Hiện có 15 nền kinh tế nặng nợ hơn Hy Lạp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ttvn2009, 08/05/2010.

4621 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 21:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1451 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. milasuntinhyeu

    milasuntinhyeu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2010
    Đã được thích:
    1
    thì nợ đồng lần lẫn nhau, chuyện phìng phường, dưng mà vẫn phải làm, vẫn phải ăn, vẫn phải chơi, có xế xôi
  2. ttvn2009

    ttvn2009 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Có khi nào xảy ra cuộc khủng hoảng W không các bác nhỉ
  3. duongk1987

    duongk1987 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    mie.Chưa tăng trưởng được tí gì thì có mã chữ W à
  4. ttvn2009

    ttvn2009 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng Hy Lạp đẩy ngân hàng châu Âu vào thế hiểm
    Các ngân hàng tại Anh và châu Âu đang đứng trước rủi ro rớt hạng tín nhiệm hàng loạt do hiệu ứng khủng hoảng Hy Lạp.


    Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody"s cảnh báo hệ thống ngân hàng châu Âu đang đối mặt với “hiểm họa thực sự” nếu như thị trường kéo dài mối nghi ngại về khả năng trả nợ của các chính phủ, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng Anh, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
    Thực tế, các ngân hàng Hy Lạp đã không tính đến chuyện các ngân hàng quốc tế miễn cưỡng cho họ vay thông qua Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Áp lực từ thị trường lên chính phủ Hy Lạp cũng ảnh hưởng tới các ngân hàng Hy Lạp do các chủ thể tham gia trên thị trường không còn mặn mà với ngân hàng Hy Lạp cũng như trái phiếu.
    Theo Moody"s, không chỉ hệ thống ngân hàng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, mà cả Ireland, Anh và Italy đều đang là tâm điểm chú ý của thị trường. Mặc dù thách thức ở mỗi nước mỗi khác, nhưng rủi ro tiềm tàng về khả năng lan truyền khủng hoảng từ Hy Lạp sang các nước khác vẫn rình rập.
    Các ngân hàng Anh, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ gặp phải rủi ro thắt chặt tín dụng, nếu như các nước chịu chung số phận bị đánh rớt tín nhiệm như Hy Lạp. Moody"s cho rằng tín nhiệm vào trái phiếu Hy Lạp đã giảm tới mức có thể xem là “bỏ đi”. Trong khi đó tín nhiệm của Anh đang ở mức AAA, nhưng nếu bị đánh rớt dù ít hay nhiều cũng sẽ làm lãi suất trái phiếu tăng và tất yếu tác động tới hệ thống ngân hàng. Quy mô ngành ngân hàng Anh lớn gấp 4 lần tăng trưởng GDP của nước này, do đó nếu như hệ thống ngân hàng bị suy yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế.
    Dự báo của Ủy ban Châu Âu (EC) cho thấy thâm hụt ngân sách của Anh trong năm nay chiếm 12% GDP, là mức cao ngất ngưởng so với 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và qua mặt cả Hy Lạp. Với những biện pháp khắc phục vấn đề nợ công, Hy Lạp được kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu cắt giảm thâm hụt xuống 9,3% GDP.
    Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng nếu chính phủ Anh chần chừ với chính sách cắt giảm thâm hụt, thì các hãng đánh giá định mức tín nhiệm sẽ sớm đưa Anh vào danh sách bị đánh rớt mức tín nhiệm. Các chuyên gia kinh tế từ BNP Paribas cảnh báo khả năng Anh bị đánh rớt tín nhiệm lên tới 50%, so với mức dự báo trước đây chỉ 10%.(Nguồn: VNE)

Chia sẻ trang này