HID con hàng điện nước duy nhất còn dưới giá trị, khi cả thế giới thiếu điện thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 29/09/2021.

3675 người đang online, trong đó có 273 thành viên. 07:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 24311 lượt đọc và 116 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    HID Thời điểm bốc đầu đã tới
  2. 368

    368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2021
    Đã được thích:
    12
    Mô hình cốc tay cầm, hy vọng
  3. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Các anh nhanh vào mà mua 50tr cổ phát hành HID giá hạt giẻ 13 nhé!

    Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ 'ồ ạt' vào Việt Nam?

    CHỦ NHẬT, 17/10/2021, 09:15
    Lộ diện top 10 địa phương đứng đầu về thu ngân sách 9 tháng đầu năm

    Báo cáo VnDirect nhận định, những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.
    [​IMG]
    Bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến Việt Nam
    Giai đoạn 2010-2019, sản lượng điện của Việt Nam tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ này đã giảm chỉ còn 2,4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, khiến tiêu thụ điện giảm sút.

    Trong 7 tháng năm 2021, mặc dù Việt Nam vẫn phải hứng chịu ảnh hưởng của đại dịch và phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong nhiều tháng, nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện đã phục hồi ở mức cao hơn 6,4%. Song, con số này vẫn thấp hơn mức 8,1% dự kiến theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8.

    [​IMG]
    Nguồn: Bộ Công Thương, VNDIRECT

    Trong báo cáo ngành điện mới đây, VnDirect kỳ vọng sản lượng tiêu thụ điện năng sẽ phục hồi từ 2022 khi Covid-19 được kiểm soát. Theo Bộ Công thương, tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ tăng trưởng kép 8,1% trong giai đoạn 2021-2030.

    Thiếu điện ở Trung Quốc và châu Âu tạo cơ hội cho Việt Nam. VnDirect nhận định, giá điện khí và điện than tăng mạnh gần đây được coi như là một vấn đề toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt đầu vào ở một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc và các nước châu Âu do nguồn cung tăng không đủ nhanh để theo kịp với sự phục hồi nhu cầu dự kiến.



    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng điện có vẻ còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc khi Chính phủ nước này định hướng cắt giảm điện than vì mục tiêu giảm khí thải carbon. Điều này hiện nay đã gây áp lực ngày càng lớn cho các doanh nghiệp. Thậm chí, một số công ty buộc phải ngừng hoạt động trong giờ cao điểm hoặc tạm ngừng hoạt động 2-3 ngày/tuần.

    Những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.

    VnDirect cho hay, sự ổn định trong hệ thống điện hiện tại của Việt Nam có thể là lợi thế, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và hơn nữa, có thể làm tăng mức tiêu thụ điện trong tương lai.

    Bên cạnh đó, việc giảm công suất của một số nhà máy tại Trung Quốc có thể cho phép hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, do nhiều lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc ghi nhận sản lượng sụt giảm. Điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tăng sản lượng xuất khẩu và gián tiếp giúp tăng tiêu thụ điện năng khi các nhà máy hoạt động với công suất lớn.

    Thời điểm thích hợp để Việt Nam bắt đầu phát triển điện khí
    Đặc biệt, từ năm 2022, sản lượng điện khí sẽ tăng trở lại nhờ các hoạt động phục hồi hậu Covid-19. Cùng với năng lượng tái tạo, Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của điện khí đối với quy hoạch phát triển công suất nguồn điện của Việt Nam trong giai đoạn 2020-45.

    Hiện tại, nguồn khí đầu vào trong nước đang dần cạn kiệt, trong khi các mỏ khí mới cần điều kiện khai thác phức tạp. VnDirect nhấn mạnh, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam bắt đầu phát triển điện khí sử dụng LNG nhập khẩu - một nguồn nguyên liệu ổn định hơn và dự kiến sẽ rẻ hơn trong dài hạn.

    Theo dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia 8, tổng công suất điện khí trong nước sẽ tăng từ 7GW lên 9,1GW trong giai đoạn 2020-2025, nhưng giảm xuống 10,6GW vào năm 2030 và bắt đầu chuyển sang các nhà máy điện khí sử dụng LNG. Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí sử dụng LNG sẽ tăng mạnh từ khoảng 4,4GW vào năm 2025 lên 22,8GW vào năm 2030 và tiếp tục tăng lên 78GW vào năm 2045.

    [​IMG]
    Nguồn: QHĐ8, VNDIRECT

    Hiện tại, một loạt các siêu dự án trong chuỗi giá trị điện khí LNG đang được công bố, giúp loại hình điện này trở thành một phân khúc hứa hẹn trong tương lai. Do đó, báo cáo nhấn mạnh, các nhà phát triển hạ tầng điện khí sẽ hưởng lợi từ xu hướng này.


    [​IMG]
    Điển hình như dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 nằm tại Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, là trung tâm phụ tải của miền Nam với 3 khu vực phụ tải lớn là TP. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng công suất là 1.500 MW, với POW là chủ đầu tư dự án.

