HID con hàng điện nước duy nhất còn dưới giá trị, khi cả thế giới thiếu điện thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 29/09/2021.

3205 người đang online, trong đó có 165 thành viên. 06:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 24293 lượt đọc và 116 bài trả lời
  1. nvhoan

    nvhoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/10/2017
    Đã được thích:
    4.181
    Em này điện gió, điện mặt trời tốt quá

    Q3 thế nào bác ơi? Thanks
    Trangram62 thích bài này.
  2. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Chưa ra tin nhưng cứ tằng tằng này chắc nội bộ hóng tin tốt xúc trước rồi!
  3. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
  4. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Đến đích là được bác, đích non ngắn hạn là 10->13, còn tiềm năng dài hạn thì chưa tính được
    Tra86thanhxuan1983 thích bài này.
  5. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
  6. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
  7. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Điện gió mát quá
    'Đại gia' Singapore cùng 2 doanh nghiệp Việt làm dự án điện gió 3.500 tỷ tại Kon Tum
    Chí Bình - 14:43 22/10/2021
    (VNF) - Liên danh 3 nhà đầu tư, gồm: LRVN Wind Pte.ltd (Singapore), Công ty TNHH Quốc tế NOVA, Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát (Việt Nam) sẽ bắt tay thực hiện dự án nhà máy điện gió Kon Plông tại Kon Tum.
    [​IMG]
    Dự án nhà máy điện gió Kon Plông có tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)
    UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy điện gió Kon Plông tại thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành, huyện Kon Plông.

    Theo đó, có 3 nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án này, bao gồm: LRVN Wind Pte.ltd (Singapore), Công ty TNHH Quốc tế NOVA, Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát.

    Dự án có công suất thiết kế là 103,5 MW, được đấu nối vào lưới điện quốc gia với sản lượng điện ròng 260.182 MWh điện/năm. Quy mô kiến trúc xây dựng là 36,04ha, gồm các hạng mục như móng tua-bin, khu vực thi công tua bin, đường, móng cho đường dây 33kV, móng cho đường dây 220kV, trạm biến áp 033/220kV, nhà điều hành, trạm cắt 220kV.

    Tổng diện tích chiếm đất dự kiến sử dụng của dự án là 66,04ha, trong đó diện tích chiếm đất có thời hạn 36,04ha; diện tích chiếm đất tạm thời 30ha.

    Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 3.500 tỷ đồng (tương đương 152,86 triệu USD), trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 525 tỷ đồng (tương đương 22 triệu USD), chiếm 15 % tổng mức đầu tư; vốn huy động là 2.975 tỷ đồng (tương đương 130 triệu USD), chiếm 85% tổng mức đầu tư.

    Cơ cấu góp vốn của nhà đầu tư bao gồm: LRVN Wind Pte.ltd góp 440,3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 88,3%); Công ty TNHH Quốc tế NOVA góp 21,1 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 4,03%) và Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát góp 63,4 tỷ đồng (chiếm 20,9%).

    Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.

    Tiến độ thực hiện dự án bắt đầu từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2023; trong đó tiến độ chuẩn bị đầu tư, hoàn thành các thủ tục pháp lý sẽ bắt đầu từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022; tiến độ khởi công công trình sẽ từ tháng 8 - 10/2022; tiến độ xây dựng các hạng mục công trình sẽ từ tháng 10/2022 đến tháng 2/2023; tiến độ hoàn thành dự án đưa vào hoạt động sẽ từ tháng 2 - 4/2023.

    UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ cam kết; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, rừng, môi trường, khoáng sản, lao động, nghĩa vụ tài chính và các quy định khác có liên quan; bảo đảm an ninh trật tự, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự tại địa phương.

    Cùng với đó, nhà đầu tư phải liên hệ với các tổ chức, hộ gia đình có diện tích đất chồng lấn để thực hiện thỏa thuận bồi thường làm cơ sở triển khai thủ tục đất đai theo quy định theo đúng tiến độ được phê duyệt;thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện dự án, riêng phần diện tích rừng tự nhiên phải được Thủ tướng chính phủ chấp thuận, phê duyệt...

    Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 17 cụm dự án nhà máy điện gió đã triển khai nghiên cứu, đề xuất đầu tư từ nguồn kinh phí của các doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000MW.
  8. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
    nay CE rồi mà lại mất ko biết mai ra sao
  9. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Theo số liệu tính toán của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Việt Nam sẽ có khoảng 4.000 MW dự án điện gió “lỡ hẹn” vận hàng thương mại (COD).


