HID con hàng điện nước duy nhất còn dưới giá trị, khi cả thế giới thiếu điện thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 29/09/2021.

2554 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 03:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 24370 lượt đọc và 116 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Làm thêm dự án còn nhập điện sạch cho tàu, tàu đang đói năng lượng lắm rồi.
    Là nước gây ô nhiễm nhất thế giới, Trung Quốc từ chối tăng cường nỗ lực "cứu hành tinh" tại COP26

    02-11-2021 - 14:17 PM | Tài chính quốc tế

    Chia sẻ1


    [​IMG]
    [paste:font size="5"]
    Hôm 1/11, Nhà Trắng cũng kêu gọi Trung Quốc làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. "Họ là một nước lớn, có nhiều nguồn lực và khả năng. Họ hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt trách nhiệm của mình và họ phải làm như vậy", Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, cho biết.

    Tuy không nêu ra mục tiêu mới nhưng Trung Quốc vẫn nêu ra những việc họ sẽ làm để giảm phát thải. Theo đó, ông Tập nói rằng Trung Quốc sẽ tăng cường phát triển năng lượng tái tạo và xây dựng các nhà máy điện gió và điện mặt trời. Ngoài ra, Trung Quốc cũng khẳng định "kiềm chế sự bùng nổ phi lý của các dự án sử dụng nhiều năng lượng và phát thải cao".

    Ngoài ra, Trung Quốc cũng công bố sẽ đưa ra kế hoạch cụ thể với các lĩnh vực phát thải nhiều như than, năng lượng, xây dựng và giao thông nhưng không có thời gian biểu cụ thể.

    Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, nhiều hơn tổng lượng phát thải của Mỹ và các nước phát triển. Ông Tập trước đây từng tuyên bố Trung Quốc sẽ "kiểm soát chặt chẽ các dự án nhiệt điện" nhưng Trung Quốc đang tăng cường xây dựng thêm các nhà máy điện than. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đang bị chỉ trích vì tài trợ cho các dự án điện than ở nước ngoài với số tiền lên tới 35 tỷ USD kể từ năm 2015.

    Ở thời điểm hiện tại, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc có thể làm tăng đáng kể lượng nhập khẩu than của nước này trong ngắn hạn.

    Tham khảo: Bloomberg
  2. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Vấn đề năng lượng và ô nhiểm môi trường đang rất nóng mà 120 nguyên thủ quốc gia đang thảo luận đàm phán tại
    hội nghị khí hậu COP26
    5 điều nổi bật sau ngày đầu tiên của hội nghị khí hậu COP26


    Đọc bài

    Khoảng 120 lãnh đạo thế giới đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Scotland, Vương quốc Anh. Hội nghị đã đạt được 5 điểm nổi bật sau ngày đầu tiên.


    Lời xin lỗi của Tổng thống Mỹ

    [​IMG]

    Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại COP26 ở Glasgow, Scotland ngày 1/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo kênh CNN, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xin lỗi các lãnh đạo thế giới vì Mỹ đã rút khỏi hiệp định Paris thời ông Donald Trump. Tổng thống Biden nói: "Tôi nghĩ mình không cần xin lỗi nhưng thực sự, tôi phải xin lỗi cho thực tế rằng Mỹ - dưới thời chính quyền trước - đã rời khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.

    Ông Biden khẳng định thêm: “Cuộc gặp của chúng ta tại Glasgow hôm nay không phải kết thúc một hành trình. Đây mới chỉ là vạch xuất phát. Chúng ta có các công cụ lẫn nguồn lực. Tôi nghĩ chúng ta cần phải đưa ra những lựa chọn". Ông Biden cam kết Mỹ sẽ chứng tỏ với thế giới rằng Mỹ không chỉ trở lại bàn đàm phán mà còn hy vọng dẫn đầu bằng sức mạnh của người nêu gương. Ông nói: “Mỹ đang làm việc vượt thời gian để thể hiện cam kết về khí hậu là hành động, không phải lời nói”.

    Tuy vậy, các nghị sĩ Dân chủ Mỹ vẫn đang thảo luận và chưa nhất trí được gói kinh tế trong đó có 555 tỷ USD cho các điều khoản liên quan biến đổi khí hậu.

