Hệ lụy ngân hàng MỸ có ảnh hưởng tới ACB, STB trền sàn hay làn sóng LN suy giảm cực mạnh trong năm 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 31/01/2009.

3265 người đang online, trong đó có 224 thành viên. 23:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 957 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Có bao nhiêu nhà đầu tư đi lễ chùa câu an bình năm 2009 . Thử hỏi sức nóng trên sàn ra sao :

    Yên Tử đón hơn 10 vạn khách hành hương
    01/02/2009 08:32
    (HNM) - Mặc dù chưa khai hội xuân Yên Tử (ngày mùng 10-1 âm lịch), nhưng ngay từ ngày mùng 1 đến 6 Tết Kỷ Sửu (từ 26 đến 31-1), lượng khách hành hương về Kinh đô phật giáo Việt Nam đã đạt con số kỷ lục, lên tới hơn 10 vạn lượt.



    Du khách đến với Yên Tử năm nay chắc hẳn sẽ hài lòng khi tuyến quốc lộ 18 đến Yên Tử đã được đưa vào sử dụng sau khi nâng cấp mở rộng, chấm dứt tình trạng tắc nghẽn giao thông. Hệ thống cáp treo đạt nhiều kỷ lục về sự hiện đại từ chùa Một Mái lên tới An Kỳ Sinh, sẽ rút ngắn thời gian cho khách hành hương lên đỉnh non thiêng Yên Tử. Tuyến cáp treo này có tổng chiều dài hơn 900m, gồm 36 cabin, mỗi giờ có thể vận chuyển khoảng 1.800 lượt khách. Tuyến xe buýt Uông Bí-Hạ Long với khoảng 20 đầu xe mới, hiện đại, do Công ty vận tải Phúc Xuyên quản lý và khai thác, sẵn sàng phục vụ khách hành hương với phương châm "An toàn, nhanh chóng, thuận tiện, lịch sự, văn minh."



    Chuẩn bị cho ngày khai hội Yên Tử, Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống nhà ga 3, nhà ga 4; nâng cấp các tuyến đường đi bộ và lắp đặt hệ thống chiếu sáng hai bên đường; mở rộng bến xe... Nhiều phương án bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, giải phóng xe nhanh chóng? cũng đã được địa phương chuẩn bị chu đáo, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hành hương.
  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Và TTCK thế giới đóng cửa phiên cuối tuần :

    World Indexes





    North/Latin America



    INDEX VALUE CHANGE %CHANGE TIME
    DOW JONES INDUS. AVG 8,000.86 -148.15 -1.82% 01/30
    S&P 500 INDEX 825.88 -19.26 -2.28% 01/30
    NASDAQ COMPOSITE INDEX 1,476.42 -31.42 -2.08% 01/30
    S&P/TSX COMPOSITE INDEX 8,694.90 -67.86 -0.77% 01/30
    MEXICO BOLSA INDEX 19,565.14 28.09 0.14% 01/30
    BRAZIL BOVESPA STOCK IDX 39,300.79 -337.63 -0.85% 01/30


    More North/Latin America Indexes



    Europe/Africa/Middle East



    INDEX VALUE CHANGE %CHANGE TIME
    DJ EURO STOXX 50 , Pr 2,236.98 -32.42 -1.43% 01/30
    FTSE 100 INDEX 4,149.64 -40.47 -0.97% 01/30
    CAC 40 INDEX 2,973.92 -35.83 -1.19% 01/30
    DAX INDEX 4,338.35 -89.76 -2.03% 01/30
    IBEX 35 INDEX 8,450.40 -27.00 -0.32% 01/30
    S&P/MIB INDEX 17,934.00 -158.00 -0.87% 01/30
    AEX-Index 248.60 -3.75 -1.49% 01/30
    OMX STOCKHOLM 30 INDEX 617.38 1.28 0.21% 01/30
    SWISS MARKET INDEX 5,290.05 17.15 0.33% 01/30

  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    STB: ?oÔng vua? đánh mất ngai vàng?(Cập nhật lúc 17:26'' 14/1/2009)




