Hết Cây Thông Noel lại đến -------))))) Cây Đào đón Tết khắc nghiệt gớm !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 12/01/2022.

2429 người đang online, trong đó có 74 thành viên. 01:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 4209 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Năm 2021, sản lượng điện truyền tải của EVNNPT đạt trên 200 tỷ kWh
    10/01/2022
    - Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), tuy nhiên Tổng công ty đã vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, liên tục, ổn định, góp phần cùng EVN đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân với sản lượng điện truyền tải đạt 200,86 tỷ kWh. Tất cả các chỉ tiêu suất sự cố năm 2021 đều thấp hơn so với kế hoạch, số sự cố lưới truyền tải năm 2021 giảm 36,5% so với năm 2020.
    [​IMG]Liên kết lưới điện khu vực, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

    EVNNPT khởi công 42 dự án, đóng điện 43 dự án theo kế hoạch trong đó có các dự án trọng điểm, cấp bách như khởi công dự án TBA 500 kV Vân Phong, ĐD 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân, đóng điện dự án 500 kV mạch 3 Dốc Sỏi - Pleiku2, đấu nối Nhiệt điện Nghi Sơn, Tây Hà Nội - Thường Tín... Trong số các dự án đóng điện năm 2021 có các dự án có vai trò hết sức quan trọng phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện BOT, NLTT, thủy điện và các dự án phục vụ đảm bảo cung cấp điện.

    EVNNPT hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế Tập đoàn giao, thực hiện tiết kiệm 10% chi phí so với định mức, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Tổng công ty đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

    Về nâng cao năng suất lao động, EVNNPT đã thực hiện chuyển đổi 5 TBA theo tiêu chí không người trực, đạt 100% kế hoạch trong năm 2021, nâng tổng số TBA theo tiêu chí không người trực lên 107 TBA/137 TBA 220 kV, đạt tỷ lệ 18,1%.

    Về ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN4.0 và thực hiện chủ đề năm 2021 về chuyển đổi số, EVNNPT đã triển khai thành công trạm biến áp số đầu tiên tại Việt Nam (TBA 220 kV Thuỷ Nguyên) và đóng điện dự án trạm biến áp đầu tiên áp dụng mô hình thông tin công trình BIM (TBA 220 kV Krông Ana), hoàn thành cập nhật dữ liệu thiết bị trên phần mềm PMIS và triển khai quy trình sửa chữa bảo dưỡng theo CBM cho máy biến áp và máy cắt, chủ động thực hiện được các hệ thống điều khiển tích hợp trạm của các nhà sản xuất nổi tiếng như SIEMENS, ABB…

    Năm 2022, EVNNPT đặt mục tiêu chính:

    1/ Sản lượng điện truyền tải khoảng 205,4 tỷ kWh điện.

    2/ Tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải 2,3%.

    3/ Không để xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ quan, tất cả các chỉ tiêu suất sự cố thực hiện thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao.

    4/ Thực hiện tốt các lĩnh vực của công tác an toàn, không xảy ra tai nạn lao động nặng và tai nạn chết người.

    5/ Khởi công 43 dự án, hoàn thành và đưa vào vận hành 71 dự án.

    6/ Bảo toàn và phát triển vốn; nâng cao hiệu quả sản, kinh doanh phấn đấu kinh doanh có lợi nhuận theo chỉ tiêu kế hoạch EVN giao./.
    ThanhNM9 thích bài này.
    ThanhNM9 đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    PVS lấn sang mảng năng lượng, hướng đến đầu tư điện gió ngoài khơi
    04/01/2022
    Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
    • HNX: PVS) vừa được chấp thuận bổ sung đầu tư điện gió ngoài khơi vào ngành nghề kinh doanh chính.

      PVS vừa tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngày 29/12/2021. Được sự chấp thuận của cổ đông, bao gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam, PVN), Công ty đã bổ sung đầu tư điện gió ngoài khơi vào ngành nghề kinh doanh chính.

