HNM định vị giá ngang nước khoáng vĩnh hảo 85k/cp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi newbieckvn, 14/07/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3779 người đang online, trong đó có 416 thành viên. 08:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 38734 lượt đọc và 1125 bài trả lời
  1. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    hnm đừng nghĩ đến kqkd
    chủ mới thì lãi mỗi năm mấy trăm tỷ ngay:drm4
  2. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.298
    ghe vậy, thế thì 8x thật ah. hihi
  3. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.298
    Mai nhổ neo, vượt mặt Vnm luôn cho nó oách.kkkkk
  4. ckgialai

    ckgialai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2008
    Đã được thích:
    218
  5. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.298
    Kkk 15 k là mừng như bắt được vàng rồi cụ ơi.
  6. ckgialai

    ckgialai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2008
    Đã được thích:
    218
    Chân thật thế.>:D:D<
  7. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.298
    Thời buổi loạn lạc kiếm 1.2 line đã khó huống chi 1.2k. Hihi
  8. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    Abbott bắt tay Fonterra xây trại bò sữa tại Trung Quốc
    [​IMG]
    Abbott dự định “tấn công” thị trường sữa Trung Quốc bằng liên doanh trị giá 300 triệu USD với Fonterra Cooperation Group, hãng sản xuất sữa lớn nhất thế giới.
    Trong thông báo ra ngày 10/7, Abbott cho biết, 2 hãng sẽ thành lập một liên doanh, sẽ cần phê chuẩn của chính quyền Trung Quốc, để vận hành 5 trang trại bò sữa với hơn 16.000 con bò sữa.Trang trại nuôi bò sữa đầu tiên sẽ được khai trương vào năm 2017. Liên doanh dự định sản xuất 160 triệu lít sữa mỗi năm.

    [​IMG]
    Liên doanh Abbott Fonterra sẽ đầu tư 300 triệu USD vào 5 trang trại với hơn 16.000 bò sữa.
    Hãng Fonterra hiện đang điều hành 2 trung tâm bò sữa tại tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây, Trung Quốc. Liên doanh giữa Abbott và Fonterra sẽ nhập khẩu bò sữa hoặc mua từ các trang trại hiện có của Fontarra tại Trung Quốc. Đến nay, Abbott, nhà sản xuất đồ uống dinh dưỡng lớn nhất trên thế giới và đi đầu trong sản phẩm sữa công thức cho trẻ em, đã chi hơn 400 triệu USD cho các hoạt động tại Trung Quốc.

    Giám đốc điều hành Abbott Miles White cho biết “Đây là một bước đi quan trọng trong cam kết của chúng tôi với người tiêu dùng Trung Quốc. Chúng tôi (Abbott) cam kết sử dụng khoa học của chúng tôi, sản phẩm chất lượng và nỗ lực giáo dục để nâng cao sức khỏe người dân Trung Quốc và toàn thế giới”.

    Động thái của Abbott và Fonterra được đưa ra khi nhiều công ty thực phẩm và dinh dưỡng khác cũng đang tăng đầu tư vào Trung Quốc và thị trường sữa công thức trị giá 16 tỷ USD này. Danone (BN), nhà sản xuất sữa chua Activia trụ sở tại Paris, đầu năm nay đã đầu tư 663 triệu USD để tăng gấp đôi số cổ phần của công ty lên 10% tại Công ty Sữa China Mengniu Dairy Co., nhà sản xuất sữa lớn nhất Trung Quốc.

    Đây là một động thái tốt đối với Abbott, trụ sở tại Illinois, Larry Biegelsen, nhà phân tích tại Wells Fargo ở New York cho biết.

    “Liên doanh này sẽ tạo điều kiện cho Abbott tiếp cận nguồn sữa chất lượng cao phục vụ hoạt động thương mại sữa công thức, điều này rất quan trọng xét đến môi trường quản lý luôn thay đổi của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã phát tín hiệu về dự định phát triển ngành sữa nội địa. Có thể rằng một ngày nào đó, chính phủ Trung Quốc sẽ yêu cầu sữa công thức phải được sản xuất bằng nguồn sữa trong nước”, Larry Biegelsen cho biết.

