1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

HJS-giá 5x là quá thấp so với thực tế!!!!phải ăn 100% mới đúng--cổ tức 24%--chia tách 1:1,26

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi fima, 21/07/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6797 người đang online, trong đó có 823 thành viên. 16:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 44656 lượt đọc và 1348 bài trả lời
  1. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    569
    Khẩn thiết đề nghị tăng giá điện thêm 50%
    Nếu không tăng giá điện thì các công trình điện trong Qui hoạch 6, Qui hoạch 7 sắp tới sẽ khó thành công. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã kiến nghị tới Thủ tướng cần tăng giá điện từ 5 cent/kWh hiện hành lên mức 8cent/kWh và xoá bỏ giá điện bậc thang.
    Đề nghị áp dụng mức giá 8cent/kWh vào năm 2011
    Theo bản kiến nghị này, Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) đã đề xuất hai loại giá điện. Thứ nhất là, giá điện có hỗ trợ của Nhà nước (50kWh đầu tiên). Nhà nước thiết lập một mức giá bán hợp lý (thấp hơn giá thị trường để bán cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, cán bộ hưu trí, cán bộ công nhân viên hưởng lương không có thu nhập khác và học sinh, sinh viên…
    Thứ hai là giá điện theo thị trường. Các hộ sử dụng điện có mức sống trung bình trở lên áp dụng giá bán điện theo thị trường (mức giá 7-8 cent/kWh).
    Song hành với cơ chế giá điện này, Hiệp hội năng lượng cho rằng, cần thành lập 1 tổng công ty quản lý giá điện cho hộ nghèo và giá điện phục vụ công ích xã hội và trực thuộc EVN.
    VEA cho rằng, sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn, bảng giá điện bậc thang đã bộc lộ những bất cập, bởi 50 kWh đầu tiên không chỉ người nghèo, các hộ chính sách được hưởng mà cả người có thu nhập cao, kể cả người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cũng hưởng lợi từ cơ chế giá này, gây lãng phí trong sử dụng điện.
    Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đặt ra, kể từ năm 2011, Chính phủ cần phải tăng giá điện ở mức 8 cent /kWh mặc dù, mức giá này vẫn thấp hơn giá điện trong khu vực, với cơ cấu giá nhiên liệu đầu vào ở mức 100 USD/tấn than như hiện nay).
    Đồng thời, Chính phủ cần điều chỉnh giá khí bán cho điện theo biến động của giá dầu; giá than bán cho điện, cũng như các hộ xi măng, giấy, phân bón… ở mức thấp hơn giá xuất khẩu (tối đa là 10%) trong năm 2011.
    Đây là giải pháp duy nhất để khắc phục lâu dài tình trạng thiếu vốn cho ngành năng lượng. Theo VEA, các tập đoàn năng lượng Việt Nam hiện nay đều đang phải bán các sản phẩm của mình chưa theo đúng cơ chế thị trường.
    Tăng giá để gỡ khó cho bài toán vốn
    Các Tập đoàn này cho rằng, trong nhiều năm qua Việt Nam duy trì giá điện quá thấp (dưới 5 cent/kWh) và không theo đúng quy luật thị trường, nên không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành điện.
    Còn các tập đoàn kinh tế trong nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn than- Khoáng sản (TKV), Tổng công ty Sông Đà kinh doanh điện năng với tỷ suất lợi nhuận quá thấp không đủ cân bằng tài chính cho tái đầu tư, kể cả việc vay vốn cũng rất khó khăn.
