HID con hàng điện nước duy nhất còn dưới giá trị, khi cả thế giới thiếu điện thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 29/09/2021.

3662 người đang online, trong đó có 261 thành viên. 07:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24311 lượt đọc và 116 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    HID TEG điện gió thắp sáng tương lai!!!
  2. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    https://cafef.vn/ca-the-gioi-chiu-t...ng-ngay-cang-tram-trong-20211002115948143.chn

    Cả thế giới 'chịu trận' vì khủng hoảng điện ở Trung Quốc: Giá hàng hoá leo thang, nguồn cung mọi thứ đều thiếu hụt, 'cơn khát' năng lượng ngày càng trầm trọng

    02-10-2021 - 15:08 PM | Tài chính quốc tế


    BÁO NÓI - 6:14


    [​IMG]
    Trung Quốc đang chật vật với tình trạng thiếu điện trên diện rộng. Điều này giáng một đòn mạnh vào đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và có nguy cơ gây gián đoạn cho chuỗi cung ứng, tăng áp lực lạm phát cho cả thế giới.

    Trung Quốc đang đối diện với cuộc khủng hoảng điện có quy mô lớn chưa từng có trong hơn 1 thập kỷ qua. Nguyên nhân một phần là do những ưu tiên chính sách của Bắc Kinh, trong đó gồm nỗ lực hạn chế lượng khí thải carbon. Tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, vốn đã được định hình lại bởi đại dịch.

    Mike Beckham - nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Simple Modern, công ty sản xuất các sản phẩm như bình giữ nhiệt và ba lô, cho biết: "Một chuỗi các sự kiện không tránh khỏi sẽ diễn ra. Khi đang nỗ lực tìm hiểu về tình hình hiện tại, chúng tôi nhận ra rằng mối rủi ro này lớn hơn bất kỳ điều gì từng chứng kiến trong sự nghiệp kinh doanh."

    Thế giới chịu hậu quả khi Trung Quốc thiếu điện

    Tuần trước, một trong những nhà cung cấp chính của Simple Modern ở thành phố Quzhou (miền đông Trung Quốc) đã được thông báo rằng họ chỉ có thể hoạt động 4 ngày/tuần, trong khi trước đó là 6 ngày. Ngoài ra, họ còn phải tuân thủ quy định về giới hạn sử dụng điện, do đó công suất cũng bị cắt giảm khoảng 1/3.

    Beckham dự đoán, giá bán lẻ tại Mỹ đối với nhiều loại sản phẩm có thể tăng tới 15% vào mùa xuân tới, do nhu cầu của nhiều nhà bán lẻ vẫn ở mức cao.

    Tình trạng thiếu điện cũng đến từ một số nguyên nhân khác. Giá than tại Trung Quốc. tăng cao do thiếu hụt nguồn cung than trong nước. Tình thế hiện tại còn căng thẳng hơn do việc Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu than từ Úc và Mông Cổ. Theo đó, các nhà máy điện cũng phải giảm sản lượng để tránh thua lỗ, do giá bán của họ bị giới hạn.

    Trong khi đó, Bắc Kinh đang nỗ lực tìm cách thực hiện các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, khiến một số ngành công nghiệp phải giảm mức tiêu thụ. Đồng thời, nhu cầu đối với điện cũng tăng vọt kể từ cuối tháng 4/2020 - khi Trung Quốc phong tỏa để ứng phó với dịch bệnh.

    [​IMG]
    Hiện tại, cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc càng khiến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên toàn cầu trở nên căng thẳng hơn, có nguy cơ làm đảo lộn quá trình hồi phục sau đại dịch. Nhu cầu tăng cao, thời tiết thay đổi và sản lượng thấp đã khiến giá khí đốt leo thang. Xu hướng này đã ảnh hưởng đến sản lượng của các nhà máy ở châu Âu và số tiền các hộ gia đình chi trả.

    Ngoài ra, điều này cũng làm dấy lên mối lo ngại ở châu Âu và Mỹ về việc liệu nguồn cung sụt giảm có đủ để cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế trong suốt mùa đông hay không.

    Gần đây, chính phủ Anh đã nỗ lực cải thiện bằng cách đưa ra một khoản trợ cấp để mở cửa lại một nhà máy phân bón phải đóng cửa do chi phí năng lượng tăng cao. Nhà máy này cung cấp một phần đáng kể lượng carbon dioxide của Anh - một sản phẩm phụ cần thiết trong chế biến thực phẩm. Trong khi đó, Pháp cho biết sẽ không để hóa đơn tiền điện và khí đốt của các hộ gia đình tăng lên cho đến mùa xuân.

    Cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc còn tạo thêm áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu khi giá nguyên liệu và các thành phần thiết yếu tăng cao.

