Hết lạnh lùng, Bây giờ đến lượt ta cứ thư thả nhìn thị trường ....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 27/05/2012.

4488 người đang online, trong đó có 359 thành viên. 07:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 29859 lượt đọc và 499 bài trả lời
  1. hoaca68

    hoaca68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    1.742
    ngoài namô - trong bồ daophay[:D]
  2. vuvanhixx

    vuvanhixx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    53
    ơ nam mô thật đới... Oh ré....
  3. phucloc

    phucloc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2011
    Đã được thích:
    0
    không nói chính kiến mà toàn vuốt đuôi thôi vậy Cụ ?
  4. vuvanhixx

    vuvanhixx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    53
    chính kiến này http://f319.com/home/1534655
  5. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Ơ thế hết lạnh lùng rồi hửm?
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chính phủ: Dư địa để đẩy vốn còn rất lớn
    MẠNH CHUNG

    27/05/2012 20:55 (GMT+7)
    picture Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012.
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (0)
    Vốn cho đầu tư công còn lớn, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã tốt hơn, dòng tiền lớn, còn đủ dư địa nguồn vốn để thúc đẩy phát triển nền kinh tế, gỡ khó cho doanh nghiệp và kiềm chế lạm phát.

    Đánh giá trên của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 5 được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam truyền đạt lại tại buổi họp báo vừa diễn ra chiều muộn 27/5.

    Theo Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2012 đã có chuyển biến và có được những kết quả bước đầu, như chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh, lãi suất giảm, dư nợ tín dụng tăng dần trở lại…, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm liên tục từ tháng 3/2012 cho đến nay và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước.

    Theo đó, CPI tháng tháng 5 tăng 0,18% so với tháng trước đó và chỉ tăng 2,78% so với cuối năm 2011, mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua.

    Mặc dù đang có những chuyển biến tích cực, nhưng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cho biết, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, chỉ số phát triển công nghiệp 5 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ, khu vực doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức mua giảm, tồn kho vẫn còn ở mức khá cao.

    Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp, chỉ đạo quyết liệt để xử lý nợ xấu, trước hết là nợ xấu giữa các ngân hàng và có biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ… cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có tiềm năng kinh doanh tốt nhưng đang khó khăn tạm thời nhằm khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế.

    Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện điều hành lãi suất theo hướng mặt bằng lãi suất hạ dần phù hợp với mức gảm của lạm phát, đồng thời điều hành theo lạm phát mục tiêu (từ 7 - 8%), kiên quyết đưa vốn tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên theo Nghị quyết 13…

    Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, thuận lợi nguồn vốn để thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian tới là rất tốt.

    Cụ thể, về chi đầu tư công thì tổng nguồn năm 2012 có 180 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cộng với 45 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ, cộng với một số nguồn vốn tiết kiệm… tổng cộng đầu tư công có 240 nghìn tỷ đồng, nhưng từ đầu năm đến hiện tại mới giải ngân được khoảng 66 nghìn tỷ đồng.

    Theo đánh giá của Chính phủ, từ giờ đến cuối năm, việc chi tiêu công hoàn toàn nằm trong con số trên và không sợ đẩy lạm phát lên. Và dư địa vốn đầu tư công còn rất lớn. Vấn đề là khi đưa tiền ra phải gắn với đầu tư công, đầu tư đúng chỗ, đúng lúc, không đầu tư tràn nan, nguyên tắc đầu tư vào những chỗ có thể làm xong, gọn, phát huy ngay hiệu quả kinh tế xã hội, đồn thời gắn với việc giúp doanh nghiệp...

    Ông Đam cũng cho biết, điều quan trọng bây giờ doanh nghiệp khó khăn và thiếu vốn, nhưng vốn trong ngân hàng thì không thiếu, vì dòng tiền trong ngân hàng là tốt.

    Vì thế, nếu bây giờ tập trung bơm tiền ra thì sẽ bơm vào những chỗ để vừa gắn với việc tháo gỡ doanh nghiệp, ngành nghề nào và theo đúng chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp, như doanh nghiệp ở nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp đưa công nghệ mới…, đồng thời đẩy mạnh các công trình vừa giải ngân vốn đầu tư công và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

    “Những thuận lợi trên cho thấy dư địa để thúc đẩy phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy tín dụng còn rất lớn, hơn 2%/tháng, lãi suất đã giảm nhưng vẫn còn cao, phải tiếp tục giảm, để phù hợp với giảm của lạm phát”, ông Đam nói.