    Suốt một thời gian dài kể từ ngày 22/10/2008 cho tới tận phiên giao dịch cuối cùng trước khi bước sang năm mới 2009, cổ phiếu STB của Sacombank luôn chiếm vị trí độc tôn về khối lượng giao dịch trên sàn HOSE. Lượng giao dịch của STB luôn ở mức trên 1 triệu đơn vị chuyển nhượng thành công bất kể Vn-Index liên tục tạo đáy mới tại thời điểm những tháng cuối năm 2008. Thế nhưng, vị trí ấy đã không còn là của ?oông vua? STB kể từ khi thị trường chứng khoán bước sang năm mới 2009.

    Nếu như vị trí dẫn đầu về tính thanh khoản trên sàn HASTC luôn được chia sẻ bởi cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu và cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long thì trên sàn HOSE, vị trí số 1 về tính thanh khoản luôn được biết đến với cái tên STB. Điều này dường như đã trở thành một điều ?otất lẽ dĩ ngẫu? trong suốt một thời gian dài bất kể những blue-chips hàng đầu khác như DPM của Đạm Phú Mỹ, SSI của Chứng khoán Sài Gòn, hay REE của Cơ Điện Lạnh hoặc SAM của Cáp và vật liệu Viễn thông luôn thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

    Tuy nhiên, cùng với sự ảm đạm trong giao dịch của sàn HOSE trong suốt những phiên giao dịch kể từ đầu năm 2009, người ta còn đặc biệt chú ý đến sự sụt giảm trong thanh khoản của STB khi cổ phiếu này không còn giữ được vị trí dẫn đầu về KLGD trong 7 phiên liên tiếp kể từ phiên giao dịch đầu năm mới 2009.

    Tính đến phiên giao dịch ngày 14/01, ?oông vua? STB đã có 8 phiên giao dịch phải rời xa ?ongai vàng? của mình và chỉ 1 phiên duy nhất (13/01) dẫn đầu thị trường về KLGD nhưng cũng chỉ đạt 686.040 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công.

    Sự ảm đạm trong giao dịch của thị trường chung đã kéo tính thanh khoản của STB sụt giảm theo nhưng những phiên giao dịch kể từ đầu năm STB chưa một lần có khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt trên 1 triệu đơn vị. Thậm chí, phiên giao dịch ngày 08/01/2009, lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua cổ phiếu này còn không được biết đến trong tốp 5 mã chứng khoán có khối lượng giao dịch cao nhất sàn HOSE khi chỉ có 473.490 cổ phiếu được giao dịch thành công. Trong phiên giao dịch này STB chịu đứng thứ 7 về tính thanh khoản sau REE, SSI, VF4, SAM, VIP và DPM.

    Theo nhận định chung của giới đầu tư, việc sụt giảm trong thanh khoản của STB không có nghĩa là cổ phiếu này không còn hấp dẫn với NĐT. Nguyên nhân chính khiến STB sụt giảm trong thanh khoản là do NĐT nước ngoài giảm mạnh việc giao dịch đối với cổ phiếu này. Tính từ đầu năm 2009, NĐT nước ngoài chỉ mua vào 3 triệu cổ phiếu STB và cũng bán ra chừng đó vào các ngày 06, 07, 08 và 13/01 theo phương thức giao dịch thỏa thuận.

    Vậy phải chăng NĐT nước ngoài không còn mặn mà đối với cổ phiếu từng một thời mệnh danh là ?ocổ phiếu vua?? Thực ra việc khối ngoại hạn chế giao dịch không chỉ ảnh hưởng đến một mình STB mà còn ảnh hưởng đến toàn thị trường trong đó có hàng loạt các blue-chips khác. Chính vì vậy, việc STB tạm mất ngôi đầu được cũng là điều dễ hiểu và chỉ được xem là hiện tượng bất thường khi NĐT trong nước biết nắm thế chủ động và xem NĐT nước ngoài chỉ là những vị khách mà thôi.
    Nguyễn Tuân
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Cẩn trọng với báo cáo lợi nhuận ngân hàngMẠC SAN
    05/02/2009 12:10

    Theo các phương tiện thông tin đại chúng, một số ngân hàng đã có kết quả lãi tạm tính (chưa kiểm toán) cho năm 2008 rất ấn tượng.





    Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính nói riêng, khi các ngân hàng quốc tế báo cáo các khoản thua lỗ nặng nề thì tại Việt Nam, các ngân hàng vẫn báo lãi với các con số lợi nhuận hết sức ấn tượng.

    Người viết xin đưa ra một cách nhìn đa chiều về báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam, nhằm hướng người sử dụng thông tin tới một sự cẩn trọng cần thiết khi phân tích đầu tư.

    ?oTrứng vàng? từ kinh doanh trái phiếu

    Theo các phương tiện thông tin đại chúng, một số ngân hàng đã có kết quả lãi tạm tính (chưa kiểm toán) cho năm 2008 rất ấn tượng.

    Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) vượt lên dẫn đầu thị trường với số lợi nhuận trước thuế 3.352 tỷ đồng, tăng 300 tỷ so với 2007. Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) 2.300 tỷ đồng, Ngân hàng Công Thương (VietinBank) 1.600 tỷ đồng, ACB 2.556 tỷ đồng, Techcombank 1.600 tỷ đồng, Ngân hàng Liên Việt mới thành lập lãi 444 tỷ đồng... Hầu hết các ngân hàng đều báo cáo các khoản lãi lớn từ kinh doanh trái phiếu năm 2008, một mảng kinh doanh được gọi là ?ogà đẻ trứng vàng?.

    Điều này hoàn toàn có thể nếu nhìn vào thực tế lợi suất trái phiếu trong năm lên tới trên 20%/năm do ảnh hưởng của lạm phát, tăng lãi suất cơ bản và làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư nước ngoài. Lợi suất trái phiếu chính phủ có thời điểm lên cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng là một điều bất hợp lý về khoa học rủi ro nhưng lại là cơ hội cho các ngân hàng.

    Các ngân hàng lớn với khả năng thanh khoản dồi dào là những ngân hàng tận dụng được cơ hội ?ongàn vàng? này. Chỉ trong 2 tháng cuối năm, lãi suất cơ bản được cắt giảm liên tục từ 14%/năm về 8.5%/năm (hiện tại là 7%/năm), đã làm cho lợi suất trái phiếu trên thị trường giảm nhanh và mạnh.

    Đây chính là lúc các ngân hàng bán ra thu lợi nhuận để báo cáo cuối năm.

    ?oĐảo lợi suất? trái phiếu

    Trong thực tế, do xu thế lãi suất tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2009 và nguồn thanh khoản khá dồi dào, việc bán trái phiếu của nhiều ngân hàng chỉ mang tính chất ?ohình thức?, nhằm hợp lý hóa các khoản lãi trái phiếu cho mục đích báo cáo tài chính.

    Sau khi thực hiện giao dịch bán, có khả năng các ngân hàng mua lại ngay trạng thái danh mục của mình nhằm đón đợi các quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản tiếp theo của Ngân hàng Nhà Nước trong 2009.

    Chỉ những ngân hàng nào khó khăn thanh khoản và không dự báo đúng xu hướng cắt giảm lãi suất tiếp theo mới bán trái phiếu mà không mua lại.

    Chính vì lý do này mà hoạt động mua bán trái phiếu cuối năm hết sức nhộn nhịp. Theo thống kê của HASTC và HOSE, khối lượng và giá trị giao dịch trái phiếu tăng đột biến trong tháng 12 (là tháng có giá trị giao dịch lớn nhất trong năm), trong khi giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài lại giảm.

    Về bản chất, các ngân hàng có thể đã thực hiện một việc đơn giản là ?ođảo lợi suất? (yield roll) trái phiếu để hợp lý hóa lợi nhuận.