    Dự án Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận với tổng công suất 2.200 MW, tổng mức đầu tư là 4 tỷ USD, với chủ đầu tư là AES group. Đây là dự án sử dụng LNG nhập khẩu từ cảng Sơn Mỹ, hợp đồng BOT ký 20 năm.

    Dự án Bạc Liêu CCGT tại tỉnh Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 4 tỷ USD, chủ đầu tư là Delta Offshore Energy. Giai đoạn 1 đạt 800MW và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

    Dự án Long Sơn (GĐ1) tại Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng công suất 2.100 MW, tổng mức đầu tư 3.780 triệu USD, chủ đầu tư gồm Mitsubitshi Corp, General Electric, GTPP.

    Dự án Cà Ná để làm điện LNG tại Ninh Thuận do Trung Nam Group làm chủ đầu tư, công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 3.850 triệu USD.

    Dự án LNG Long An 1&2 tại Long An có công suất 3.000 MW, tổng mức đầu tư 3.130 triệu USD, với chủ đầu tư là Vinacapital GS Energy.

    Dự án LNG Hải Lăng tại Quảng Trị có công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 2.300 triệu USD, chủ đầu tư là Tập đoàn T&T(VN), Hanwha, Kospo, Kogas (Hàn Quốc).
    --- Gộp bài viết, 18/10/2021, Bài cũ: 18/10/2021 ---

    Đường về 10 là trong tay ta Dẫu nắng mưa gần xa
  4. 368

    368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2021
    Đã được thích:
    12
    [​IMG] Thứ tự các đường MA khá chuẩn và KL có cải thiện tốt[​IMG]
  5. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    HID năng lượng sạch cho tương lai
    Châu Á chật vật 'cai nghiện' than, giấc mơ năng lượng xanh của thế giới ngày càng xa vời
    THỨ 2, 18/10/2021, 19:05
    Hình ảnh lao động Việt chạy dịch về quê thổi bùng nỗi lo Giáng sinh thiếu thốn ở phương Tây

    Những cột khói cao ngút của nhà máy than Suralaya ở Indonesia đang thải khói ô nhiễm là một minh chứng rõ ràng cho việc châu Á đang “nghiện” nhiên liệu hóa thạch. Điều này đe dọa đến các mục tiêu khí hậu.
    [​IMG]
    Biệt thự sở hữu lâu dài tại Phú Quốc giá 23,5 tỷ/căn
    dongtayland.vn Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng ¾ lượng tiêu thụ than toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia châu Á đang phải vật lộn với các tác động môi trường và sức khỏe cộng đồng từ sự nóng lên toàn cầu. Các thành phố hơn như Ấn Độ đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí chết người hoặc những đợt nắng nóng khắc nghiệt và cháy rừng ở Australia.

    Các quốc gia tiêu thụ than hàng đầu như Trung Quốc và các quốc gia khác nung nấu hy vọng về một tương lai sạch hơn bằng những cam kết về mục tiêu trung hòa carbon. Nhưng phần lớn khu vực này đang thực hiện quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo chậm chạp một cách đáng kinh ngạc.

    Tuy nhiên, rất khó để thay đổi một trong những thành lũy cuối cùng của nhiên liệu hóa thạch bẩn. Theo một báo cáo từ Carbon Tracker, 5 quốc gia châu Á đảm nhiệm tới 80% các nhà máy điện than mới đã lên kế hoạch trên toàn thế giới.

    Các nhà phân tích nói rằng những cam kết đưa ra vẫn chưa đủ chắc chắn. Những lời hứa tạm dừng xây dựng các nhà máy và thắt chặt nguồn tài trợ nước ngoài từ các quốc gia tài trợ chính lại không bao gồm các dự án đã được lên kế hoạch. Các nhà phê bình thì cho rằng các quốc gia giàu có không cung cấp đủ hỗ trợ về tài chính hoặc kỹ thuật để giúp các quốc gia nghèo hơn thực hiện quá trình chuyển đổi.

    Những thách thức của châu Á được thể hiện qua nhà máy than Suralaya khổng lồ trên đảo Java của Indonesia. Đây là một trong những nhà máy điện than lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp điện cho khoảng 14 triệu ngôi nhà mỗi năm.



    Indonesia đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2060 và sẽ ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới từ năm 2023. Tuy nhiên, mặc những cam kết đưa ra, cơ sở này đang tiến hành mở rộng với khoản đầu tư 3,5 tỷ USD để tăng công suất.

    Sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng

    Đốt than là nguyên nhân tạo ra một lượng lớn khí thải carbon dioxide, khiến nó trở thành mối đe dọa lớn đối với việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015. Nhưng ngoài việc là nguyên nhân cho tình trạng nóng lên toàn cầu, nó còn gây ra thiệt hại nặng nề cho cộng đồng địa phương.

