HDC - mỏ vàng lộ thiên

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duydu, 25/08/2019.

3683 người đang online, trong đó có 244 thành viên. 08:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 63900 lượt đọc và 255 bài trả lời
  1. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
    ôm vài ba năm , quan trọng gì mấy phiên ngắn hạn
  2. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
    1. Bà Rịa-Vũng Tàu

      Diện tích: 1973 km2
      Dân số: 1.148 triệu người (38/63)
      GDP: ~ 16 tỷ USD đã bao gồm dầu khí (Top 3).
      FDI: ~ 27 tỷ USD (Top 4) cao hơn 1.285 lần toàn vùng ĐBSCL.
      Tỷ lệ đô thị hóa: 58% (Top 7)
      Chỉ số hạ tầng: Top 3
      Trung tâm hành chánh: Tp Bà Rịa.
      Thành phố lớn nhất: Tp Vũng Tàu
      Sản lượng thông qua cảng: ~ 70 triệu tấn (Top 3)
      Sản phẩm công nghiệp chủ đạo: Dầu khí, thép, hóa chất, phân bón, Bia Heniken, điện năng...
      Thế mạnh: Du lịch, cảng biển, công nghiệp, hạ tầng giao thông.

      Nếu có một tỉnh vừa là trung tâm du lịch lớn vừa có nền công nghiệp phát triển thì đó sẽ là Bà Rịa-Vũng Tàu. Không chỉ vậy, Bà Rịa-Vũng Tàu còn là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh quốc phòng. Đây là nơi đóng quân của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển vùng 3, Bộ tư lệnh Hải quân vùng 2 với các đơn vị trực thuộc như Lữ đoàn 171, Lữ đoàn tên lửa, lữ đoàn 725, hệ thống nhà giàn DK1. BRVT còn là tên của 1 trong 6 tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam.

      Với tiền thân là đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo (1979-1991), BRVT ngày nay được thành lập trên sự hợp nhất của đặc khu và 3 huyện của tỉnh Đồng Nai, là mặt tiền duyên hải cho cả vùng KTTĐPN. Trong tương lai gần, cao tốc Biên Hòa-VT được xây dựng và tiếp đó là sân bay Long Thành sẽ là những cú hích lớn cho sự phát triển của vùng đất giàu tiềm năng này.

      Tran Choy

      [​IMG]
  3. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
    http://cafef.vn/lan-song-dau-tu-bat...h-duong-ba-ria-vung-tau-20190823092427768.chn
    Làn sóng đầu tư bất động sản đổ về vùng đô thị TP.HCM mở rộng, "nóng" cục bộ ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu
    26-08-2019 - 10:34 AM |Bất động sản


    [​IMG]
    Dòng tiền đầu tư bất động sản đang hướng về một số thị trường như Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Bình Dương...

    Những nơi này đang chứng kiến thị trường bất động sản phát triển khá sôi động. Trong đó, nhu cầu đầu tư vào phân khúc đất nên, nhà phố, biệt thự tại các dự án khu đô thị mới diễn ra khá sôi động.

    Lý do được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá, đó là khu vực này đang được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường cao tốc và sân bay. Khi hoàn thành sẽ hình thành nên một vùng đô thị mới, được xem là sự mở rộng của TP.HCM, kéo theo sức hút về lao động, di dân và nhu cầu của người nước ngoài đến làm việc ở những nơi này do sự phát triển bùng nổ của các nhà máy, khu công nghiệp...

    Tiềm năng vùng kinh tế trọng điểm

    Tp.HCM đang được xem là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là hạt nhân của khu kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trung bình hàng năm, Thành phố đóng góp khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu sách nhà nước.

    Ngoài ra, các tỉnh vùng ven như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai đến nay là những tỉnh công nghiệp. Long An cũng đang dần dần tiến lên thành một tỉnh công nghiệp. Bà Rịa-Vũng Tàu trước là một tỉnh rất nghèo nhưng nay đã hình thành một khu công nghiệp dầu khí và cụm công nghiệp dịch vụ hàng hải lớn nhất cả nước và đang hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực.

    [​IMG]
    Làn sóng dịch chuyển đầu tư của các NĐT phía bắc với BĐS phía Nam ngày càng rõ nét. Ảnh: HV

    Cùng với sự chuyển mình phát triển về kinh tế, nhằm tạo lực đẩy mạnh mẽ cho khu vực kinh tế phía Nam cũng như cả nước, Chính phủ đã quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Tp.HCM và các tỉnh thuộc cả miền Đông lẫn miền Tây Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Trong đó, với vai trò trung tâm kết nối phát triển, Tp.HCM đã đóng vai trò chủ lực cho toàn vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển đổi và phát triển cơ chế kinh tế thị trường dù mức độ lan tỏa chưa như tiềm năng vốn có.

    Theo Tổng cục Thống kê, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 17% dân số, hơn 8% diện tích, sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính hàng đầu và là động lực phát triển năng động của cả nước và có tầm cỡ khu vực.

    Theo quy hoạch của TP.HCM, khu Đông TP.HCM là đô thị vệ tinh của thành phố và được đầu tư mạnh mẽ để triển hạ tầng và hệ thống giao thông như: Sân bay Long Thành, các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường Vành đai 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến metro số 1 từ quận Thủ Đức qua đến thành phố Biên Hòa…


    Hạ tầng khu Đông TP.HCM được chính quyền chú trọng phát triển để mở ra những cơ hội mới thu hút nhà đầu tư về đây phát triển kinh tế cho vùng. Điển hình là Đồng Nai đang được phát triển đồng bộ, kết nối với TP.HCM và các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với chính sách giãn dân ra các vùng ven để giảm tải cho TP.HCM, nhiều dự BĐS ven Sài Gòn được quy hoạch chuyên nghiệp, theo xu hướng tương lai hóa.