    Có nhiều cách làm việc này, không ngoại trừ việc các ngân hàng có thể ?ohợp tác? với nhau để thực hiện việc đảo lợi suất trái phiếu này một cách dễ dàng thông qua các hợp đồng bán và hợp đồng mua lại. Trong trường hợp này, ngân hàng đối tác chỉ đóng vai trò "giúp bạn" hạch toán giao dịch.

    Hệ quả của màn ảo thuật "khắc xuất, khắc nhập" này là danh mục trái phiếu có lợi suất cao (15-24%/năm) mua trong năm được thay thế bằng danh mục trái phiếu có lợi suất thấp (8-10%/năm) mua cuối năm. Khoản lợi nhuận thu được là hoàn toàn ?othật? xét về khía cạnh kinh tế cũng như kế toán.

    Nói một cách ví von thì đây là một ca ép gà đẻ non để lấy trứng vàng ra rồi cho ấp tiếp để hy vọng ra trứng bạc. Theo một bài báo trên tờ Đầu tư Chứng khoán, có ngân hàng chỉ cần thực hiện một lệnh bán trái phiếu cuối năm đã hạch toán 500 tỷ đồng vào lợi nhuận, bằng 1/3 lợi nhuận cả năm.

    Một số ngân hàng đã đạt đủ lợi nhuận để báo cáo sẽ không cần ?ođảo lợi suất? toàn bộ danh mục trái phiếu của mình mà có thể sẽ găm lại một phần làm của để dành cho 2009, một năm kinh doanh được dự báo cũng hết sức khó khăn.

    Như vậy, số lãi tiềm ẩn trong các danh mục trái phiếu của ngân hàng có thể vẫn chưa thể hiện hết. Với việc lãi suất cơ bản tiếp tục hạ xuống mức 7%/năm có hiệu lực từ ngày 1/2/2009 vừa qua, danh mục trái phiếu của các ngân hàng lại tiếp tục đẻ thêm ?otrứng bạc? cho những tháng đầu năm 2009.

    Hạn chế của các chuẩn mực kế toán?

    Câu hỏi đặt ra là tại sao ngân hàng phải thực hiện động tác ?ođảo lợi suất? trái phiếu này để báo cáo lãi?

    Điều này có thể giải thích do hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện chưa cho phép các ngân hàng ?ođánh giá lại? (mark to market) các tài sản tài chính. Do đó, động tác ?ođảo lợi suất? trái phiếu sẽ giúp ngân hàng biến lãi chưa thực hiện (unrealised gains) thành lãi thực hiện (realised gains) một cách hợp pháp.

    Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 (Ghi nhận và đánh giá các công cụ tài chính) hay chuẩn mực kế toán FAS 157 (Ghi nhận theo giá trị hợp lý) của Mỹ đều có những quy định về kế toán theo giá trị hợp lý (fair value acccounting) đối với các loại tài sản và công nợ tài chính.

    Việc này nhằm tăng cường tính cập nhật của thông tin kế toán cho quản trị rủi ro cũng như việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Trong khi đó hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) chưa có các chuẩn mực tương đương.

    Tại Việt Nam, đầu tư trái phiếu vẫn được hạch toán theo nguyên tắc giá phí lịch sử mà chưa được phép đánh giá lại theo giá trị thị trường. Sự thiếu hụt này buộc các ngân hàng phải sáng tạo ra biện pháp ?ođảo lợi suất? nhằm hợp lý hóa lợi nhuận. Hệ quả của việc này là ngân hàng có thể điều chỉnh được lợi nhuận của mình theo mục tiêu của ban điều hành cho từng giai đoạn.

    Điểm bất cập thứ nhất đó là việc ngân hàng có quyền lựa chọn trái phiếu cần đảo mà không tiến hành đảo toàn bộ danh mục một cách thống nhất. Việc chọn các trái phiếu có lợi suất cao hơn lợi suất thị trường để đảo sẽ tạo ra các khoản lãi. Ngược lại, việc chọn các trái phiếu có lợi suất thấp hơn lợi suất thị trường để đảo có thể tạo ra các khoản lỗ. Tùy theo mục đích báo cáo, các ngân hàng sẽ lựa chọn một chiến lược đảo phù hợp.