    [​IMG]
    Tháng 9/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ nỗ lực đạt mục tiêu đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030, nhằm giảm tiêu thụ năng lượng. Nhiệm vụ này đã tạo áp lực cho hoạt động sản xuất than của Trung Quốc, vốn đã gặp nhiều gián đoạn vì những vụ tai nạn không mong muốn. Trong khi đó, gần 60% điện năng của Trung Quốc được tạo ra từ việc đốt than.

    Theo Dan Wang - chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Hang Seng, ngoài mâu thuẫn với Úc và thiếu nguồn cung năng lượng tái tạo, tình trạng thiếu điện hiện tại một phần là do quy định khắt khe của chính phủ đối với giá điện. Trung Quốc từ lâu đã đặt giới hạn về mức tăng giá của các công ty - vốn thấp so với toàn cầu. Điều này làm giảm nhu cầu sản xuất của các nhà máy điện khi giá than tiếp tục tăng.

    Thomas Broertjes - giám đốc của Foshan Oufeng Furniture Co., cho biết: "Đối với tôi, đây là lần đầu tiên trong 15 năm ở Trung Quốc, tình trạng thiếu điện lại kéo dài đến vậy." 2 tuần trước, chính quyền địa phương bắt đầu gửi thông báo đến các nhà máy để cho biết họ có được phép hoạt động vào ngày hôm đó hay không.

    Thiếu điện và tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển và những yêu cầu giới hạn trong việc di chuyển đến Trung Quốc đã khiến CEO của Simple Modern cân nhắc chuyển một số hoạt động về Mỹ, khi môi trường kinh doanh của Trung Quốc ngày càng khó lường.

    Tham khảo Wall Street Journal

    Sống an nhàn và dư dả - đây là kinh nghiệm 'xương máu' của 6 người quyết định nghỉ hưu trước tuổi 45
    Vu Lam

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị




    Từ Khóa:

    khủng hoảng điện, trung quốc, thiếu điện, Sản xuất điện, giá than, chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hoá
    --- Gộp bài viết, 04/10/2021, Bài cũ: 04/10/2021 ---
    Tương lai màu tím HID, SJD
    --- Gộp bài viết, 04/10/2021 ---
    HID, TEG con đường màu xanh
  3. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Dầu tăng, than tăng, điện tăng...nhu cầu năng lượng tăng vọt khi thế giới quay lại sau đại dịch
  4. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    HID FCN tiềm năng điện gió
  5. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    FCN đã đóng trần sẽ đến lượt HID xu hướng điện gió ko thể khác
  6. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-tr...o-khung-hoang-nang-luong-de-doa-toan-cau.html
    Nguy cơ khủng hoảng năng lượng đe dọa toàn cầu

    Đọc bài

    Nỗ lực loại bỏ than đá, giữa lúc nhu cầu năng lượng tăng vọt để phục hồi sau đại dịch, khiến nhiều nước thiếu nghiêm trọng nguồn cung.


    Trong bối cảnh mùa đông đang đến gần, nhiệt độ giảm dần ở Bắc Bán cầu, nhu cầu sưởi ấm trở thành tất yếu. Tuy nhiên, các kho dự trữ năng lượng tại châu Âu đang ở mức thấp đáng báo động.

    Rắc rối bắt đầu từ mùa đông năm ngoái, khi thời tiết lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, làm giảm nghiêm trọng trữ lượng khí đốt xuống mức đáng lo ngại là 30% vào tháng 3. Tới mùa xuân, với chiến dịch tiêm chủng Covid-19 thành công, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng tại châu Âu tăng trở lại nhanh chóng, thúc đẩy làn sóng tiêu thụ năng lượng mới.

    Nhu cầu tiếp tục gia tăng trong mùa hè, do thời tiết nóng bức khiến người dân sử dụng điều hòa và các hệ thống làm mát nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không đi kèm với sự gia tăng về nguồn cung, khi dòng khí đốt Nga, Na Uy và Algeria cung cấp cho châu Âu vẫn ở mức bình thường bất chấp giá cả tăng. Trong khi đó, các nhà máy điện hạt nhân lạc hậu của châu Âu đang bị loại bỏ dần hoặc hoạt động ngày càng kém hiệu quả.

    Tim Gore, chuyên gia thuộc Viện Chính sách Môi trường châu Âu, cho biết ngoài những lý do trên, nhiều yếu tố khác đang khiến vấn đề thêm trầm trọng. "Chúng tôi đã thành công trong việc đưa than đá khỏi mạng lưới điện, nhưng nguồn năng lượng từ gió gần đây lại sụt giảm vì thời tiết", Gore giải thích.

