Hiểu về trái tim

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Binh Yen, 01/12/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5465 người đang online, trong đó có 500 thành viên. 20:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 72258 lượt đọc và 1585 bài trả lời
  1. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Hỏi thật hay đùa Tu đấy ạ ?
    [​IMG]
    chilee, Binh Yencogiko thích bài này.
  2. Hu_Nguyen

    Hu_Nguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2014
    Đã được thích:
    3.940

    Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
    Thế cho nên tất bật đến bây giờ.


    Xin gởi đến chư vị bài thơ dưới đây để suy ngẫm chút xíu về cuộc đời...

    VỘI

    Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
    Vội vàng sum họp vội chia xa.
    Vội ăn, vội nói rồi vội thở
    Vội hưởng thụ mau để vội già.


    Vội sinh, vội tử, vội một đời
    Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
    Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
    Vội vã tìm nhau, vội rã , rời...

    Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
    Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
    Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
    Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.

    Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
    Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
    '' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội
    Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...

    Vội quên, vội nhớ vội đi, về
    Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
    Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?
    '' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...

    (Được viết bởi: Thích Tánh Tuệ)

    “Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác ; nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
    Đức Đạt Lai Lạt Ma
    langbam2, chilee, HoangL0ng20073 người khác thích bài này.
  3. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Cái này hỏi thật, đưa hình lên mà những 3 cái biết cái nào đây.
    langbam2, chilee, HoangL0ng20072 người khác thích bài này.
  4. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Là 2/3 cái là áo dạ còn cái áo kẻ pha tay đen thì là áo vet (có thể = dạ hoặc dạ pha len ...) ạ
    langbam2, chilee, HoangL0ng20073 người khác thích bài này.
  5. Hu_Nguyen

    Hu_Nguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2014
    Đã được thích:
    3.940
    Trở về cát bụi ...

    Ta Cứ Tưởng Trần Gian Là Cõi Thật
    Thế Cho Nên Tất Bật Đến Bây Giờ !
    Ta Cứ Ngỡ Xuống Trần Chơi Một Chốc
    Nào Ngờ Đâu Ở Mãi Đến Hôm Nay !

    Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ
    Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi
    Bạn và tôi giàu sang hay nghèo khổ
    Khi trở về cát bụi cũng trắng tay

    Cuộc đời ta phù du như cát bụi
    Sống hôm nay và đâu biết ngày mai
    Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi
    Rồi cũng về với cát bụi mà thôi

    Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét
    Đừng hận thù tranh chấp với một ai
    Hãy vui sống với tháng ngày ta có
    Giữ cho nhau những giây phút vui tươi

    Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc
    Vì đời ta đã sống trọn kiếp người
    Với tất cả tấm lòng thành thương mến
    Đến mọi người xa lạ cũng như quen

    Ta là cát ta sẽ về với bụi
    Trả trần gian những cay đắng muộn phiền
    Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy
    Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
    (Sưu tầm)
    langbam2, chilee, HoangL0ng20072 người khác thích bài này.
  6. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Hay ghê đọc khúc đầu tưởng biết rồi, đọc kỹ trong () xong lại thấy không hiểu, có lẻ là chất liệu vải phải không.
    langbam2, chilee, HoangL0ng20072 người khác thích bài này.
  7. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018
    Sám Hối

    Lầm lỗi do tâm ta gây ra thì phải từ nơi chính tâm ta thay đổi mà không có bất cứ năng lực tối cao nào từ bên ngoài có thể giúp ta thay đổi được.

    Nhìn lại lỗi lầm

    Khi ta vẫn còn mải mê đuổi theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài thì chắc chắn tâm ta sẽ cònbị chi phối và điều khiển. Vì thế cơ hội sống trong tỉnh thức để luôn làm chủ mọi hành vi của mình cũng sẽ bị giới hạn, và việc gây ra những vụng về lầm lỗi cũng là điều khó tránh. Dĩ nhiên, nếu chưa phải là bậc thánh thì không ai mà không có những lầm lỗi. Nhưng cũng đừng vì thế mà ta ban cho mình cái quyền tự tiện gây ra mọi lầm lỗi, bất chấp hậu quả cho bản thân hay ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khắc phục và chịu trách nhiệm về những gì mình đã gây ra vốn là điều cần phải làm. Tuy nhiên, chính thái độ ăn năn hối cải về những lầm lỗi ấy và quyết tâm chuyển hóa để không lặp lại mới đích thực là việc làm quan trọng hàng đầu của kẻ phạm lỗi. Thái độ ấy chính là sám hối.

    Thông thường, mỗi khi nhận ra mình vừa mới gây ra lầm lỗi, ta vội vàng tìm tới nạn nhân của mình để phần trần hay làm một điều gì đó để chuộc lỗi. Ta cho rằng đó là thái độ lịch sự hay có ý thức trách nhiệm. Nhưng ta làm như vậy với mục đích gì? Dường như ta chỉ đang khẩn trương tìm cách bù đắp cảm xúc tốt cho người kia, vì ta đã lỡ mang đến cho họ cảm xúc xấu, với mong muốn họ đừng giận mà đánh giá thấp hay giảm đi thiện cảm đối với ta mà thôi. Ta mang đến người kia một cảm xúc tốt đồng thời lại mong muốn được nhận lại một cảm xúc tốt thì đó chỉ là một sự trao đổi. Hành động xin lỗi như thế cũng vì bản thân mình chứ không thật sự muốn chữa lành vết thương trong tâm người kia. Chính vì thế mà những người tinh ý thường không dễ dàng chấp nhận những lời xin lỗi thiếu thành khẩn, hay cốt ý chỉ làm cho họ vui lòng. Thái độ xin lỗi ấy đôi khi còn khiến cho vết thương trong họ sâu đậm thêm. Bởi chiếu theo quy luật cân bằng cảm xúc, họ mới vừa đón nhận một cảm xúc xầu do ta đem đến, bây giờ họ phải cố gắng tạo ra cho ta một cảm xúc tốt bằng thái độ tha thứ và vui vẻ, thì rõ ràng họ đã quá thiệt thòi.

