1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Hiểu về trái tim

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Binh Yen, 01/12/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5098 người đang online, trong đó có 418 thành viên. 23:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 73278 lượt đọc và 1585 bài trả lời
  1. Jayce

    Jayce Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2014
    Đã được thích:
    7.128
    Khavienthanh, pcb88, chilee4 người khác thích bài này.
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.605
    Cô Đơn

    Muốn trở thành một con người vững trãi thì chúng ta hãy tập đối diện với sự cô đơn của mình , để xem nó thật sư muốn gì.
    Thật ra , chính sự cô đơn đã mang lại cho ta một cơ hội quý giá để tìm về chính mình vì khi mình ngồi đối diện mãi với chính mình bằng tâm trạng bình yên và thái độ khám phá thì thế nào ta cũng tìm thấy con người chân thật của mình.

    Bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan đến cuộc đời mình.

    Những bức tường vô hình

    Một trong những bất hạnh lớn nhất của đời người, đó là không tìm ra được một đối tượng có thể chia sẻ và cảm thông với mình trong bất cứ lức nào, về những điều thầm kín hay cả những cảm xúc vui buồn. Trạng thái chơi vơi như bị tách biệt ấy gọi là nỗi cô đơn.

    Dù ta đang sống chung với những người thân trong gia đình hay không thiếu những người bạn tốt xung quanh, nhưng dường như giữa họ và ta luôn có những bức tường vô hình ngăn cách. Nó khiến cho đôi bên không thể hết lòng khi đến với nhau nên không thể hiểu thấu nhau được. Bức tường ấy có thể chỉ là tính cách, sở thích, kiến thức, quan điểm sống hay cả vị trí trong xã hội. Nhưng đôi khi chính ta là chủ nhân của bức tường ngăn cách ấy, vì ta đã không dễ dàng tin tưởng để chấp nhận mọt người mà ta chưa thấy hết sự chân tình của họ. Ta đã tự làm khổ mình bằng cách tự ban cho mình một vị trí đặc biệt, mà phải một người bản lĩnh và thiện chí lắm mới có thể trèo qua nổi bức tường kiên cố ấy.

    Cuộc sống ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, ai cũng cố gắng tranh thủ tích cóp tiền bạc hay củng cố địa vị để tôn vinh cái tôi của mình, để thấy mình có giá trị, nên sự cạnh tranh và đối nghịch luôn là hệ quả tất yếu. Chính vì thế mà ta luôn sống trong tình trạng phòng thủ. Theo ta, người nào càng thân thiết thì càng có nhiều khả năng lợi dụng hay triệt tiêu mình. Từ đó, không gian tự do của ta ngày càng bị thu hẹp lại, sự tự nhiên và vởi mở cũng bị giới hạn và ý niệm về tình thâm hay tinh thần tương trợ đã trở thành thứ lỗi thời, xa xỉ. Cho nên, chưa bao giờ con người cảm thấy đời sống tẻ nhạt và vô vị như bây giờ. Càng tiến tời đỉnh cao danh vọng thì càng bị tách biệt với mọi thứ. Thật nghịch lý, trong khi ta luôn tìm cách sống tách biệt với mọi người hay không bao giờ tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với mình, nhưng ta lại luôn than van sao không ai chịu thấu hiểu hay thân thiết với mình.

    Nhưng ai sẽ hiểu ta đây khi ta vẫn còn quá nâng niu bảo vệ cái tôi của mình, nhất là ta vẫn chưa sẵn lòng để hiểu kẻ khác? Muốn người khác đến với mình và hiểu mình thì phải mở rộng dung ượng trái tim ra để có chỗ cho họ tham dự vào. Dù ta rất cố gắng yêu thương cho thật lòng, nhưng nếu ta vẫn khư khư giữ nguyên thái độ bảo thủ của mình, vẫn không sẵn lòng chia sẻ và nhiệt tình nâng đỡ, vẫn dễ bị tự ái tổn thương, thì ta vẫn chưa phá vỡ được những bức tường kiên cố ích kỷ của mình. Ngay cả khi ta thấy tình yêu đáng rất mặn nồng, ai cũng hết lòng với nhau, nhưng khi vừa tách rời khỏi nhau vài giờ là ta lập tức rơi vào những khoảng trống chơi vơi, lạc lõng. Tình yêu như thế thực chất chỉ là sự trao đổi cảm xúc, tìm đến nhau cũng chỉ để giúp bản thân xoa dịu bớt nỗi cô đơn mà thôi. Khi ta chưa thấy được giá tri đích thực của nhau, càng quấn vào nhau sẽ làm cho khoảng trống tâm hồn càng lớn thêm. Cho nên, càng yêu ta lại càng thấy cô đơn.