    Hệ quả là giá khí đốt tại châu Âu đã tăng gần 500% trong năm qua. Dù Liên minh châu Âu (EU) đang dần cắt giảm sự phụ thuộc lâu nay vào nhiên liệu hóa thạch, với việc năng lượng tái tạo lần đầu tiên trở thành nguồn điện chính của khối vào năm ngoái, sự thay đổi này chưa đủ nhanh và rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.

    Giờ đây, ngay cả một mùa đông với mức nhiệt bình thường tại Bắc Bán cầu cũng có nguy cơ đẩy giá khí đốt ở hầu hết khu vực trên thế giới lên cao. Các nhà hoạch định hy vọng thời tiết sẽ không quá cực đoan, bởi đã quá muộn để tăng nguồn cung.

    "Nếu mùa đông năm nay thực sự lạnh, chúng tôi lo ngại sẽ không có đủ khí đốt để sưởi ấm tại châu Âu", Amos Hochstein, cố vấn cấp cao về an ninh năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cảnh báo, nói thêm rằng đối với một số nước, tình trạng thiếu khí đốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

    [​IMG]

    Các thợ điện làm việc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hôm 27/9

    Châu Á cũng rơi vào tình huống tương tự, khi các nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng đang phải trả mức giá kỷ lục đối với thời điểm này trong năm nhằm đảm bảo nguồn cung. Một số bắt đầu tăng cường mua những nhiên liệu có hại cho môi trường hơn như than và dầu sưởi, phòng trường hợp thiếu năng lượng.

    Tình trạng này có thể gây suy yếu nỗ lực đạt những mục tiêu đầy tham vọng về môi trường của chính phủ các nước, bởi khí đốt thải ra lượng CO2 khoảng một nửa so với than đá.

    Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc, nước mua nhiều khí đốt nhất thế giới, đã không tăng dự trữ khí đốt đủ nhanh, dù lượng nhập khẩu gần gấp đôi so với năm ngoái, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực thúc đẩy giảm ô nhiễm.

    Mục tiêu này buộc chính quyền nhiều tỉnh ở Trung Quốc phải áp dụng những biện pháp tình thế như cắt điện diện rộng, mặc dù tình trạng thiếu than cũng được cho là một lý do gây ra cảnh khan hiếm điện đang bao trùm đất nước. Một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc thêm trầm trọng, khi giới chức sử dụng khí đốt để thắp sáng và sưởi ấm cho các hộ gia đình trong mùa đông thay vì sản xuất điện.

    Việc các nhà máy Trung Quốc bị thiếu điện sẽ dẫn đến giá thép và nhôm toàn cầu tăng vọt. Tại châu Âu, chi phí năng lượng tăng đột biến cũng đã buộc một số nhà máy phân bón phải giảm sản lượng, cùng nhiều cơ sở sản xuất khác sắp rơi vào cảnh tương tự. Vì vậy, chi phí sản xuất của nông dân có nguy cơ cũng tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực toàn cầu.

    Sau khi châu Âu dần nối lại hoạt động, các nước Đông Á cũng tái khởi động nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu năng lượng gia tăng. Các dịch vụ cung cấp điện tại Nhật Bản và Hàn Quốc phần lớn được đảm bảo nhờ những hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng dài hạn.

    Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hàn Quốc hôm 23/9 thông báo sẽ tăng giá điện lần đầu tiên trong vòng 8 năm, bởi một đợt lạnh đột ngột có thể buộc các công ty phải mua khí đốt khẩn cấp với giá cao kỷ lục. Tình huống này đã xảy ra vào mùa đông năm ngoái.

    Chi phí đảm bảo nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng thậm chí châm ngòi bất đồng chính trị tại Pakistan, khi các chính trị gia đối lập yêu cầu điều tra hoạt động nhập khẩu mặt hàng này do các công ty quốc doanh thực hiện.

    Tại Brazil, dòng chảy trên lưu vực sông Parana xuống mức thấp nhất trong gần một thế kỷ, khiến sản lượng thủy điện giảm, buộc các công ty điện lực phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt. Hồi tháng 7, nước này tăng lượng nhập khẩu khí đốt lên mức cao kỷ lục, khiến hóa đơn điện của các hộ gia đình cũng tăng vọt.

    "Cơn khát" năng lượng từ châu Á, châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ khiến cả thế giới hướng đến các nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng như Qatar, Mỹ, Trinidad và Tobago.

    "Mọi khách hàng của chúng tôi đều có nhu cầu rất lớn, nhưng không may, chúng tôi không thể đáp ứng tất cả", Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi cảnh báo tại một hội nghị trong tháng này.

    Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Mỹ sẵn sàng vận chuyển nhiều hàng hơn nhờ những dự án khai thác mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, việc tăng cường xuất khẩu đồng nghĩa với lượng khí đốt trong nước giảm bớt.