    Tận dụng tối đa ưu thế thiên nhiên, quỹ đất của khu lân cận cùng nhu cầu của người sử dụng trong tương lai, các nhà phát triển BĐS tại khu Đông hướng tới quy hoạch các dự án xanh, tối ưu tiện ích. Nhờ việc phát triển nhiều dự án quy mô, bài bản của các chủ đầu tư lớn và uy tín, thời gian qua nhiều nhà đầu tư phía Bắc đã đổ về thị trường các tỉnh vùng ven TP.HCM để “xuống tiền”.

    Đơn cử như dự án Aqua City ở Đồng Nai, được quy hoạch với quy mô 305ha, bao gồm các loại hình: shophouse, nhà phố và biệt thự do Novaland làm chủ đầu tư. Ngoài việc phát triển theo tiêu chí công trình xanh và thông minh, khu đô thị sinh thái Aqua City cũng khá thuận tiện trong kết nối liên vùng và các tiện ích ngoại khu, khi nằm trên trục đường lớn Hương lộ 2 (Ngô Quyền nối dài), gần quốc lộ 51.

    Hay một dự án khác là Waterpoint tại Long An do Nam Long Group làm chủ đầu tư cũng được phát triển theo các tiêu chí tương tự. Trong năm 2019, thị trường các tỉnh vùng ven như Phan Thiết, Hồ Tràm - Bình Châu cũng ghi nhận nhiều dự án nổi trội như Novaworld Phan Thiết, Novaworld Hồ Tràm..vv.

    Làn sóng dịch chuyển đầu tư ngày càng rõ nét

    Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường ở các tỉnh vùng ven TP.HCM có ưu thế là nằm trong các vùng kinh tế trong điểm của phía Nam với tỉ suất sinh lời cao, thanh khoản tốt và có thể nhanh chóng bán ra kiếm lời, đã mang đến hấp lực lớn cho các nhà đầu tư, trong đó không ít nhà đầu tư đến từ phía Bắc. Nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội tìm đến các thị trường này do giá đất ở khu vực này còn thấp.

    Con số ghi nhận thực tế cho thấy các tỉnh vùng ven TP.HCM có giá còn mềm, nhiều dư địa phát triển cùng khả năng tăng giá cao. Đơn cử khu Đông TP.HCM hiện ghi nhận mức giá tăng từ 9-11% so với cùng kỳ 2018. Đặc biệt, giá đất tại Đồng Nai từ sau áp dụng hệ số giá đất mới, nhiều nơi đã tăng gấp 1,5-3 lần. Điển hình nhất là tại thị trường Long An, khảo sát tình trạng giá đất nền tại một số khu vực như huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước… giá đất hiện đang ở mức dao động từ 15-25 triệu đồng/m2.

    So với thời điểm 1 năm trước, giá đất tại đây đã tăng từ 5-7 triệu đồng/m2. Khảo sát tại một số dự án trên địa bàn huyện Cần Đước, được biết giá đất hiện nay cũng đang tăng khá mạnh, so với giữa năm 2018 đã tăng khoảng 30-40 triệu đồng/m2. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá đất từ năm 2020 dự kiến sẽ còn tăng khá cao khi các tuyến giao thông trọng điểm hoàn thiện.

    Còn tại thị trường Bình Dương, đại diện một công ty môi giới trên địa bàn cho biết: "Gần đây khá nhiều khách hàng ngoài Bắc đã liên hệ với công ty để tìm mua đất tại khu vực này. Thực tế cho thấy hiện nay nguồn cung đất nền dự án có pháp lý và hạ tầng hoàn thiện không nhiều, trong khi quỹ đất tại các thị trường lớn phía Bắc cũng đã hạn chế nên các nhà đầu tư có xu hướng Nam tiến nhằm đánh vào những nơi còn nhiều quỹ đất và giá tạm ổn như Bình Dương, Đồng Nai…", môi giới này cho hay

    [​IMG]















    Hay một dự án khác là Waterpoint tại Long An do Nam Long Group làm chủ đầu tư cũng được phát triển theo các tiêu chí tương tự. Trong năm 2019, thị trường các tỉnh vùng ven như Phan Thiết, Hồ Tràm - Bình Châu cũng ghi nhận nhiều dự án nổi trội như Novaworld Phan Thiết, Novaworld Hồ Tràm..vv.

    Làn sóng dịch chuyển đầu tư ngày càng rõ nét

    Theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường ở các tỉnh vùng ven TP.HCM có ưu thế là nằm trong các vùng kinh tế trong điểm của phía Nam với tỉ suất sinh lời cao, thanh khoản tốt và có thể nhanh chóng bán ra kiếm lời, đã mang đến hấp lực lớn cho các nhà đầu tư, trong đó không ít nhà đầu tư đến từ phía Bắc. Nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội tìm đến các thị trường này do giá đất ở khu vực này còn thấp.

    Con số ghi nhận thực tế cho thấy các tỉnh vùng ven TP.HCM có giá còn mềm, nhiều dư địa phát triển cùng khả năng tăng giá cao. Đơn cử khu Đông TP.HCM hiện ghi nhận mức giá tăng từ 9-11% so với cùng kỳ 2018. Đặc biệt, giá đất tại Đồng Nai từ sau áp dụng hệ số giá đất mới, nhiều nơi đã tăng gấp 1,5-3 lần. Điển hình nhất là tại thị trường Long An, khảo sát tình trạng giá đất nền tại một số khu vực như huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước… giá đất hiện đang ở mức dao động từ 15-25 triệu đồng/m2.

    So với thời điểm 1 năm trước, giá đất tại đây đã tăng từ 5-7 triệu đồng/m2. Khảo sát tại một số dự án trên địa bàn huyện Cần Đước, được biết giá đất hiện nay cũng đang tăng khá mạnh, so với giữa năm 2018 đã tăng khoảng 30-40 triệu đồng/m2....
  4. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.924
    Nghe nói HDC =1/2 L14 thế là tốt rồi , nhưng vẫn còn vô lý
    duydu thích bài này.
  5. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
  6. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
  7. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
    HDC - BÁO CÁO UPDATE LẦN 2.