    Người ta hay nói: "Cô đơn là quê hương của thiên tào". Đó là vì thiên tài thường hay sống trong âm thầm lặng lẽ để khám phá, sáng tạo. Nhưng lý do chính là vì họ không tìm được đối tượng có cùng tầng nhận thức để chia sẻ và cảm thông. Tuy nhiên, sự nổi trội đặc biệt ấy chỉ thể hiện ở một lĩnh vực nào đó thôi, còn những lĩnh vực khác thì thiên tài vẫn cần phải tiếp cận và học hỏi thêm với mọi người xung quanh. Thiên tài đâu hẳn là người hoàn hào hay không cần tình cảm. Cho nê, thiên tài chỉ thật sự cô đơn khi họ thấy mình thật phi thương còn mọi người thì quá tầm thường.

    Đối với những người trải qua nhiều phen thất bại, họ rất dễ mất niềm tin vào cuộc sống và cả chính bản thân mình. Lúc nào họ cũng cảm thấy như ình chẳng có chút giá trị nào trong mắt người khác. Thái độ tự ti mặc cảm cũng khiến họ tách biệt với mọi người, làm bạn với nỗi cô đơn. Nói chung, khi vướng vào tâm lý tự tôn hay tự ti thì ta đều cảm thấy mình không thể hòa nhập một cách bình đẳng với mọi người. Nhưng ta lại nghĩ tại số phận mình vốn phải chịu cô đơn.

    Người biết sống một mình

    Thật khó tin rằng nguyên nhân ddauw ta tới sự cô đơn chính là do thái độ sống của ta. Suy gẫm kỹ ta sẽ thấy đó là sự thật. Ta hãy thử mở lòng ra làm quen với một người. Dù họ không thể đem tới cho ta niềm an ủi nào, những ít ra họ cũng cho ta ít nhiều kinh nghiệm để ta xây dựng tốt hơn những mối quan hệ sau này. Muốn có một người bạn tốt thì ta hãy là người bạn tốt trước đã. Đừng trông chờ vào vận may hay ngồi đó gặm nhấm nỗi cô đơn bất hạnh của mình một cách đáng tội nghiệp. Đó là thái độ yếu đuối và thất bại không nên có. Ta có thể vượt qua nó bằng cách thu lại bớt những bức tường ngăn cách không cần thiết, để tạo cảm giác dễ chịu và gần gũi cho mọi người xung quanh. Hãy mở lòng ra một cách không phân biệt. Trong một ngàn người thế nào ta cũng tìm được một người.

    Ta cũng đừng quá vội vã tìm kiếm cho mình một đối tượng ưng ý khác ngay khi mình vừa mới thất bại tình cảm. Một con thú khi bị trúng thương thì nó phải lập tức rút về hang để chữa trị. Có khi nó phải chấp nhận ngưng săn mồi cả tháng trời để nằm yên và tự liếm vết thương của mình. Nếu nó không thể kiềm chế được sự thèm khát thì chắc chắn nó dẽ bị con thú khác tấn công, hay chính vết thương đang mang sẽ hủy diệt nó. Trốn chạy khỏi nỗi cô đơn cũng chính là thái độ khước từ chữa trị vết thương lòng của mình. Dù ta chẳng có mang vết thương nào lớn lao từ sự thất bại, nhưng nếu ta cảm thấy cô đơn lạc lõng mà không thể đứng vững được thì đó cũng đã là một bệnh trạng tâm lý rồi. Nó khiến ta không thể sống sâu sắc và an ổn trong thực tại. Do đó, muốn trở thành một con người vững chãi thì ta hãy tập đối diện với sự cô đơn của mình. Ta cần thấu hiểu nó như thế nào và thật sự muốn gì. Thật ra, chính sự cô đơn đã mang lại cho ta một cơ hội quý giá để tìm về chính mình. Vì khi ngồi đối diện mãi với chính mình bằng tâm trạng bình yên và thái độ khám phá, thế nào ta cũng tìm thấy sự thật sâu xa về con người của mình.