    Dù giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn đáng kể so với châu Âu và châu Á, chúng đang ở gần mức cao nhất kể từ năm 2014. Lượng khí đốt dự trữ cũng đang thấp hơn mức trung bình theo mùa. Tổ chức Người tiêu dùng Năng lượng Công nghiệp Mỹ đã yêu cầu Bộ Năng lượng nước này giảm xuất khẩu cho tới khi lượng khí đốt dự trữ trở lại mức bình thường.

    Động thái này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt năng lượng ở nước ngoài. Vì vậy, giới quan sát nhận định nền kinh tế thế giới có khả năng sẽ "thấm đòn" từ sự phụ thuộc vào khí đốt trong mùa đông năm nay.

    Nguồn:VnExpress.net
  7. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Cần tăng tốc phát triển điện gió không lại như TQ thì nguy.

    https://cafef.vn/khung-hoang-dien-o...-gian-doan-nghiem-trong-20211008100512411.chn
    Khủng hoảng điện ở Trung Quốc tàn phá chuỗi cung ứng từ Á sang Âu: Hoạt động sản xuất từ iPhone, ô tô cho đến hộp các tông gián đoạn nghiêm trọng
    08-10-2021 - 12:28 PM | Tài chính quốc tế







    BÁO NÓI - 5:55






    [​IMG]
    Tác động từ cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc đang bắt đầu lan rộng trên toàn cầu, gây tổn thất cho mọi hoạt động từ sản xuất ô tô của Toyota cho đến người chăn nuôi cừu ở Úc và các nhà cung cấp hộp các tông.



    [​IMG]
    Từng đìu hiu như bị bỏ hoang và mất kế sinh nhai, đây là cách một thành phố ở Trung Quốc tái sinh sau 2 năm Samsung chuyển đến Việt Nam


    Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới không chỉ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của chính họ. Ngoài ra, điều này còn tác động trực tiếp lên chuỗi cung ứng, có thể cản bước nền kinh tế toàn cầu vốn đang chật vật để hồi phục sau đại dịch.

    Có thể nói, cuộc khủng hoảng diễn ra ở thời điểm không thể tồi tệ hơn, khi các ngành vận chuyển vốn đã phải đối mặt với chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn trong dịp lễ cuối năm. Hơn nữa, nó còn đến ngay khi bắt đầu mùa thu hoạch ở Trung Quốc đã bắt đầu, làm dấy lên mối lo ngại về giá các loại hàng hóa sẽ tăng cao hơn.

    Louis Kujis - nhà kinh tế cấp cao khu vực châu Á tại Oxford Economics, cho biết: "Nếu tình trạng thiếu điện và cắt giảm sản lượng tiếp tục diễn ra, điều này có thể trở thành một yếu tố khác gây áp lực cho nguồn cung toàn cầu, đặc biết là nếu bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất các sản phẩm xuất khẩu."

    Tăng trưởng giảm tốc

    Các nhà kinh tế đã cảnh báo về tình trạng tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc. Một chỉ số của Citigroup cho thấy các nhà xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm chế tạo đặc biệt có nguy cơ đối diện nhiều rủi ro khi nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ đang suy yếu.

    Các quốc gia và khu vực láng giềng như Hàn Quốc và Đài Loan cũng rất nhạy cảm, những nhà xuất khẩu kim loại như Australia và Chile cũng vậy. Ngoài ra, các đối tác thương mại quan trọng như Đức cũng chịu ảnh hưởng phần nào.

    Đối với người tiêu dùng, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà sản xuất có sẵn sàng chịu mức phí cao hơn hay sẽ chuyển cho khách hàng?

    [​IMG]
    Craig Botham - nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Pantheon Macoreconomics, cho hay: "Tình trạng này giống như một cú sốc lạm phát kèm suy thoái khác cho hoạt động sản xuất, không chỉ là ở Trung Quốc mà còn cả thế giới. Việc tăng giá đang diễn ra ở quy mô khá rộng. Đây là hệ quả của việc vai trò của Trung Quốc là trọng yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu."

    Bắc Kinh đã nỗ lực tìm nguồn cung diện khi tìm cách ổn định tình hình. Ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào việc những nỗ lực đó sẽ có hiệu quả sớm như thế nào. Hiện tại, nhiều nhà máy Trung Quốc đã giảm sản lượng trước kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" trong tuần vừa qua. Các nhà kinh tế đang theo dõi chặt chẽ liệu tình trạng thiếu điện có quay trở lại sau kì nghỉ hay không.

    Tuy nhiên, một số ngành đã và đang chịu áp lực lớn, điều này cũng có thể nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khác.

    Giấy

    Hoạt động sản xuất thùng các tông và vật liệu đóng gói vốn đã gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Hiện tại, việc hoạt động sản xuất tạm ngừng ở Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng.