    Ấn Độ cam kết “net-zero”

    [​IMG]

    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại COP26 ở Glasgow, Scotland ngày 1/11. Ảnh: AFP/TTXVN

    Ngày 1/11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gây chú ý khi cam kết thực hiện mục tiêu phát thải “net-zero”, tức là lượng CO2 (hoặc các loại khí gây hiệu ứng nhà kính) thải vào bầu khí quyển không nhiều hơn lượng CO2 được loại bỏ qua các biện pháp như trồng cây, công nghệ xanh. Ông Modi cũng cam kết Ấn Độ sẽ trở thành nước trung hòa carbon vào năm 2070.

    Mặc dù đây là thông báo lớn và Ấn Độ chưa đưa ra ngày tháng để thực hiện tham vọng “net-zero”, nhưng mục tiêu năm trung hòa carbon năm 2070 muộn hơn 10 năm so với Trung Quốc và muộn hơn 20 năm so với mục tiêu mà toàn thế giới cần đạt để tránh nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

    Tuy nhiên, ông Ulka Kelkar, Giám đốc chương trình khí hậu tại tổ chức nghiên cứu môi trường WRI Ấn Độ, cho rằng vì Ấn Độ dùng nhiều loại năng lượng và đang phát triển kinh tế nên không nên so sánh với Mỹ hay châu Âu. Bà Kelkar nói: “Mục tiêu đó là nhiều hơn những gì chúng tôi hy vọng. Net-zero trở thành chủ đề công khai mới cách đây 6 tháng. Đây là điều rất mới với người Ấn Độ”.

    Với thông báo của Ấn Độ, mọi quốc gia trong nhóm 10 nước sử dụng than đá nhiều nhất thế giới đã cam kết mục tiêu “net-zero”.

    Cam kết ngăn chặn phá rừng

    [​IMG]

    Quang cảnh lễ khai mạc Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland ngày 31/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Tối 1/11, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã cam kết ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng cũng như tình trạng suy thoái đất vào cuối thập niên này, thông qua đóng góp 19 tỷ USD vào quỹ công-tư đầu tư vào bảo vệ và phục hồi rừng.

    Trong Tuyên bố về sử dụng rừng và đất, các lãnh đạo đại diện cho các quốc gia sở hữu 85% diện tích rừng trên thế giới đã thông qua kế hoạch đẩy lùi nạn phá rừng, trong đó 12 quốc gia đã cam kết đóng góp 12 tỷ USD quỹ công trong giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ các nước đang phát triển, bao gồm những nỗ lực khôi phục đất đai bị suy thoái và ứng phó với cháy rừng. Hơn 30 nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân cũng cam kết hỗ trợ thêm ít nhất 7,2 tỷ USD cho kế hoạch này. Các nhà đầu tư này, sở hữu khối tài sản 8.700 tỷ USD, cũng cam kết ngừng đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phá rừng vào năm 2025.

    Thỏa thuận trên mở rộng đáng kể cam kết tương tự được 40 quốc gia đưa ra trong khuôn khổ Tuyên bố New York về Rừng năm 2014, và đã đạt được tiến bộ chưa từng có trong việc bố trí các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó. Đánh giá về thỏa thuận này, Thủ tướng Anh Boris Johnson nêu rõ: “Chúng ta sẽ có cơ hội chấm dứt lịch sử lâu dài của loài người với tư cách là kẻ chinh phục thiên nhiên, thay vào đó trở thành người trông coi và chăm sóc thiên nhiên".

    Nỗi thất vọng của các quốc gia nhỏ

    [​IMG]

    Lễ khai mạc Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland ngày 31/10. Ảnh: AFP/TTXVN

    Mặc dù có một số điểm thành công trong ngày đầu tiên của COP26 nhưng đại biểu của các quốc gia nhỏ vẫn thất vọng trước hành động của các nước giàu nhất thế giới.

    Bà Mia Mottley, Thủ tướng Barbados (quốc đảo đã bị mực nước biển dâng cao đe dọa nghiêm trọng), đã cảnh báo rằng khủng hoảng khí hậu mà Barbados đang đối diện là nguy hiểm. Bà nói đó là “mã đỏ” với Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Ấn Độ.