    Cụ Nguyễn Du ddax khuyên rằng: "Chọn người tri kỷ mộ ngày được chẳng?" (Truyện Kiều). Muốn có người tri kỷ thì không thể "chọn" trong một thời gian ngắn ngủi được. Phải gần gũi, va chạm, chia sẻ, cảm thông, chấp nhận, nhường nhịn, buông bỏ những cố chấp hay thành kiến, rồi phải kính trọng và thương mến nhau nữa, thì mới trở thành tri kỷ của nhau được. Tuy nói "chọn" mà kỳ thực không phải chọn, vì tri kỷ không bao giờ là đối tượng có sãn cho ta. Thỉnh thoảng, ta cũng gặp vài người ra vẻ rất hiểu ta ngay từ buổi đầu. Họ nắm bắt những suy nghĩ hay ước vọng của ta rất nhanh, gây cho ta cảm giác như là đã từng thân quen nhau lâu lắm rồi. Nhưng thật ra, chỉ vì người ấy khá thông minh nhạy bén, hoặc do ta đã phơi bày tâm ý của mình quá rõ ràng, hay do ta và họ có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, còn rất nhiều lớp tâm lý phức tạp sâu kín bên trong nữa mà phải đợi đủ điều kiện nó mới hiển hiện ra. Vì vậy, dù ta tài năng cỡ nào thì cũng phải nhường cho sức mạnh thời gian. Nó sẽ tháo xuống những bức màn bí mật của nhau.

    Khi đã là tri kỷ của nhau thì ta phải thấy được người kia luôn có mặt trong ta và ta cũng luôn có mặt trong họ. Bởi tất cả những ân tình ta đã trao cho nhau cũng chính là một phần thân thể của nhau. Đạo Phật thường gọi đó là hóa thân. Nếu ta không thấy được hóa thân của nhau thì ta vẫn chưa tiếp xúc được cái tổng thể - tức con người chân thật của nhau.

    Cũng như trong bài thơ Thề non nước của Tản Đà, non hờn trách nước đã quên lời thề ước nên cứ bỏ non mà đi mãi, làm cho non phải chịu cảnh mòn mỏi trong cô đơn: "Nhớ lời nguyện ước thề non/ Nước đi chưa lại, non còn đứng không/ Non cao những ngóng cùng trong/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày". Nhưng tại non không chịu nhìn kỹ, nhìn bằng con mắt vô tướng để vượt qua cái hình hài cũ kỹ của nước. Vì bây giờ nước đã biến thành mây bao phủ quanh non mỗi ngày mà non không hề hay biết. Và đám mây kia dẫu có tan biến đi thì nó cũng sẽ hóa thành mưa để làm xanh tốt những nương dâu dưới chân non - "Non cao đã biết hay chưa?/ Nước đi ra bể lại mưa về nguông", "Nước kia dù hãy còn đi/ Ngàn dâu xanh tố non thì cứ vui". Nương dâu ấy cũng chính là một phần thân của nước, nón không nhìn thấy đó là lỗi của non. Nước không thể giữ nguyên trạng thái cho non mãi được. Bởi bản chất của nước là vô thường - không ngừng biến đổi.