    Trước khi muốn thể hiện sự ăn năn hối cải, ta hãy nên tự hỏi mình đã thật sự nhìn ra lầm lỗi chưa và tại sao mình lại hành xử tệ lậu như vậy? Ta đừng cố gắng trình diễn bằng những màn thật cảm động để mong khôi phục giá trị cao đẹp của mình trong mắt người kia, vì như thế ta chỉ tiếp tục làm hư tâm mình. "Xin lỗi" không có nghĩa là xin người kia đừng giận hay đừng ghét bỏ mình. Nó phải là thái độ cải hối - xin thu lại những lời nói hay hành động sai trái của mình và xin chịu hết trách nhiệm về chúng. Cho nên, khi ta chưa thật sự thấy mình sai trái, chưa muốn nhận lấy trách nhiệm, thì không nên vội vàng xin lỗi. Tệ hại nhất là ta cố gắng xin lỗi chỉ vì được ai đó khuyên bảo, hay vì biết người kia đang rất mong đợi lời xin lỗi của ta. Trừ trường hợp biết họ đang rất giận giữ và đau khổ thì ta đành vì họ mà chấp nhận mở lời xin lỗi trước. Tuy nhiên, ta cũng nên thành thật cho họ biết ngay bây giờ ta vẫn chưa thấy được chỗ sai trái của mình. Xin họ hãy chỉ lỗi giúp ta, hoặc ta hứa sẽ nhìn kỹ lại mình rồi sẽ trao đổi với họ trong thời gian sớm nhất.

    Nếu như xin lỗi là hành động hướng tới đối tượng để hàn gắn vết thương trong tâm người khác thì sám hối là thái độ quay trở về chữa trị tì vết lỗi lầm trong tâm mình. Tất nhiên, tùy theo tình huống mà ta nên thể hiện hành động nào trước, nhưng quay về sám hối với chính mình rồi mới xin lỗi kẻ khác vẫn là giải pháp đúng đắn nhất. Sám hối phải mang hai đặc tính: ăn năn về lỗi lầm đã gây ra và quyết tâm không lặp lại lần nữa. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu ta không thật sự ăn năn hối cải thì ta sẽ không bao giờ có quyết tâm thay đổi và nếu ta không có quyết tâm thay đổi thì sự ăn năn hối cải kia cũng chỉ là cảm xúc nhất thời để xoa dịu vết thương trong ta mà thôi. Thay đổi chính mình để không lặp lại lỗi lầm khó hơn rất nhiều so với thể hiện sự ăn năn hối cải, bởi thay đổi chính mình tức là phải phá vỡ những cố tật phiền não.

    Nên nhớ, chuyển hóa phiền não khác với ngăn chặn phiền não. Muốn ngăn chặn phiền não thì ta chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình, rồi dùng ý chí mạnh mẽ để sẵn sàng đàn áp mỗi khi nó xuất hiện. Đây chỉ là cách giải quyết tạm thời, vì khi ta lơ là hay năng lực trong ta yếu kém thì nó sẽ quay trở lại ngay. Còn muốn chuyển hóa phiền não, ta cần phải hội đủ ba điều kiện. Thứ nhất, phải nhận diện rõ mặt mũi của phiền não nào đã khiến ta gây ra lỗi lầm. Thứ hai, phải có phương pháp đúng đắn và cụ thể để chữa trị. Thứ ba, phải có quyết tâm mạnh mẽ để sẵn sàng dành mọi ưu tiên cho việc chuyển hóa này. Ngoài ta, còn một điều kiện nữa cũng khá quan trọng trong quá trình sám hối, đó là không được nôn nóng chuyển hóa sớm để trình diện trước người kia sự mới mẻ của mình. Thái độ này sẽ khiến ta tự gây thêm áp lực và đánh giá không chính xác mức độ chuyển hóa của mình. Người kia chắc chắn sẽ không trách giận khi biết ta đang cố gắng sửa đổi chính mình. Vì sự hoàn thiện bản thân chính là hành động xin lỗi giá trị nhất để cứu chuộc mọi lỗi lầm.

    Chuyển hóa lỗi lầm

    Tâm lý chung của hầu hết mọi người khi lỡ gây ra lầm lỗi là luôn muốn tìm cách cứu vãn tình thế. Mặc dù ta cố gắng nghĩ rằng mình đang gánh chịu trách nhiệm cho những sai trái do mình gây ra, nhưng sự thật trong thâm tâm ta đang mong muốn khẳng định lại cái tôi giá trị của mình. Ta muốn loan báo cho người kia biết rằng ta không phải tệ lậu như thế, hành động nông nổi vừa qua chỉ là một sai lầm nhất thời. Cho dù hành động chịu trách nhiệm ấy thật sự hàn gắn được vết thương trong tâm người kia, hay đã giúp ta lấy lại phong độ của mình trong mắt họ, thì tì vết lầm lỗi trong tâm ta vẫn còn nguyên vẹn đó. Đáng lẽ, ta phải lo thay đổi phần "gốc" hơn là khẩn trương giải quyết phần "ngọn". Vì nếu ta vẫn chưa nhìn ra phiền não của mình để thật sự chuyển hóa thì trước sau gì ta cũng lặp lại lỗi lầm kia với người ấy, hay gây ra những lỗi lầm khác với đối tượng khác.

    Đạo Phật luôn khẳng định rằng: "Quay đầu là bờ". Khi ta đã thật sự từ bỏ con đường tăm tối để bước lên con đường tươi sáng thì sự chuyển hóa đã bắt đầu xảy ra. Nên ta cứ giữ mức tinh tiến trên hành trình ấy thì thế nào ta cũng đi tới sự giác ngộ. Vì thế "quay đầu là bờ" không có nghĩa là vừa mới hồi tâm phản tỉnh là ta sẽ giác ngộ ngay lập tức. Mà đó chỉ là lời động viên khích lệ cho những ai khi đã quay đầu rồi thì một ngày nào đó cũng sẽ về tới bờ. Dù ta đã vụng dại gây ra những lầm lỗi tày trời, nhưng với quyết tâm thay đổi và có một con đường thật sự đúng đắn thì những tì vết phiền não ấy được gội rửa và tan biền. Ta vẫn có thể trở về với con người lạnh lặn và trong sáng năm xưa. Dĩ nhiên, những năng lượng độc hại mà ta đã lỡ tạo ra quá nhiều thì không dễ dàng xóa sạch ngay được, nhất là khi nó đã để lại vết thương sâu đậm trong tâm người kia. Nhưng với năng lượng an lành sinh ra từ sự thành tâm hối cải và hành động chuyển hóa tích cực mỗi ngày, ta vẫn có thể hóa giải dần những năng lượng độc hại ấy. Cho dù phải nhận chịu quả báo, tức phải trả món nợ cảm xúc, thì ta vẫn đủ sức và vui vẻ chấp nhận. Vì nó đã không còn quá nặng nề như lúc đầu, nhất là nhờ vào thái độ hướng thiện lớn mạnh trong ta.