    Theo VEA phân tích, giá bán điện thấp, nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy điện của EVN, tỷ suất lợi nhuận quá thấp giao động từ 2 - 3%/năm.
    Trong 6 tháng đầu năm 2010, điện sản xuất của EVN là 27,59 tỷ kWh (chiếm tỷ trọng 60%), mua các nguồn ngoài (kể cả nhập khẩu từ Trung Quốc) là 18,36 tỷ kWh (chiếm tỷ trọng 40%), với giá từ 990,1- 1.158,4 VNĐ/kWh.
    Sau khi cộng thêm chi phí truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2010 là 315,7 VNĐ/kWh, so với giá bán lẻ điện bình quân năm 2010 là 1.058 VNĐ/kWh, thì trong 6 tháng đầu năm 2010 EVN đã lỗ trên 3.000 tỷ đồng.
    Đối với các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn tỷ giá ngoại tệ tăng cao.
    Ví dụ, khi Sông Đà ký hợp đồng mua bán điện với EVN với giá 3,9 cent/kWh, tỷ giá bình quân là 16.710 VNĐ/USD, nhưng đến nay tỷ giá khoảng 19.100 VNĐ/USD, thì giá điện chỉ tương đương 3,3 cent/kWh. Theo đó, 1 kWh đã mất đi 0,6 cent/kWh (tương đương 114,6 VNĐ).
    Bên cạnh đó là chênh lệch thuế tài nguyên, trên cơ sở giá bán điện theo hợp đồng đã ký với EVN và giá điện theo các quyết định của Bộ Tài chính, chênh lệch tới 8,12 VNĐ/kWh. Cộng các chi phí bảo dưỡng, tiền lương…,1 kWh bán cho EVN, Tập đoàn Sông Đà mất đi khoảng 1,1 cent, vì giá điện thực tế chỉ còn 2,2 cent/kWh.
    VEA cảnh báo, nếu chúng ta không điều chỉnh giá điện hợp lý, thì các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VI, và Quy hoạch điện VII đang lập cũng khó có thể thành công.
    Bởi thực tế lợi nhuận có được hàng năm của EVN không đáp ứng được 1/3 nhu cầu đầu tư vào các dự án.
    Với các tập đoàn như PVN, TKV, Sông Đà… có các dự án nguồn điện sẽ đưa vào vận hành kể từ sau năm 2012 sẽ không biết lấy từ nguồn nào để bù lỗ, bởi các dự án nguồn điện này đang đầu tư với suất đầu tư 1.350~1.450 USD/kW, trong đó có nhiều dự án sử dụng nguồn than nhập khẩu từ nước ngoài với giá rất cao.
    Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, nguồn vốn vay từ quốc tế cho đầu tư phát triển năng lượng như một sự lựa chọn bắt buộc, nhưng nếu giá điện ở mức 5 cent/kWh sẽ khó thu hút các nhà đầu tư, bởi mức giá có lãi phải từ 7-8 USc/kWh.
    Giá điện thấp còn là rào cản không kích thích đầu tư vào ngành điện. Trong hơn một thập kỷ qua (từ năm 1997 đến nay) nước ta không có thêm một dự án BOT nước ngoài nào đầu tư.
    Theo Quy hoạch điện VI có 11 dự án đầu tư theo hình thức này, nhưng chủ đầu tư chào giá rất cao so với giá bán lẻ điện hiện hành (5,7-5,8 cent/kWh), nên việc đàm phán mua điện gặp rất nhiều khó khăn.
    Kết quả là đến nay chúng ta mới thoả thuận về nguyên tắc hợp đồng mua điện ở 2 dự án BOT là Mông Dương 2 và Hải Dương. Hai dự án này sẽ đưa vào vận hành giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh.
    Ngoài kiến nghị về giá điện, VEA còn đề nghị Chính phủ tăng giá than cho điện, giá khí theo đúng thị trường, cũng nhằm gỡ khó bài toán vốn cho TKV và PVN.
    Phạm Huyền
    Vnexpress
    Mua ngay HJS . cổ phiếu điện , BDS
  2. suangoncuabe

