HNM định vị giá ngang nước khoáng vĩnh hảo 85k/cp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi newbieckvn, 14/07/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6375 người đang online, trong đó có 876 thành viên. 08:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 38688 lượt đọc và 1125 bài trả lời
  1. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    Thị trường sữa chua: thêm sản phẩm, tăng cạnh tranh
    Songmoi.vn - 08/04/2014 06:16
    Tuy doanh thu mới chỉ bằng 1 phần nhỏ so với sữa tươi nhưng theo đánh giá thì trong vài năm tới thị trường sữa chua Việt có thể có thêm nhiều bước phát triển về quy mô. Với tiềm năng như vậy, đã có thêm khá nhiều công ty nội, ngoại đầu tư vào thị trường này như TH True Milk, Ba Vì, Kinh Đô, Công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP)… Hứa hẹn tăng sức cạnh tranh trong thị trường sữa chua Việt Nam.
    [​IMG]
    Doanh thu bằng 2/10 sữa tươi
    Doanh số sữa chua toàn thị trường Việt Nam theo số liệu thống kê của Euromonitor năm 2012 là 5.737 tỷ đồng, đến năm 2013 con số này đã tăng lên trên 12.000 tỷ đồng, tuy nhiên, quy mô thị trường của sản phẩm này còn khá nhỏ so với dòng sản phẩm sữa tươi, chỉ bằng khoảng 20%. So với nhiều quốc gia khác, tỷ lệ này vẫn còn khá nhỏ, ví như tại Pháp tỷ lệ này là 80/20, ở Singapore là 70/30 và Thái Lan khá cân bằng 50/50.
    Tuy hiện tại thói quen sử dụng sữa chua của người tiêu dùng còn chưa nhiều nhưng theo dự báo của nhiều chuyên gia, thị trường sữa chua Việt có thể giữ mức 20% trong khoảng 10 năm tới. Quy mô thị trường này cũng sẽ dần tăng lên và cân bằng với sữa tươi. Trong khoảng 4-5 năm nữa tỷ lệ giữa 2 thị trường này có thể đạt đến mức cân bằng 50:50. Với khá nhiều những tiềm năng phát triển nên nhiều doanh nghiệp nội, ngoại cũng đã không bỏ qua cơ hội đầu tư vào thị trường này.
    Những sản phẩm trên thị trường sữa chua Việt hiện gồm sữa chua ăn, sữa chua uống . Trong đó mỗi dòng sản phẩm lại bao gồm nhiều nhãn hàng khác nhau và ngày càng trở nên đa dạng và chia làm nhiều phân khúc: theo đối tượng (cho người lớn, cho trẻ em); theo giá trị (hàng cao cấp, hàng bình dân).
    Ngày càng có nhiều sản phẩm mới
    [​IMG]
    Trên thị trường đang có 1 số dòng sữa chua nhập khẩu với mức giá cao hơn hẳn sản phẩm trong nước.