    Cả Fonterra và Abbott đều đã có “sự cố” tại Trung Quốc. Fonterra, trụ sở tại Auckland, hồi tháng 8 năm ngoái cho biết đã phát hiện ra vi khuẩn có thể gây ngộ độc trong protein sữa whey cô đặc mà hãng sản xuất. Abbott đã phải triệu hồi bột sữa vì nghi nhiễm độc tiềm ẩn. Sản phẩm và các thành phần nêu trên sau đó đều được chứng nhận là an toàn.

    Bột sữa nhiễm melamine đã gây ra vụ bê bối trên toàn Trung Quốc năm 2008, gây ra sự sụp đổ của Tập đoàn Sanlu Group, đối tác của Fonterra. 20 công ty kể cả Sanlu đã bán sữa công thức sản xuất từ sữa bị nhiễm melamine, khiến 6 trẻ em tử vong.

    Abbott và Fonterra công nhận cần phải có sản phẩm sữa chất lượng cao sản xuất tại Trung Quốc. Nhu cầu sữa và sản phẩm sữa liên tục tăng trong thập niên qua và cần có sản phẩm an toàn để thúc đẩy ngành sữa trong nước, Abbott cho biết.

    Nguồn Theo DVO/Bloomber
  9. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    đại gia nhảy vào nông nghiệp vì ngành sữa còn tiềm năng quá lớn
    đếm trên đầu ngón tay DN nào tiềm năng thương hiệu như HNM và chỉ duy nhất HNM trên sàn giá rẻ có thể thôn tính
    CÔNG TY
    Thứ hai | 16/06/2014 06:52
    Tham vọng của Nutifood
    Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chính thức hợp tác với Nutifood và Vissan để phát triển đàn bò lên gần 300.000 con.
    Đầu tuần qua, HAGL đã hoàn tất ký kết hợp tác đầu tư với Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan). Đây là lần đầu tiên 3 doanh nghiệp Việt Nam cùng hợp tác đầu tư vào một dự án nông nghiệp quy mô hơn chục ngàn tỉ đồng.

    Theo đó, HAGL sẽ đảm nhiệm khâu chăn nuôi, 2 đối tác Nutifood và Vissan sẽ cam kết thu gom thịt - sữa cung ứng ra thị trường. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL, kỳ vọng sẽ phát triển đàn bò 236.000 con (gồm cả giống lấy sữa và giống cho thịt) và có thể tăng lên đến 300.000 con nếu điều kiện thuận lợi.

    Vissan từ lâu đã là một trong những doanh nghiệp đầu ngành ở lĩnh vực chế biến thực phẩm tươi sống, nên việc công ty này hợp tác và bao tiêu thịt bò của HAGL là không quá bất ngờ. Tuy vậy, cái bắt tay giữa Nutifood và HAGL thực sự rất đáng chú ý.

    Nutifood bắt tay với HAGL

    Cuối năm ngoái, khi trả lời câu hỏi của NCĐT rằng liệu Nutifood có thể làm gì để thay đổi cục diện ngành sữa Việt Nam hay không, tân Chủ tịch Trần Thanh Hải của Nutifood đã cho rằng: “Nutifood đã để vuột mất cơ hội. Với sức mạnh của Vinamilk, TH True Milk hay FrieslandCampina hiện tại, chúng tôi chắc chắn không thể theo kịp”.

    Thế nhưng trong buổi trao đổi riêng với Nhịp cầu Đầu tư ngay sau khi ký kết với HAGL, ông Hải rất hồ hởi khi nói về những bước phát triển tiếp theo của Nutifood. “Cơ hội là quá lớn và chúng tôi không thể không đón nhận”, đại diện Nutifood khẳng định.

    Cơ hội mà ông Hải nói đến chính là việc Nutifood được HAGL chọn làm đơn vị bao tiêu toàn bộ lượng sữa từ dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt do tập đoàn này làm chủ đầu tư với số vốn 6.300 tỉ đồng. Dự kiến tổng đàn là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa và 116.000 con bò thịt.

    Để dễ so sánh, Vinamilk tuy là doanh nghiệp đầu tàu ngành sữa Việt Nam nhưng hiện chỉ có trong tay 8.818 con bò và có kế hoạch tăng lên 25.500 con trong vài năm tới. Còn TH True Milk dù là tay chơi mới đáng chú ý nhưng cũng mới có đàn bò 35.000 con và dự định nâng lên 100.000 con. Để phát triển đàn bò có số lượng như công bố, HAGL cho biết sẽ sử dụng diện tích đất ban đầu khoảng 4.000 ha, trong đó 3.400 ha trồng cỏ và 600 ha để xây dựng hạ tầng phục vụ chăn nuôi.