    Cho nên, bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan tới cuộc đời mình. Càng mở lòng ra để chia sẻ và nâng đỡ mọi người một cách không điều kiện thì ta sẽ càng thấy con người mình rộng lớn hơn. Cô đơn có thể là quê hương của thiên tài, nhưng cũng có thể là ngục thât của những kẻ chưa định vị được mình trong cuộc sống và luôn trông chờ vào sự nâng đỡ của cuộc sống. Khi nào ta vẫn chưa hóa giải được nỗi cô đơn thì ta vẫn chưa tìm thấy những tháng ngày bình yên và hạnh phúc thật sự. Bởi người hạnh phúc là người không cô đơn. Dù đang sống một mình, nhưng họ luôn thấy tất cả đều là bạn bè thân thiết.

    Cô đơn trong phút giây
    Thấy núi sông cách biệt

    Giọt sương trên lá cây
    Bóng hình ai tiền kiếp?








    Khavienthanh, chilee, vannghe2 người khác thích bài này.
    Binh Yen đã loan bài này
  3. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.712
    1-Thời gian : Vô Thường
    Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.
    Qua một ngày mất một ngày.
    Vui một ngày lãi một ngày.

    2-Hạnh phúc : Vô Thường
    Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
    3-Tiền : Vô Thường
    Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. (Khó lắm !?!?)
    4- Đời sống : Vô Thường
    Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải sống sao cho có ý nghĩa sống của những tháng ngày tồn tại trên cỗi nhân sinh này.
    5-Thê´Gian : Vô Thường
    Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý
    , có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
    Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.



    P/S: Lượm được từ cuộc sống - chia sẽ đến tất cả
    Khavienthanh, chilee, Jayce3 người khác thích bài này.
  4. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.605

    Sòng Phẳng

    Có biết bao trẻ em trên thế gian này thèm có cha mẹ để được yêu thương và chăm sóc dù đánh đổi bất cứ thứ gì họ cũng chấp nhận.
    Chắc phải đợi đến khi chúng ta có con, phải hy sinh vất vả trăm bề nhất là khi con chúng ta đau yếu hay ngỗ nghịch thì chúng ta mới thấm thía hết ân tình của cha mẹ , mới thấy ý niệm : trả xong nợ nần đấng sinh thành là dại dột.

    Tại sao ta cứ mãi than phiền và đòi hỏi cuộc đời, mà có bao giờ ta tự hỏi cuộc đời cần gì nơi ta?


    Công bằng hay sòng phằng?

    Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay. Tuy người ta căn cứ trên số buổi hay số ngày làm để quy định mức công bằng, nhưng họ lại không khắt khe phân biệt năng lực làm việc của mỗi người. Thậm chí khi đang làm trả công, nếu ta bất ngờ ngã bệnh hay gia đình có việc khẩn cấp nên ta phải ngưng làm thì họ vẫn châm chước. Họ vẫn tính tròng phần công cho ta. Ngược lại, lỡ mùa màng thất bát nên họ không thể trả công cho ta thì ta vẫn vui vẻ chờ mùa vụ sau, hoặc miễn cho họ luôn cũng được. Người dân quê hiểu rằng sự trao đổi ấy chỉ có tính tương đối, không phải hẽ người kia giúp mình và mình giúp trả lại là xong hết. Cái tình cái nghĩa vẫn còn đó, không bao giờ trả hết được.

    Thời đại văn minh bây giờ người ta quan niệm về sự công bằng rất lạ lùng. Khi một người nào đó tận tình hướng dẫn ta vào nghề trong những bước đầu nhiều bỡ ngỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lời cho ta trong công việc làm ăn, hay chia dẻ trong những lúc ta gặp nguy khốn, thì ta lập tức tặng cho họ một món quà đắt tiền hoặc ta sẽ mời họ đi ăn trong một nhà hàng sang trọng là coi như đã trả xong. Không ai nợ ai nữa. Nhưng nếu người kia đã từng giúp đỡ ta một cách không vụ lợi, bằng tất cả tấm chân tình, mà ta lại xem nó ngang bằng với những món vật chất vô tri kia thì đừng hỏi tại sao họ lại bị tổn thương. Thà ta không làm như thế còn hơn, vì họ nghĩ ta vẫn luôn gìn giữ ann nghĩa ấy trong lòng. Món quà hay bữa ăn đó sẽ được vui vẻ chấp nhận, nếu họ thấy được ý nghĩa của nó trong suy nghĩ và thái độ của ta. Có người cho rằng như vậy là không sòng phẳng. Nhưng họ vẫn chấp nhận được, dù mãi sai này ta vẫn không có cơ hội để bù đắp. Bởi họ không có chủ trương trao đổi công bằng ngay từ buổi đầu, nói chi là sòng phẳng.