    Do đó, theo Rabobank, nguồn cung có thể giảm từ 10-15% trong tháng 9 và tháng 10. Điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho các doanh nghiệp vốn đã phải gánh chịu tình trạng thiếu hụt giấy trên toàn cầu.

    Thực phẩm

    Chuỗi cung ứng thực phẩm cũng gặp rủi ro khi cuộc khủng hoảng năng lượng khiến nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới gặp khó khăn trong mùa thu hoạch. Giá lương thực toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong thập kỷ và làm trầm trọng thêm mối lo ngại rằng tình hình còn tồi tệ hơn, khi Trung Quốc gặp gián đoạn trong việc xử lý các loại cây trồng từ ngô, đậu tương cho đến lạc và bông.









    Trong những tuần gần đây, một số nhà máy đã buộc phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng để tiết kiệm điện, chẳng hạn như các nhà máy chế biến đậu tương - được dùng để sản xuất bộ cho thức ăn gia súc hay dầu để nấu ăn.

    Trong khi đó, giá phân bón - một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của ngành nông nghiệp, đang tăng chóng mặt. Nông dân càng gặp khó khi đang phải chống chọi với áp lực vì chi phí gia tăng.

    Các nhà phân tích của Rabobank cho biết, ngành công nghiệp chế biến sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với lĩnh vực sản xuất hàng chủ lực như thịt và lúa, gạo. Trong lĩnh vực đồ làm từ sữa, tình trạng cắt điện luân phiên có thể làm gián đoạn hoạt động của các máy vắt sữa. Các nhà cung cấp thịt lợn sẽ phải đối mặt với áp lực từ việc số lượng kho lạnh bị thiếu hụt.

    Vải

    [​IMG]
    Bên ngoài Trung Quốc, những người chăn nuôi cừu ở Australia đang chuẩn bị tinh thần cho kịch bản nhu cầu sụt giảm. Họ tìm cách bán vải ở các cuộc đấu giá. Ngành này chịu ảnh hưởng lớn khi các nhà máy ở Trung Quốc giảm sản lượng tới 40% do cắt điện luân phiên vào tuần trước.

    Công nghệ

    Lĩnh vực công nghệ cũng có thể chịu cú sốc lớn, vì Trung Quốc là cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới đối với các thiết bị từ iPhone cho đến máy chơi game và là trung tâm chính của hoạt động đóng gói chất bán dẫn, được sử dụng trong ô tô và các thiết bị.

    Cơ sở tại Trung Quốc của một số công ty đã phải tạm ngừng hoạt động để tuân thủ quy định hạn chế sử dụng điện của địa phương. Petragon - đối tác quan trọng của Apple, hồi tháng trước cho biết họ bắt đầu áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, ASE Technology - công ty cung cấp dịch vụ đóng gói và kiểm tra chip lớn nhất thế giới, đã tạm dừng sản xuất trong vài ngày.

    Tác động lĩnh vực công nghệ cho đến nay vẫn chưa quá rộng lớn bởi hiện tại là thời gian Trung Quốc đang ở trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 1 tuần. Nếu cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên tồi tệ hơn, sản lượng trước mùa mua sắm cuối năm sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

    Các gã khổng lồ trong ngành gồm Dell Technologies và Sony đều không thể chịu thêm một cú sốc về nguồn cung khác, sau khi đại dịch gây ra tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.

    Các nhà sản xuất ô tô

    Bất kỳ một thông tin tiêu cực nào đối với thị trường bán dẫn được đưa ra tiếp theo cũng sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô phải đau đầu. Phần lớn, ngành này cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng điện.

    Tuy nhiên, một số nhà sản xuất vẫn gặp gián đoạn đáng kể. Toyota - sản xuất hơn 1 triệu xe mỗi năm tại Trung Quốc, có các nhà máy ở Thiên Tân và Quảng Châu, cho biết một số hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện.

    Tham khảo Bloomberg
  8. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    https://bnews.vn/nhin-nhan-the-nao-ve-tinh-hieu-qua-va-chi-phi-cua-dien-gio-ngoai-khoi/216464.html
    Nhìn nhận thế nào về tính hiệu quả và chi phí của điện gió ngoài khơi?

    Đức Dũng/BNEWS/TTXVN 20:32' - 11/10/2021

    BNEWS Các chuyên gia cho rằng, điện gió ngoài khơi với sự thuận lợi trong huy động vốn, công nghệ phát triển có thể sẽ là nguồn năng lượng giúp thay thế phần nào thiếu hụt cho điện than.
    [​IMG]Bạc Liêu hiện có nhiều dự án điện gió ngoài khơi đang được thi công. Ảnh: Chanh Đa-TTXVN
    Nhiệt điện than dù có nhiều thuận lợi trong vận hành, ổn định… nhưng có nhiều ý kiến đánh giá sẽ khó huy động vốn, kèm theo rủi ro về tiến độ...