    Tuy nhiên, nuôi bò sữa để kinh doanh là chuyện không hề đơn giản. Mới đây khi nói về lĩnh vực nuôi bò, Tổng Giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên cho rằng đây là một lĩnh vực nhiều rủi ro và không phải ai làm cũng thành công. Theo bà Liên, chăn nuôi bò đòi hỏi vốn lớn và lâu dài, còn nếu dùng vốn vay để nuôi sẽ rất nguy hiểm vì khả năng hoàn vốn lâu mà lãi thì biến động thất thường.

    Rõ ràng, ngay cả với những doanh nghiệp lớn như Vinamilk mà nuôi bò kinh doanh còn lỗ thì việc Nutifood nhảy vào nuôi bò sữa chắc chắn sẽ không dễ thành công. Thế nhưng, khi Nutifood bắt tay với HAGL, đó lại là một câu chuyện khác.

    “Nếu chúng tôi nuôi bò thì chắc chắn sẽ không một nơi nào trên thế giới này bằng”, Chủ tịch HAGL tự tin tuyên bố.

    Theo bầu Đức, trong chăn nuôi bò thì thức ăn chiếm tỉ trọng rất lớn trên giá thành, trong khi HAGL đang nắm trong tay lợi thế này từ nguồn phụ phẩm trồng trọt, sản xuất mía đường, bắp, cọ dầu... Bên cạnh đó, với diện tích trồng cỏ lên đến 3.400 ha, thuận lợi nguồn nước và áp dụng công nghệ chăn nuôi của Israel, quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại, đại diện HAGL cho rằng dự án này hoàn toàn có thể đạt hiệu quả như mong đợi.

    Bắt tay với HAGL, Nutifood sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tươi 100% với công nghệ và thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Đức, Thụy Điển. Tổng vốn đầu tư của dự án này là 5.000 tỉ đồng và chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu 2014-2015, Nutifood sẽ xây dựng nhà máy với vốn đầu tư gần 3.500 tỉ đồng, công suất 290 triệu lít sữa tươi/năm. Giai đoạn 2 sẽ được đầu tư trong những năm kế tiếp với số vốn 1.500 tỉ đồng nhằm nâng công suất nhà máy sữa lên 500 triệu lít sữa tươi/năm.

    “Tháng 9 tới Nutifood sẽ khởi công xây dựng nhà máy sữa tại Khu Công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai. Nhà máy nằm trong khuôn viên 7 ha và cách trang trại bò sữa của HAGL khoảng 40 km. Dự kiến giữa năm 2016 nhà máy này sẽ cho ra lô sữa tươi đầu tiên”, ông Hải, Chủ tịch Nutifood, cho biết.

    Tham vọng vủa Nutifood

    Trước thời điểm bắt tay với HAGL, thị phần của Nutifood trong ngành sữa nước vẫn khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Tiến sĩ Tống Xuân Chinh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) công bố vào năm 2013 về thị trường sữa nước, Vinamilk là đơn vị dẫn đầu với 40-50% thị phần. Kế đó là Dutch Lady, Sữa Mộc Châu, IDP và Hanoimilk. Nutifood chỉ nằm trong số các công ty sữa còn lại với tổng thị phần khoảng 15%.

    Tuy nhiên, với quy mô của dự án mà Nutifood đang kết hợp với HAGL thực hiện, chắc chắn công ty thực phẩm này sẽ trở thành một thế lực mới ở thị trường sữa tươi Việt Nam. Xa hơn, Nutifood còn có khả năng tác động không nhỏ đến cả thị trường sữa bột, bởi một khi sữa tươi không sản xuất hết thì có thể chế biến thành sữa bột.

    Hãy nhìn vào những con số. Số lượng bò sữa của HAGL khi đạt đến mức tối đa theo kế hoạch ban đầu là 120.000 con đã tương đương với 70% của tổng đàn bò sữa Việt Nam năm 2013, 170.000 con. Khi đó, kết hợp cùng với công suất nhà máy Nutifood đạt đỉnh 500 triệu lít/năm, thị phần của công ty này ở thị trường sữa nước và sữa bột chắc chắn sẽ thay đổi rất lớn.

    “HAGL làm cái gì thì cái ấy phải ở vị trí số một. Và nếu HAGL số một về bò sữa thì Nutifood cũng sẽ là số một về sản xuất sữa”, bầu Đức khẳng định.