    Cổ phiếu HDC là 1 trong những cổ phiếu chiến lược nắm giữ lâu dài chúng tôi đã gửi đến quý nhà đầu tư bài viết báo cáo lần đầu HDC chúng tôi viết tháng 5/2019:https://bitly.vn/938n

    Hiện tại giá cổ phiếu đã tăng 60% kể từ kiến nghị.

    Bài phân tích tiếp theo nay chúng tôi tiếp tục update tình hình mới nhất của HDC.



    I/ Cập nhật báo cáo tài chính quý 2/2019 của HDC

    II/ Rủi ro của HDC

    III/ Dự án của HDC từ năm 2020 trở đi. (Phần 3 tiếp theo)

    IV/ Câu hỏi trao đổi về HDC. (Phần 3 tiếp theo)

    ===========================================================

    I/ Cập nhật báo cáo tài chính quý 2/2019 của HDC.

    Lợi nhuận công ty đạt 29 tỷ tăng 60% so với cùng kỳ, do quý 2/2018 cùng kỳ công ty chủ yếu hạch toán chung cư, nhà ở xã hội nên biên lợi nhuận ròng đạt có 12% thấp hơn quý 2/2019 công ty hạch toán dự án đất nền Ecotown Phú Mỹ có biên lợi nhuận cao hơn là 15%. (Ảnh 1). Từ nay đến cuối năm 2019 (Q3+Q4) công ty còn phải hoàn thành tiếp là 106 tỷ lợi nhuận tiếp để hoàn thành kế hoạch cho cả năm 2019.

    [​IMG]

    Chi tiết các dự án công ty thực hiện đã cập nhật từ bản cũ và cập nhật thêm.

    Như chúng ta đã biết HDC năm 2019 này triển khai các dự án là:

    a. Cao ốc văn phòng số 2 Trường Công Định (Fusion Suites).Khả năng quý 3/2019 sẽ được hạch toán. (Tham khảo dự án cụ thể ở bài cũ và link +http://fusionsuitesvungtau.com.vn/)

    Vẫn giữ nguyên như báo cáo trước chúng tôi chỉ bổ sung thêm 1 số ý, định giá dự án này chúng tôi định giá theo ảnh 1 sau: (Ảnh 2)

    [​IMG]

    • Dự án với tổng mức đầu tư là 450 tỷ được chia làm 2 phần:
    • Gồm 100 căn hộ bán đứt đoạn, dự kiến doanh thu là 300 tỷ. (chi tiết tính ảnh trên)
    • Gồm 70 căn hộ cho thuê khai thác dự kiến thu được 40 tỷ/năm lợi nhuận gộp (hay 30 tỷ lợi nhuận ròng/năm) è Với PE khoảng 7 thì 70 căn định giá tầm 210 tỷ.
    • Định giá tổng thể cả dự án Fusinonsuites chúng tôi cho rằng giá trị là = 300+210-450=60 tỷ là con số chấp nhận được. (Thận trọng)
    Tại quý 2/2019, tồn kho của cao ốc Fusion lên 135 tỷ tăng 66 tỷ từ quý 1/ 2019. Dự kiến trong quý 3/2019 công ty sẽ hạch toán dự án. Theo tiến độ chúng tôi cập nhật tới tháng 7/2019 dự án đã cất nóc và đang hoàn thiện nội thất (ảnh 3+4).

    [​IMG][​IMG]

    b. Dự án Ecotown Phú Mỹ .

    Đây là dự án đem về doanh thu, lợi nhuận chủ yếu cho quý 2/2019. Nhìn vào tồn kho của Ecotown chúng tôi thấy chỉ còn đâu đó 11 tỷ. (Ảnh 5). Tiến độ hạch toán chúng tôi vẫn cho rằng trong năm 2019 công ty sẽ tiếp tục hạch toán phần đất nền trong các quý cuối năm và chung cư nhà ở xã hội sẽ hạch toán sang năm 2020.Tuy nhiên việc xác định khối lượng CÒN LẠI CỦA dự án còn để hạch toán hiện tại chúng tôi đang thiếu thông tin.

    [​IMG]

    Lưu ý thêm: Trong dự án Ecotown này, HDC và công ty Gia Phát hợp tác đầu tư với nhau để thực hiện dự án. Trong khoản mục ‘Phải thu khác’ của HDC có khoản mục “Ứng tiền cho Gia Phát” tăng 108 tỷ từ đầu năm. Trong khoản mục ‘Phải trả khác’ của HDC có khoản mục “Gia Phát ứng tiền cho HDC để thực hiện dự án” lên 167 tỷ tăng 100 tỷ từ đầu năm. Chúng tôi cho rằng 2 khoản mục này hàm ý số tiền mà 2 bên HDC và Gia Phát đã thực góp vào dự án này. Nhìn vào số liệu chúng ta có thể thấy rằng hiện tại 2 bên đã góp vốn vào dự án Ecotown Phú Mỹ là 275 tỷ. (Ảnh 6+7)

    [​IMG][​IMG]

    Tiến độ dự án hầu hết đã xong cơ sở hạ tầng tham khảo thêm link bài viết trước để cập nhật hình ảnh dự án và tham khảo thêm trong link:

    https://www.youtube.com/watch?time_continue=543&v=lihJEei0sC4

    Ngoài ra ảnh dự án vị trí địa lý trên google map cho mọi người theo dõi được dễ dàng. (Ảnh 8)

    [​IMG]

    c. Dự án Tây 3/2 (Hạch toán 1 phần tại quý 4/2019,1 phần sang 2020).