    Các chuyên gia cho rằng, điện gió ngoài khơi với sự thuận lợi trong huy động vốn, công nghệ phát triển có thể sẽ là nguồn năng lượng giúp thay thế phần nào thiếu hụt cho điện than.

    Chấm dứt kỷ nguyên vốn cho điện than

    Trao đổi với báo chí về đầu tư tài chính trong lĩnh vực năng lượng chiều 11/10, ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á (Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu - GWEC) cho biết, các nhà máy điện than trên thế giới đang được nhìn nhận lại về tính hiệu quả và chi phí. Các nước trên thế giới và tổ chức tài chính phần lớn đã có tuyên bố dừng đầu tư với điện than.
    “19 GW các dự án điện than không huy động được tài chính; trong đó 8,6 GW sẽ cần triển khai ngay trong giai đoạn 2021-2030. Với tình hình hiện nay, nguồn vốn cho điện than sẽ được huy động từ đâu? Nếu điện than không huy động được tài chính, công nghệ nào sẽ bù cho lượng công suất trên?”, ông Mark Hutchinson nói.
    Như vậy, "kỷ nguyên" xây dựng dự án điện than dựa vào nguồn vốn nước ngoài đã chấm dứt. Cho nên, muốn huy động vốn thì chỉ còn cách dựa vào ngân hàng trong nước, hoặc Chính phủ thực hiện đầu tư công để thực hiện các dự án điện than mới, ông Mark Hutchinson nói.
    Trong giai đoạn 2015-2021 vừa qua, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là các “chủ nợ” lớn nhất của các dự án điện than tại Việt Nam. Tuy nhiên, cả 3 quốc gia này đều đã đưa ra cam kết dừng đầu tư điện than. Các tổ chức tín dụng trong nước cũng có những điều kiện nhất định khi cho vay điện than; các vấn đề chính như thiếu nguồn vốn dài hạn, lãi suất cao và hạn mức cho vay với một đối tượng... Do đó, nếu tiếp tục dựa vào điện than, Việt Nam sẽ có thể gặp nhiều rủi ro về an ninh năng lượng.

    Trước thực trạng nhà đầu tư điện than khó thu xếp vốn, ông Mark Hutchinson cho rằng, nhà đầu tư ở Việt Nam cần phải chấp nhận thực tế mới, đó là cần phải đưa ra kế hoạch sống chung với việc "không có dự án điện than mới được xây dựng, trừ những dự án đã hoàn thành việc huy động vốn".
    Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc cũng là bài học về chuyện cần đa dạng hoá nguồn điện, tránh trường hợp một nguồn chiếm tỉ trọng quá lớn, gây ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng.

    Theo đó, cần đa dạng hoá các nguồn điện như điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ, điện mặt trời, thuỷ điện... Đồng thời tăng cường hệ thống pin tích trữ năng lượng.
    "Trong thời điểm hiện tại, công nghệ pin tích trữ năng lượng chủ yếu dựa vào pin lithium, nhưng trong tương lai có thể sử dụng pin lưu trữ hydro với công nghệ tốt hơn, hiện đại hơn", ông Mark Hutchinson nói.
    Từ góc nhìn của tổ chức tín dụng, ông Pattrick R. Jakobsen, Giám đốc thẩm định tín dụng, Tổ chức Tín dụng xuất khẩu Đan Mạch (EKF) cho hay, hiện nay thu xếp tài chính cho điện than hiện đang trở thành điều cấm kỵ cho các tổ chức tài chính, nên sẽ khó có tổ chức tài chính nào cung cấp cho các dự án điện than mới. Các quốc gia đang đưa ra những quy định chống cung cấp tài chính cho điện than, như Trung Quốc và Vương quốc Anh là những ví dụ điển hình.
    Có 34 quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham gia liên minh cung cấp điện không dùng than; trong đó, 1.600 GW công suất than theo kế hoạch đã bị hủy bỏ hoặc gác lại trong nhiều năm qua. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đứng đầu danh sách các nước hủy bỏ, tạm dừng điện than.
    “Việt Nam đang ở giai đoạn bản lề, cần đưa ra sự lựa chọn. Nếu tiếp tục với điện than, sẽ rất khó thu xếp tài chính. Thứ 2 là tiếp tục đẩy mạnh năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi. Nếu Việt Nam quyết định đi theo con đường này thì có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn tài chính trên thế giới”, ông Pattrick R. Jakobsen nói.