    Điều đáng sợ nhất là ta không bao giờ biết ăn năn hối cải. Thái độ ấy sẽ mở ra cho ta rất nhiều cơ hội để tàn phá hay hủy diệt chính mình và những người xung quanh. Những người trẻ bây giờ thường hay tuyên bố rất hùng hồn: "Tôi không bao giờ ân hận về những gì mình đã làm". Nghe rất tự tin và bản lĩnh. Làm như thể ân hận là một thái độ xấu xa, vì ta đã tự công nhận sự thiếu chín chắn và bộc lội sự hèn yếu của mình vậy. Sự thật là càng vô tâm hay càng cố tình lẩn tránh trách nhiệm thì ta càng làm cho tình trạng tồi tệ và khiến ta hèn yếu thêm. Không ai dám xây dựng mối quan hệ nghiêm túc hay lâu dài với một kẻ chẳng biết chịu trách nhiệm cho chính mình. Nhưng quan trọng hơn hết là khi ta đã gây ra lầm lỗi tức là cơ chế tâm lý của ta đã bị sai sót ở chỗ nào đó. Có thể nhận thức của ta đã sai lầm, hoặc những hạ giống phiền não trong ta đã bị kích động và đang hình thành nên một thói quen hay tính cách. Vết thương ấy sẽ không ngừng hành hạ ta. Nó cũng sẽ biến thành trở lực lớn lao khiến cho các năng lượng tốt lành không thể phát sinh.

    Mặc dù sám hối là hành động quay về điều chỉnh lại tâm mình, nhưng nó cũng cần thực hiện như một nghi lễ. Hình thức trang nhiêm sẽ khiến cho ta dễ dàng chú tâm và thể hiện đúng mực thái độ muốn quay về sửa đổi. Ta nên chọn một không gian thật yên tĩnh và dành nhiều thời gian để nhìn lại mình. Hãy cố gắng nhìn lại toàn vẹn thân tâm mình bằng thái độ không thành kiến, để thấu hiểu tận tường rồi mới tìm cách chuyển hóa. Đừng quá nhiều cảm xúc rồi trách móc hay tức giận bản thân. Giày vò bản thân đôi khi cũng là hình thức đề cao cái tôi của mình, vì ta không muốn chấp nhận những yếu kém hay những ngõ ngách sâu kín của tâm ý. Mà chưa thấu hiểu thì chưa thể chuyển hóa.

    Ta cũng có thể sám hối bằng cách tự viết thư cho mình. Cách này tuy đơn giản nhưng mang lại kết quả rất bất ngờ. Đầu tiên, ta nên ngồi xuống cho thật yên, theo dõi hơi thở chừng 15 phút để tâm tư lắng đọng. Ta cũng nên chọn một không gian yên tĩnh và dành nhiều thời giờ để viết một bức thu cho thật giá trị như ta đang viết cho một đối tượng đáng quý nào đó. Ta cứ gọi ngay cái tên thân mật nhất của mình. Tự đặt ra câu hỏi tại sao thời gian qua ta đã sống, đã hành xử với mọi người như thế? Hãy suy gẫm để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất và viết xuống một cách thành thật. Sau đó, ta cũng ghe ra lời hứa sẽ cố gắng sống sâu sắc hơn để không lập lại những lỗi lầm đáng tiếc ấy nữa. Bức thư này nên đặt ở mộ chỗ gần gũi để ta thường xuyên lấy ra đọc lại. Mỗi lần đọc thư là mỗi lần ta soi lại lòng mình. Cách viết thư như thế sẽ giúp ta liệt kê một cách cụ thể và phân tích một cách sâu sắc thái độ sống của mình. Bức thư ấy cũng có thể xem là tâm kinh của mình.

    Trong truyền thống văn hóa Việt Nam có một phương pháp sám hối rất thông dụng, đó là tìm tới một đối tượng mà mình tin tưởng và kính trọng nhất để bày tỏ sự ăn năn. Họ có thể là những người thân đang sống bên cạnh, hay cũng có thể là những bậc tiền nhân đã khuất. Mối khi bị cảm xúc ăn năn quá mạnh khiến ta không thể đứng vững, hoặc những lúc ta đang cần có sự yểm trợ tinh thần trong giờ phút chính thức quay về chuyển hóa, thì ta cũng nên có một đối tượng để nương tựa và chứng minh. Đây là thái độ biết giải cứu tâm lý của mình, không để nó rơi vào tình trạng bế tắc chứ không phải là thái độ lẫn tránh thực tại. Trong trường hợp đối tượng nương tựa là tổ tiên tâm linh hay tổ tiên huyết thống, ta cũng có thể đến trước bàn thờ thành tâm thắp hương, giãi bày tâm sự va quỳ lạy.

    Khi lạy ta phải để cho toàn thân và nhất là đầu của ta cúi rạp sát xuống đất thật lâu để thể hiện sự phủ phục trước những tấm gương tuyệt với của tổ tiên, đặc biệt là với đất. Đất cũng là tổ tiên củ ta, là bà mẹ nhân từ luôn ôm ấp bao dung mọi thứ nhơ bẩn trên đời này. Buông mình vào lòng đất để ta học hạnh của đất, để ta tập mở lòng ta tùy thuận với mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng mà không còn so đo hay kỳ thị nữa. Bởi bao lầm lỗi hay khổ đau cũng từ cái tôi quá lớn gây ra. Cho nên, hướng đến đối tượng khác cũng chỉ đẻ phản chiếu lại tâm mình chứ không phải dựa dẫm hay van xin. Vì lẫm lỗi do tâm ta gây ra thì phải từ nơi chính tâm ta thay đổi mà không có bất cứ năng lực tối cao nào từ bên ngoài có thể giúp ta thay đổi được. Nên ý thức rằng, lỗi lầm dù to tát đến đâu cũng chỉ là hiện tượng tâm lý nhất thời, đó không phải là toàn vẹn con người của ta. Ta đừng tự đồng hóa mình với những yếu kém ấy mà đánh mất niềm tin vào bản thân hay mặc cảm. Tuy nhiên, nếu ta không quyết lòng chuyển hóa những lỗi lầm ấy, vấn đề nó thao túng mọi suy tư và hạnh động thì ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được con người thật của mình. Ta sẽ sống mãi với những vỏ bọc phiền não của mình. Đó là điều đáng tiếc nhất trong đời.

    Gieo mình vào đại địa

    Buông cái ngã điên cuồng

    Xin học hạnh tùy thuận

    Nâng đỡ mọi tâm hồn.



    langbam2, chilee, HoaTuBi3 người khác thích bài này.
    Binh Yen đã loan bài này
  8. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018

    Buông Xả


    Buông xả tiện nghi vật chất là việc rất khó nhưng buông xả tiện nghi tinh thần lại càng khó hơn , vì thực tế ai cũng thích những cảm xúc tốt như được công nhận, khen ngợi , kính trọng hay thương yêu . Và ngược lại, không ai thích những thứ tạo ra cảm xúc xấu như phủ nhận, chê bai , khinh miệt hay ghế bỏ .
    Tuy nhiên, cái nào khó mà ta buông xả được thì ta sẽ nhận lại được khoảng không gian trong tâm hồn.