      PVS cho biết điều này phù hợp với định hướng của PVN trong bối cảnh dịch chuyển năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam đang xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững. Theo đó, Chính phủ sẽ ưu tiên tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia và điện gió là lĩnh vực có tiềm năng phát triển.

      Trong thời gian qua, PVS đã tham gia cung cấp dịch vụ cho phần lớn các dự án điện gió gần bờ tại khu vực Tây Nam Bộ như vận chuyển, lắp đặt tháp, turbine gió, rải cáp ngầm. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang cung cấp dài hạn tàu chuyên dụng phục vụ công tác vận chuyển nhân sự, thiết bị vận hành và bảo dưỡng tại dự án điện gió Bình Đại – Bến Tre và dự án điện gió tại Trà Vinh,…
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022, Bài cũ: 12/01/2022 ---
    Dòng P đang có nhiều cái Cup Lớn @};-

    [​IMG]
    ThanhNM9 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Bộ Công Thương sẽ trình quy hoạch điện VIII trong quý I này

    Tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương vừa diễn ra, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết hiện Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện quy hoạch điện VIII theo hướng bền vững, dành nhiều không gian để phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất hợp lý, hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện.

    [​IMG]
    Bộ Công Thương sẽ trình quy hoạch điện VIII trong quý I này. Ảnh minh họa.

    Việc chỉnh sửa quy hoạch điện VIII vừa nêu nhằm đảm bảo phù hợp với cam kết của Việt Nam đã đưa tại hội nghị COP26 là đưa phát thải ròng bằng 0 vào 2050 và quan điểm ưu tiên phát triển năng lượng sạch, tái tạo đã được định hướng tại Nghị quyết 55/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

    Dự kiến, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ quy hoạch điện VIII trong quý I này.

    Ngoài ra, thông tin về phương án cung ứng điện năm nay, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết Bộ Công Thương đã có kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2022. Trong đó, Bộ dự kiến sản lượng điện sản xuất và mua của toàn hệ thống điện là khoảng 275,5 tỷ kWh, tăng hơn 7,8% so với 2021.

    Cục Điều Tiết điện lực khẳng định việc cung ứng điện về cơ bản được đảm bảo và không phải tiết giảm điện nếu không có hiện tượng bất thường xảy ra như thời tiết cực đoan.

    Theo kế hoạch này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN và các đơn vị liên quan thực hiện những giải pháp cụ thể, nhằm đảm bảo cung ứng điện được an toàn, ổn định cho cả năm. Trong đó, Bộ đã chỉ đạo EVN, và các đơn vị điện lực thường xuyên theo dõi tăng trưởng phụ tải điện, theo dõi các điều kiện vận hành hệ thống thị trường và đảm bảo cung cấp, vận hành điện an toàn, ổn định trên toàn quốc.

    Năm nay, Bộ Công Thương dự kiến huy động khoảng 35,6 tỷ KWh từ nguồn năng lượng tái tạo, chiếm hơn 13% tổng nhu cầu điện của cả hệ thống.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Đầu tư vào dầu khí toàn cầu có thể tăng lên 628 tỷ USD vào năm 2022

    Nhu cầu dầu khí toàn cầu dự kiến sẽ tăng cao vào giữa những năm 2030. OPEC cho rằng dầu thô sẽ vẫn là nguồn năng lượng lchủ đạo cho thị trường thế giới cho đến năm 2045.

    Theo báo cáo của công ty tư vấn Rystad Energy, các khoản đầu tư vào dầu khí trên toàn cầu sẽ tăng hơn 4,3% hàng năm, đạt 628 tỷ USD trong năm nay khi ngành công nghiệp phục hồi sau đại dịch và những trở ngại do biến thể Omicron gây ra.