    Thủ tướng Antigua và Barbuda, ông Gaston Browne cho biết dù được khích lệ trước các cam kết mạnh hơn của các lãnh đạo thế giới tại COP26, nhưng ông vẫn thất vọng vì mục tiêu đó không đủ để kiềm chế nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng 1,5 độ C.

    Tổng thống Panama, ông Laurentino Cortizo cho biết ông không lạc quan về điều mà COP26 có thể đạt được: “Chúng tôi đã nghe mọi điều này trước đây rồi. Điều chúng tôi cần là hành động”.

    COVID-19 cản trở đàm phán

    [​IMG]

    Chủ tịch Hội nghị COP26 Alok Sharma phát biểu khai mạc hội nghị ở Glasgow, Scotland ngày 31/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Chủ tịch COP26, nghị sĩ Anh Alok Sharrma cho biết có thể tổ chức đàm phán trực tiếp trong đại dịch COVId-19 là mục tiêu chính khi ông làm chủ tịch. Tuy nhiên, để COP26 không bị COVID-19 tấn công là một thách thức.

    Mọi người tham dự phải đeo khẩu trang, xét nghiệm hàng ngày. Mặc dù địa điểm tổ chức COP26 lớn nhưng chỉ riêng số người tham gia cũng khiến biện pháp giãn cách xã hội khó mà được thực hiện.

    Các nhà tổ chức thừa nhận đại dịch đang gây ra vấn đề với COP26. Ví dụ, do quy định giãn cách xã hội mà phòng lớn nhất để đàm phán chỉ có 144 ghế ngồi mặc dù có tới 193 bên có mặt tại hội nghị.

    Nguồn:Báo Tin tức/TTXVN
    --- Gộp bài viết, 03/11/2021, Bài cũ: 03/11/2021 ---
    Khã năng có đội tây mua 50tr phát hành tăng vốn làm dự án điện gió mới của HID rồi, những ngày gần đây thấy đã có dấu hiệu mua gom dần
  3. muabenem123

    muabenem123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2018
    Đã được thích:
    2.403
    Tây vẫn múc miệt mài. Các bác bán nhanh cho nhẹ tàu để còn đến ga 11 nào. :))
    HID vừa ký 1 hd tư vấn nước bác nhé. Giá trị hd ko to, ko nhỏ nhưng cũng đủ đóng góp vào LN bền vững. :)
  4. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673

    Thi nhau làm điện gió, bác chủ tịch đại biểu quốc hội chắc cũng dễ tiếp cận đàm phán hơn

    Tập đoàn điện gió lớn nhất thế giới đề xuất đầu tư hơn 11 tỷ USD làm dự án ngoài khơi tại Hải Phòng

    THỨ 4, 03/11/2021, 09:04
    157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025
    Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) - tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện gió đề xuất nghiên cứu tại Hải Phòng dự án điện gió ngoài khơi có tổng công suất 3.900 MW, mức đầu tư ước tính 11,9 đến 13,6 tỷ USD.
    [​IMG]
    Khóa học miễn phí đào tạo phân tích và đầu tư chứng khoán
    Tài trợ

    [​IMG]
    [​IMG]

    Dự án do doanh nghiệp này đề xuất có tổng công suất 3.900 MW, chia làm 3 giai đoạn; sản lượng gió dự kiến khoảng 13.665.600 MWh/năm; tuabin gió dự kiến lắp đặt công suất khoảng 20 MW, chiều cao trụ từ 150 - 200 m.

    Vị trí dự án ở vùng biển ngoài khơi, phía đông nam cách đảo Bạch Long Vỹ 14 km; phía tây bắc cách quần đảo Long Châu 36 km, cách đảo Cát Bà 88 km, cách huyện Tiên Lãng 76 km, cách huyện Kiến Thụy 74 km, cách quận Đồ Sơn 70 km. Tổng mức đầu tư ước tính 11,9 đến 13,6 tỷ USD .

    Dự án được đánh giá phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, với quan điểm ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

    Ông Troels Jakobsen bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Đan Mạch và Hải Phòng thời gian tới tiếp tục được thúc đẩy trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch, chuyển đổi kinh tế xanh.

    Đánh giá cao năng lực của Tập đoàn Orsted trong lĩnh vực phát triển điện gió ngoài khơi, Phó Chủ tịch Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ khẳng định, sẽ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi đối với nhà đầu tư.