    Càng buông cả thì ta càng thấy nhẹ nhõm và bình an hơn. hoàn toàn khác với thói quen càng tích góp thì càng lo lắng và mệt mỏi.

    Tiện nghi vật chât

    Một hôm, trong lúc đức Phật ngồi tĩnh tọa trong rừng cùng với các vị thầy xuất gia, bỗng có một bác nông dân từ xa hối hả chạy tới và hỏi dồn: "Các thầy tu ơi, các thầy thấy đàn bò mười hai con của tôi đi ngang qua đây không?". Đức Phật im lặng vài giây rồi từ tốn đáp: "Chúng tôi ngồi đây từ trưa tới giờ nhưng không thấy con bò nào đi ngang qua cả. Đâu bác thử tìm phía bên kia xem". Bác nông dân thất vọng quay đi và danaamj chân than khóc: "Trời ơi! Mới vừa thất bát mấy sào mè, bây giờ mà mất luôn cả đàn bò thì chắc tiêu tán hết sản nghiệp. Làm sao tôi sống được đây!". Đợi bác nông dân đi khuất, đức Phật nhìn sang các học trò rồi khẽ nói: "Chúng ta đâu có con bò nào để mất, phải không?".

    Đức Phật muốn nhắc nhở các học trò đang sống trong một điều kiện rất thuận lợi để phát triển tâm linh - một môi trường không bị quấy nhiễu boiiwr những thành bại, được mất, khen chê - thì hãy cố gắng trân quý giữ gìn. Không thành công tâm linh trong điều kiện như thế là một lỗi lớn. Vì các vị xuất gia ấy luôn được tiếp nhận sự hỗ trợ của bá tánh từ thực phẩm, thuốc men, y phục, đến cả niềm tin yêu nữa. Không phải vì họ không đủ khả năng để tự nuôi sống bản thân. Chỉ vì họ muốn dành hết thời gian và năng lực để tập trung phát triển thiền định, để đạt tới hiểu biết và tinh thương rộng lớn. Vả lại, tránh xa thế giới vật chất mà nhún mình trước kẻ khác khi xin ăn là một phép luyện tập rất quan trọng. Ý niệm về "tôi" và "của tôi" luôn được soi thủng, thay vào đó là sự giác ngộ về tính liên kết chập chùng giữa vạn vật trên thế gian này trong bản thể vô ngã, để từ đó có thể yêu thương hết cả muôn loài.

    Tuy buông xả vật chất chỉ là một phần trong hành trang của một vì thầy tâm linh, nhưng đó cũng là một hành động rất can đảm. Nhìn lại, ta thấy dường như mình luôn bám chặt vào vật chất, ngay cat những vật dụng thông thường chứ đùng nói chi đến những tiện nghi cao cấp. Nhất là thời đại bây giờ con người đã phải dựa dẫm vào máy móc rất nhiều. Thử vài ngày không sử dụng tới điện thoại, không xem ti vi hay không lên mạng internet thì ta cảm thấy như thế nào? Hoặc ta đã quen ngồi xe hơi có máy lạnh và tránh được bụi bặm, nhưng vì lý do gì đó mà ta phải dùng xe buýt thì ta có thấy khó chịu không? Hay ta đang đang sống trong điều kiện sinh hoạt rất thoải mái, bỗng dưng bị mất việc nên mọi chi tiều đều phải tiện tặn thì ta có thấy yên ổn không? Dĩ nhiên, rồi ta cũng sẽ quen với cách sống thiếu thốn nếu hoàn cảnh bắt buộc. Song, muốn từ giã cảm xúc tốt để chấp nhận cảm xúc xấu, ta phải có thái độ đúng đắn, ý chí vững vàn và thời gian đủ lâu thì mới thích nghi được.

    Khi ta đã thích nghi được nếp sống ít hưởng thụ thì ta bống thấy không gian của mình thật rộng lớn. Ta có nhiều thời gian và cảm hứng để nhìn sâu vòa mọi đối tượng hay mọi vấn đề đang xảy ra. Ta cảm nhận được nguồn năng lượng trong ta không còn bị phân tán như trước kia nữa. Dù bất đắc dĩ phải sống trong điều kiện ấy, nhưng khi trải nghiệm một thời gian thì ta cũng nhìn nhận rằng, cuộc sống còn có những điều hết sức mầu nhiệm mà ta chỉ tiếp xúc được với những giá trị ấy khi ta dám tránh xa hào quang hấp dẫn của vật chất. Đúng ra, tự thân của vật chất chẳng có tội tình gì, nhưng năng lực hấp dẫn của nó có khả năng đánh thức lòng tham sẵn costrong ta và rút mòn sinh lực. Biết bao bi kịch xưa nay xảy ra cũng từ uy lực của vật chất. Vì thế, các bậc thánh hiền luôn tự đặt mình vào nếp sống "tam thường bất túc" - tức là nếp sống không được thỏa mãn đầy đủ ba nhu cầu sinh hoạt căn bản nhất của con người là ăn, mặc và ngủ. Càng bớt nắm bắt và dựa dẫm vào điều kiện bên ngoài thì ta càng nuôi dưỡng và phát huy giá trị bên trong. Đó là nguyên tắc rất tự nhiên. Còn nếu ta cứ loay hoay mãu với cái tầm thường thì thắc chắc sẽ lạc mất cái phi thường.

    Dù không có ý muốn trở thành bậc thánh hiền, nhưng ta cũng nên học tập theo lối sống trí thức ấy để nâng cao phẩm chất đời sống tâm hồn. Có thể con thuyền của ta không thể tiến về phía trước được là vì nó quá nặng nè, đầy khẳm. Muốn giải cứu nó, ta phải can đảm bỏ bớt vài thùng hàng to lớn xuống biển, dù những thùng hàng ấy rất quý giá. Buông xả chỉ trở thành phép thực tập bổ ích khi nó đứng giữa sự tranh đấu của thói quen yêu thích và thái độ không bám víu, chứ không phải vì không cần nữa nên ta mới buông xả. Điều kỳ lạ là càng buông xả ta càng thấy nhẹ nhõm và bình an hơn. Nó hoàn toàn khác với thói quen càng tích góp thì càng mệt mỏi và lo lắng. Hơn nữa, xung quanh còn biết bao người khốn khổ, nên buông xả bớt tài sản của mình là cơ hội để ta thể hiện tình nhân ái.