    Công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu năng lượng này cho động lực gia tăng đầu tư phần lớn được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư vào khí đốt thượng nguồn (upstream) và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (dự kiến tăng 14% mỗi năm)

    [​IMG]

    Khí đốt thượng nguồn và khí đốt tự nhiên hóa lỏng sẽ là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay, với các khoản đầu tư tăng lên gần 149 tỷ đô la, từ 131 tỷ đô la vào năm 2021. Con số này thấp hơn khoản đầu tư giai đoạn trước đại dịch nhưng đầu tư vào lĩnh vực này dự kiến sẽ vượt qua năm 2019 (168 tỷ USD) trong hai năm tới, đạt 171 tỷ USD vào năm 2024.

    Đầu tư vào dầu ở thượng nguồn dự kiến sẽ tăng 7% hàng năm lên 307 tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên, đầu tư vào nguồn trung lưu và hạ lưu sẽ giảm 6,7% hàng năm xuống 172 tỷ USD trong năm nay.

    Biến thể Omicron khiến người dân hạn chế di chuyển trong quý đầu tiên của năm 2022, dẫn đến hạn chế nhu cầu năng lượng và sự phục hồi trong các lĩnh vực tiêu thụ dầu thô chính là vận tải đường bộ và hàng không. "Bất chấp sự gián đoạn liên tục do Covid-19 gây ra, triển vọng thị trường dầu khí toàn cầu vẫn đầy hứa hẹn", Audun, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dịch vụ năng lượng của Rystad Energy, cho biết.

    [​IMG]

    Đầu tư vào lĩnh vực dầu khí trong các năm tiếp theo.

    Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng cao vào giữa những năm 2030. OPEC cho biết trong báo cáo Triển vọng Dầu thế giới 2021 vào tháng 9, dầu thô dự kiến sẽ vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất, khi dân số thế giới tăng lên và nền kinh tế toàn cầu tăng hơn gấp đôi lên 270 nghìn tỷ USD.

    Nhu cầu dự báo sẽ tăng 17,6 triệu thùng/ngày trong hai thập kỷ rưỡi, lên 108,2 triệu thùng/ngày vào năm 2045 (90,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020). Trong các khu vực, Australia và Trung Đông nổi bật về các khoản đầu tư.

    Đầu tư vào Úc dự kiến tăng 33%. Tại Trung Đông, các khoản đầu tư sẽ tăng 22% trong năm nay khi Ả Rập Xê-út tăng cường năng lực xuất khẩu dầu và Qatar mở rộng sản xuất, Rystad nói.

    Tuy nhiên, công ty tư vấn này chỉ ra một "mối quan tâm nổi bật" trong năm 2022 là các thách thức liên quan đến đại dịch và chi phí lạm phát gia tăng đối với thép cùng các yếu tố đầu vào khác.

    Đối với các nhà thầu ở nước ngoài, việc chuyển đổi năng lượng có thể có lợi cho việc phát triển điện gió. Chi tiêu trong lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi đạt gần 50 tỷ USD vào năm ngoái, gấp đôi mức của năm 2019. Đến năm 2025, Rystad dự kiến các khoản đầu tư vào gió ngoài khơi tăng lên 70 tỷ USD khi nhu cầu về năng lượng sạch tăng cao.

    Ngược lại, lĩnh vực dầu khí ngoài khơi lại đang đối mặt với một giai đoạn chuyển đổi năng lượng đầy thách thức. Nhu cầu dầu có khả năng đạt đỉnh trong 5 năm tới.
  5. ThanhNM9

    ThanhNM9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2021
    Đã được thích:
    1.291
    Cơ mà em vẫn không thể hiểu nỗi bên nhóm F2.4.7 team @.7 vẫn hung lắm. Hó hé là ăn gạch liền. Vẫn quyết tâm giữ đến chết.
    Con L.1.4 volume có bé tạo đến đạn tháo chạy không biết đẫm máu ra sao
    Last edited: 12/01/2022
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cổ phiếu dầu khí, sóng tăng nối dài


    [​IMG]

    Kinh tế toàn cầu được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, nhu cầu dầu toàn cầu tăng lên, doanh nghiệp ngành dầu khí đứng trước triển vọng tích cực.

