu tố chính trị ổn định và tăng trưởng về giá nhé:-*:-*:-*:-*
  6. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    Nỗi lo thâu tóm bao trùm sàn chứng khoán




    [​IMG]
    Chiêu của nhóm cổ đông nắm quyền kiểm soát hay làm là thâu tóm xong bèn thay HĐQT, thay người điều hành và hủy niêm yết cổ phiếu.
    Sự kiện Sacombank - Eximbank đang được nhiều doanh nghiệp (DN) niêm yết trên sàn chứng khoán bàn tán, thậm chí lo lắng. Nỗi lo càng lớn khi mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2012 sắp diễn ra đại trà.
    Kết cục “buồn”
    Hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A) mới rộ lên thời gian gần đây. Tuy vậy, các vụ thâu tóm nhau đã bộc lộ trong những mùa đại hội cổ đông trước.
    Vụ tranh chấp giữa các nhóm cổ đông lớn tại một DN thuộc ngành bông vệ sinh-y tế hai năm về trước là một ví dụ. Lúc đó, công ty này niêm yết trên sàn nhưng liên tục vi phạm pháp luật về công bố thông tin và báo cáo gian dối khi khai lỗ thành lãi. Sau đó là những ngày dài diễn ra tranh chấp quyền điều hành, kiểm soát công ty giữa tổng giám đốc với cổ đông lớn. Thậm chí, việc tổ chức đại hội cổ đông của DN này cứ phải lùi liên tục vì không đáp ứng đủ điều kiện theo Luật DN. Cao trào gay cấn đến nỗi ngay tổng giám đốc đã bị bãi nhiệm vẫn không chịu bàn giao con dấu và hồ sơ pháp lý công ty. Sự việc được vãn hồi khi UBND TP.HCM và cơ quan ******* can thiệp.
    Mấu chốt vấn đề tranh chấp trên là do công ty sở hữu thương hiệu quá nổi tiếng, có hoạt động chi phối trong ngành bông y tế. Hơn hết, công ty có quỹ đất rất ngon. Kết thúc tranh chấp, cổ đông Nhà nước nắm quyền nhưng hậu quả bi đát: công ty phải hủy niêm yết trên sàn và vất vả khắc phục khó khăn để duy trì hoạt động.
    Một tranh chấp khác nổ ra tại một công ty thuộc ngành xây dựng từ năm 2010 đến cuối năm 2011 cũng thu hút dư luận. Tranh chấp xuất phát khi một nhóm cổ đông lớn bên ngoài (nắm hơn 50% cổ phần) mua gom cổ phiếu, sau đó “lật đổ” ban điều hành, thay tổng giám đốc, bãi miễn thành viên HĐQT và hủy niêm yết cổ phiếu. Các nhà đầu tư cho rằng nhóm cổ đông đã rất chuyên nghiệp khi thấy phần thịt nạc quá ngon của công ty. Đó là thị phần xây dựng chuyên nghiệp mà công ty nắm giữ, kế đến là quỹ đất sạch của DN có ở TP.HCM và các tỉnh. Nhiều chuyên gia chứng khoán đánh giá: Nhóm cổ đông đã tính toán bước đi khá kỹ, kể cả vận dụng nhuần nhuyễn các quy định pháp luật về chứng khoán, DN.
    Nếu nói về hoạt động thâu tóm thì chỉ tính trên sàn chứng khoán đã có khoảng 10 thương vụ đình đám nữa. Con đường vẫn là gom cổ phần chi phối, sau đó tại đại hội cổ đông vận dụng tỉ lệ cổ phần áp đảo để biểu quyết thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông.
    Điều đọng lại từ những phi vụ thâu tóm trên là bao giờ kết thúc cũng không có hậu! Nhóm cổ đông thâu tóm xong, thay được ban điều hành thì tính ngay đến việc hủy niêm yết!
    Tự vệ tiêu cực
    Có hoạt động thâu tóm mua gom cổ phiếu thì ắt DN phải tự vệ. Một trong những cách truyền thống là DN sẽ mua gom cổ phiếu để tăng tỉ lệ nắm giữ cổ phần chi phối. Kế đến là vận dụng các quy định pháp luật để làm chỉ số an toàn bằng những ràng buộc rất chặt: quy định thời gian nắm giữ cổ phần phổ thông của cổ đông lớn muốn tham gia HĐQT, ràng buộc bằng các hợp đồng dân sự quy định mức bồi thường thiệt hại khi người nắm giữ chức vụ chủ chốt ra khỏi vị trí điều hành… Cách tự vệ nữa là tìm hiểu xem tại sao nhóm cổ đông muốn thu gom cổ phiếu công ty, có phải là do các giá trị tính bằng bất động sản, thương hiệu hay đang nắm giữ bí mật công nghệ… hay không. Biết được lợi thế này thì DN sẽ có hướng làm triệt tiêu yếu tố hấp dẫn để cho đối thủ... nhàm chán.
    Tuy nhiên, biện pháp tự vệ nêu trên cũng chỉ là những hình thức rút ra từ sách vở quản trị!
    Thực tế, vấn đề thâu tóm hiện nay khá phong phú. Tổng giám đốc một công ty về hàng tiêu dùng có trụ sở ở TP.HCM nói thật: Dù đã đăng ký công ty đại chúng nhưng hễ nghe đến niêm yết là gia đình của ông bàn ra. Lý do là hiện giá cổ phiếu ở thị trường tự do dao động 3.000-4.000 đồng/cổ phiếu, lên sàn thì giá kỳ vọng cũng chỉ 6.000-7.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra vốn hóa thị trường khoảng 300 tỉ đồng. Nếu có nhóm cổ đông nào đó muốn gom chi phối thì họ bỏ ra 200 tỉ đồng, nắm giữ toàn bộ quyền sinh sát, điều hành công ty. “Cơ nghiệp gầy dựng của gia đình trong bao năm nay buộc chuyển giao cho người khác” - ông nói.
    Chủ một DN về bất động sản ở TP nói: Trước đây vấn đề thâu tóm còn vướng kỹ thuật ở các văn bản quy phạm pháp luật nhưng hiện nay đã khác. “Ngay như Sacombank hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật DN, mặt khác còn bị Luật Các tổ chức tín dụng và hàng trăm quy định pháp luật khác ràng buộc như HĐQT hoạt động theo nhiệm kỳ, phải được thống đốc NHNN phê chuẩn… mà vẫn bị mua gom cổ phần. Cho nên với các DN không hoạt động trong ngành đặc thù, chỉ bị Luật DN, Luật Chứng khoán và điều lệ công ty chi phối thì nguy cơ bị thâu tóm là khá lớn”.
    Chính vì thế đang có một tâm lý tiêu cực phủ vào hoạt động mua bán-sáp nhập. Tâm lý e dè đó lớn đến nỗi nhiều DN ngại niêm yết cổ phiếu lên sàn, thậm chí đã lên sàn rồi thì tìm mọi cách hủy niêm yết.
    Theo Bùi Nhơn
    Pháp luật TP.HCM
  7. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    Những câu chuyện đấu đá, những tin đồn xung quanh càng làm nhà đầu tư hào hứng với cổ phiếu ngân hàng. Không chỉ với STB và EIB, các cổ phiếu khác cũng được “hưởng lợi”. HBB trong tuần qua được mua rất mạnh, giao dịch bình quân 12 triệu cổ phiếu/phiên. Thực tế HBB lãi sau thuế hơn 240 tỷ trong năm 2011, giảm 45% so với năm trước và HBB chưa công bố mình thuộc nhóm nào. Tuy nhiên tại mức giá 5.000 đồng/cp, so với hàng loạt doanh nghiệp lỗ đang ngoi ngóp trên sàn, giá HBB lúc này vẫn hấp dẫn với giới đầu cơ.