    Tiện nghi tinh thần

    Ta thương dễ nhận ra sự hấp dẫn của tiện nghi vật chất, nhưng lại ít phát hiện ra sức "gây nghiện" của tiện nghi tinh thần. Có khi ta lái xe vượt hằng chụ dặm đượng xa đến nhà một người bạn, chỉ để mong họ công nhận hay khen ngọi tác phẩm của mình. Nếu lỡ bị người ấy thẳng thừng chê bai, không tiếc lời phán xét, thì ta bất mãn và chán nản ngay. Cũng có khi ta lại tìm mọi phương cách, kể cả những mánh khóe hay kỹ xảo giả tạo để được mọi người chú ý và nể phục. Nhưng khi bỗng dưng bị kẻ xấu đặt điều vu khống trên báo chí, hay phanh phui những chuyện đời tư, thì ta lại dễ dàng sụp đổ tinh thần hoặc tìm cách trả đũa cho bằng được. Ta cho rằng tất cả những phản ứng ấy đều rất tự nhiên vì đó là bản năng tự vệ cần thiết của con người. Tuy nhiên, ta đã quên rằng mình đang vươn tới giá trị chân thật của hạnh phúc thì không thể ôm giữ khư khư bản năng cũ kỹ. Những tiện nghi kia tuy đem lại sự thỏa mãn, nhưng chúng sẽ đánh thức khối phiền não trong ta.

    Công nhận, khen ngọi, kính trọng hay thương yêu đều đem tới cảm xúc rất hấp dẫn, ai mà không thích. Nhưng nếu ta thích nó tức là ta không thích những thứ tạo ra cảm xúc tệ hại như phủ nhận, chê bai, khinh miệt hay ghét bỏ. Trong khi bản chất của cuộc sống vốn biến chuyển không ngừng, không có bất cứ sự vật hay sự việc nào giữ mại một trạng thái. Những điều ta yêu thích mà đạt được ắt sẽ khiên ta nghiện ngập, còn nếu không đạt được thì lại khiến ta khổ sở. Cho nên, cố gắng nắm bắt những thứ mình thích, đó không phải thái độ không ngon. Ta sẽ kiệt sức.

    Thí dụ, khi ta muốn mở lòng ta giúp đỡ một người nào đó, nhưng ta bị dội lại ngay bởi thái độ bất cần hay vô phép của họ. Nếu ta buông xả được đòi hỏi nhỏ nhen ấy, thu gọn những điều kiện thỏa mãn cái tôi để chỉ một lòng hướng tới giúp đỡ thôi thì sự hiến tặng mới xảy ra thật sự. Cả người cho và người nhận đều được lợi ích thật sự. Đặc biệt, một khi đã buông xả được tâm tham cầu, ta sẽ bước lên một cung bậc cao hơn của tâm thức. Cũng như khi người kia xúc phạm, làm ta tổn thương, tức là họ đã nợ ta một cảm xúc xấu. Theo quy luật cân bằng cảm xúc thì người ấy phải chấp nhận bị ta trả lại một cảm xúc xấu bằng một hành động tương xứng nào đó. Nhưng ta đã chấp nhận buông xả, chấp nhận thu thiệt, cũng tức là ta đã chấp nhận "biếu không" cho kẻ ấy món nợ cảm xúc. Thật ra, trước sau gì thì vũ truh cũng sẽ rút lại năng lượng của kẻ ấy và chuyển thành năng lượng khác bù đắp cho ta. Cho nên, tuy ta thật lòng buông xả nhưng phần nhận lại đôi khi còn nhiều hơn.

    Đáng được nể trọng nhưng ta không thấy tự hào và coi thường kẻ khác, vì ý thức được ai cũng có những cái hay cái đẹp. Đáng được khen ngọi nhưng ta luôn ý thức thành quả này là nhờ sự trợ giúp của rất nhiều bào tay nên luôn nhún nhường. Đáng được thương yêu nhưng ta luôn ý thức đây là sự may mắn, nên cố gắng giới hạn sự đòi hỏi và chiếm hữu. Tự biết giới hạn mình trước mọi sự hưởng thụ, dù sự hưởng thụ ấy xứng đáng với những cống hiến của mình thì đó là thái độ của bậc trí. Ngoài ra, thực tập buông cả còn giúp ta phóng thích được những năng lượng xấu đang tàn phá trong tâm, bảo vệ được những hạt mầm thánh thiện. Qua đó, ta sẽ giữ được cơ chế tâm thức của mình luôn vận hành thuận chiều vũ trụ, xóa bỏ được ranh giới chia cắt phân biệt hay đối nghịch giữa những cá thể với nhau. Nhờ thế mà sự tồn tại của ta giữa cuộc đời này chắc chắn sẽ được an ổn lâu bền.

    Buông xả tiện nghi vật chât đã khó thì buông xả tiện nghi tinh thần sẽ còn khó hơn gấp bội lần. Tuy nhiên, cái nào khó mà ta buông xả được thì ta sẽ nhận lại khoảng không gian tự do thênh thang trong tâm hồn. Để có thể làm được những điều ấy, ta phải thực tập buông xả từ những cố chấp hay toan tính nhỏ nhen luôn xảy ra trong đời sống. Tập theo dõi tâm mình một cách tự nhiên mà không kèm thái độ phán xét hay áp đặt nó phải sơm thuần phục như ý ta. Dù biết mình chưa thật sự buông xả, nhưng hiểu rõ nguyên do và không ngừng quan sát tiến trình ấy thì sẽ có một ngày ta cũng vượt qua được nó.

    Buông xả những tiện nghi tinh thần cũng chính là thả những "con bò" yêu quý của ta. Vì đó là những "con bò" không có hình tướng rõ ràng, nên ta rất dễ lầm tưởng là mình đã hoàn toàn "vô sản". Vậy ta cần phải nhờ những người thân tín hay đoàn thể chân thành soi sáng để giúp ta biết mình đang mắc kẹt vào nhưng "con bò" nào. Nếu có mười hai con bò thì ta sẽ có mười hai nỗi lo; nếu có năm con bò thì có năm nỗi lo; nếu chỉ có một con bò thi ta chỉ có một nỗi lo. Tất nhiên, ta chỉ chấp nhận phép loại trừ này khi ta đang đứng trước sự chọn lựa giữa thói quen hưởng thụ và buông xả để được thảnh thơi. Khi ta đã quyết định thực tập buông xả cảm xúc yêu thích của bản ngã, tức là ta đã chính thức bước lên con đường thảnh thoi của những bậc thánh, dù biết rằng đường hãy còn xa.

    Bận lòng chi nắm bắt

    Trăm năm nữa còn không

    Xin về làm mây trắBng

    Nhẹ nhàng trôi thong dong.

    chilee, HoaTuBi, HoangL0ng20072 người khác thích bài này.
    Binh YenHu_Nguyen đã loan bài này
  9. Hu_Nguyen

    Hu_Nguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2014
    Đã được thích:
    3.940
    TỈNH DẬY

    Thế gian này có quá nhiều chuyện phiền não, vì vậy, rất nhiều người đi gặp Phật Tổ cùng hỏi về một vấn đề:
    “Con nên làm thế nào, mới không còn những điều phiền muộn?”
    Phật Tổ cho đáp án đều như nhau:
    “Chỉ cần buông tay, con sẽ thôi không phiền não nữa.”