    Với áp lực báo cáo lãi như 2008 thì có lẽ các trái phiếu lợi suất thấp sẽ không được đảo mà sẽ ghi nhận theo giá lịch sử. Về nguyên tắc, ngân hàng cần lập dự phòng cho các khoản mục này theo quy định của chuẩn mực VAS 02 về hàng tồn kho. Việc lựa chọn các khoản mục để hợp lý hóa theo hướng có lợi được gọi là hiện tượng ?ohái cherry? (cherry picking) trong kế toán.

    Một vấn đề rất quan trọng không thể nhìn được từ những con số lợi nhuận đẹp là sự tương quan giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Với xu hướng lãi suất huy động tăng rất cao trong 2008, chắc chắn nhiều ngân hàng vẫn còn ?ongậm đắng? các nguồn vốn huy động với lãi suất cao 15-20%/năm với các kỳ hạn khác nhau. Trong khi các tài sản có lợi suất cao được định giá lại một cách khá ?otinh tế?, thay thế bằng các tài sản lợi suất thấp thì các khoản nguồn vốn huy động trả lãi cao lại không được định giá lại một cách tương tự. Điều này sẽ tạo ra một bảng cân đối có cơ cấu lệch lạc trong năm 2009.

    Để hiểu rõ điều này, chúng ta lấy một ví dụ đơn giản: một ngân hàng phát hành kỳ phiếu trong năm 2008 với mức lãi suất 18%/năm cho kỳ hạn 3 năm. Ngân hàng dùng đúng số tiền này đầu tư trái phiếu chính phủ lợi suất 20%/năm cùng kỳ hạn 3 năm. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn này cho phép ngân hàng khai thác chênh lệch lợi suất 2%/năm. Đến cuối năm cả kỳ phiếu (nguồn vốn) và trái phiếu (tài sản) đều còn thời hạn trên 2 năm.

    Với lợi suất thị trường đối với kỳ hạn 2 năm còn 8-10%/năm thì việc đảo lợi suất trái phiếu sẽ tạo ra khoản lãi lớn. Tuy nhiên, chỉ đảo tài sản mà không đảo nguồn vốn sẽ cho phép ngân hàng báo lãi trên tài sản mà tránh báo lỗ trên nguồn vốn. Trong khi nhà đầu tư mua kỳ phiếu ngân hàng có thể bán lại kỳ phiếu này với mức giá cao hơn mệnh giá nhiều trên thị trường thì ngân hàng chỉ ghi nhận phần công nợ bằng mệnh giá phát hành. Đây chính là điểm bất cập thứ 2.

    Việc đảo lợi suất của tài sản mà không thực hiện cho nguồn vốn sẽ tạo ra sự méo mó trong cơ cấu bảng cân đối của ngân hàng. Trong ví dụ trên cơ cấu ?olợi suất đầu tư 20% - lợi suất huy động 18%? (lãi 2%) được chuyển thành một cơ cấu mới ?olợi suất đầu tư 9% - lợi suất huy động 18%? (lỗ 9%). Việc rút lãi 2008 có thể tạo ra các khoản lỗ trong năm 2009 và các năm sau đến khi kỳ phiếu đáo hạn.

    Việc sử dụng các kỹ thuật kế toán để điều chỉnh kết quả kinh doanh là vấn đề không mới trên thế giới cũng như Việt Nam. Năm 2007, khi thị trường cổ phiếu thăng hoa thì các ngân hàng và công ty chứng khoán Việt Nam cũng đồng loạt báo lãi nhờ nghệ thuật định giá lại giá cổ phiếu thông qua việc bán cổ phiếu hoặc đảo giá cổ phiếu (bán thu lãi rồi mua lại với giá vốn cao hơn).

    Dự phòng nợ xấu

    Đến thời điểm này thì các số liệu về lập dự phòng nợ xấu của các ngân hàng đều chưa được kiểm toán.