    Bao gồm 96 nhà ở liền kề và 144 căn biệt thự, diện tích khoảng 41.500 m2 (trong đó HDC chiếm tỷ lệ 72%).

    Hiện tại: đã hoàn thành hạ tầng 30.000 m2 đất ở (3/4 dự án) (HDC có 72%), còn hơn 10.000 m2 đất ở đang chờ thành phố đấu giá. (Phần hơn 10.000 m2 còn lại, tỷ lệ lợi ích của HDC là 100%).

    [​IMG]

    Hiện tại tồn kho dự án đang khoảng gần 100 tỷ (ảnh 9). Có thể phải nộp thêm tiền sử dụng đất 60-90 tỷ. Sẽ bán trước khoản 30.000m2 trước. Với giả định là 22tr/m2 (thận trọng) (lưu ý giá mới cập nhật quý 1, dự kiến đến lúc mở bán quý 4/2019 giá sẽ tiếp tục tăng) thì dự đem về 475 tỷ đồng cho HDC.Hiện tại công ty đang làm thủ tục để có thể mở bán dự án, chúng tôi đang chờ việc HDC có thể lấy được giấy phép bán nhà hình thành trong tương lai của Sở Xây Dựng để có thể chắc chắn dự án sẽ được hạch toán trong năm 2019 này. Hiện tại giá đất chúng tôi cũng đang cập nhật theo từng ngày đến khi mở bán. Kỳ vọng quý 4/2019 lên 30-40tr/m2. (Ảnh google map dự án 10)

    [​IMG]

    Đến tháng 07/2019, dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đang tiến hành xây thô các căn liền kề. (ẢNh 11+12+13+14+15)

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Thông tin ngoài lề:Trong báo cáo tài chính quý 2/2019 xuất hiện khoản vay cá nhân lên 110 tỷ. Đó là khoản vay của cá nhân cho công ty HDC vay (quyền lợi sẽ được ưu tiên được đặt trước để mua được dự án Tây 3/2 và dự án Hải Đăng nếu có nhu cầu mua). (Ảnh 16+17)

    [​IMG][​IMG]

    II/ Rủi ro của HDC trong năm 2019.

    Rủi ro của HDC có lẽ nằm ở việc tiến độ thi công, thanh toán, mở bán của các dự án xây dựng. Thường tiến độ này không có con số chính xác trong 1 2 quý mà thường chúng ta cần bám sát dự án cũng như công ty để cập nhật cho chuẩn xác nhất. Dù sao với những gì HDC đã triển khai chúng tôi tin rằng năng lực triển khai của HDC là tương đối ổn.

    Chúng tôi sẽ bám sát tiến độ dự án Tây 3/2 để có thể nắm được hoạt động kinh doanh của HDC kỹ hơn trong năm 2019

    Kết luận: Chúng tôi đã kiến nghị mua vào lien tục HDC trong thời gian qua và vẫn chưa có kiến nghị bán ra. Tỉ suất lợi nhuận hiện tại đang là 60%. (XEM HÌNH 18)

    [​IMG]

    Tuy vậy vốn hóa của HDC mới chỉ là 1200 tỷ và vẫn còn rẻ so với những gì công ty sở hữu.

    Nhìn chung báo cáo tài chính quý 2 của HDC khá tích cực, chúng tôi sẽ cập nhật tiếp các dự án của HDC trong giai đoạn tiếp theo. Tại quý 3/2019 này sẽ là điểm nổ lợi nhuận tiếp theo của dự ánFusion Suites.

    Điều đặc biệt dự án Tây 3/2 đang lên giá rất tốt, dự kiến trước của công ty là đạt 144 tỷ trong năm 2019, nhưng nếu dự án Tây 3/2 đi vào hoạt động chúng tôi cho rằng lợi nhuận sẽ vượt kế hoạch với mức giá hiện tại như bây giờ. Theo dự kiến trước HDC dự phóng Tây 3/2 đem về là 44 tỷ lợi nhuận trươc thuế (hay 35 tỷ sau thuế) trong năm 2019, và 2020 là 48 tỷ trước thuế (hay 38 tỷ sau thuế). (với giá bán là 9 triệu/m2). Hiện tại chúng tôi cập nhật theo giá đất đã tăng khoảng 3 lần so với mức 9 triệu đó. Nếu như vậy lợi nhuận của năm 2019 này khả năng sẽ lên là 105 tỷ năm 2019 và 114 tỷ năm 2020. Hay Lợi nhuận cả dự án khoảng giao động 220tỷ. Nhìn chung trong năm 2019 chúng tôi dự phóng lợi nhuận của công ty sẽ vượt kế hoạch đạt khoảng 200-230 tỷ. Tương ứng với PE của năm 2019 là 5.7-6.5 lần (Gần với PE=7) là 1 con số chúng tôi cho rằng là hơi rẻ so với 1 công ty đang ở đà tăng trưởng tốt như HDC trong thời gian sắp tới. Với mức PB tương lai chúng tôi cho rằng HDC sẽ đạt khoảng 1000 tỷ tương ứng PB 2019 là 1.3 lần. Với các con số định lượng 1 cách tương đối chúng tôi cho rằng HDC dù đã tăng 80% từ báo cáo lần đầu, nhưng vẫn đang ở vùng hợp lý cho 6 tháng tiếp theo.

    Sang năm 2020, chúng tôi sẽ cập nhật các dự án tiếp theo của HDC, trong đó công ty đã dự tính lợi nhuận của năm 2020 là 200 tỷ sau thuế. Hay tương ứng PB trong năm 2020 =1 và PE khoảng 6 lần theo kế hoạch cũ của công ty. Chúng tôi cho rằng việc này chưa phản ánh sự tăng lên của giá bất động sản Vũng Tàu trong thời gian sắp tới. Chúng tôi sẽ theo sát dự án và cập nhật tiếp theo.