    Đua nhau báo lãi 2021 tích cực

    Tổng công ty Khí Việt Nam (mã GAS) vừa tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021 với doanh thu ước đạt gần 80.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 10.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8.380 tỷ đồng. Với kết quả này, GAS vượt 14% mục tiêu doanh thu và vượt 19% mục tiêu về lợi nhuận.

    Theo ông Hoàng Văn Quang, Tổng giám đốc PV Gas, dù chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh nhưng Công ty đã bám sát các mục tiêu kinh doanh đề ra, giảm thiểu bất lợi.

    Năm 2021, các doanh nghiệp ngành dầu khí, trong đó có GAS hưởng lợi lớn từ đà tăng mạnh của giá dầu. Trong khi đó, GAS lại có vị thế là nhà phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng chủ chốt tại Việt Nam. Kết quả kinh doanh khởi sắc của GAS tạo tiền đề cho sự thăng hoa của cổ phiếu này. Hiện cổ phiếu GAS có thị giá 95.200 đồng/cổ phiếu (ngày 22/12/2021).

    Giá dầu tăng mạnh có thể tạo thêm động lực cho các đơn vị liên quan khởi động lại các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, mang lại cơ hội việc làm cho các công ty thượng nguồn như Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (mã PVD) và Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS).

    9 tháng đầu năm, PVS ghi nhận doanh thu 9.651 tỷ đồng, lợi nhuận 575 tỷ đồng. Năm 2021, PVS đặt kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 560 tỷ đồng. Như vậy, PVS đã thực hiện 97% kế hoạch doanh thu và 103% kế hoạch lợi nhuận sau 3/4 chặng đường của năm.

    Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (mã BSR) đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục trong năm nay. Nếu như 9 tháng đầu năm 2020, BSR báo lỗ hơn 4.000 tỷ đồng, do khó khăn kép: sản lượng tiêu thụ giảm sâu và giá xăng dầu giảm mạnh, thì 9 tháng đầu năm nay, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 4.021 tỷ đồng.

    Được biết, công suất Nhà máy Dung Quất từ mức 85% tại ngày 22/9/2021 đã tăng lên 100% công suất vào tháng 10/2021, thúc đẩy sự tăng trưởng của BSR trong quý IV/2021 và cả năm 2021.

    Năm 2021, BSR đặt kế hoạch doanh thu 70.661 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 864 tỷ đồng. Với kết quả doanh thu đạt 66.587 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.998 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021, BSR đã đạt 94% kế hoạch về doanh thu và vượt 359% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Dù chưa khép lại năm 2021 nhưng nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận. Cùng với đà tăng trưởng dài hạn của nhóm này đang tạo sự hứng khởi cho giới đầu tư.

    Triển vọng tích cực trong năm 2022

    Hiện, giới đầu tư đang nhìn vào bốn chủ điểm đầu tư nổi bật trong năm 2022 được phân tích ở giá cả hàng hóa, câu chuyện đẩy mạnh đầu tư công, sự thăng hóa của kinh tế số sau dịch và cầu nội địa phục hồi đẩy mạnh nhóm bán lẻ và F&B, du lịch tăng trưởng. Riêng trong nhóm hàng hóa, dầu khí được nhận định sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

    Với riêng giá dầu, Công ty Chứng khoán VNDirect trong báo cáo triển vọng đầu tư 2022 phân tích, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên vào năm 2022 nhờ hoạt động du lịch quốc tế phục hồi khi nhiều quốc gia mở cửa trở lại, bên cạnh động lực ngắn hạn đến từ xu hướng chuyển đổi năng lượng từ khí sang dầu trong sản xuất điện tại châu Á và châu Âu.

    Về nguồn cung, giá dầu được hỗ trợ bởi sự thận trọng trong việc gia tăng sản lượng của OPEC+ và sự phục hồi chậm của ngành dầu mỏ Mỹ do thiếu các khoản đầu tư mới. VNDirect kỳ vọng giá dầu Brent sẽ tiếp tục duy trì mức cao trên 80 USD/thùng trong nửa đầu năm 2022, sau đó cân bằng quanh mức 70 - 75 USD/thùng trong nửa cuối 2022.

    Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 3,3 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 100,9 triệu thùng/ngày cho cả năm 2022, tương đương nhu cầu dầu thô trước đại dịch.

    Mặc dù sự phục hồi nguồn cung theo sau đà tăng giá dầu có thể đang diễn ra, song nguồn cung sẽ không tăng đủ nhanh để bắt kịp với sự phục hồi nhu cầu dầu thô toàn cầu và điều này sẽ hỗ trợ cho giá dầu tiếp tục duy trì ở mức cao trong vài quý tới, trung bình 75 USD/thùng trong năm 2022.

    [​IMG]

    Trên thị trường chứng khoán, 2021 là năm ghi nhận sự thăng hoa của nhóm dầu khí khi phần đa số cổ phiếu nhóm này có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cổ phiếu BSR tăng 114%, cổ phiếu PVD tăng 54,3%, cổ phiếu PVS tăng 37,2%, PVT tăng 34,7%, GAS tăng 7%...

    Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, nhóm dầu khí sẽ hồi phục mạnh trong năm 2022. Giá dầu đã thiết lập đỉnh cao mới trong năm 2021 và đang hướng về vùng giá trên 100 USD/thùng.

    Nguồn cung dầu mỏ được dự báo sẽ tăng chậm trong thời gian tới trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đang hồi phục mạnh. Cụ thể, trong tháng 11/2021, nhu cầu của thế giới đã vượt 100 triệu thùng/ngày.

    Hoạt động vận tải dầu và khí đang bước vào giai đoạn tăng trưởng. Nhu cầu vận tải dầu năm 2022 sẽ gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục. Từ năm 2023, khi dự án Lọc dầu Long Sơn hoàn thành sẽ tiếp tục làm tăng nhu cầu vận tải.

    Việt Nam còn khoảng 50% trữ lượng dầu khí chưa được khai thác, trong đó trữ lượng khí chiếm khoảng 60 - 70%.

    Theo Dự thảo Kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, sản lượng khai thác khí dự kiến sẽ vượt sản lượng dầu thô trong giai đoạn 2021 - 2025 với mức sản lượng trung bình là 11,1 tỷ m3/năm.

    "Nhóm dầu khí có triển vọng sáng khi giá dầu tăng."

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng Phát triển năng lực đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS

    Các dự án phát triển mỏ khí sẽ là điểm nhấn trong giai đoạn tới. Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm kép là 8,1% trong giai đoạn 2021-2030.

    Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng Phát triển năng lực đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS nhận định, sau Covid-19, năng lượng là một trong những nhóm ngành có triển vọng đầu tư sáng.

    Theo chuyên gia phân tích, nhà đầu tư thường quan tâm đến những nhóm có chu kỳ hưởng lợi như khí, dầu khí, năng lượng. Khi nền kinh tế phục hồi, nhóm dầu khí sẽ được quan tâm nhiều hơn cùng động lực tăng trưởng mới. Cổ phiếu dầu khí, năng lượng sẽ còn nối dài sóng tăng trưởng trong năm 2022.
    ThanhNM9 thích bài này.
    ThanhNM9 đã loan bài này
  7. love4you

    love4you Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    7.650
    PVS duy nhất dc tây mua ròng 2 tuần nay mà ko hề bán. Trùm điện gió ngoài khơi full việc ko hết

    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Vượt 31 phía trước là bầu trời @};-
  9. love4you

    love4you Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    7.650
    Tiền vào PVS mạnh rồi, PVS đang giai đoạn nghi ngờ , phải lên 4x mới tin
    BigDady1516 thích bài này.
  10. KimGia

    KimGia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2021
    Đã được thích:
    1.096
    PVS nghe yếu hơn PVD nhở, PVS mà trần khó quá
    POW quả này về 16 đc ko nhỉ bác chủ Píc
    BigDady1516 thích bài này.
    Mocthuy đã loan bài này

Chia sẻ trang này