    Nhiều "ông lớn" mạnh tay đổ vốn vào năng lượng tái tạo

    Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 năm qua dòng vốn FDI và nhiều "ông lớn" trong nước đã đổ mạnh vào ngành năng lượng tái tạo. Đáng chú ý, năm 2020, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện thu hút tổng vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký, cao gấp 38 lần so với thời kỳ 5 năm trước đó.

    Báo cáo của KPMG cũng chỉ ra, trong năm 2020 có 35% các dự án đăng ký FDI mới là trong lĩnh vực năng lượng (5,081 tỷ USD, với 20 dự án mới), đứng vị trí số 2 chỉ sau ngành công nghiệp sản xuất.

    Hơn một năm trước, Việt Nam chỉ có khoảng 400 MW công suất phát điện từ gió được lắp đặt, thì nay, cả nước đã có hơn 2.000 MW dự án điện gió đang hoạt động hoặc đang được xây dựng.

    Trước đó, tại công văn số 795/TTg-CN ngày 25/6/2020 về việc bổ sung danh mục các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 7.000 MW từ các dự án điện gió mới vào quy hoạch tổng thể ngành điện của Việt Nam, trên cơ sở báo cáo và đề nghị của Bộ Công Thương tại các công văn số 1931/BCT-ĐL ngày 19/03/2020, và số 3299/BCT-ĐL ngày 08/05/2020, về việc xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió.

    Covid-19 có thể "đánh bay" hơn 6,6 tỷ USD

    Số liệu mới nhất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, trong số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.655,5 MW đăng ký vận hàng thương mại (COD) thì đến ngày 22/10/2021, mới có 28 nhà máy điện gió với tổng công suất 1.247,4 MW đã được công nhận COD.

    Như vậy, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, hàng chục dự án còn lại sẽ phải hoàn thành nếu muốn hưởng giá FIT.

    Còn theo số liệu tính toán của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), do tác động của đại dịch Covid-19, sẽ có khoảng 4.000MW dự án điện gió "lỡ hẹn" COD, dẫn đến tổn thất rất lớn về đầu tư và việc làm trong tương lai. Với rủi ro tài chính ước tính ở mức 6,51 tỷ USD chi phí tài sản cố định, và 151 triệu USD chi phí vận hành hàng năm.

    Trước thực trạng trên, GWEC và ngành điện gió toàn cầu kiến nghị Chính phủ, cho phép giãn thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT thêm ít nhất 6 tháng, như một biện pháp cứu trợ Covid-19 cho ngành điện gió Việt Nam.

    Ông Ben Blackwell đề xuất: "Sự hỗ trợ đó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc đầu tư, và phát triển các dự án điện gió được duy trì, dù cho có xảy ra những khó khăn trong thời đại dịch nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà phát triển dự án. Tại Việt Nam, các biện pháp hỗ trợ tương tự cũng rất cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp điện gió trên bờ còn non trẻ, đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.”

    Ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC chia sẻ: “Việt Nam là 1 trong những thị trường điện gió có tiềm năng lớn nhất Đông Nam Á.

    Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho ngành điện gió trên bờ, với tổng công suất đã vượt 500MW tính đến hết năm 2020. Chính phủ cần lùi thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT, để tạo điều kiện cho 4.000MW dự án điện gió có hiệu quả kinh tế, và khả năng hiện thực hoá hoàn thành trong thời hạn hợp lý.

    Đây không phải là vấn đề nhỏ, vì nếu mất đi khối lượng dự án điện gió này, cũng đồng nghĩa giáng một đòn mạnh vào môi trường đầu tư năng lượng tái tạo, và hậu quả là một chu kỳ phá sản mà thị trường điện gió Việt Nam có thể mất nhiều năm để phục hồi”.

    Bổ sung thêm, ông Mai Duy Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam cho rằng, việc xem xét gia hạn áp dụng giá FIT điện gió thêm một thời gian là rất cần thiết. Nếu không được gia hạn thì trong số hàng trăm dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN sẽ có rất nhiều dự án gặp khó.

    Trước hết là vấn đề vốn, bởi vì suất đầu tư dự án điện gió khá cao. Suất đầu tư 1 MW điện gió khoảng 2 triệu USD. Tiếp đến, các dự án sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tài chính cũng như giá bán điện sau khi hết hạn giá FIT, nên các nhà đầu tư sẽ đối mặt nhiều rủi ro.

    Phát hiện mới ở những người đã tiêm vaccine Covid-19
    Hồng Nhuận

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    thanhxuan1983 thích bài này.
  10. LuckyMan1990

    LuckyMan1990 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2020
    Đã được thích:
    728
    Tuyệt vời
    Pic này có vẻ đông vui hơn pic kia :D
    Trangram62 thích bài này.

Chia sẻ trang này