    Có một người thanh niên, cho rằng mình thông minh tỏ ý không phục, bèn đi gặp Phật Tổ và hỏi: “Trên thế gian này có hàng ngàn hàng vạn người, thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn điều phiền não. Nhưng, Người cho họ giải pháp hoàn toàn như nhau, vậy đó chẳng khác gì buồn cười lắm hay sao?”
    Phật Tổ không nổi giận, chỉ hỏi ngược lại chàng thanh niên:
    "Buổi tối con ngủ có thường hay nằm mơ không?"
    "Đương nhiên là có!" Chàng trai trả lời.
    "Vậy, mỗi buổi tối nằm mơ, giấc mơ đều như nhau không?" Phật Tổ lại hỏi.
    "Đương nhiên là khác nhau rồi!" Chàng trai trả lời. “Con ngủ hàng ngàn hàng vạn lần, thì sẽ mơ hàng ngàn hàng vạn lần giấc mơ.”
    Phật Tổ mỉm cười nói:
    “Nhưng cách kết thúc giấc mơ, đều như nhau cả, đó là: TỈNH DẬY!”
  10. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018
    Định Tâm

    Khi nhìn đóa hoa mà không suy tưởng, không bị tương lai hay quá khứ kéo đi, chỉ thấy rõ đây là một đóa hia đang nở trong buổi sáng hôm nay thì đó là trạng thái định tâm.
    Để rèn luyện cho mình thói quen định tâm, điều kiện trước tiên là ta phải bớt bận rộn , phải cho mình một cơ hội lớn tìm về chính mình

    Không suy nghĩ cũng là một trạng thái rất quan trọng, giúp tâm quân bình và sâu sắc.


    Nhìn rõ thực tại

    Tâm ta giống như con khỉ, hết chuyền cành này đến cành khác mà không bao giờ chịu đứng yên. Dù tâm giúp ta cảm nhân, suy tưởng, hiểu biết, thể hiện tình cảm, hay quyết định, nhưng nó không phải là một cỗ máy để cho ra số lượng sản phẩm càng nhiều càng tốt. Hạn chế của ta là thường không biết nên để tâm lên đối tượng nào và ở mức độ bao nhiêu cho vừa đủ. Mực độ vừa đủ không chỉ để giải quyết được vấn đề, mà nó phải tương ứng với nguồn năng lượng dự trữ của ta đang có. Bởi ta còn phải chi tiêu năng lượng cho những vấn đề quan trọng khác nữa. Phần lớn suy nghĩ chỉ đốt cháy năng lượng, khiến ta thêm căng thẳng rồi nhận thức lệch lạc mà không giải quyết được vấn đề gì cả. Cho nên, không suy nghĩ cũng là một trạng thái rất quan trọng giúp tâm quân bình và sâu sắc.

    Triết gia Descartes đã từng phát biểu: "Tôi suy nghĩ, vì thế tôi đang có mặt". Nhiều người cũng đồng thuận với quan điểm này. Họ căn cứ vào dòng suy nghĩ để thấy được sự có mặt của mình. Nghĩa là con người phải luôn suy nghĩ, nếu không suy nghĩ thì đó không còn là một thực tại sống động nữa. Cũng như những người già thường hay kiếm việc gì đó làm để thấy mình đang hiện hữu, để thấy mình không phải là kẻ bất tài vô dụng trong mắt con cháu. Thật ra, họ chỉ cần ngồi đó và mỉm cười vui vẻ với con cháu, hoặc luôn tỏa ra năng lượng bình yên và vững chãi là đủ thấy họ đang có mặt rồi. Đó mới chính là sự có mặt đích thực. Cũng vậy, khi nhìn một đóa hoa, đâu cần suy tư thì ta mới cảm nhận được sự có mặt mầu nhiệm của nó. Đôi khi, chính những dòng duy tưởng mông lung đã kéo ta ra khỏi thực tại và đánh mất thực tại. Có xác mà không có hồn thì đâu thể gọi là sự có mặt.

    Khi nhìn đóa hoa, nếu ta không suy tưởng, không bị tương lai hay quá khứ kéo đi, chỉ thấy rõ đây là một đóa hoa đang nở trong buổi sáng hôm nay thì đó là trạng thái có mặt hoàn toàn - tức định tâm. Định tâm là tâm đang đứng yên trong thực tại, có thể nhận biết rất rõ những gì đang xảy ra trong ta và xung quanh ta. Nếu duy trì khả năng chuyên chú trên một đối tượng nào đó đã chọn luwacj trong thực tại, với một thời gian đủ lâu mà không có bất cứ ý niệm nào kéo đi thì ta sẽ tạo ra được định lực - sức mạnh của sự chuyên chú. Tâm chuyên chú mạnh mẽ có khả năng phát ra năng lượng chiếu sáng lên đối tượng, nên càng nhìn ta sẽ càng nhận rõ được cấu trúc hoạt động hay bản chất thật của nó.

    Đời sống luôn có vô số lực hấp dẫn lôi kéo tâm ta chạy lang thang suốt ngày ở bên ngoài. Đến khi lên bàn ăn, giường ngủ, ta vẫn tiếp tục để tâm mình chìm nổi trong những dự án kế hoạch, hay miên man với những hình ảnh ngọt ngào của quá khứ. Theo thời gian, ta dần đánh mất thói quen nghỉ ngơi hay thói quen để tâm chuyên chú vào một đối tượng. Trái lại, ta cho rằng càng nghĩ ra được nhiều ý tưởng mang lại lợi nhuận thì ta càng tài gỏi. Làm như thể con người sinh ra chỉ để làm việc và kiếm tiền. Thế nên, chậu kiểng trước nhà khô héo đã lâu ta cũng không thấy. Chiếu áo đã sứt nút mà ta cũng không hay. Trong nhà có bao nhiêu người đang có mặt ta cũng không rõ. Ta đứng đây để làm gì hay có hẹn với ai hôm nay ta cũng không nhớ. Thật tệ! Ta cũng hay tự trách mỗi khi phát hiện ra mình bị đãng trí. Nhưng ta cũng tự bào chữa bằng những lý do rất xứng đáng, rồi lại tiếp tục thả tâm rong ruổi, để nó tự do tìm nơi trú ẩn nào mà nó yêu thích.