    Để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai, nghiên cứu quy hoạch sau này, ông Nguyễn Đức Thọ đề nghị, nhà đầu tư cung cấp thêm các tài liệu, bổ sung những vấn đề được các sở, ngành nêu ra tại cuộc làm việc, hoàn thiện hồ sơ để dự án có tính khả thi cao.

    Phó Chủ tịch Hải Phòng cũng yêu cầu phía tập đoàn rà soát, làm rõ các nội dung liên quan đến vị trí khảo sát, khoảng cách bố trí các tuabin gió phù hợp để kết hợp, và phát triển hợp lý không gian biển một cách khoa học. Đồng thời, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành, việc phân kỳ đầu tư, không làm tác động ảnh hưởng đến luồng hàng hải, vấn đề an ninh quốc phòng.

    Orsted hiện đang là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối.


    Năm 2020, doanh thu của doanh nghiệp này là 8,6 tỷ USD, lợi nhuận 3 tỷ USD. Orsted hiện cung cấp năng lượng xanh cho hơn 15 triệu người trên toàn thế giới, và dự kiến nâng con số này lên gấp đôi vào năm 2025.

    Vào tháng 6/2021, bà Louise Holmsgaard, Đại biện lâm thời, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã có buổi làm việc với TP Hải Phòng để trao đổi, giới thiệu về Dự án điện gió ngoài khơi do Tập đoàn điện khí gió Orsted mong muốn đầu tư vào Hải Phòng.

    Tại buổi làm việc, bà Louise Holmsgaard thông tin, Tập đoàn Orsted của Đan Mạch là Tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, là nhà đầu tư dài hạn, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió.

    Đại biện lâm thời, Đại sứ quán Đan Mạch khẳng định, nếu dự án được đầu tư tại Hải Phòng, dự án sẽ có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đóng góp vào mục tiêu phát triển xanh trong chiến lược an ninh
  5. muabenem123

    muabenem123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2018
    Đã được thích:
    2.403
    Hàng tốt mà ae xuống sớm quá. :)
  6. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Điều chỉnh xong, tiếp tục hành trình
  7. 368

    368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2021
    Đã được thích:
    12
    Hôm nay đánh khá thoáng, cho mua giá thấp, cho bán giá cao chạm EMA rút chân khả năng cao lấy đà vượt dốc. Chiến lược cá nhân là chốt BDS sang gom thêm là cho mùa giải Q4 là vừa đẹp
  8. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Sóng dài năng lượng sạch, 2030 mới xóa hết điện than chuyển sang điện sạch và ô tô điện
  9. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    GWEC: 'Việt Nam sẽ trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi mới tại châu Á'
    10-11-2021 - 16:03 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư




    [​IMG]
    Theo ông Mark Hutchinson, Chủ tịch nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi mới ở trong khu vực châu Á khi mà chúng ta theo những định hướng như là những quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.



    [​IMG]
    Đề xuất khách du lịch cách ly 7 ngày, được đi lại không tiếp xúc người địa phương

    Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021 được tổ chức dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương và các đơn vị liên quan. Chủ đề của phiên hội thảo chuyên đề 4 ngày 10/11 là “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

    Cơ hội việc làm cho ngành điện gió ngoài khơi

    Ông Mark Hutchinson đánh giá, Việt Nam sẽ không chỉ tạo ra một ngành công nghiệp mới mà còn tạo ra hàng trăm nghìn công việc từ phát triển điện gió ngoài khơi.

    Theo kịch bản phát triển cao của Ngân hàng thế giới, đến năm 2035 sẽ có khoảng 700.000 công việc được tạo ra nhờ điện gió ngoài khơi. Đáng chú ý, 40% số việc được tạo ra đến từ việc xuất khẩu điện gió từ Việt Nam đến các quốc gia khác trong khu vực.

    Việt Nam có thể sẽ trải qua mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng đáng kể do các hoạt động kinh tế đẩy mạnh. Điện gió ngoài khơi là một loại năng lượng sạch và hợp lý cho vấn đề năng lượng trong tương lai.

    Việt Nam sẽ là quốc gia đi đầu ở khu vực Đông Nam Á trong phát triển điện gió. Với tư cách là người đi đầu, Việt Nam sẽ đi đầu thị trường, có lợi thế về chuỗi cung ứng so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, sản lượng lớn như vậy thì cần có cơ chế chính sách phù hợp cũng như một lượng lớn vốn đầu tư để khởi động.