    Ý niệm sòng phẳng thường dễ bị nhầm lẫn với công bằng. Anh được một và tôi cũng được một, hay anh cho tôi hai thi tôi cho anh hai, đó là công bằng. Nhưng còn tùy thuộc vào mỗi xã hội và thời đại mà quy luật công bằng sẽ được thể hiện khác nhau. Sự công bằng thường được quy định trên mức cảm xúc. Cho nên, có khi người ta tự quy định mức công bằng nếu hai bên tự thỏa thuận giá trị tương xứng giữa vật trao đổi, mà không cần tuân theo quy ước chung của cộng đồng. Thí dụ, một trái bí đao có thể đổi với hai trái mướp đắng, một chuyến đò ngang có thể đổi với sáu câu vọng cổ; một lời hứa chân tình có thể đổi lấy ba tram sáu mươi lăm ngày chờ đợi. Tuy sự trao đổi ấy được coi là công bằng, nhưng đôi bên đều ngầm hiểu rằng người kia vì cảm tình mới chấp nhận trao đổi như vậy, nên khi nào có cơ hội thì mình sẽ bù đắp thêm. Trong khi sòng phẳng loại bỏ ý niệm muốn bù đắp, trả như thế là đủ, chấm hết.

    Dĩ nhiên trong thương trường rộng lớn, người ta cần phải có sự rành mạch về những giá trị vật chất lớn để trao đổi, nên đã thiết lập ra chế độ tiền tệ để đơn giản hóa và mở rộng thương mại. Vì thế, sự sòng phẳng đã vô tình trở thành quy luật. Nhưng biết bao công lao khổ nhọc mới làm ra được bát cơm trắng tinh mà chỉ đổi ngang với vài đồng bạc thừa thì không thể gọi là công bằng được. Sòng phẳng lại càng phi lý. Nên nhớ, sự trao đổi không bao giờ là tuyệt đối, tất cả chỉ là ước lệ. Cho nên người ta đã sai lầm khi cho rằng sự thảnh thơi, thật thà hay nhường nhịn là những yếu tố nguy hại đến kinh tế và cần phải loại trừ. Trong nguyên tác vận hành tự nhiên của vũ trụ, mọi sự vật đều không ngừng nương tựa vào nhau để tồn tại. Do đó, sự biệt lập và sòng phẳng sẽ không bao giờ xảy ra dù con người có cố tình nhồi nặn ra nó để phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của mình.

    Làm sao trả hết những ân tình

    Có những con người thấy mình đã làm tròn bổn phận khi mỗi tháng chu cấp đầy đủ thực phẩm và thuốc men, hoạc mua được căn nhà khang trang cho cha mẹ. Nếu khi cha mẹ cần họ thường xuyên lui tới, hay giúp đỡ vài việc vạt vãnh thì họ lại than phiền tại sao họ phải làm quá nhiều như thế. "Cha mẹ thương con biển hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày", hai câu ca dao ấy vẫn là thực trạng đau lòng trong bất cứ thời đại nào, nhất là hiện nay. Kkhi người ta bị cuốn hét vì danh vọng, họ sẽ dễ dàng coi nhẹ hay gạt bỏ những yếu tố khác mà họ cho là bất lợi. Nhưng được thương yêu và chăm sóc cha mẹ chẳng phải là một quyền lợi sao? Chẳng phải có biết bao kẻ mồ côi trong thế gian này rất thèm có cha mẹ để được thương yêu và chăm sóc, dù phải đánh đổi bất cứ thứ gì thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận cả. Chắc là phải đợi đến khi ta có con, phải hy sinh vất vả trăm bề, nhất là khi con ta đau yếu hay ngỗ nghịh, thì ta mới thấm thía hết ân tình của cha mẹ dạnh cho ta, khi đó mới thấy ý niệm "trả xong nợ nần" cho đấng sinh thành là quá dại dột.