    Dù vẫn có người cho rằng bầu Đức hay nói quá, nhưng có một sự thật rằng ông Chủ tịch HAGL thường thực hiện được những lời tuyên bố của mình. Gần đây nhất, với chiến lược đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao, HAGL đã cho ra đời những sản phẩm như cao su, mía đường có giá thành chỉ bằng một nửa so với giá trong nước.

    “Nếu giá thành sữa trong nước hiện nay là 13.000 đồng/lít thì sữa của HAGL sẽ là 6.000-7.000 đồng/lít. Với Nutifood, nếu chúng tôi không hỗ trợ họ được về thị trường thì cũng sẽ hỗ trợ họ về giá”, đại diện HAGL cho biết.

    Những tuyên bố lần này của bầu Đức về mối lương duyên với Nutifood sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất Nutifood đang đối mặt không phải là số lượng đàn bò hay công suất sản xuất, mà chính là khả năng hấp thụ của thị trường.

    Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, mức tiêu thụ sữa dạng nước tính theo đầu người tại Việt Nam tuy có tăng nhanh qua từng giai đoạn, nhưng hiện vẫn còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Cụ thể, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở nước ta đã tăng từ 0,5 lít/năm vào năm 1990 lên 15 lít năm 2013. Nhưng nếu so với các quốc gia lân cận thì vẫn còn quá khiêm tốn. Ví dụ, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Trung Quốc hiện là 25 lít/năm, Thái Lan 35 lít/năm, Singapore 40 lít/năm và Ấn Độ 45 lít/năm.

    Lường trước vấn đề này, Nutifood cũng đã lên kế hoạch xuất khẩu sữa nước thành phẩm trong trường hợp nhu cầu của thị trường chưa bắt kịp tốc độ sản xuất.

    “Không phải ngẫu nhiên Nutifood chọn đặt nhà máy ở tỉnh Gia Lai. Đây là khu vực ngã 3 của Đông Dương, rất thuận lợi để Nutifood đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào và Campuchia trong kế hoạch phát triển”, Chủ tịch Trần Thanh Hải của Nutifood cho hay.

    Dù vậy, theo đại diện Nutifood, xuất khẩu vẫn chỉ là chiến lược dài hơi thể hiện tầm nhìn xa của Công ty. Trước mắt, thị trường trong nước vẫn là mục tiêu chủ đạo của Nutifood. Xét riêng thị trường sữa nước, hiện các công ty sữa tại Việt Nam chỉ mới đáp ứng được chưa đầy 30% nhu cầu. Phần còn lại phải nhập khẩu sữa bột để hoàn nguyên lại thành sữa nước.

    “Một mình TH không thể làm ra sữa tươi đáp ứng nhu cầu cho tất cả người dân Việt Nam. Vì thế, TH rất mong sự cạnh tranh lành mạnh để có lợi cho người tiêu dùng”, bà Thái Hương, Chủ tịch TH True Milk phát biểu trong một hội nghị diễn ra 2 năm trước. Và giờ đây mong đợi của bà đã trở thành hiện thực.

    Bất ngờ trở thành một đối thủ mới đáng gờm trong ngành sữa, nhưng Nutifood không phải là cái tên quá xa lạ. Trước khi hụt chân vào cuối những năm 2000, công ty này từng có giai đoạn tăng trưởng rất nhanh và lọt vào danh sách 4 nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen.

    Từ khi về làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nutifood, ông Trần Thanh Hải đã cùng với vợ là bà Trần Thị Lệ, Tổng Giám đốc Nutifood, tái cấu trúc để Công ty quay lại quỹ đạo tăng trưởng.

    Năm ngoái, doanh thu của Nutifood đạt 2.574 tỉ đồng, tăng gần 100% so với năm 2012. Theo kế hoạch, Công ty đặt mục tiêu đạt 4.500 tỉ đồng doanh thu trong năm nay. Ông Hải cũng được xem là người đưa ra những quyết định quan trọng giúp thương hiệu Nutifood được biết đến nhiều hơn. Một trong số đó chính là việc tài trợ 20 tỉ đồng cho Học viện Bóng đá HAGL và cùng bầu Đức đứng ra tổ chức giải Bóng đá Tứ Hùng (Nutifood Cup).