    Với mức giá hiện tại chúng tôi cho rằng nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tham gia được (tầm nhìn 1 năm đổ lên). Với việc cổ phiếu đã tăng nóng chúng tôi cho rằng đợi chờ sự hiệu chỉnh để có được giá vốn tốt hơn để giải ngân là kế hoạch khả thi tại hiện tại.



    Chúng tôi tiếp tục nắm giữ HDC và mỗi khi tt điều chỉnh đó là cơ hội để cho các nhà đầu tư chưa tham gia có thể mua vào.

    Giá mục tiêu sắp tới là 3x.

    —–TEAM LÃNG TỬ BUÔN NƯỚC MẮM TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH—–
    dongdatu thích bài này.
    duydu đã loan bài này
  8. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
    Mua cổ phiếu và nắm giữ: đơn giản nhưng không dễ thực hiện
    Thứ bảy, 24-08-2019 | 17:41 GMT+7

    Ý tưởng mua cổ phiếu và nắm giữ trong một thời gian dài quả là đơn giản thật, nhưng…

    [​IMG]

    Dưới đây là đồ thị giá cổ phiếu của Asian Paints trong suốt 19 năm qua (kể từ 5/2000) với mức tăng trưởng gấp 80 lần.
    [​IMG]
    Giá cổ phiếu tăng 80 lần sau 19 năm, “Có vẻ mua và giữ là quyết định dễ dàng chứ nhỉ?”
    Bộ não của chúng ta có xu hướng dự đoán theo sự thật đã xảy ra (hindsight bias) một cách hoàn hảo, theo đó khiến chúng ta tin rằng việc mua và nắm giữ cổ phiếu trong 19 năm là lựa chọn dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Rốt cuộc, điều duy nhất mà nhà đầu tư làm trong suốt 19 năm này là không gì cả.

    Tôi ước đầu tư là hoạt động dễ dàng.

    Tất nhiên, ý tưởng mua và nắm giữ các doanh nghiệp chất lượng cao trong một thời gian dài quả là đơn giản thật. Mọi người đều biết điều đó, và ngay cả những người không thực hành vẫn đề cao khi phương pháp này hiệu quả với hầu hết các doanh nghiệp chất lượng cao như lịch sử đã chứng minh hết lần này đến lần khác.

    Nhưng điều quan trọng là phải hiểu được hành động “không làm gì” trong khoảng thời gian dài như vậy liên quan đến hàng trăm quyết định diễn ra trong nhiều tháng và nhiều năm.

    Tất nhiên, quyết định mua cổ phiếu và quên đi trong 20 năm với hy vọng thu về lợi nhuận cao và khá nhiều câu chuyện cổ tích tương tự như vậy, hẳn bạn đã được nghe rất nhiều lần. Nhưng mặt khác, vô số người cũng kết thúc với sự ngu ngốc trong danh mục đầu tư của mình, hoặc các công ty tan rã khi họ nhận ra cha mình hoặc ông mình đã mua một số cổ phiếu và quên chúng sau 20 năm hoặc lâu hơn.

    Dù sao đi nữa, hãy trở lại ví dụ cổ phiếu của Asian Paints.
    Dưới đây là những biểu đồ giá cổ phiếu trong hành trình 19 năm, được chia thành nhiều biểu đồ mô tả giá cổ phiếu nhiều giai đoạn ba năm bắt đầu từ năm 2000 (2000-2003, 2003-2006,…)

    Hãy xem xét vô số quyết định gần như vô hình và bị lãng quên của các nhà đầu tư hiếm hoi đã nắm giữ cổ phiếu trong 19 năm để đạt lợi nhuận gấp 80 lần.

    Nhà đầu tư trên đã chứng kiến cổ phiếu trải qua biến động mạnh trong giai đoạn 2000-2003, nhưng đã không bán…

    [​IMG]
    5/2000-5/2001: “Quá nhiều biến động trên thị trường! Doanh nghiệp vẫn hoạt động hiệu quả. Nên bán không? Không!”; 5/2000-1/2003: “Gần như không có lợi nhuận trong 3 năm! Nên bán không? Không!”
    Sau đó anh ta thấy giá cổ phiếu chững lại trong một thời gian dài và sau đó tăng giá nhanh chóng trong giai đoạn 2003-2006, nhưng đã không bán…

    [​IMG]
    2003-2005: “Bình bình trong 2 năm. Chán quá! Nên bán không? Không!”; 1/2005-2/2006: “lợi nhuận tăng gấp 2,5 lần trong 15 tháng. Có nên chốt lời? Không!”, “Tình hình ngon đây! Nhưng cổ phiếu xây dựng và năng lượng đang lên! Nên bán không? Không!”
    Sau đó, anh có thể phải đối mặt với sự cám dỗ liên tiếp của việc bán cổ phiếu để chuyển sang các cổ phiếu hot từ ngành xây dựng và năng lượng giai đoạn 2006-2008, và sau đó chứng kiến cổ phiếu tan chảy với thị trường chung trong cuộc khủng hoảng 2008, nhưng đã không bán…

    [​IMG]
    7/2006 & 3/2007: “Mình có nên bán để mua cổ phiếu xây dựng và năng lượng không? Tất nhiên là không rồi!”; 2/2008-4/2009: “Biến động mạnh! Nên bán không? Không!”, “Các cổ phiếu khác giá rẻ như bèo! Có nên bán để đầu tư cổ phiếu khác? Không!”
    Sau đó, anh trải qua khoảng thời gian ba năm tuyệt vời 2009-2012 khi cổ phiếu tăng gần gấp 5 lần và có thể nghĩ nó đang bị định giá cao, nhưng vẫn không bán…

    [​IMG]
    “Cổ phiếu tăng gấp 5 lần trong 3 năm. Nên bán không? Không!”
    Rồi có thể anh đã lo lắng về định giá cổ phiếu tăng cao trong bối cảnh kinh doanh chậm lại và dự đoán không tốt từ các nhà phân tích và chuyên gia khác trong giai đoạn 2012-2015, nhưng vẫn không bán…