    Cũng tại buổi họp báo trên, liên quan đến câu hỏi hiện Bộ Công Thương có kế hoạch điều chỉnh giá điện trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng bộ này cho biết, hiện tại Bộ Công Thương chưa có phương án điều chỉnh giá điện.
  7. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Cụ nói chính xác đới =D>
    Đậu mợ...sao Cọp ghét cái bọn "xấu" này thế nhở ~X
    Mịa....cứ phán phọt tung hứng như đúng rối í ;))
    Móa....giỏi lắm thì hết phiên hôm nay...mai đứt toàn tập...cho các con zời tung hứng xuống "địa ngục" hết b-([r24)]
  8. tuanminh2007

    tuanminh2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Tuần này AE cứ bình thản nhâm nhi cafe nhìn bảng điện thôi.
    Bác nào còn tiền thì canh những lúc TT điều chỉnh mà xúc thêm vào.
    SS đang ngồi trên đống lửa rồi.
    Ôi, con sóng vĩ mô.
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    ăng tổng cầu cho nền kinh tế để hỗ trợ thị trường

    Thủ tướng *************** nhấn mạnh hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phải đi đôi với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    Thủ tướng ***************

    Ngày 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng ***************, Chính phủ đã họp Phiên họp thường kỳ tháng Năm nhằm thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Năm và 5 tháng đầu năm nay, bàn các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong những tháng tiếp theo.

    Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng *************** nhấn mạnh tại phiên họp là tiếp tục kiên định thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm nay, đó là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảm đảm an sinh xã hội…, chưa điều chỉnh bất cứ mục tiêu gì theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phải đi đôi với giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

    Kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực

    Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Năm và 5 tháng đầu năm nay, các thành viên Chính phủ đều thống nhất nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; từng ngành, từng lĩnh vực đều có xu hướng phục hồi, vượt qua khó khăn, tạo đà cho những tháng tiếp theo.

    Nổi bật là về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm liên tục từ tháng Ba năm nay cho đến nay và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, so với tháng trước CPI tháng Một tăng 1%, tháng Hai tăng 1,37%, tháng Ba tăng 0,16%, tháng Tư tăng 0,05%, tháng Năm tăng 0,18%. So với tháng 12/2011, CPI tháng Năm năm nay tăng 2,78%, thấp nhất trong ba năm qua.

    Nhiều biện pháp nhằm giảm mặt bằng lãi suất như giảm trần lãi suất tiền gửi, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khẩu, liên ngân hàng… đã được triển khai thực hiện đồng bộ. Trần lãi suất tiền gửi từ 14%/năm giảm xuống còn 12%/năm. Bên cạnh đó, các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, chương trình đầu tư nhà ở xã hội… cũng được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt.

    Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm nay tuy vẫn gặp những khó khăn, song nhờ thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn như giãm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ;… sản xuất công nghiệp ba tháng gần đây đã có chuyển biến và có chiều hướng cải thiện khá rõ rệt.

    Trong những tháng đầu năm nay, ngành nông nghiệp và các địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, phát triển sản xuất ổn định, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện đời sống và thu nhập người dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

    Hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động du lịch tiếp tục diễn ra sôi động trên khắp cả nước, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

    Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội, y tế, văn hóa… tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Trong 5 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho trên 612.130 người, trong đó xuất khẩu lao động khoảng gần 32.140 người. Các bộ, ngành chức năng và các địa phương cũng đã tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông.

    Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của nền kinh tế, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước; chỉ số phát triển công nghiệp 5 tháng chỉ tăng 4,2%, bằng 50% so với tốc độ tăng của cùng kỳ 2 năm gần đây; hai trung tâm phát triển kinh tế lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có mức tăng trưởng chậm; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, sức mua giảm, hàng tồn kho lớn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, phải thu hẹp quy mô tăng; giải ngân vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ chậm…

    Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    Nhiều ý kiến của các thành viên Chính phủ cho rằng, những kết quả bước đầu đạt được trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khăn khăn cho phát triển sản xuất kinh doanh,… thời gian qua đã tạo tiền đề quan trọng và tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong các quý sau của năm nay.

    Theo đề xuất của nhiều thành viên Chính phủ, trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cần hết sức lưu ý tới việc giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức, tồn tại hiện nay của nền kinh tế, trong đó đáng lưu ý là lãi suất tín dụng tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế; các áp lực tăng giá đầu vào, nhất là giá điện, xăng dầu và các vật tư thiết yếu khác gây thêm khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng nhanh ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động…

    Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng… nhấn mạnh cần tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp đã đề ra trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là phát triển những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; cùng với đó, bên cạnh phân loại, khoanh và xử lý nợ xấu cũng cần cân nhắc, xem xét tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nợ xấu, song khoản nợ xấu phát sinh là do khách quan, do cơ chế, do tác động khó khăn kinh tế chung gây ra và bản thân các doanh nghiệp này vẫn có điều kiện phục hồi sản xuất và phát triển đi lên để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế khi được hỗ trợ…

