HID con hàng điện nước duy nhất còn dưới giá trị, khi cả thế giới thiếu điện thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 29/09/2021.

3028 người đang online, trong đó có 138 thành viên. 05:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24291 lượt đọc và 116 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Thấy sóng Peny kết con em HID chất lượng tài sản quá ổn, ngành nghề triển vọng tương lai, rủ rê bà còn vào từ 29/9 giá 6.5. Thỉnh thoảng có tin gì hay lên sóng cho vui. Giờ nó lao mạch về gần tới mệnh mà bà con vẩn chưa kịp trở tay hay sao vẩn im lìm lắm. Chắc phải tầm 13 thanh khoản tầm 5tr mới xôm được
    368LuckyMan1990 thích bài này.
  2. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
  3. Victoria_Tran

    Victoria_Tran Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2021
    Đã được thích:
    52
    Bà con phải im lìm thế này thì mới phi được @Trangram62
  4. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
    Tôi xuống tàu 9.4 roài
  5. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Khi bà con im lìm chứng tỏ chán bỏ hết hàng cho cái rồi
    Victoria_Tran thích bài này.
  6. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Xu hướng năng lượng sạch không thể khác được.

    Quy hoạch điện VIII: Đến 2045 nhiệt điện than chỉ còn khoảng 15-19%

    27/10/2021 13:44

    • VGP
      Bộ Công Thương vừa chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

      Được xây dựng trong bối cảnh đặc biệt của đất nước cũng như của ngành điện, có thể nói, việc lập Quy hoạch điện VIII chịu thách thức lớn nhất từ trước đến nay. Vấn đề đang được quan tâm nhất đối với Quy hoạch mới là cơ cấu nguồn điện sẽ được hoạch định ra sao, nhất là năng lượng tái tạo được phát triển như thế nào để bảo đảm mục tiêu an ninh cung ứng điện, cơ bản đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện.

      Đến năm 2045, tỉ lệ nhiệt điện than giảm còn 15-19%

      Những biến động trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) với việc dừng thực hiện Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; việc bùng nổ đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió trong khi việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện gặp không ít khó khăn trong bảo đảm tiến độ; nguồn năng lượng sơ cấp dần cạn kiệt và khả năng cung cấp hạn chế… đã tạo áp lực rất lớn đến nguồn cung điện, nhất là khi nhu cầu điện đã được dự báo là sẽ tăng cao trong thời gian tới.

      Trong bối cảnh đó, Quy hoạch điện VIII tập trung vào việc tính toán, phân tích, đánh giá và xác định, dự kiến tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 130.,71-143,839 MW. Trong đó, nhiệt điện than chiếm 28,3-31,2%, nhiệt điện khí (tính cả LNG) chiếm 21.1-22.3%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 17.73-19.5%; nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, điện sinh khổi) chiếm 24.3-25.7%, nhập khẩu điện chiếm 3-4%.

      Theo Quy hoạch điện VIII, dự báo đến năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt từ 261,951-329,610 MW, trong đó, nhiệt điện than chiếm 15.4-19,4%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) chiếm 20.6-21.2%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 9.1-11.1%; nguồn điện năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) chiếm 26.5-28.4%; nhập khẩu khoảng 3.1%. Tỉ lệ nhiệt điện than giảm mạnh từ 29% năm 2020 xuống còn khoảng 15-19% vào năm 2045.

      Các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng cho rằng, đây là sự khác biệt giữa Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) và Quy hoạch điện VIII, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của nước ta cũng như xu thế phát triển năng lượng của thế giới.

      Về thủy điện, ở nước ta nói riêng, thủy điện vốn là nguồn năng lượng có điều kiện vận hành linh hoạt, phù hợp với chế độ phủ đỉnh biểu đồ phụ tải, nhất là trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện có điện mặt trời và điện gió ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tỉ lệ nguồn thủy điện đang giảm dần vì các dự án thuỷ điện lớn của nước ta cơ bản đã khai thác và đưa vào vận hành. Khả năng khai thác các công trình thủy điện còn lại hầu hết là những dự án có công suất nhỏ và đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, hoặc đang xây dựng.

      Báo cáo rà soát tiến độ thực hiện của các dự án thủy điện giai đoạn 2020-2025 cho thấy, hệ thống có thể bổ sung thêm khoảng 1,840 MW thủy điện vừa và lớn (bao gồm cả các dự án mở rộng, như: Hòa Bình mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW, Ialy mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất 360 MW và Trị An mở rộng thêm 2 tổ máy với tổng công suất 200 MW).

      Các dự án thủy điện nhỏ có khả năng phát triển thêm khoảng 2,700 MW trong giai đoạn từ nay đến 2030. Do đó, đến năm 2045, tỉ lệ thủy điện dự báo chỉ còn chiếm 9% trong cơ cấu nguồn của hệ thống điện nước ta.

      Cẩn trọng với cơ cấu nguồn từ khí LNG

      Quy hoạch điện VIII định hướng phát triển các nguồn dùng nhiên liệu truyền thống chuyển sang khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với quy mô rất lớn từ 0% năm 2020 lên xấp xỉ từ 12,550-17,100 MW năm 2030, chiếm gần 10% - 12% tổng quy mô nguồn năm 2030, tăng dần đến 43,000MW, chiếm từ 15%-17% tổng quy mô nguồn vào năm 2045.

      Thực tế cho thấy, nguồn cung từ khí LNG chủ yếu là nhập khẩu và có thể sẽ gặp phải những khó khăn tương tự việc phát triển nguồn nhiệt điện than trong giai đoạn vừa qua.