    Kỳ vọng 10 GW điện gió

    [​IMG]Bạc Liêu hiện có nhiều dự án điện gió ngoài khơi đang được thi công. Ảnh: Chanh Đa-TTXVN
    Thông tin từ GWEC cho hay, điện gió ngoài khơi được nhận định có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài và giúp cân bằng thương mại thông qua giảm nhập khẩu than và khí đốt.

    Ngoài ra, điện gió ngoài khơi có khả năng chạy phụ tải nền, có tính đoán định cao hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi sạch khác, đồng thời hỗ trợ an ninh năng lượng.

    Ông Mark Hutchinson cho rằng, điện gió ngoài khơi có hệ số công suất cao nhất trong các nguồn điện tái tạo biến đổi, ngang với các nhà máy điện khí tốt nhất.

    Hệ số công suất điện gió ngoài khơi như ở Anh vào khoảng 55%. Đây là hệ số hấp dẫn khi các đơn vị tài chính quyết định đầu tư và có thể chạy nền trong tương lai.

    Điện gió ngoài khơi Việt Nam được kỳ vọng có thể đạt 10 GW vào năm 2030. Cùng với đó, chi phí đầu tư cho điện gió ngoài khơi đã giảm 67% trên toàn cầu giai đoạn 2013-2020. Dự kiến trong 5 năm tới, chi phí sẽ giảm thêm 30%.
    Do vậy, theo ông Mark Hutchinson: “Những hỗ trợ ban đầu cho điện gió ngoài khơi là rất cần thiết để cho ngành có thể gảim mạnh giá thành sản xuất và trở nên cạnh tranh về giá. Điện gió ngoài khơi nên có một mục tiêu tham vọng ở mức 10 GW như các đề xuất. Điều này là hoàn toàn khả thi và nguồn vốn cho mục tiêu này đã có sẵn từ các tổ chức. Nếu thiếu đi mục tiêu này, các ưu đãi sẽ không đủ sức hấp dẫn để thuyết phục các nhà đầu tư đưa ra quyết định tại Việt Nam”.

    Theo tính toán từ GWEC, với 4-5 GW điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam sẽ cần được đầu tư 10-12 tỷ USD. Tuy nhiên, với lợi thế điện gió ngoài khơi là nguồn tài nguyên vô tận, sau khi xây dựng không cần bỏ chi phí để nhập khẩu nhiên liệu như điện than, khí…, điều này sẽ giúp giảm 650 – 800 triệu USD tiền nhiên liệu nhập khẩu, cân bằng thương mại.

    Ông Pattrick R. Jakobsen cho biết, Việt Nam được nhận định có nguồn tài nguyên gió lớn nhưng việc thiếu cơ chế ở Việt Nam sẽ khiến nguồn tài chính gặp nhiều hạn chế.

    Nếu có các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn tài chính cung cấp cho năng lượng tái tạo mà trong đó có điện gió sẽ trở nên dồi dào. Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam lựa chọn năng lượng xanh, chuyển sang giai đoạn năng lượng sạch hay tiếp tục với điện than…/.
  9. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Trung Quốc ngừng hàng loạt điện than, cảnh báo rủi ro cho Việt Nam khi mở rộng đầu tư
    11/10/2021 21:41 GMT+7
    TTO - Các quỹ tài chính đang có xu hướng hỗ trợ vốn cho các dự án điện tái tạo, điện gió ngoài khơi do tính ổn định cao, lợi ích kinh tế lớn thay vì đầu tư cho điện than, đặc biệt khi nhiều nước dừng đầu tư điện than.
    [​IMG]

    Chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn nên thu hút nhà đầu tư - Ảnh: N.K.

    Thông tin được đưa ra tại buổi trao đổi thông tin với chủ đề "Đầu tư tài chính cho lĩnh vực năng lượng", do Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức ngày 11-10.

    Ông Mark Hutchinson, chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC, cho hay, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc, nhiều nhà máy điện than ngừng hoạt động, nên sẽ rất rủi ro nếu đầu tư vào lĩnh vực này.

    Ông cho rằng hệ quả của thực trạng này ở Trung Quốc được bắt nguồn từ 10 năm trước, khi các nhà cung cấp tài chính đã ngừng đầu tư vào điện than do giá giảm và điện than chứa đựng nhiều rủi ro.

    Việc huy động nguồn vốn tài chính để đầu tư dự án điện than của Việt Nam cũng sẽ khó khăn, do nguồn vốn chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong khi ba nước này đã cam kết dừng đầu tư vào các dự án điện than mới.

    Trong khi đó, ông Patrick Jakobsen - giám đốc thẩm định tín dụng của Tổ chức Tín dụng xuất khẩu Đan Mạch (Quỹ EKF) - cho hay các quỹ tài chính đang có xu hướng hỗ trợ vốn cho các dự án điện tái tạo, điện gió ngoài khơi thay vì đầu tư cho điện than.