    Thật tiếc! Nếu ta chú tâm vào ánh nắng thì nắng sẽ ấm hơn. Ta lắng lòng nghe tiếng chim hót thì tiếng chim sẽ trong hơn. Ta hết lòng nưng tách trà uống thì trà sẽ thơm nồng hơn. Sự có mặt đích thực của thân lẫn tâm sẽ giúp cho đối tượng có giá trị hơn và chính ta cũng sẽ được thừa hưởng nhiều hơn. Một sự thật rất sâu sắc nữa là khi tâm an định, chấp nhận có mặt 100% trong giây phút hiện tại, nó sẽ kết nối được vỡi những năng lượng an lành có sẵn trong vũ trụ. Nó làm cho những năng lượng độc hại trong ta lắng dịu và nâng dậy những phẩm chất quý giá trong chiều sâu tâm hồn. Đặc biệt, định lực giúp ta duy trì lâu bền khả năng quan sát những phiền não, từ lúc phát sinh đến khi tan biến. Nghĩa là không có định lực thì ta không thể thấu hiểu phiền não. Không thấu hiểu thì không thể tháo gỡ.

    Nghệ thuật định tâm

    Để rèn luyện cho mình thói quen định tâm, điều kiện trước tiên là ta phải bớt bận rộn. Phải tự cho mình một cơ hội lớn tìm về chính mình. Ta không thể ra lệnh cho tâm mình dừng lại, trong khi ta vẫn còn muốn nắm bắt quá nhiều thứ. Một không gin nhẹ nhàng và tĩnh lặng sẽ giúp ta dễ dàng đêm tâm mình trở về, kết thành một mối với thân. Thân ở đâu thì tâm ở đó. Cũng như khi ta dùng chiếc kính lúp đón nhận những tia nắng song song, chúng sẽ hội tụ thành một điểm. Sau đó ta lấy nhúm rơm khô để phía dưới kính lúp, chùm ánh sáng hội tụ ấy sẽ đốt cháy nhúm rơm khô. Sự tập trung cao độ của tâm ý có khả năng đốt cháy phần nào phiền não, làm cho ta trở nên nhẹ nhàng, trầm tĩnh và sáng suốt hơn.

    Ta cần cố gắng tập luyện sống chậm, nhưng cũng đừng quá chậm một cách mất tự nhiên. Mỗi khi mở vòi nước, đóng cánh cửa, mở ti-vi hay đặt tách trà xuống, ta đêu quan sát kỹ những đối tượng ấy. Đặc biệt, phải ghi nhận rõ những gì xảy ra trong tâm ta suốt tiến trình xảy ra. Hãy cắt mỗi hành động ra thành từng phần nhỏ để thực nghiệm việc định tâm dễ dàng hơn. Thí dụ, khi bưng tách trà lên, ta chia làm 3 giai đoạn để chú tâm: bưng lên, đưa tới và uống. Trong khi uonogs, ta cũng chia làm 3 giai đoạn: vừa uống, đang uống và uống xong. Bất cứ ở noi đâu hay làm việc gì ta cũng nên áp dụng bài thực tập chia nhỏ từng hành động để quan sát, trừ những việc cs tính chất nguy hiểm hay quá khẩn thiết.

    Tập quan sát bước chân mình khi đi trong phòng cũng là cách để rèn khả năng định tâm. Chỉ cần thả lỏng hay tay theo chiều cơ thể và bắt đầu chú ý vào bước chân ta đi trong 3 giai đoạn: nhấc chân lên, đưa tới, đặt chân cuống. Ta cũng có thể chia mỗi động tác như vậy thành 3 lần nhỏ hơn nữa, để sự chú ý của ta càng thêm mạnh mẽ: phần đầu - phần giữa - phần cuối của việc nhấc chân lên, phần đầu - phần giữa - phần cuối của việc đưa chân tới, phần đầu - phần giữa - phần cuối của việc đặt chân xuống. Nên nhớ ta chỉ dùng tâm để cảm nhận mà không nên nhìn xuống bước chân. Bài tập này tuy hơi khô khan, nhưng nếu kiên trì chừng nửa giờ ta sẽ gặt hái kết quả rất bất ngờ. Sự chậm rãi sẽ giúp tâm ta không dễ dàng thay đổi đối tượng, đủ thời gian để nhìn thấy đối tượng và chính ta hơn.

    Hơi thở mầu nhiệm

    Những bậc tu thiền thành công từ nhiều thế hệ luôn xem hơi thở là sự lựa chọn hàng đầu để định tâm. Hởi thở không chỉ là một tiến trình sinh lý mà nó còn là nhịp cầu nối với các tiến trình tâm lý. Nghĩa là thông qua hơi thở, ta có thể biết được những trạng thái biến đổi của tâm mình. Điều thú vị là ta có thể cảm nhận hơi thở một cách trực tiếp mà không cần đến sự can thiệp của tư tưởng hay kinh nghiệm có sẵn. Ta đừng quên hơi thở là một tiến trình tự nhiên. Dù ta không dùng ý chí can thiệp thì hơi thở vẫn vào ra theo nhịp độ riêng của nó. Do vậy khi chọn hơi thở làm đối tượng chú tâm, ta phải tôn trọng tính tự nhiên của nó. Ta chỉ cần nhận biết và hiểu biết nó chứ không ép buộc nó phải như thế này hay thế kia. Thực tế ta cũng hay vấp váp trong khi thở, muốn áp đặt hơi thở theo ý mình. Ta muốn nó dài hơn hoặc ngắn hơn, muốn nó êm dịu hay nhẹ nhàng hơn. Đó là một thái độ sai lầm cần phải tránh. Ranh giới giữa hơi thở tự nhiên và hơi thở có nhồi nặn rất mong manh, ta phải tinh tế lắm mới nhận ra. Nên nhớ ta chỉ đơn thuần quan sát nó, đừng đọc lầm bầm trong tâm băng một câu nào đó để nhắc nhở hay tưởng tượng thêm điều gì khác.

    Muốn quan sát rõ, trước tiên ta phải nhận diện rõ hơi thở của mình như thế nào. Hãy chú tâm vào sự phình xẹp của bụng: hơi thở đi vào bụng sẽ tự động phình lên, hơi thở đi ra bụng sẽ tự động xẹp xuống. Cách thở này thường chỉ phù hợp với một số ít người, nó làm cho ta dễ hồi hộp vì phải rượt đuổi theo nó. Vả lại, cách theo dõi này sẽ không làm cho ta cảm nhận hơi thở một cách trực tiếp. Hầu hết các vị thánh thiền thường chú tâm vào chố phần chóp mũi, ngay vành trong của mũi hoặc ngay phía môi trên. Điều này còn tùy thuộc vào chiếc mũi của mỗi người. Hãy hít và một hơi cho thật dài và sâu, rồi ghi nhận không khí bên ngoài đi vào. Cố gắng cảm nhận xem nó chàm vào phần nào của chiếc mũi rõ ràng nhất. Đó chính là điểm cần ghi nhớ để quan sát hơi thở khi ta để nó thở tự nhiên trở lại hay trong những lần tập sao. Nhờ vậy, tâm ta khỏi chạy lung tung để tìm kiếm hơi thở. Đuổi theo hơi thở sẽ rất mệt mỏi, mà cũng không bao giờ đuổi kịp vì nó cứ trôi mãi.