    Chính từ những quyết định này, ông Hải đã tạo được một mối nhân duyên với bầu Đức để rồi từ đó mang đến một cơ hội vô cùng lớn cho Nutifood. “Kinh nghiệm lâu năm trong ngành sữa của Nutifood kết hợp với thế mạnh sẵn có của HAGL sẽ đảm bảo khả năng thành công cho dự án này. Chúng tôi tự tin trước viễn cảnh hợp tác của đôi bên”, đại diện Nutifood kết luận.
  10. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    CÔNG TY
    Thứ hai | 16/06/2014 06:21
    “Thực đơn” tăng trưởng của Kinh Đô
    [​IMG]
    Sau 20 năm phát triển Kinh Đô đang đối mặt với tăng trưởng doanh thu chậm lại. Họ sẽ phải vượt qua thách thức này như thế nào?
    Rất nhiều đồn đoán trước đại hội cổ đông năm nay của Kinh Đô, từ việc họ sẽ nuốt chửng công ty nội địa nào đó trong ngành tiêu dùng, lấn sân sản xuất sữa, mì gói, đến chuyện hợp tác với đại gia nước ngoài. Thực hư ra sao? Và điều này có ý nghĩa thế nào đối với “chú voi” vừa bước qua tuổi 20?



    Huyệt tắc



    Cũng như Masan Consumer hay Vinamilk, các nhà lãnh đạo Công ty Kinh Đô hơn ai hết hiểu rất rõ thách thức của tăng trưởng lúc này. “Bài ngửa” tăng trưởng của Masan trong thời gian qua là mua lại các công ty giữ thị phần top 3 ngành hàng tiêu dùng để gia tăng quy mô, thực hiện tham vọng dẫn đầu. Trong khi đó, Vinamilk chỉ tập trung phát triển từ chính nội lực, lấy doanh thu làm trọng điểm, hy sinh lợi nhuận.



    [​IMG]
    Doanh thu Kinh Đô từ năm 2007 đến nay.
    M&A, hay mô hình tăng trưởng doanh thu đều đã được anh em Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên của Kinh Đô triển khai từ rất sớm, khởi đầu bằng việc mua lại nhà máy kem Wall’s của Unilever, sau đó đến hàng loạt thương vụ sở hữu công ty trong nước như nắm trên 30% cổ phiếu Tribeco, Nutifood, Vinabico, cũng như liên kết quốc tế với Uni-President (Đài Loan) và Glico (Nhật). Một số thương vụ thành công (như Wall’s, Vinabico) nhưng cũng có vài thương vụ mang lại kết quả không vui cho Kinh Đô (như Tribeco, Nutifood), do những trắc trở về thỏa hiệp chiến lược. Và cuối cùng, người ta vẫn chỉ nhớ về Kinh Đô như một anh chàng khổng lồ kinh doanh bánh kẹo trong suốt 20 năm qua.


    Câu chuyện tăng trưởng đều được phản ánh qua các con số. Sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2005, vua bánh kẹo thể hiện rõ nét 2 giai đoạn tăng trưởng. Giai đoạn 2005-2009, con số doanh thu tăng dưới 1.500 tỉ đồng (lợi nhuận dưới 250 tỉ đồng). Đến năm 2010, có lẽ xuất phát từ việc sáp nhập các công ty Kinh Đô con (Kinh Đô Miền Bắc, Kem Kido’s), doanh thu đã tăng mạnh, xác lập ở mức mới trên 3.000 tỉ đồng (lợi nhuận trên 400 tỉ đồng).

    Chính sự tăng trưởng gấp đôi ở giai đoạn 2010-2013 so với 5 năm trước đó đã giúp 2 anh em Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên tạo niềm tin với cổ đông, cũng như nhân viên trong tập đoàn. Nhưng đâu đó trong niềm vui chiến thắng này là mối lo toan lớn của 2 ông về sự tăng tốc của “chú voi” Kinh Đô trong nhiều năm tới.

    Những “chú voi” sẽ chạy chậm hơn. Thực tế trong suốt 3 năm qua, doanh thu của Kinh Đô dù tăng gấp đôi so với giai đoạn trước nhưng đã bắt đầu dấu hiệu tăng trưởng chậm lại (khoảng 4.200-4.300-4.500 tỉ đồng), trong lúc lợi nhuận tăng khá với các con số khoảng 350-500-600 tỉ đồng.