    Vậy nên, ông Mark Hutchinson khuyên nghị Việt Nam cần xây dựng đấu giá nhất quán để các công ty trong nước và quốc tế có thể đầu tư vào chuỗi cung ứng, đào tạo nhân viên, xây dựng cảng và cơ sở hạ tầng khác.

    [​IMG]
    Ông Mark Hutchinson phát biểu tại buổi hội thảo chuyên đề thứ 4. Ảnh chụp màn hình.

    3 thông điệp quan trọng

    Thứ nhất, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo rất quan trọng với cam kết hướng tới mức phát thải carbon bằng không vào năm 2050. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh và hiện đại hóa, tạo nhiều công ăn việc thông qua phát triển ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam

    Thứ hai, điện gió ngoài khơi sẽ nâng cao an ninh năng lượng cũng như cân bằng hoạt động thương mại bằng cách giảm nhập khẩu than và gas. Điện gió ngoài khơi cần được nâng cao tính cạnh tranh thông qua cơ chế giá FIT và đấu thầu trong một vài năm tới.

    Thứ ba, điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng chạy nền rất hiệu quả. Nó sẽ giúp Việt Nam giảm các nhà máy điện đốt than.

    Đề xuất phát triển điện gió tại Việt Nam

    Nhằm đảm bảo phát triển và thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi, GWEC có một số đề xuất sau cho Chính phủ Việt Nam.

    Ban đầu, Việt Nam sẽ hạn chế giá FIT cho 4-5GW để các dự án điện gió ngoài khơi được hỗ trợ thông qua FIFT. Việt Nam sẽ thiết kế thiết kế chuyển đổi phù hợp sang hình thức đấu giá và có đủ thời gian để đảm bảo hợp đồng mua bán điện PPA có khả năng vay vốn

    Tiếp theo, Việt Nam cần thông báo trước tối thiểu hai năm đối với những thay đổi lớn về chính sách và đảm bảo thực hiện tham vấn để tối đa hóa tính minh bạch.

    Ngoài ra, cơ chế đấu giá phải có đủ quy mô vừa đủ (2 - 3 GW). Các nhà phát triển ở trong cung ứng biết sẽ có nhiều chuôi đấu giá như vậy, họ sẽ đầu tư nhiều vào chuỗi cung ứng, nhập khẩu, đào tạo nhân viên,...

    Việt Nam cần tiến hành các nghiên cứu về lưới, cấp phép, quy hoạch không gian biển cũng như nghiên cứu chi tiết về thiết kế đấu giá.
  10. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Việt Nam trung tâm điện gió, mặt trời châu Á: Rác thải đi về đâu?
    10/11/2021 | 18:13
    Điện gió, điện mặt trời đã có những bước tăng trưởng thần tốc ở Việt Nam nhưng cũng cần phải tính đến công tác xử lý rác thải từ loại hình năng lượng này khi thiết bị hết vòng đời.



    Pin mặt trời hết hạn nguy hiểm thế nào nếu xử lý không đúng quy trình?Vòng đời kết thúc, tấm thu năng lượng mặt trời đi về đâuRác 'pin' năng lượng mặt trời, hiểm họa đe dọa nước nghèo


    Chiều 10/11, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0, TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (đơn vị tổ chức diễn đàn) và đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã chủ trì hội thảo chuyên đề số 4 với chủ đề “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.

    Nhận định các quốc gia trên thế giới đều hướng tới việc tăng cường sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch, ông Nguyễn Đức Hiển chia sẻ: Hiện nay, dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt ra yêu cầu “ưu tiên phát triển những nguồn điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới”.

    [​IMG]
    Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam
    Theo đó, tỷ lệ điện năng mặt trời chiếm khoảng 5,4-5,9% vào năm 2030, năm 2045 tăng lên đạt tỷ lệ 8,4%; đối với điện gió trên bờ và gần bờ, năm 2030, tỷ lệ điện năng gió trên bờ và gần bờ chiếm khoảng 6,5%; về điện gió ngoài khơi, đạt khoảng 2.000MW hoặc có thể cao hơn khi điều kiện thuận lợi vào năm 2030; đối với điện từ chất thải rắn, sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác, phấn đấu đến năm 2030, điện năng sản xuất từ các nguồn này đạt khoảng 0,9-1%, tăng lên 2,2-2,5% vào năm 2045.