    Trong quan hệ hôn nhân cũng vậy, ta cũng muốn có sự sòng phẳng để ta có cảm giác không bị lợi dụng hay hy sinh một cách vô nghĩa. Tôi làm cái này thì anh phải làm cái kia, tôi trả tiền rồi nên bây giờ tới phiên em; tại sao tôi phải lo nhiều thứ còn anh suốt ngày cứ phè phởn; em chỉ biết lo cho gia đình của em thì đừng trách anh bỏ bê công việc nhà; anh mà làm khổ tôi thì tôi sẽ làm khổ anh... Vì thế khi hôn nhân đổ vỡ, người ta mau chóng xem nhau như hai kẻ xa lạ, không cần biết tới sự khó khăn hiện tại của nhau. Họ từng yêu nhau thắm thiết rồi bỗng trở thành thù ghét nhau, không muốn nhìn nhau dù vô tình gặp mặt. Tệ đến nỗi, họ lên mặt báo để bôi nhọ danh dự hay đơm đặt những điều gây bất lợi cho nhau. Điều đau lòng nhất là khi phân chia tài sản, họ luôn đòi hỏi sự rạch ròi, sòng phẳng. Bao năm tình nghĩa vợ chồng phút chốc bỗng tan thành mây khói khi ai nấy đều muốn tranh giành phần lợi, phần phải, phần thắng về mình.

    Tất cả những phản ứng trên đều thể hiện sự ích kỷ hẹp hòi, chứ không phải là sự công bằng hợp lý. Tài sản thì có thể phân chia đồng đều, nhưng ân tình làm sao đong đếm được mà phân chia? Tuy chuyện tình đã đi vào đoạn kết, nhưng dù muốn dù không thì tất cả những gì ta đã cho nhau sẽ theo nhau mãi suốt đời. Nếu ta còn nợ quá nhiều ân tình với người này thì chắc chắn ta sẽ phải trả cho người khác. Bởi tất cả đều nằm trong vòng nhân quả chập chùng và hiển nhiên xưa nay của trời đất mà không ai có thể thoát được.

    Chiếc là không bao giờ nghĩ rằng nó có thể trả hết nợ ân tình của cây, dù nó đã hết lòng hấp thụ ánh nắng mặt trời để khổ công tinh chế nhựa thô thành nhựa luyện nuôi cây. Vì chiếc lá đã quan sát và thấy được sự thật là nó chưa bao giờ ngừng tiếp nhận tình thương yêu của cây. Dù cây có già cỗi, nhưng cây cũng vẫn cố gắng cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút chất khoáng về nuôi chiếc lá. Giả sử chiếc lá có trả được ân tình của cây thì nó cũng không thể nào trả hết nổi ân tình của mặt trời, gió, nước, khoáng chất, phân hữu cơ, côn trùng và cả vạn vật xung quanh. Tất cả những yếu tố ấy có vẻ như nằm ngoài chiếc lá, nhưng chúng vẫn đang từng giờ từng phút nuôi dưỡng chiếc lá. Chiếc lá chỉ còn cách sống sao cho trọn kiếp sống, sống cho thật dễ thương và làm tốt trách nhiệm của mình. Ta có khác gì chiếc lá đâu. Ta cũng không bao giờ trả nổi những ân tình mà cuộc đời này đã trao tặng cho ta, bằng trực tiếp hay gián tiếp. Vậy tại sao ta cứ mãi than phiền và đòi hỏi cuộc đời, mà có bao giờ ta tự hỏi cuộc đời cần gì nơi ta?