    Nhiều nhà phân tích tài chính đánh giá, vì khó khăn trong tăng trưởng doanh thu, các nhà lãnh đạo Công ty Kinh Đô đã nỗ lực hiệu quả hóa chi phí hoạt động, vì thế mới dẫn đến nguồn lợi nhuận tốt.

    Cả 2 công ty Vinamilk, Kinh Đô đều không nằm ngoài tâm chấn kinh tế khó khăn. Và việc lựa chọn mô hình tăng trưởng phản ánh sự am hiểu chuyên môn của các nhà lãnh đạo: sữa vẫn là sản phẩm có độ thiết yếu cao hơn bánh.

    Câu chuyện này không thể tiếp tục kéo dài. Hai anh em Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên đã ngồi vẽ lại sự nghiệp của Kinh Đô trong một vòng xoay 180 độ. Họ nhận ra các sản phẩm của Kinh Đô là bánh, snack, kem, nghĩa là những gì ngon lành nhất được tạo ra, đang chỉ đáp ứng được phần ít ỏi trong cái gọi là thời gian tiêu thụ của con người.

    Thời gian tiêu thụ bao gồm ăn sáng, ăn trưa, ăn nhẹ, ăn dặm, ăn tố và tráng miệng. Tuy nhiên, trong 2 khoảng thời gian quan trọng nhất của tiêu thụ là ăn trưa, ăn tối, cũng là phân khúc tạo nên nguồn doanh thu lớn, lại vắng mặt các sản phẩm của Kinh Đô.





    Giải huyệt



    Masan có thể được so sánh với lợi thế hơn hẳn Kinh Đô trong 2 nhóm thời gian quan trọng này (ăn trưa, ăn tối), do xuất phát điểm của Masan là chuyên kinh doanh các sản phẩm mì gói, nước chấm, gia vị. Nhưng Nguyễn Đăng Quang, CEO của Masan và 2 anh em họ Trần của Kinh Đô giống nhau ở cùng điểm chiến lược. Họ hiểu rằng, để nhanh chóng chiếm lấy phần lớn các sản phẩm trong chuỗi tiêu dùng thiết yếu này, không còn cách nào khác là thực hiện M&A các công ty sẵn có.

    Masan thì mua Công ty Cám Con Cò, nước Vĩnh Hảo, Vinacafé và Bia Phú Yên, trở thành hình mẫu công ty “sở hữu tài sản” (asset holding - huy động vốn và đầu tư nhanh chóng vào nhiều công ty) trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với giá trị vốn hóa tăng đẹp mắt. Kinh Đô, với kinh nghiệm M&A khá sớm, cũng đang gấp rút biến hình.

    Vậy câu hỏi đặt ra là Kinh Đô sẽ chọn những sản phẩm mới nào trong chuỗi tiêu dùng, cũng như sẽ mua lại công ty nào?



    [​IMG]
    Lợi nhuận Kinh Đô tăng đều theo các năm.
    Cà phê, mì ăn liền, dầu ăn được xem là 3 mảnh ghép mới trong chiến lược của Kinh Đô. Việc chọn lựa 3 mảng, tuy không phải là sở trường của công ty này, nhưng cho thấy khả năng nhìn nhận thị trường và xoay chuyển tình thế của 2 anh em họ Trần. Có thể nói, quy mô và tăng trưởng thị trường của cả 3 ngành đều khá lớn: cà phê khoảng 5.000 tỉ đồng (tăng trưởng 15-20%/năm); mì ăn liền, 15.000 tỉ đồng (tăng trưởng 6-8%/năm); dầu ăn, 20.000 tỉ đồng (tăng trưởng 7-9%/năm).


    Hãy xem cách mà các ông chủ Kinh Đô lấn sân những lĩnh vực này bằng M&A, trước hết là mì ăn liền.

    Những đồn đoán về việc vua bánh kẹo Kinh Đô chuyển sang làm mì thực ra đã có từ năm 2013, nhưng chưa thấy biểu hiện chắc chắn. Tuy nhiên, quý III tới, hàng loạt sản phẩm mì, phở, cháo ăn liền của Kinh Đô được tung ra sẽ là câu trả lời chính thức. Công ty này bước vào thị trường mì trong tình trạng các cao thủ như Acecook (thương hiệu mì Acecook), Masan (thương hiệu mì Omachi) và Asian Food (thương hiệu mì Gấu Đỏ) chi phối phần lớn. Chiến lược của Kinh Đô là mua cổ phần Công ty Sài Gòn Ve Wong, có nguồn gốc từ Đài Bắc và đang chiếm khoảng 5% thị phần mì Việt Nam với thương hiệu A-One.