    [​IMG]
    9/2013: “Lợi nhuận quý giảm! Cầu yếu, đồng Rupee mất giá… Nên bán không? Không!”; 2015: “Cầu yếu, lợi nhuận dự báo giảm… Nên bán không? Không!”, “Cổ phiếu tăng gấp 3 lần trong 3 năm. Nên bán không? Không!”
    Những lo lắng của anh ta sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi những vấn đề mới trong giai đoạn 2012-2018, như sự mất giá của đồng Rupee, giá dầu tăng, theo đó chi phí nguyên liệu tăng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng anh vẫn không bán…

    [​IMG]
    12/2016: “Giá dầu tăng, áp lực chi phí đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận… Nên bán không? Không!”; 10/2018: Rupee giảm, giá dầu tăng, lợi nhuận giảm,… Nên bán không? Không!”
    Và tất nhiên, trong 19 năm này, ngoài rất nhiều quyết định lớn như vậy, sẽ có hàng trăm quyết định nhỏ mà nhà đầu tư sẽ phải đối mặt để tiếp tục mua vào và không bán cổ phiếu.

    Chẳng hạn, nhà đầu tư trên đã chiến đấu với việc:
    • Bảng giá điện tử thay đổi từng phút, ngày, tuần, tháng và đôi khi giá giảm hơn 10% hoặc 20% trong một tháng.
    • Nỗi sợ mất nhiều tiền hơn sau sự cố giảm giá cổ phiếu và giải ngân trên khoản đầu tư còn lại.
    • Nhận dè bỉu từ các nhà đầu tư đồng nghiệp đang hút lợi nhuận từ các cổ phiếu nóng.
    • Cám dỗ chốt lời sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh.
    • Suy nghĩ về việc bán và tái đầu tư vào các cổ phiếu khác đang tăng nhanh (như ngành năng lượng và xây dựng trong năm 2006 và 2007).
    • Suy nghĩ về việc bán vì các chuyên gia cho rằng cổ phiếu đã bị định giá quá cao,
    • Lời khuyên bán ra từ cố vấn tài chính để cân đối lại danh mục đầu tư.
    • Suy nghĩ về việc bán sau lần đầu tiên kiếm được gấp 2; 5 hoặc 10 lần.
    • Các luồng tin tức cho thấy vài quý tới kinh doanh sẽ không tốt,…
    Nói tóm lại, đối với nhà đầu tư hiếm hoi nắm giữ Asian Paints (hoặc các doanh nghiệp tương tự) trong 19-20 năm để tạo ra khối tài sản khổng lồ, đó không phải là một quyết định “mua rồi quên” đơn giản.

    Trên thực tế, hành động “không làm gì” trong dài hạn được tạo thành từ hàng trăm quyết định nhỏ dẫn đến quyết định cuối cùng là “không hành động”.

    Đây là bài học tuyệt vời cho nhà đầu tư tin tưởng vào sức mạnh của đầu tư dài hạn nhưng cũng tin rằng quyết định mua và nắm giữ các doanh nghiệp chất lượng cao thường dễ dàng.

    Các doanh nghiệp thay đổi theo thời gian và cảm xúc, hành vi của các nhà đầu tư xung quanh chúng ta, các điều kiện trong thị trường chứng khoán, danh mục đầu tư của chúng ta cũng vậy. Và đó là lý do tại sao giữ nguyên cổ phiếu của doanh nghiệp chất lượng cao không đơn giản như những tưởng. Và đó là lý do tại sao kiên nhẫn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và khó nhất mà người ta phải trau dồi khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

    George Baker đã đưa ra một nhận xét mạnh mẽ được Thomas Phelps trích dẫn trong cuốn sách 100 to 1 in the Stock Market “Để kiếm tiền nhờ cổ phiếu, bạn phải có tầm nhìn để nhìn thấy chúng, sự can đảm để mua chúng và sự kiên nhẫn để giữ chúng”.

    [​IMG]

    Kiên nhẫn là thứ hiếm nhất trong ba đức tính trên, và không phải là kỹ năng dễ dàng phát triển. Nhưng nếu được phát triển và thực hành tốt, nó sẽ mang lại kết quả lớn lao trong dài hạn.

    Đó là cách giàu có được tạo ra trên thị trường chứng khoán. Chỉ cần chuẩn bị cho công việc nắm giữ tẻ nhạt.

    Và gắn bó với doanh nghiệp chất lượng khi nó vẫn còn chất lượng. Bởi vì nếu doanh nghiệp không chất lượng, mua và giữ sẽ không giúp bạn tạo ra sự giàu có mà là phá hủy nó.

    [​IMG]