    Như dòng sông trôi mãi
    Luôn chở nặng phù sa
    Có bao giờ em hỏi

    Đời cần gì ở ta?




    Binh Yen đã loan bài này
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.605
    Quán chiếu được quy luật vô thường thì cuộc sống này thật nhẹ nhàng phải không em.
    --- Gộp bài viết, 07/12/2014, Bài cũ: 07/12/2014 ---
    @vannghe , dạo này thấy em ít nói, em ổn chứ? Làm một bài thơ tặng chị đi nào, hihi .
    Khavienthanh, chilee, Jayce3 người khác thích bài này.
  6. vannghe

    vannghe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    27.980
    Em thấy mấy NIK giả danh cải nhau với bác Sim nghe oải quá chị, mà đúng như lời bác S nói thì kẻ đó đúng là bệnh hoạn
    chilee đã loan bài này
  7. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.605
    Chị lại thấy mọi chuyện bình thường, Nếu đã cho rằng họ là người như thế thì chẳng có gì đáng phải bận tâm vì những Nick như vậy em à.
    Last edited: 07/12/2014
    Khavienthanh, chilee, Jayce3 người khác thích bài này.
  8. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.712
    Mười thiện nghiệp và mười ác nghiệp
    Việc thực hiện con đường đi ra khỏi tham, sân, si, luôn luôn được đức Phật quan tâm và khuyến khích chư đệ tử của mình hành trì để từ đó các pháp an lạc được tăng trưởng và các pháp khổ đau được diệt trừ.


    Nếu không khéo hành trì thì không những các khổ đau tăng trưởng mà các thiện pháp cũng bị tiêu trừ. Ðể giới thiệu cho chúng ta có một phương pháp hướng thượng đó, trong kinh Saleyyaka (Trung bộ, kinh số 41), đức Thế Tôn chỉ dạy cho chúng ta hành mười thiện nghiệp và loại trừ mười ác nghiệp.

    Trong mười thiện nghiệp và mười ác nghiệp, đức Phật đã chỉ rõ cho chúng ta thấy tất cả đều phát xuất từ thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Thân nghiệp có 3, khẩu nghiệp có 4 và ý nghiệp có 3. Ðể xác chứng lại những lời dạy của Thế Tôn chúng tôi xin tuần tự đi vào nội dung của từng ác nghiệp và thiện nghiệp.

    I. Mười ác nghiệp
    A. Ba ác nghiệp của thân:


    1) Có người sát sanh, tàn nhẫn , tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

    2) Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy.

    3) Người ấy sống tà hạnh với các dục lạc, liên hệ đến dục tình với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa.

    B. Bốn ác nghiệp của khẩu:

    1) Có người vọng ngữ đến chỗ tập hội, chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết". Dầu cho người ấy không biết, người ấy vẫn nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy vẫn nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy , người ấy vẫn nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy , người ấy vẫn nói: "Tôi không thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì.

    2) Và người ấy là người nói "hai lưỡi". Nghe điều gì ở chỗ này, đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại,nói những lời đưa đến phá hoại.

    3) Và người ấy là người nói lời thô ác . Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy.

    4) Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp,nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.

    C. Ba ác nghiệp của ý:

    1) Có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!".

    2) Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại".

    3) Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: "Không có bố thí,không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục,không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau".

    Ðấy là mười ác nghiệp do thân, khẩu và ý tạo tác nếu không đoạn trừ mười ác nghiệp này thì sẽ đem lại khổ đau ngay trong đời sống hiện tại và sau khi thân này kết thúc phải đọa vào trong cõi dữ , ác thú, đọa xứ,địa ngục.Như đức Thế Tôn đã khẳng định: "Do nhân hành phi pháp, phi chánh đạo, có một số lớn loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung phải đọa vào trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục."

    II. Mười thiện nghiệp
    A. Ba thiện nghiệp của thân:


    1) Có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ,sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loại hữu tình.

    2) Từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy.

    3) Từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không liên hệ đến dục tình với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa.