    [​IMG]
    Các sản phẩm Kinh Đô trong "chuõi thời gian tiêu dùng" hiện tại



    Một điều chắc chắn là Kinh Đô không dựa vào nền tảng thương hiệu A-One để phát triển, khi họ có thể làm tốt hơn việc khai thác thương hiệu mì gói dưới cái tên Kinh Đô trong một hệ thống phân phối mạnh. Sài Gòn Ve Wong đơn giản là nơi Kinh Đô khai thác kinh nghiệm sản xuất mì thâm niên, cộng với công nghệ nhà máy (hình thức gia công). Bù lại, Kinh Đô sẽ giúp Sài Gòn Ve Wong phân phối gia vị, bột ngọt của họ.

    Chiến lược sản phẩm, giá cả và xâm nhập thị trường mì gói còn là bài toán bí mật của Kinh Đô, nhưng các ông chủ tập đoàn này khá tự tin khi nghĩ đến giai đoạn 2 của công cuộc chinh phạt. Mì gói thành công thì họ sẽ lấn tiếp đến nước chấm, gia vị, một lĩnh vực đang có quy mô thị trường hơn 15.000 tỉ đồng với mức tăng trưởng 6-8%/năm.

    Trong việc tiến đến chiếc bánh màu mỡ này, thị trường chắc chắn sẽ chứng kiến cuộc so găng nẩy lửa của các cựu và tân đại gia. Masan, với chiến thuật marketing dựa trên nỗi sợ hãi luôn gây rúng động thị trường, có thể được xem là đối trọng toàn diện của Kinh Đô. Ở khối ngoại, Unilever, với thương hiệu Knorr, cũng sẽ là một đối thủ đáng gờm. Một chuyên gia nhận định: “Thị trường mì rồi sẽ bão hòa và thách thức cho Kinh Đô là phải nhanh chóng chiếm lấy thị phần của đối thủ. Đây là một ngành tiêu dùng rất xương xẩu”.

    Trong một mặt trận khác là dầu ăn, Kinh Đô dường như có phần khỏe hơn. Thị trường này khá rõ nét khi sức mạnh tập trung về Tổng Công ty Công nghiệp Dầu Thực vật Việt Nam (Vocarimex), đang sở hữu 2 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn là Công ty Tường An (thương hiệu Tường An) và Tân Bình (thương hiệu Nakydaco), cũng như có vốn góp trong 2 liên doanh là Công ty Cái Lân (thương hiệu Neptune, Simply) và Golden Hope (thương hiệu Marvela).

    Chính sự đặc trưng về quyền lực tập trung và không có nhiều hàng để chọn trong ngành dầu ăn, giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng Kinh Đô sẽ tiến hành hợp tác với một trong các công ty thuộc (hay liên kết với) Vocarimex, hoặc cũng không loại trừ là với cả công ty mẹ (Vocarimex vừa được Nhà nước phê duyệt cổ phần hóa hồi tháng 4.2014).



    [​IMG]
    Kinh Đô có những chiến lược mới để hoàn thiện chuỗi "thời gian tiêu dùng" trong tương lai.



    Dù tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của ngành dầu ăn là không cao, dưới 5%, nhưng đây là mảng kinh doanh cho phép Kinh Ðô mở rộng hiện diện trong chuỗi thời gian tiêu dùng. Tỉ lệ đầu tư của Kinh Đô vào công ty dầu ăn nào đó vẫn chưa được tiết lộ, nhưng khả năng để một đại gia chân ướt chân ráo như Kinh Đô gặp khó khăn trong ngành này dường như sẽ ít hơn - nếu thực sự công ty bắt tay với ông lớn nhất của ngành.

    Nhưng ở lĩnh vực cà phê, bài toán cho Kinh Đô sẽ rất hóc búa. Như đã nói, quy mô thị trường trong nước vào khoảng 5.000 tỉ đồng (bao gồm cà phê hòa tan và rang xay), chỉ khoảng bằng 1/3 mì gói và 1/4 dầu ăn, nhưng khả năng tăng trưởng lại cao hơn gấp 2-3 lần, với nhiều gã khổng lồ đang chiếm đóng.