    Lý do là việc xây dựng mới và vận hành các nhà máy điện than cũng không khả thi, khi có tới 42% nhà máy điện than trên toàn cầu không có lãi và con số này có thể tăng lên tới 72% đến năm 2040.

    Trong 5 năm qua, có khoảng 900 GW điện than được đưa ra khỏi quy hoạch ở nhiều nước trên thế giới, đưa tổng số dự án bị hủy bỏ trong 10 năm qua lên tới 1.600 GW, trong đó Trung Quốc dẫn đầu các dự án bị tạm dừng với 697 GW bị hủy bỏ, tạm dừng.

    Các dự án điện than hiện đã giảm 2/3 so với năm 2015, công suất huy động điện than mỗi năm cũng giảm. Hiệu suất sử dụng trung bình các nhà máy điện than trên toàn cầu thấp, khoảng 51%, nên nhiều dự án điện than xây dựng xong nhưng không hoạt động.

    Thực tế, mỗi tuabin điện gió ngoài khơi được xây dựng thì có 15 triệu euro giá trị kinh tế được tạo ra, trong khi công nghệ ngày càng cao sẽ giúp chi phí đầu tư các dự án năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn so với điện than.

    "Chi phí điện quy dẫn điện gió ngoài khơi đã giảm từ 255 USD/h xuống 83 USD vào năm ngoái và dự kiến giảm xuống 58 USD/h vào năm 2025" - ông Mark Hutchinson nói và khuyến nghị việc thu xếp tài chính cho các dự án điện than khó, nên Việt Nam cần đưa ra kế hoạch sống chung với việc không có dự án điện than mới và cần đa dạng hóa nguồn điện, tăng cường hệ thống pin tích trữ, có tính linh hoạt cao
  10. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Năng lượng sạch đầu tư cho tương lai
    VinaCapital bắt tay đối tác ngoại dự kiến rót 100 triệu USD phát triển thêm 200MWp điện mặt trời áp mái

    14-10-2021 - 08:28 AM | Doanh nghiệp



    BÁO NÓI - 2:31


    [​IMG]
    Tính đến nay, SkyX Solar (thuộc VinaCapital) có khoảng 100MWp điện mặt trời áp mái đang phát triển và vận hành, theo kế hoạch Công ty sẽ hợp tác với các khu công nghiệp tại Việt Nam để cùng khai thác thêm hàng trăm MW điện mặt trời áp mái thời gian tới.


    EDF Renewables vừa tuyên bố tham gia đầu tư vào SkyX Energy - công ty thành viên của tập đoàn VinaCapital và là đơn vị chủ quản của nhà phát triển điện mặt trời áp mái SkyX Solar. Trong đó, EDF Renewables là công ty đi đầu về năng lượng tái tạo trên thị trường quốc tế, với tổng công suất lắp đặt trên toàn thế giới lên đến 13,8 GW, chủ yếu tập trung phát triển điện gió và điện mặt trời.

    Hiện, EDF Renewables hoạt động chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ và đang mở rộng phạm vi hoạt động sang các khu vực mới nổi đầy triển vọng như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Úc và Trung Đông.

    Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, từ gần như là con số 0, nước ta theo nhận định đã phát triển trở thành thị trường hàng đầu Đông Nam Á về điện mặt trời với tổng công suất tích lũy vào cuối năm 2020 đạt 9,3 gigawatt, theo số liệu của theo BloombergNEF. Năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam và với thế mạnh về giải pháp điện mặt trời áp mái trên toàn cầu, EDF Renewables nhấn mạnh.

    "Chúng tôi đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của nguồn năng lượng sạch đối với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam từ vài năm trước. Việc thành lập SkyX Solar vào năm 2019 là một trong những bước tiến đầu tiên của chúng tôi vào lĩnh vực này", ông Don Lam, Đồng sáng lập và Tổng Giám đốc VinaCapital cho biết thêm.

    Bắt tay cùng đối tác chiến lược EDF Renewables, trong vòng 2-3 năm tới, SkyX Solar dự kiến đầu tư ít nhất 100 triệu USD để phát triển thêm 200MWp điện mặt trời áp mái phục vụ khách hàng thương mại và công nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, SkyX Solar đang vận hành các dự án với tổng công suất khoảng 30MWp.

    Tính đến nay, SkyX Solar có khoảng 100MWp điện mặt trời áp mái đang phát triển và vận hành, theo kế hoạch Công ty sẽ hợp tác với các khu công nghiệp tại Việt Nam để cùng khai thác thêm hàng trăm MW điện mặt trời áp mái thời gian tới.

    'Nhu cầu lắp đặt điện mặt trời áp mái ở Việt Nam vẫn sẽ mạnh mẽ, dù có giá FIT hay không'

Chia sẻ trang này