    "Qua các số liệu dự kiến trên cho thấy công suất nguồn và tỷ lệ điện từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn 2030-2045 với kỳ vọng của các tiến bộ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển sẽ làm giảm mạnh suất đầu tư và giá thành điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo; chi phí điện quy dẫn (LCOE) của các dự án điện năng lượng tái tạo trong thời gian tới có thể thấp hơn các dự án điện sử dụng các dạng năng lượng truyền thống khi tính đủ các chi phí ngoại biên", lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương đánh giá.

    Nói về điện gió ngoài khơi, ông Mark Hutchinson, đại diện Hội đồng năng lượng gió toàn cầu cho rằng: Việt Nam có thể tạo ra không chỉ một ngành công nghiệp mới, mà còn hàng trăm nghìn việc làm và trở thành trung tâm mới đối với điện gió ngoài khơi ở châu Á nếu nó đi trước các nước khác: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines.

    Bày tỏ mối quan tâm đến việc xử lý "rác" điện mặt trời, điện gió sau khi hết thời gian vận hành, ông Đào Xuân Lai, đại diện UNDP cho biết: Luật nguồn Năng lượng Tái tạo của Đức năm 2017 quy định về cấm chôn lấp tuabin gió; yêu cầu công ty vận hành điện gió phải tháo dỡ công trình lắp đặt và loại bỏ tất cả các lớp đất bịt kín khi từ bỏ vĩnh viễn địa điểm.


    Tại Vương quốc Anh, hầu hết các dự án điện gió sẽ phải có "trái phiếu ngừng hoạt động" với cơ quan lập kế hoạch địa phương tại thời điểm đồng ý lập kế hoạch để trang trải các chi phí ngừng hoạt động, thường là dưới dạng một điều kiện trong bước lập kế hoạch.

    Theo ông Lai, thành phần chất thải điện gió và điện mặt trời nói chung là một phần của các dòng chất thải công nghiệp. Lượng chất thải khổng lồ lên tới hàng trăm nghìn tấn từ điện mặt trời và điện gió trong mười năm tới. Tấm quang điện và tuabin gió cuối vòng đời chứa các vật liệu có giá trị (thủy tinh, thép, nhôm, đồng, silica, kim loại hiếm,... ) mà việc tái chế và tái sử dụng cho phép tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên. Các tấm quang điện thải bỏ hiện được coi là chất thải nguy hại trừ phi các thành phần chứa vật liệu nguy hại không được loại bỏ và xử lý đúng cách.


    [​IMG]


    Song, mặc dù Việt Nam đã có các quy định rõ ràng và cụ thể về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, cơ sở pháp lý cụ thể cho việc phân loại chất thải từ điện mặt trời và điện gió vẫn chưa có. Các tuabin gió do kích thước của chúng lớn, đòi hỏi phải có các quy định cụ thể để tháo dỡ và khôi phục địa điểm. Các thành phần được tháo dỡ từ tuabin gió đã thiết lập dây chuyền tái chế và không yêu cầu thêm kỹ thuật tách lớp.

    Việc thu gom và xử lý chất thải còn thô sơ, chưa hoàn thiện trong khi việc thu gom và xử lý chất thải điện mặt trời và điện gió cần có quy trình đồng bộ, hiện đại, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

    Do đó, đại diện UNDP đề nghị phân loại chất thải và xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho quá trình tháo dỡ các tấm quang điện (văn bản hướng dẫn phân loại cho các dự án điện gió và điện mặt trời). Điện gió và điện mặt trời cần tuân thủ quy định về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Thiết lập các hạn ngạch vật liệu riêng lẻ cần được tích hợp vào các mục tiêu tái chế và thu hồi tổng thể để đảm bảo quản lý bền vững đến cuối đời dự án; Hạn chế chôn lấp chất thải điện gió và điện mặt trời; đảm bảo một khung pháp lý hài hòa về chất thải bao gồm cả việc vận chuyển chất thải xuyên biên giới.

Chia sẻ trang này