    Trong năm 2008, cùng với khó khăn của nền kinh tế, lãi suất cho vay tăng cao thì rủi ro tín dụng đã tăng lên mức khá cao. Hơn nữa, với sự tăng trưởng tín dụng quá nóng trong thời gian ngắn cuối năm 2007, đặc biệt là đối với các loại hình cho vay mới như tín dụng tiêu dùng và tín dụng nhà ở thì các ngân hàng thương mại Việt Nam đều chưa có những số liệu lịch sử cũng như mô hình tin cậy trong việc xác định tổn thất nợ xấu. Việc đảo nợ, gia hạn nợ, giãn nợ, tái cơ cấu nợ, khoanh nợ có thể làm cho các số liệu dự phòng khó chính xác.

    Dự phòng tín dụng là một ước tính kế toán mang tính chủ quan cao và cũng là một ?ovan? điều khiển lợi nhuận hiệu quả của các ngân hàng. Kinh nghiệm các ngân hàng quốc tế cho thấy các khoản lỗ lớn của họ trong năm qua chủ yếu do trích lập dự phòng một cách nghiêm túc như dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng liên quan đến vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff. Sự cẩn trọng hợp lý

    Việc các ngân hàng kinh doanh trái phiếu có lãi trong năm 2008 là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc sử dụng các kỹ thuật kế toán trong khi chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa hoàn chỉnh có thể giúp các ngân hàng đưa ra các con số lợi nhuận kế toán đẹp đẽ hơn cho năm 2008.

    Với việc nợ xấu tín dụng chưa thể xác định thì các con số dự phòng có thể cũng chưa phản ánh hoàn toàn đầy đủ. Các nhà đầu tư nên có sự cẩn trọng hợp lý khi phân tích đánh giá lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2008.

    Bài viết này chỉ mang tính chất phân tích chung mà không ám chỉ một ngân hàng cụ thể nào. Việc phân tích một ngân hàng cụ thể cần có các số liệu chi tiết về cơ cấu lợi suất của các danh mục tài sản và nguồn vốn cũng như tỷ trọng đầu tư trái phiếu trong tổng tài sản.

    Người viết cho rằng các ngân hàng mới thành lập với nguồn vốn cổ đông dồi dào sẽ có lợi thế lợi tận dụng cơ hội kinh doanh trái phiếu trong năm 2008 và việc đảo lợi suất không tạo ra những rủi ro của bảng cân đối trong 2009. Tác động đối với các ngân hàng khác có thể sẽ lớn hơn.

    Các nhà đầu tư cần chờ đợi thêm các xác nhận báo cáo kiểm toán trước khi có thể tin cậy các số liệu lợi nhuận công bố. Các nhà đầu tư cũng cần đọc các ý kiến không chấp thuận (qualification) đưa ra trong các báo cáo kiểm toán thay vì chỉ tập trung vào báo cáo tài chính.

    Các ngân hàng không nên tranh thủ các bất cập của hệ thống kế toán để điều chỉnh lợi nhuận theo các mục tiêu ngắn hạn. Một cơ chế quản trị doanh nghiệp (corporate governance) tốt sẽ có khả năng ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của mối quan hệ mâu thuẫn lợi ích truyền thống giữa ban điều hành - cổ đông, tạo ra lòng tin của công chúng và sự phát triển bền vững của ngân hàng.

    Bộ Tài chính và Hiệp hội Kế toán nên nghiên cứu hoàn chỉnh thêm hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) theo hướng phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), đặc biệt đối với kế toán các công cụ tài chính.
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Từ ngày Lập TOPIC đến giờ các pác xem ACB , STB đã giảm bao nhiều %?
  6. Giaydo

    Giaydo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Ohh thế sao hôm nay chúng nó múc STB, ACB ác thế ko sợ àh
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Phải nói là các pác quá dũng cảm ACB và STB sẽ về bao nhiêu sắp tới tháng 4 Vietinbank lên sàn sẽ thành lũ với sàn HO

Chia sẻ trang này