    B. Bốn thiện nghiệp của khẩu:

    1) Có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc,hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết". Nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết" , nếu không biết, người ấy nói : "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy,người ấy nói : "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ,hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì.

    2) Từ bỏ nói"hai lưỡi", tránh xa nói"hai lưỡi". Nghe điều gì ở chỗ này, không đi nói với những người kia để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp,thích thú hòa hợp, nói đến những lời đưa đến hòa hợp.

    3) Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hoà, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy.

    4) Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi.

    C. Ba thiện nghiệp của ý:

    1) Có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, không nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!"

    2) Lại có người không có tâm sân,không có khởi lên hại ý, hại niệm,nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù,không nhiễu loạn,được an lạc,lo nghĩ tự thân!"

    3) Người ấy có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo: "Có bố thí, có kết quả của bố thí,có tế lễ, có cúng dường,các hành vi thiện ác có kết qủa dị thục,có đời này,có đời sau, có mẹ,có cha,có các loại hóa sanh,trong đời có các Sa-môn,Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu,sau khi tự tri,tự chứng lại tuyên bố cho đời này và đời sau".



    Ðấy là mười thiện nghiệp, nếu như chúng ta thực hiện mười thiện nghiệp này thì không những trong đời sống hiện tại được hạnh phúc an lạc mà sau khi thân này kết thúc sẽ được sanh vào cảnh giới an lành. Như đức Thế Tôn đã tuyên bố: "Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, ở đây, một số lớn loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này."

    Trong kinh Tăng Chi Bộ, tập II, Phẩm Nghiệp đạo, đức Thế Tôn khẳng định rằng đối với ác nghiệp này, Tỳ kheo nào thành tựu bốn pháp: tự mình làm, khích lệ người khác làm, chấp nhận làm và tán thán làm, thì sẽ bị rơi vào địa ngục; nếu Tỳ kheo nào thành tựu bốn pháp: tự mình từ bỏ, khích lệ người khác từ bỏ,chấp nhận từ bỏ và tán thán từ bỏ, thì sẽ sanh lên cõi trời.




    P/S: Lượm được từ cuộc sống - chia sẽ đến tất cả​
  9. vannghe

    vannghe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    27.980
    Ai đời 6 -70 mươi mà cưa sừng tán gái hết người này đến người khác còn lấy nik của cháu nội để tán rồi sau đó còn khoe 40 năm TĐ. Tuy già nhưng em vẫn coi thường
    Khavienthanh, chilee, Jayce3 người khác thích bài này.
  10. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.605
    Tuổi hồn nhiên em đã đâu biết gì
    Vẫn vô tư cười hồn nhiên yêu lạ
    Đôi mắt trong veo vẹn một màu tươi sáng
    Cho tôi ngậm ngùi không ngăn được lệ rơi

    Ôi cảm thương sao những gì em gánh chịu!!
    Cầu mong diệu kỳ đem đến sự vẹn nguyên
    Cho nụ cười thơ ngây mãi luôn tròn vạnh
    Em đón hạnh phúc về tươi sáng những ngày mai!


    Đây là bức ảnh đoạt giải ảnh nghệ thuật VNExpress 2014 của tác giả Trần Trọng Lượm ghi lại nụ cười thơ ngây, đáng yêu của cậu bé dị tật hàm ếch.
    Tôi không ngăn được dòng xúc cảm khi xem bức ảnh này.
    Tôi thấy mình thật hạnh phúc hơn bao mảnh đời khác, vì vậy khi tôi cười tôi lại nghĩ đến em lòng lại dâng lên bồi hồi đồng cảm!

    Mong sao điều diệu kỳ sớm đến với em để tôi, và vạn trái tim khác được cùng em cùng cười một nụ cười tròn nguyên, hạnh phúc!

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 07/12/2014, Bài cũ: 07/12/2014 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 07/12/2014 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    Last edited: 07/12/2014
    Khavienthanh, chilee, Jayce3 người khác thích bài này.
    Binhminhseden đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này