    Đồng tình với ý kiến cần tập trung mạnh vào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nêu quan điểm, việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với vốn tín dụng của ngân hàng nhưng không thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn đến lạm phát cao trở lại, làm bất ổn kinh tế vĩ mô…

    Khẳng định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt lộ trình giảm lãi suất, xử lý tốt nợ xấu… Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đề xuất việc quan tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, cho đây cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sắt, thép, ximăng…

    Nhận định với dự báo lạm phát năm nay ở mức trên dưới 7%, qua đó chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tiếp tục lộ trình giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, các Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh nhấn mạnh các cấp, các ngành cần sự nỗ lực cao độ nhằm duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, không để tăng trưởng ở mức quá thấp; đồng thời thực hành tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản hàng hóa trên thị trường xuất khẩu...

    Cho rằng thanh khoản của các ngân hàng hiện nay là tốt, song các doanh nghiệp tiếp cận và hấp thụ vốn vay còn gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị ngành ngân hàng xem xét và sớm tháo gỡ vướng mắc này cho các doanh nghiệp.

    Ngoài ra, các thành viên Chính phủ cũng nhấn mạnh cần hết sức lưu ý đến việc thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp phải giải thể, ngừng sản xuất hoặc bị thu hẹp quy mô sản xuất; rà soát, sửa đổi, hoặc xóa bỏ các rào cản làm hạn chế hiệu quả đầu tư; cơ cấu lại nợ, giảm nợ xấu bằng nhiều biện pháp đồng bộ, gắn với cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý trong sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ, tín dụng…

    Tăng tổng cầu cho nền kinh tế để hỗ trợ thị trường

    Phát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng *************** nhấn mạnh, tháng Năm năm nay tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục đà chuyển biến tích cực, việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đến tháng Năm là thành công; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm…Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Xuất hiện điểm mới nổi lên là lạm phát có chiều hướng xuống quá thấp, tăng trưởng vẫn duy trì nhưng thấp hơn so với cùng kỳ và nếu không có giải pháp tích cực sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra (khoảng 6%).

    Từ nhận định tình hình, Thủ tướng *************** nhấn mạnh phải kiên định thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2012 là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảm đảm an sinh xã hội…, chưa điều chỉnh bất cứ mục tiêu gì theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phải đi đôi với giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

    Với quan điểm như vậy, Thủ tướng *************** nêu rõ tinh thần chung làm phải tăng tổng cầu cho nền kinh tế để hỗ trợ thị trường, đây không phải là gói kích cầu mà tăng theo kế hoạch đã đề ra; tăng tổng cầu phải đáp ứng yêu cầu đặt ra là không gây lạm phát cho năm sau và đảm bảo cho tăng trưởng hợp lý. Đưa tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lộ trình hạ lãi suất cả huy động và cho vay, ngân hàng sớm đưa ra cơ chế xử lý nợ xấu; giữ ổn định tỷ giá, khẩn trương cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém. Phối hợp hài hòa, linh hoạt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để từng bước hạ lãi suất tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, kích thích tổng cầu của nền kinh tế…; đồng thời luôn nhất quán thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Có biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ,… cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có tiềm năng kinh doanh tốt nhưng đang khó khăn tạm thời nhằm khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, Thủ tướng nói.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện tốt chính sách tài khóa, giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 4,8% GDP; đảm bảo cân đối thu chi, không để bị xáo trộn. Tập trung đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA. Coi đây là biện pháp hiệu quả để tăng tổng cầu giúp tháo gỡ một phần hàng tồn kho của các doanh nghiệp. Triển khai thực hiện các biện pháp để huy động bổ sung nguồn vốn đầu tư hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp… Xem xét ưu tiên ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ cho các dự án hoàn thành trong năm 2013, không ứng vốn tràn lan, không đúng trọng tâm, trọng điểm, gây lạm phát, Thủ tướng chỉ đạo.

    Về hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục mở rộng thị trường trong và ngoài nước thông qua đẩy mạnh xúc tiến thương mại; thúc đẩy xuất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng có thế mạnh.

    Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, không để xảy ra tình trạng người dân thiếu đói.

    Thủ tướng *************** cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp thông tin kịp cho các cơ quan thông tấn, báo chí về các mặt kinh tế-xã hội của đất nước, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2012.

    Cũng tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến 2020; việc xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;” Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.


    Theo Thiện Thuật - TTXVN
  10. mechungkhoan11

    mechungkhoan11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2011
    Đã được thích:
    8.092
    Bác này giang hồ ghê, chém toàn cao thủ chứng tỏ có bản lĩnh.

Chia sẻ trang này