    Và cách này thì đơn giản lẫn dễ dàng.
    TTVNBK thích bài này.
  9. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
    Khi Buffett bắt đầu mua cổ phiếu Apple đầu năm 2016, nó hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của 1 cổ phiếu đầu tư giá trị: tỷ lệ P/E chỉ là 10,6 lần, trung bình chỉ số giá/dòng tiền mặt trong suốt quý I năm đó là 7,5 lần, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ P/E và P/CF của chỉ số S&P 500 (lần lượt là 19,5 và 10,9 lần). Hiện tại cổ phiếu Apple đã tăng giá nhưng vẫn là cái tên lớn nhất trong chỉ số S&P 500 Value Index với tỷ trọng 8,3%.
    Buffett từng nói rằng ông hối tiếc vì đã bỏ lỡ Amazon và Alphabet (công ty mẹ của Google) khi không đầu tư sớm hơn. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn. Dù nói vậy nhưng ông không ồ ạt mua các cổ phiếu này dù đang dư thừa tiền mặt. Amazon đang có chỉ số P/E lên tới 73 lần, còn của Alphabet là 27 lần. Buffett hiện chỉ phân bổ 0,5% danh mục vào Amazon và đừng hi vọng ông mua thêm lượng lớn cổ phiếu Amazon hay Google ở mức giá hiện tại.
    Buffett vẫn đang phải trả giá cho sự cứng rắn của mình. Lợi suất mà cổ phiếu Berkshire mang lại đang thấp hơn so với S&P 500 trong giai đoạn 2009 – 2018 (đã tính cả cổ tức). Nhưng đây cũng không phải là lần đầu tiên chuyện này diễn ra. Buffett cũng đi sau thị trường trong giai đoạn cơn sốt Nifty Fifty từ năm 1971 đến 1975 và còn bị thị trường bỏ xa hơn nữa trong giai đoạn 1995 – 1999.Dẫu vậy, danh mục của Berkshire vẫn đem về thành tích đáng ao ước: lợi nhuận lớn với mức chi phí hợp lý. Berkshire có chỉ số lợi nhuận trên vốn bình quân gia quyền (WACC) ở mức 12%, trong khi của S&P 500 chỉ là 7,9%. Tỷ lệ P/E của danh mục là 16,5 lần, trong khi chỉ số S&P 500 là 21 lần.
    Nói cách khác, không có dấu hiệu nào cho thấy Buffett đang đi chệch khỏi những quy tắc đầu tư mà ông vẫn duy trì bấy lâu nay. Điểm khác biệt duy nhất ở thời điểm hiện tại là ông không còn hào hứng chia sẻ rộng rãi như trước.
    Rolex4646 thích bài này.
  10. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.894
    Đất nền ven biển vẫn tiếp tục hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư cuối năm
    27-08-2019 - 17:20 PM|Bất động sản

    Chia sẻ247

    [​IMG]
    Phân khúc BĐS ven biển vốn là phân khúc đầu tư được quan tâm trong những năm vừa qua được cho là sẽ tiếp tục phát triển trong năm tới. Nguồn cầu du lịch dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng cả về lượt khách du lịch quốc tế và khách nội địa.
    Ông Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, cho biết: "Thị trường bất động sản du lịch Việt Nam đang có sự bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Không ít doanh nghiệp trước đây chỉ đầu tư bất động sản nhà ở hoặc kinh doanh lĩnh vực khác thì nay lại đang đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản du lịch. Điều này vô hình trung tạo nên một làn sóng phát triển rất sôi động của thị trường bất động sản du lịch ở khắp các địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và nghỉ dưỡng".

    Trong bối cảnh giá đất tại các khu đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội tăng cao, các chủ đầu tư bất động sản nắm xu hướng cũng dịch chuyển về các khu vực có bờ biển đẹp, tiềm năng du lịch và tăng giá bất động sản để mở dự án rầm rộ. Các vùng biển đang thu hút các nhà đầu tư mạnh mẽ bao gồm: Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết, Quy Nhơn…

    Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch, cho hay hiện nay sức hấp dẫn đầu tư vào bất động sản du lịch trước kia chủ yếu là các loại hình khách sạn, resort, căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse hay khu phức hợp du lịch giải trí. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, thị trường ven biển liên tục được nhiều nhà đầu tư chú trọng vào phân khúc đất nền, bởi đây sẽ trở thành nhu cầu khá lớn cho nhà đầu tư.

    Đặc biệt, theo GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, những thông tin nóng hổi về việc xây dựng mạng lưới giao thông kết nối liên tỉnh, các dự án quy mô lớn của một số đại gia địa ốc trong và ngoài nước, một số quy hoạch mới được điều chỉnh... càng làm các đợt chào bán các dự án BĐS nở rộ, thu hút lượng khách tham gia và đầu tư lớn trong gần 2 năm qua.

    Cùng quan điểm với ông Võ, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Phân khúc BĐS ven biển vốn là phân khúc đầu tư được quan tâm trong những năm vừa qua được cho là sẽ tiếp tục phát triển trong năm tới. Nguồn cầu du lịch dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng cả về lượt khách du lịch quốc tế và khách nội địa. Đây là đòn bẩy để thị trường này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2019 và những năm tiếp theo".

    Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia BĐS, loại hình đất nền ven biển đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng, còn dư địa tăng giá và là kênh đầu tư hấp dẫn trong suốt năm 2019, lý do bởi sự khan hiếm quỹ đất, tỷ suất sinh lời cao và tâm lý chuộng nhà liền thổ, giá thành đầu tư không cao và khả năng thanh khoản thứ cấp tốt.

    Còn theo quan điểm của ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group, nhìn chung, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, những đợt "sốt" đất vừa qua chưa có tác động lớn đến thị trường chung, đó chỉ là những con "sóng nhỏ", thậm chí giá đất tăng được đánh giá chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thật. "Có thể nói, hiện tại, thị trường BĐS ven biển chỉ tăng giá chứ không giảm", ông Phúc nói thêm.

    Thống kê cho thấy, song song với làn sóng đầu tư bất động sản biển mạnh nhất 10 năm, giá cả cũng biến động ở biên độ rất lớn trong vòng 3 năm gần đây. Giá đất ven biển các thị trường Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định không phải là thủ phủ du lịch cũng đã tăng hơn 50%. Các thị trường nóng như Nha Trang tăng 150%, Đà Nẵng là thị trường biển đầu tiên tăng giá mạnh trong 2 quý đầu năm 2019, mức tăng khoảng 60%.

    "Đây là phân khúc phù hợp với đa số đối tượng muốn hưởng chênh lệch tốt trong khoảng thời gian ngắn. Hiện nay, đa số khách mua đầu tư đất nền đều "ra hàng" trong thời gian từ 1-2 năm. Việc chào bán lại sản phẩm không quá tốn nhiều thời gian và dễ tìm khách mua hơn các phân khúc khác" ông Phúc phân tích thêm.

