Hiểu về trái tim

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Binh Yen, 01/12/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2825 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 02:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 72538 lượt đọc và 1585 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133
    Chị cũng thích thể loại này , trầm buồn, sâu lắng , hay lắm em. Thanks em ! >:D<
    Chúc em và cả nhà buổi chiều vui nhé, chị Off đây.

    Last edited: 12/01/2015
  2. choivoi

    choivoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2014
    Đã được thích:
    286
    bb chị@};-:)
    dungnanlamlai, chilee, Binh Yen1 người khác thích bài này.
  3. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Phải công nhận chị lướt sóng hay thật.
    dungnanlamlai, chileeBinh Yen thích bài này.
  4. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133
    Hay gì đâu em, chị chủ yếu là mua hàng cơ bản để đầu tư lâu lâu một chút nhưng nếu nó đã có lời và TT không được tốt thì lại tạm bán và chờ điều chỉnh mua lại thôi. Còn chị không rành TA nên không dám chơi T+ trên các CP nóng đâu em.
    DM của em hôm nay tốt không?
  5. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Lên lên xuống xuống chắc mai tốt hơn
    dungnanlamlai, chileeBinh Yen thích bài này.
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133
    OK em, có lẽ những mã đã giảm 2, 3 bữa nay mai sẽ ổn định trở lại. Mà TT này cứ trông theo từng phiên thì chán lắm, nếu không có tin gì đột biến và ta nắm cp tốt thì cứ kệ nó đi.
  7. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Thì nếu không có gì xấu cứ thế mà ôm thôi mà năm ngoái e cũng ôm từ tháng 10 đến cuối tháng 3
    dungnanlamlaichilee thích bài này.
  8. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133

    Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

    Câu chuyện thứ nhất:

    [​IMG]

    Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

    – Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

    Hứa Kính Tôn trả lời:

    – Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

    Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.



    Câu chuyện thứ hai:

    [​IMG]

    Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

    – Ngài có điếc không?

    – Ta không điếc.

    – Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

    – Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

    – Quà ấy về tôi chứ ai.

    – Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.


    [​IMG].

    Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.

    [​IMG]
    Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

    Sưu tầm.
  9. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133
    Cách xử thế của người xưa

    Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh”. Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành.
    [​IMG]
    [​IMG]Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất. Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét v.v… Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành.
    Có câu chuyện kể rằng: “Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên, một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ chú là thủ phạm.

    Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, chú học trò được thả về.

    Khi về làng, gặp thầy và bè bạn, chú nhỏ tức tưởi kể lại sự việc, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.

    Vị thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh phạt đệ tử mười roi. Ðương sự rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, líu ríu leo lên bộ ván nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể.

    Các bạn chú thấy thế, ngạc nhiên thưa:

    - Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn?

    Vị thầy từ tốn giải thích:

    - Đành rằng trò ấy vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông đảo chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp? Ta phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu trò ấy không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa”. Những nỗi hàm oan xảy ra cho mọi người khá nhiều. Thường thì ta tìm cách minh oan hay truy lùng cho ra kẻ đã nhẫn tâm vu oan giáng họa cho mình mà ít ai nghĩ rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của hàm oan là chính mình. Vì thế, để chia sẻ hàm oan với học trò, vị thầy đã tặng đệ tử đến mười roi.

    Mới hay, người xưa dạy người rất chú trọng đến cái tâm, lấy tâm làm nền tảng để giáo dục, uốn nắn con người. Hình thức bên ngoài cũng rất quan trọng nhưng nội tâm mới là yếu tố quyết định. Giáo dục một con người trở nên hoàn thiện phải từ nơi chính tâm sau đó mới tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Cây có ngay thì bóng mới thẳng, phải đào tạo thế hệ kế thừa có tâm hồn trong sáng và cao thượng mới có thể mong hình thành nên nhân cách lớn, làm nguyên khí của quốc gia, nhân tài cho đất nước.

    Ngày nay, chúng ta tự hào với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến nhưng quá chú trọng đến khoa học thực tiễn và xem nhẹ thậm chí lãng quên giáo dục đạo đức và tâm linh. Một khi thước đo giá trị của xã hội nghiêng nặng về sự thành đạt các sự nghiệp vật chất có tính hình thức bên ngoài hơn là những giá trị nhân văn, đạo đức và tâm linh thì đất nước có nguy cơ đối diện với nhiều hiểm họa.

    Vị thầy đồ quê mùa ngày xưa đã cung hiến cho chúng ta một phương thức giáo dục “phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp” nhằm uốn nắn cái tâm, chỉnh đốn tư cách của học trò phải chăng là điều mà các nhà giáo dục hiện đại cần suy gẫm và học hỏi!

    Sưu tầm.
  10. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 12/01/2015, Bài cũ: 12/01/2015 ---
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này