    Ở nhóm cà phê hòa tan (chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ) là thứ hạng tổng sắp của các ông lớn bất khả chiến bại như Nescafé (33%), Vinacafé (31%), Trung Nguyên (18%). Ở nhóm cà phê rang xay (chiếm 2/3 lượng cà phê tiêu thụ) là các thương hiệu Trung Nguyên, Thu Hà, Highlands, Mêhicô, Da Vàng. Riêng cà phê rang xay khó thống kê thị phần hơn do sản phẩm này phát triển song hành với hệ thống quán. Có thể Trung Nguyên đang ở chiếu trên trong phân nhóm này.

    Cà phê hòa tan hay rang xay vẫn là câu hỏi lớn trong chiến lược cà phê của Kinh Đô đến giờ phút này. Chỉ biết rằng, cà phê rang xay ở Việt Nam vẫn đang cần một thương hiệu mạnh, với chất lượng cà phê thực sự, trong khi cà phê hòa tan đang lâm vào một đại dương đỏ thẫm cần nhiều sáng tạo hơn trong sản phẩm.

    Vậy công ty nào trong ngành này sẽ là đích ngắm của Kinh Đô? Rõ ràng, hàng lớn không nhiều! Vinacafé đã thuộc Masan, Trung Nguyên thì không dễ hợp tác bởi tư duy phát triển độc lập của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ, các thương hiệu nội địa khác (chẳng hạn như ông lớn Thái Hòa) thì vướng víu nợ nần, những thương hiệu quốc tế thì không thể hợp tác. Theo thông tin từ Kinh Đô thì tập đoàn này sẽ “mua lại một thương hiệu đã có mặt ở Việt Nam và nước ngoài, đồng thời sử dụng nguồn nguyên liệu và kiến thức địa phương để tăng quy mô thương hiệu nói trên”.

    Từ những loại trừ về khả năng hợp tác với các thương hiệu giữ thị phần lớn trong nước hoặc từ nước ngoài, một số thương hiệu tiềm năng khác có thể đã nằm trong danh sách của Kinh Đô, chẳng hạn Cà phê Thu Hà, một thương hiệu cà phê có tiếng trước năm 1975, đang hiện diện ở nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu; cà phê Phúc Long, ra đời năm 1957, sở hữu nhà máy hiện đại phục vụ cho trong nước hoặc xuất khẩu; hoặc các hãng ra đời sau này như Mê Trang hay Trần Quang.

    Xét cho cùng, các thương hiệu này đều có thể đáp ứng mục tiêu phát triển cà phê rang xay lẫn hòa tan cho Kinh Đô (vì cốt lõi của cà phê hòa tan là rang xay). Nhưng cái tên chính thức chỉ được xác nhận trong Đại hội Cổ đông sắp tới của tập đoàn này, cũng như lúc đó câu hỏi về chiến lược cà phê của Kinh Đô (phục vụ thị trường trong nước hay xuất khẩu) mới được làm sáng tỏ.

    Kết quả các cuộc M&A Công ty Kinh Đô dự báo sẽ là câu chuyện dài nhiều tập. Điều đáng nói nhất lúc này là Kinh Đô đang biến mình mạnh mẽ theo mô hình sở hữu tài sản”với những đòi hỏi không hề đơn giản. Nhìn trong báo cáo tài chính, nguồn vốn vay của công ty này chỉ bằng 1/10 vốn chủ (khoảng 5.000 tỉ đồng). Thêm vào đó, vừa qua, Kinh Đô thu được 1.700 tỉ đồng từ 5 nhà đầu tư chiến lược (theo phương thức mua cổ phần) để chuẩn bị cho công cuộc M&A các công ty. Dù các báo cáo tài chính minh bạch với nhiều điểm thuận lợi trong các con số, chuyện tài chính của Kinh Đô, cũng như Masan, vẫn còn nhiều màu sắc để khám phá.

    Kelly Wong, Giám đốc Tài chính của Kinh Đô từng trả lời phỏng vấn báo giới hồi cuối tháng 3.2013 cho biết quan điểm của Kinh Đô là không tức thời bằng mọi giá giành lấy vị trí dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực mới đang được kẻ mạnh chi phối, thay vào đó là nỗ lực triển khai các sản phẩm mới nhằm gia tăng quy mô. Ông này cũng cho biết Kinh Đô sẽ mất khoảng vài năm để rút khỏi những dự án đầu tư khác ngoài ngành thực phẩm (có thể là bất động sản) để tập trung vào lĩnh vực cốt lõi.

    Trọng Tú
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này