    Tại những ngôi làng xung quang nhà máy Suralaya, bụi than tích tụ thành lớp dày trên mái nhà. Người dân thì phàn nàn về tình trạng sức khỏe suy giảm.

    Misnan Arullah, thuộc tổ chức phi chính phủ Suralaya Care Forum có chiến dịch đại diện cho những người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, cho biết: "Những vấn đề khu vực ghi nhận bao gồm ho và khó thở. Mọi người phàn nàn rằng mắt của họ bị sung tấy khi họ ra ngoài làm việc trên những cánh đồng".

    Anh Edi Suriana cho biết chị dâu của anh, người từng kinh doanh quầy hàng trên bãi biển gần nơi đổ tro của nhà máy, đã qua đời năm 2010 sau khi mắc bệnh phổi.

    Anh nói với AFP: "Cô ấy đã tiếp xúc với bụi than khi làm việc tại cửa hàng của mình. Cửa hàng cách nơi đổ tro của nhà máy khoảng 20-50m". Các bác sĩ không thể đưa ra kết luận chắc chắn về nguyên nhân cái chết của cô. Nhưng Suriana và gia đình anh tin rằng đó là do ô nhiễm.

    [​IMG]
    Các nhà bảo vệ môi trường khẳng định các nhà máy nhiệt điện than tạo ra ô nhiễm không khí và nước. Ảnh: Kiki Siregar

    Nước nhiễm độc

    Ông Suwiro, một ngư dân địa phương, đã đổ lỗi cho nhà máy vì sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng các mẻ cá của ông trong những năm qua. Người đàn ông 60 tuổi cho biết: "Tôi từng bắt được 100kg cá mỗi lần ra khơi. Nhưng vì biển đã quá ô nhiễm, chúng tôi may mắn lắm mới bắt được từ 5-10kg cá".

    Theo tổ chức phi chính phủ Solutions for Our Climate (SFOC), việc mở rộng nhà máy Suralaya đã nhận được 1,9 tỷ USD tài trợ công của Hàn Quốc và được ủng hộ bởi tập đoàn điện lực nhà nước khổng lồ KEPCO.

    Việc tài trợ vẫn tiếp tục bất chấp lời cam kết hồi đầu năm của Seoul rằng sẽ không tài trợ thêm cho bất kỳ nhà máy điện than nào ở nước ngoài. Một đại diện của KEPCO cho biết dự án dự kiến hoàn thành năm 2024 và có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ. Nó không bị ảnh hưởng bới những thông báo này vì đã bắt đầu từ trước đó.

    Cần có giải pháp

    Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, đã cam kết theo đuổi mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Tháng 9, Trung Quốc cũng cho biết sẽ ngừng tài trợ các dự án nhà máy điện than nước ngoài.

    Nhưng những thông tin chi tiết khác đã được công bố, như liệu các dự án chuẩn bị được tiến hành có bị ảnh hưởng hay không. Gần 60% nền kinh tế Trung Quốc vẫn được vận hành bởi nhiên liệu hóa thạch và có những dấu hiệu khó khăn phía trước. Tháng này, chính quyền thậm chí đã lệnh cho các mỏ gia tăng sản xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng toàn quốc.


    Nhật Bản cũng cam kết thắt chặt quy định đầu tư cho các nhà máy điện nước ngoài, nhưng sẽ không dừng tài trợ của chính phủ.

    Một vấn đề mà các quốc gia phát triển phàn nàn là thiếu viện trợ để đối phó với ô nhiễm carbon, khi các quốc gia giàu có không cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD mỗi năm.

    Carlos Fernandez Alvarez, nhà phân tích năng lượng cấp cao tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết: "Không chỉ là nói ‘loại bỏ các nhà máy than’, chúng ta cần đưa ra những giải pháp. Đó là về chính sách, tài chính, công nghệ - tất cả mọi thứ".

    Bất chấp những thách thức, có những dấu hiệu tích cực khi các tổ chức tài chính châu Á ngừng hoặc chậm đầu tư vào than trong thời gian gần đây.

    Theo IEA, Trung Quốc có kế hoạch tăng tỷ trọng tiêu thụ năng lượng phi hóa thạch từ 16% lên 20% vào năm 2025. Trong khi đó, Ấn Độ đã cam kết tăng gấp 4 lần công suất điện tái tạo và năm 2030.

    Ông Mustasya của Greenpeace cho biết: "Những vấn đề về đang xảy ra ở khắp châu Á. Biến đổi khí hậu "đang diễn ra rất nhanh nhưng các cam kết thì rất chậm".
  6. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    HID HID HID!!!
    Khoaxda thích bài này.
  7. Tra86

    Tra86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2020
    Đã được thích:
    79
  8. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    CE CE CE... to 10
  9. 368

    368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2021
    Đã được thích:
    12
    Lên chậm không ồn ào thì bền
  10. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    ce, ce, ce to 10 ce ce ce to 13

Chia sẻ trang này