    Hãy tập quan sát mối liên hệ rất tinh tế giữa hơi thở, ý muốn điều khiển hơi thở và cả thái độ muốn ngưng sự điều khiển. Ban đầu ta sẽ thấy hơi khó chịu. Dần dần ta sẽ cảm nhận được giá trị của hơi thở tự nhiên hoàn toàn khác biệt với hơi thở bị điều khiển. Qua đó, ta học hỏi được rất nhiều về thái độ hay mong muốn và áp đặt của mình. Quan sát hơi thở một cách tinh vi như thế trong thời gian ngắ, ta sẽ không còn muốn điều khiển nó nữa. Thời gian đầu, việc quan sát hơi thở sẽ làm cho ta rất dễ chán nản vì cảm thấy nó thật là vô vị. Nhưng nếu kiên trì và thở đúng cách, từ từ ta sẽ thấy nó rất đa dạng và kỳ diệu vô cùng. Sự thật không có hơi thở nào giống với hơi thở nào cả. Chúng biếng hóa rất tinh xảo. Với tâm hời hợt hay thành kiến mà cho rằng nó cũng chỉ có như vậy thôi thì chắc chắn ta sẽ không thể nào thấy và thấu hiểu được nó. Cho nên, quan sát hơi thở không chỉ là quan sát đường nét mà ta còn quan sát đến cả nội dung của nó. Đó là sự thật mộ bản nhạc hòa tấu giữa những trạng thái hổn hển rồi lắng dịu sâu rồi cạn, gấp gáp rồi nhẹ nhàng.

    Trong quá trình thực tập, nhiều lúc ta có cảm tưởng không nhận ra được hơi thở của mình. Đừng quá lo lắng!. Hãy chú tâm trở lại ngay điểm mà ta đã chọn, ở phần đầu chóp mũi hay sự phồng lên xẹp xuống của bụng, bằng vài hơi thở mạnh tạm thời thì ta sẽ nắm bắt được ngay. Nên nhớ, ta đừng bao giờ tự trách móc bản thân mình trong khi thiền tập. Điều đó chẳng lợi ích gì cả, vì chúng chỉ là kết quả của quá trình sống trong lãng quên của chính ta đó thôi. Chỉ cần tự nhắc nhở thường xuyên là được. Thỉnh thoảng trong tâm ta sẽ hiện lên hình ảnh, âm thạnh, nhận xét, lo lắng, tiếc nuối, buồn tủi, hoang mang... Khi đó, ta có thể tạm thời rời hơi thở để chú tâm lên những đối tượng mới ấy. Trong trường hợp thấy mình không còn chút định lực nào, thì hãy tạm thời "ngó lơ" những biến động bất chợt xung quanh mà dành hết ưu tiên cho việc định tâm trên hơi thở. Còn nếu ta đã sẵn sàng quan sát thì chỉ nên quan sát từng hiện tượng tâm lý một, chứ đùng gom hết chúng lại.

    Khi những đối tượng ấy phai mờ, ta lại đem tâm trở về với hơi thở. Hơi thở bấy giờ là đối tượng chính. Nó là điểm tựa an toàn nhất của ta sau mỗi chuyến đi thăm những lĩnh vực khác, dù đó là những phản ứng xảy ra trên thân hay trên tâm. Ta đừng nóng vội trong khi thực hành, đừng quá mong muốn giải quyết những phiền não. Nhờ chút định lực tích góp từ hơi thở, mỗi chuyến quan sát những biếng động mạnh như thế sẽ cho ta thêm một kinh nghiệm mới về bản chất vô thường và vô ngã của mọi sự vật và hiện tượng. Quan sát bằng tâm không mong cầu hay chống đôi, thuần túy bằng thái độ tìm hiểu và khám phá, sẽ cho ta nhiều cái thấy rất tuyệt vời về chính mình và cuộc sống. Trước giờ, với cái tâm đầy xáo động và đặc sệt phiền não đã khiến ta không tài nào biết được những thứ ấy.

    Một điều cần lưu ý là những lúc ta kinh nghiệm được hơi thở của mình một cách sâu sắc, bất chợt ta sẽ nghe trong tâm hình như có rất nhiều tiếng gòa thét hay những mớ âm thanh hỗn loạn. Hoặc ta thấy mình chới với như chiếc xe đang lao đầu xuống vực thẳm mà ta không thể điều khiển. Không có gì lạ cả. Thật ra, lúc nào trong tâm ta cũng hỗn loạn, cũng đầy dẫy những cuộc xung đột hay những khoảng trống chơi vơi như thế. Chỉ vì ta chưa bao giờ nhìn kỹ vào đó thôi. Hãy cứ duy trì bài thực tập của mình, mỉm cười quan sát những âm thanh lạ lùng ấy như sự trở lại của phiền não. Rồi ta sẽ vượt qua.

    Xung quanh ta còn biết bao người vẫn đang sống bằng sự may rủi của hoàn cảnh, vẫn không biết cái gì đang tàn phá bên trong. Nhìn họ có vẻ như không có vấn đề, nhưng thực chất là họ đang bị trói buộc và điều khiển. Còn ta, tuy phải đối diện với những phiền toái bên trong, nhưng ta đang trên con đường tháo gỡ chúng. Hãy biết chăm sóc bản thân ngay từ bây giờm đừng đọi đến khi phiền não bùng vỡ và gây ra bao tổn thất nặng nề rồi ta mới loay hoay tìm kiếm giải pháp thì đã muộn. Đến khi khát nước mới chịu đào giếng thì phải chịu chết khát thôi. Điều cần lưu ý nữa là chính thái độ thực tập đúng đắn mới quyết định nên sự thành công chứ không phải do sự nhiệt tình quá mức. Tham vọng trong thiền tập cũng như trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều là áp lục dẫn tới sai lầm.

    Như vậy, chỉ khi nào tâm ta yên định thì ta mới có thể quan sát lâu bền và thấu đáo mọi cấu trúc phiền não. Từ đó ta mới biết mình nên làm gì và không nên làm gì để chuyển hóa chúng. Và chỉ đến khi nào năng lực chú tâm và năng lực quan sát đã trở nên thuần thục thì hạt mầm trí tuệ mói bắt đầu hé nở. Khi ấy ta mới nhìn thấy rõ thân phận mình và cuộc đời đúng như bản chất chân thật xưa nay của nó. Ta sẽ không còn khổ đau nữa.

    Bao năm còn trôi nổi

    Không bến đỗ bình yên

    Thuyền về neo chốn cũ

    Thấy đất trời an nhiên.

    Hu_Nguyen, chilee, HoaTuBi2 người khác thích bài này.
    Binh Yen đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này