    [​IMG]
  8. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    Đáng chú ý, một bộ phận khá lớn ngân hàng trong nhóm 3 (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chỉ 8% trong năm nay) cũng khổ sở không kém vì những lời đồn mà Habubank là một ví dụ.

    Một cán bộ của ngân hàng này trần tình: “Habubank trong thời gian vừa qua gặp rất nhiều tin đồn không tốt. Trong thời điểm khủng hoảng, mặc dù giảm 45% doanh số so với cùng kỳ năm trước nhưng Habubank là ngân hàng đầu tiên công khai lợi nhuận lỗ quý 4/2011. Chúng tôi luôn đề cao sự minh bạch và tự nhìn nhận mình để tiếp tục cải tổ”.


    Theo ông này, dù lỗ trong quý 4 nhưng cân đối cả năm 2011, lợi nhuận Habubank vẫn đạt trên 300 tỷ đồng.

    chính thức nhóm 3!>:D<


  9. BIGBOYSSS

    BIGBOYSSS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2011
    Đã được thích:
    2.213
    HBB mai mốt nó xả cho vỡ mặt,toàn lệnh 500K phang như điên.
  10. choinhudien1

    choinhudien1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    244
    thật ko cả tuần trước thấy toàn phang lệnh 900k đấy...có công cụ soi lệnh ko???[r24)]

Chia sẻ trang này