    [​IMG]
    Theo khảo sát thực địa, "ăn theo" nhiều đại gia địa ốc, nhiều dự án đất nền ven biển Quy Nhơn, Nhơn Hội đang tăng giá cao. Theo đó, chỉ cách nhau đúng một tuần, giá bán đã tăng từ 22 triệu đồng/nền lên 27-33 triệu đồng/nền, tuỳ vị trí. Đất nền càng giáp mặt biển giá bán càng cao, và dự báo sẽ còn tăng lên một mức mới. Khách hàng phần lớn là nhà đầu tư từ các tỉnh phía Bắc và mua với số lượng từ 3-10 nền một lần.


    Nếu như trước đây, nhắc đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, người ta chỉ nghĩ đến Vũng Tàu, Mũi Né, Nha Trang, Đà Nẵng hay xa hơn là Phú Quốc, Hạ Long… Song thời gian gần đây, nhiều vùng đất gắn với biển được các nhà đầu tư uy tín, chuyên nghiệp săn tìm ráo riết, hứa hẹn sẽ tạo nên một sự bùng nổ của thị trường bất động sản ven biển.

    Nhắc đến các thị trường ven biển phía Nam, thời gian qua khá nhiều siêu dự án bất động sản ven biển đã được các doanh nghiệp rót hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư như Dự án Novaworld Phan Thiết có quy mô lên đến 1.000 hecta do Novaland đầu tư. Hay dự án Novaworld Hồ Tràm tại tỉnh Bà Rịa Vùng Tàu với quy mô các giai đoạn cũng lên đến cả ngàn hecta. Thị trường còn có tổ hợp nghỉ dưỡng NovaWorld Phan Thiết ven biển Phan Thiết cũng có quy hơn 1.000ha vừa được tung ra thị trường...

    Còn tại khu vực miền Trung, ngoài những thị trường lâu nay được biết đến nhiều như Nha Trang hay Đà Nẵng, thì Quy Nhơn gần đây đã lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư. Đáng chú ý là vùng đất Nhơn Hội, nơi được ví như sự giao thoa của núi và biển, với vẻ đẹp tự nhiên không chỉ với bờ biển dài và đẹp mà bên cạnh đó còn có những đồi núi bao quanh, đây là sự kiến tạo tuyệt diệu mà thiên nhiên ban tặng ít nơi nào có được.

    Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), Quy Nhơn hiện đang là điểm đến nổi bật ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, đặc biệt khu vực trung tâm thành phố với lợi thế ven biển, thuận lợi cho kinh doanh du lịch sẽ là điểm đầu tư mới giàu tiềm năng.

    Từ năm 2017 đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành xây dựng hạ tầng, đi vào hoạt động, như: Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn; khu dã ngoại Trung Lương và Crown Retreat; khách sạn Hương Việt; khu nghỉ dưỡng và biệt thự Aurora; Casa Marina Resort; Đô thị và Dịch vụ Becamex Bình Định hơn 10.000 tỷ đồng... góp phần thay đổi diện mạo và vị thế của du lịch Bình Định trên bản đồ du lịch Việt Nam.

    Không chỉ có vậy, từ đầu năm 2019 đến nay vùng đất này đã chào đón các đại gia địa ốc "đổ bộ" với quy mô lớn vào thị trường bất động sản như Sun Group, TMS Group, Tập đoàn TMS, tập đoàn Hưng Thịnh, Phát Đạt, một số tập đoàn đa quốc gia… Và mới đây nhất là "ông lớn" địa ốc Novaland cũng đang chuẩn bị sẵn quỹ đất khá lớn tại bãi biển Nhơn Hội cho một kế hoạch dài hơi với các sản phẩm nghỉ dưỡng chuẩn quốc tế.

    Bên cạnh đó, một dự án lớn đang được chú ý là Nhơn Hội New City do Phát Đạt làm chủ đầu tư và DKRA Vietnam phân phối chiến lược. Dự án có quy mô hơn 34ha thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội 601,8ha nằm ngay cạnh FLC Quy Nhơn, có lợi thế sở hữu ba mặt tiền đường QL 19B, đường Vành Đai 2 và bãi biển Quy Nhơn. Dự án thu hút nhờ mức giá bán chỉ từ 1,49 tỷ đồng/nền, sổ đỏ trao tay và phương thức thanh toán linh hoạt nhiều đợt. Đồng thời, khách hàng còn được ngân hàng hỗ trợ cho vay tài chính lên đến 70%, thời gian kéo dài trong 20 năm.

    Theo tìm hiểu, dự án được đánh giá cao và có tốc độ giao dịch nhanh chóng nhờ hạ tầng hoàn thiện, thi công vượt tiến độ đề ra. Được biết, cuối tháng 7 vừa qua, Nhơn Hội New City đã thực hiện lễ bàn giao nền phân khu 4 cho hàng trăm khách hàng.

    Một số nhà đầu tư lĩnh vực BĐS cho rằng một quy luật tất yếu xảy ra tại các thị trường đã bão hòa là phải chứng kiến dòng tiền đầu tư "chảy" sang các thị trường khác tiềm năng hơn. Trong trường hợp này, các thành phố biển mới nổi lên trên bản đồ du lịch Việt Nam, chỉ đi sau tốc độ phát triển của Nha Trang, Đà Nẵng vài năm, đang được giới đầu tư dành sự quan tâm lớn.

    Ông Kai Marcus Schroter, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Du lịch và Khách sạn của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, cho biết: "Ở Việt Nam, các địa phương ven biển đang liên tục kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều các dự án casino, trường đua, thể thao… Điều này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài và nó cũng cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của lĩnh vực BĐS du lịch - nghỉ dưỡng Việt Nam trong giai đoạn tới".

    Bùi Hải

    Theo Nhịp sống kinh tế
    Rolex4646 thích bài này.

Chia sẻ trang này