      Do đó, định hướng phát triển các nhà máy điện sử dụng khí LNG cần tính toán trên cơ sở khả năng nhập khẩu LNG và đồng bộ với xây dựng hạ tầng cung cấp LNG (kho cảng, hệ thống lưu trữ, tái hóa, đường ống, ...) trên phạm vi cả nước nhằm tối ưu trong đầu tư, tiết kiệm chi phí xây dựng, nhất là hệ thống kho cảng và lưu trữ.

      Giá nhiên liệu LNG nhập khẩu luôn là yếu tố bất định, có nhiều biến động trong thời gian qua cũng như giai đoạn sắp tới, dẫn đến các vấn đề về giá, cơ chế giá, hình thức đầu tư… là các rủi ro có thể dẫn đến việc phát triển các nguồn điện sử dụng nhiên liệu LNG không cao như định hướng, gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng nói chung và an ninh cung cấp điện nói riêng.

      Giải bài toán về năng lượng tái tạo

      Theo Quy hoạch điện VIII, tỉ trọng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) so với tổng công suất đặt toàn quốc trong năm 2020 là 24.4%, đến 2030 là 24.3-25.7% và đến năm 2045 là 26.5-28.4%%.

      https://image.*********.vn/2021/10/27/nang-luong-tai-tao.jpg​
      Theo Quy hoạch điện VIII, tỷ trọng nguồn NLTT sẽ đạt từ 26,5% đến 28.4% trong tổng công suất đặt toàn quốc vào năm 2045. Ảnh: VGP
      Tỉ trọng nguồn NLTT đã được ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Trong đó cần xem xét đến tỉ trọng nguồn NLTT đưa vào cân bằng công suất trong cân đối nguồn - tải dựa trên số giờ huy động công suất khả dụng của nguồn NLTT trên phạm vi tỉnh, vùng, toàn quốc và khả năng dự phòng từ các nguồn khác khi nguồn NLTT không thể vận hành.

      Tuy nhiên, khi thực hiện cần phân bổ kịch bản phát triển NLTT tối ưu theo khu vực và thời gian thực hiện, trong đó cần ưu tiên phát triển NLTT tại các khu vực lưới điện đáp ứng yêu cầu giải tỏa công suất, đặc biệt khu vực phía bắc (giai đoạn 2021-2030); giảm khối lượng đầu tư nguồn NLTT giai đoạn 2021-2025 và chuyển sang thực hiện giai đoạn 2026-2030 để đảm bảo tính khả thi thực hiện và ưu tiên thực hiện các nguồn điện có đặc tính điều chỉnh công suất linh hoạt (tốc độ nhanh, dải điều chỉnh rộng) như mở rộng các nhà máy thủy điện, hệ thống pin tích trữ (BESS), các nhà máy thủy điện tích năng.

      Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, dù Việt Nam có các nguồn điện linh hoạt bổ sung cho hệ thống điện, việc cắt giảm nguồn năng lượng gió, mặt trời với một tỉ lệ thích hợp là điều không thể tránh khỏi đối với một hệ thống điện tích hợp năng lượng tái tạo ở quy mô lớn...

      Với chương trình phát triển điện lực Quy hoạch điện VIII, hằng năm Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 99.32-115.96 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2021-2030, trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 85.70-101.55 tỷ USD (mỗi năm khoảng 8.57-10.15 tỷ USD) và khoảng 180.1-227.38 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2031-2045.

      Quy hoạch điện VIII cũng đã đề cập các giải pháp, cơ chế thực hiện như: Đề xuất sửa đổi Luật Điện lực theo hướng linh hoạt hơn đối với yêu cầu đầu tư các công trình điện, đảm bảo thu hút mọi nguồn lực xã hội trong phát triển ngành điện; đề xuất cơ chế xây dựng kế hoạch phát triển điện lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

      Đồng thời đề xuất cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện; đề xuất cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải... Các đề xuất này sẽ từng bước được nghiên cứu, hoàn thiện để đảm bảo thực hiện xây dựng, quản lý và vận hành các công trình điện theo đúng quy hoạch, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư từ các nguồn vốn tư nhân, nguồn vốn nước ngoài chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển điện lực.

      Nhật Quang

      FILI
  7. Tuonglaidoncho

    Tuonglaidoncho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2021
    Đã được thích:
    967
    Tuấn có đấy không em?
  8. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
    Làm điện gió mà xuất khẩu, đường bờ biển dài thế lợi thế miên man. Bác Sing ngõ lời rồi đấy.
    Giá điện Việt Nam đang ở mức trung bình thấp so với thế giới

    28-10-2021 - 01:03 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Chia sẻ8


    [​IMG]
    [paste:font size="5"]
    Hiện nay, giá bán lẻ điện của Việt Nam chỉ bằng 51% so với Philippines là quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kWh).

    Cuộc khủng hoảng năng lượng đang bao trùm nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước phát triển như: Mỹ, Anh, Trung Quốc... do khoản chi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao làm giá điện cũng tăng mạnh.

    Tại Việt Nam, từ tháng 7/2021 trở lại đây, giá nhiên liệu đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.

    Theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Vì vậy, các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN, đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. So với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 dự kiến tăng tới 16.600 tỷ đồng.

    Thời gian vừa qua, EVN đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện 5 đợt trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền hơn 16.950 tỷ đồng.

    Ánh Nguyệt

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    Tra86 thích bài này.
  9. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    674
  10. muabenem123

    muabenem123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2018
    Đã được thích:
    2.376
    Hàng ngon nhé. Bạn e đang cho con này vay. Trả nợ cực đều, chưa quá hạn 1 kỳ nào nhé.
    368 thích bài này.

Chia sẻ trang này