    suangoncuabe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2009
    Đã được thích:
    0
    nếu mà tăng giá điện thêm 50% thì HJS tăng thế nào đây chỉ cần 2 nhà máy điện bây giò đủ chia ctức 15% năm giò lại tăng gia điện thêm 50% nữa + 3 khu đất vàng dự án BDS của HJS . và mùa này là mùa của thuỷ điện . thêm LN quý 2 + tin chia ctức chốt tăng vốn nữa . nắm tin tốt quá mai HJS khét lẹt từ đầu phiên
  3. trumcophieuvn

    trumcophieuvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán có thể bứt phá trong quý IV’ Nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng trường chứng khoán có thể khởi sắc trong những tháng cuối năm khi Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp từ đà phục hồi của kinh tế châu Á.
    [​IMG]
    Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương. Ảnh: N.M. Bất chấp những diễn biến ảm đạm của kinh tế thế giới cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày qua, hầu hết các chuyên gia quốc tế có mặt tại hội thảo "Tình hình kinh tế thế giới và các tác động đến Việt Nam", diễn ra chiều 10/8, đều giữ quan điểm lạc quan đối với đà phục hồi của thị trường trong trung và dài hạn.
    Theo ông Hiroki Shimazu, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Đầu tư Nikko Cordial, thời kỳ “đen tối” nhất của kinh tế thế giới gần như đã qua. Mặc dù còn nhiều lo ngại, đặc biệt là hiện tượng “giảm tốc” của kinh tế Mỹ và chiến lược hiện thực hóa lợi nhuận của giới đầu tư, nhưng sự hồi phục ở phạm vi toàn cầu đang được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và tài khóa thông thoáng hơn.
    Trong quá trình phục hồi đó, vai trò của kinh tế châu Á được phần lớn các chuyên gia thừa nhận và đề cao. Theo ông Seiji Kawazoe, chuyên gia kinh tế Ngân hàng Sumitomo, chính sức tiêu dùng đến từ tầng lớp trung lưu đang ngày một phát triển, doanh thu xuất khẩu tăng và vị thế ngày một lớn của các nền kinh tế là những động lực chủ yếu giúp kinh tế châu Á phục hồi nhanh trong giai đoạn hiện nay.
    Được đánh giá cao trong một khu vực năng động như vậy, theo các chuyên gia Nhật, Việt Nam đương nhiên có rất nhiều cơ hội và lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn ODA, FDI và các luồng đầu tư vào thị trường chứng khoán.
    Theo ông Prasenjit K.Basu, kinh tế trưởng của Ngân hàng Đầu tư Daiwa, dòng vốn ngoại đã và đang đóng vai trò quan trọng với thị trường chứng khoán. Với tốc độ tăng trưởng GDP trong dài hạn đạt trung bình 7-8% một năm cũng như sự phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài trong giai đoạn sắp tới.
    Giữ quan điểm có phần thận trọng hơn các chuyên gia quốc tế về đà phục hồi của kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm nay, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng để phát triển bền vững, thu hút thêm vốn đầu tư, kinh tế Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
    Theo chuyên gia này, một trong những vấn đề lớn của nền kinh tế hiện nay là tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước. Câu chuyện Fitch hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam mới đây, được ông Thành lý giải phần lớn là do thông điệp chính sách mà cơ quan quản lý đưa ra chưa thực sự rõ ràng. Đây là vấn đề cần sớm được thay đổi.
    Về thị trường chứng khoán, giống như hầu hết các chuyên gia nước ngoài khác, ông Võ Trí Thành cho rằng triển vọng trong trung dài hạn của Vn-Index là tương đối khả quan. Tuy nhiên, nhà đầu tư trong nước thường có phản ứng thái quá và biên độ dao động của thị trường thường lớn hơn so với chứng khoán thế giới khi chịu cùng một tác động.
    Theo ông Thành, trong khoảng 2 tháng cuối năm 2010, khi các thông điệp chính sách trở nên rõ ràng, đà phục hồi kinh tế thế giới trở nên rõ ràng hơn, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chờ đón một cú bứt phá “tương đối ngoạn mục”.
    Nhật Minh
  4. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.825
    Quá nhiều Cổ đông HJS ủng hộ tranquýt lái tàu để đưa HJS về đúng giá trị mà nó vốn có Đầu 3

    hjs về đầu 3 thì cả nhà đều vui .

    cơ cấu 100% sang HJS
  5. rucuacn

    rucuacn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2008
    Đã được thích:
    1.232
    Bạn nhầm , SD9 vừa bàn giao thêm cho HJS nhà máy thuỷ điện Nậm an nữa - nghĩa là 3 nhà máy TD, ăn lồi mồm rồi
  6. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.825
    Bác Đích thực là nhà đầu tư giá trị [r2)][r2)][r2)]
  7. trumcophieuvn

    trumcophieuvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Giá điện tăng, Bất động sản hot, HJS sau chốt chỉ 12!
    Mai em đua lệnh ngay!
  8. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.090
    Hôm nay lẽ ra hjs chất dư trần nhưng thôi.
  9. mrstock88

    mrstock88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Còn tiền ko để chất dư trần, hihì. HJS đầu tư giá trị bằng giờ sang năm nhìn lại tài khoản nhân 4
  10. stockstrading

    stockstrading Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    0
    anh em chọn hjs là quá chuẩn. chúc mừng tất cả các ace đang giữ HJS. hàng hiếm đó. trôi nổi có trên 1 triệu thôi. lợi nhuận cực tốt đó. thanh khoản cũng khá.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này