    Sản phẩm sữa chua Việt Nam đầu tiên là của Vinamilk và chính thức có mặt trên thị trường từ năm 1993. Theo bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk hiện doanh nghiệp này đang nắm giữ 90% thị phần sữa chua trên thị trường. Năm 2012 doanh thu mặt hàng này đã tăng đến 99% so với năm 2011. Hiện nay Vinamilk vẫn đang chiếm thế độc tôn trên thị trường sữa chua ăn với số lượng điểm bán, tủ mát phủ rộng trên toàn quốc. Vinamilk cũng đã phát triển khá nhiều sản phẩm sữa chua khác nhau như: sữa chua thường, probi, nha đam, hoa quả…
    Tuy nhiên, 1-2 năm trở lại đây những nhãn hàng sữa chua của nhiều doanh nghiệp như Ba Vì, TH True Milk, Kinh Đô, IDP… cũng đã gia nhập thị trường, làm tăng thêm tính cạnh tranh cho sản phẩm này. Trong đó, những sản phẩm sữa chua của công ty Kido cũng đã hiện diện từ năm 2006. Công ty này cũng đã mua cổ phần của Nutifood, Tribeco để phát triển thị trường, đồng thời Kido cũng sử dụng 100.000 điểm bán lẻ có sẵn của Tập đoàn bánh Kinh Đô để đưa sản phẩm thuộc phân khúc sữa chua cao cấp và sữa chua dành cho trẻ em đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh thu từ sữa chua hiện cũng chỉ chiếm khoảng 4% doanh thu của cả tập đoàn Kinh Đô (số liệu ước tính đến năm 2016) nên những sản phẩm của hãng này cũng chưa thể chiếm thị phần lớn trên thị trường.
    Thị trường sữa chua trở nên sôi động hơn khi năm 2013, liên tiếp các sản phẩm sữa chua của các công ty nêu trên góp mặt vào thị trường. Đối với loại sữa chua ăn Ba Vì, tuy đã được nhiều người tiêu dùng chọn lựa nhiều hơn các sản phẩm khác nhưng hầu như chỉ phân phối, tiêu thụ tại thị trường phía Bắc. Vì thế, tháng 1/2013 IDP đã ra mắt sản phẩm sữa chua mang thương hiệu Love In Farm, dù cũng đã có những chiến dịch quảng cáo trên truyền hình, nhưng sự nhận diện sản phẩm này trên thị trường cũng chưa mấy khả quan. Trong khi đó, đến cuối 2013 TH True Milk cũng ra mắt thị trường 3 dòng sản phẩm gồm sữa chua ăn, sữa chua uống men sống, sữa chua uống tiệt trùng, bổ sung thêm nhiều loại trái cây tự nhiên. Tiếp đó, tháng12/2013, Công ty CP Đầu tư Phát triển Thương mại Delys cũng cho ra mắt 2 dòng sản phẩm sữa chua cao cấp mới Jogole và Zottis vốn đã có thương hiệu tại nhiều nước châu Âu.
    Ngoài ra, thị trường này cũng đa dạng không kém các sản phẩm sữa tươi, sữa bột khi còn có một số phẩm hàng xách tay, nhập khẩu từ Nhật Bản, Đức, Thái… và một số nước châu Âu bao gồm 1 số loại sữa chua uống đóng hộp và sữa chua ăn dạng vỉ. Trung bình 1 hộp sữa chua ăn nhập khẩu có giá từ 11.000- 25.000 đồng/hộp, sữa chua uống từ 15.000- 30.000 đồng/hộp, đắt hơn hẳn so với những dòng sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, do sữa chua là mặt hàng có hạn sử dụng không dài (tại Đức hạn dùng chỉ là 1 tháng), việc nhập khẩu lại tốn thời gian và cần bảo quản lạnh nếu không sẽ dễ bị biến chất, hư hỏng nên không phải doanh nghiệp nhập khẩu nào cũng mặn mà với dòng sản phẩm này, vì thế sữa chua ngoại dù đa dạng chủng loại nhưng số lượng cũng hạn chế.
    Tăng sức cạnh trạnh cho thị trường
    Với sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới, trong thời gian tới thị phần trên thị trường sữa chua có thể thay đổi, chưa kể khi quy mô của thị trường sữa chua liên tục gia tăng cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với thị trường sữa tươi. Hiện tại, theo khảo sát thị trường của Sống Mới, các sản phẩm của Vinamilk vẫn đang chiếm ưu thế hơn hẳn. Theo chị Loan, ngụ tại Định Công cho hay, so với các sản phẩm khác, chất lượng sữa chua của Vinamilk cũng chưa có gì vượt trội, nhưng khi đi siêu thị, chị vẫn tiện tay lấy những hộp sữa chua của thương hiệu này bỏ vào giỏ như một thói quen đã tồn tại nhiều năm nay. Thậm chí, đã có lúc nhà chị tự làm sữa chua cho an toàn, khỏi có chất bảo quản, tuy nhiên tính tiện dụng của sản phẩm sữa chua ăn ngay vẫn không thể thay thế khi người nội trợ bận bịu.
    Với cuộc sống công nghiệp hiện đại, cùng với sữa tươi, sữa chua ăn liền đã hình thành nên thói quen sinh hoạt cho người tiêu dùng. Nhất là với thế hệ trẻ ngày nay, sự tiện lợi của những sản phẩm vừa nhanh, vừa được cho là tốt với sức khỏe sẽ còn hiện hữu trong cuộc sống thường xuyên hơn. Vì thế mà thị trường sản phẩm này sẽ còn đa dạng, phong phú hơn cả về chất lượng lẫn giá cả, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh không hề nhỏ giữa những doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường và cả những tên tuổi mới. Thế nhưng, khi thị trường đã ổn định, người tiêu dùng đã có những nhận thức rõ ràng, hy vọng thị trường sữa chua sẽ không quá bát nháo, “độc quyền” như sữa bột.
    stock_broker thích bài này.
  2. lequynguyen

    lequynguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2013
    Đã được thích:
    698
    Cứ hôm nào tăng lại lôi bài MSN thâu tóm ra rêu rao:-)):)):))
    newbieckvn thích bài này.
  3. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    hihi anh T bạn thân anh Q
  4. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    tự nhiên VCF của masan xin ý kiến bổ sung vào thời gian này nhỉ:D
    về với ai thì hnm cũng phải chạm 50x bác Tuấn mới nhượng cty
  5. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    một số bác bảo klf đi theo FIT thực hiện MA (fit vừa mua tsc giá từ 6 lên 33)
    nhưng tôi thiên về ms hơn vì 2 anh đó bạn thân
    mà về với ai không quan tâm giá anh T nhượng tối thiểu 50x
  6. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    nuôi bò không lãi mỗi năm cũng 50 tỷ
    còn sx sữa như HNM thì >100 tỷ
    bản thuyết trình
    cái gốc vấn đề là động thái này cho thấy bác T sẽ sang tên
  7. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    hãy chờ xem cú lột xác thần kỳ của HNM

    Thị trường sữa tăng tốc
    Sài Gòn Đầu Tư - 14/07/2014 11:53 1 tin đăng lại
    Với tốc độ tăng trưởng bình quân 15-20%/năm, ngành sữa đang trở thành một miếng bánh ngon thu hút dòng tiền đầu tư, bất chấp nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.

    Những tay chơi mới

    Ngày 20-6 vừa qua, CTCP Vinacafe Biên Hòa thông báo việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để bổ sung ngành nghề kinh doanh, trong đó có kinh doanh sữa, thức ăn cho trẻ em và sản xuất bánh kẹo. Đây là những ngành nghề mới với Vinacafe Biên Hòa, vì trong hơn 45 năm hoạt động của mình, công ty chỉ chuyên về cà phê và một số sản phẩm liên quan. Có vẻ như dấu ấn Masan, đại gia trong ngành hàng tiêu dùng đang ngày càng mạnh mẽ tại Vinacafe Biên Hòa.

    Theo đánh giá của vài chuyên gia, việc Vinacafe Biên Hòa lấn sân sang mảng sữa sẽ làm thị trường thêm sôi động bởi những bước đi của Masan luôn là những dấu ấn mạnh và bất ngờ. Nếu Vinacafe Biên Hòa chỉ mới dừng lại ở mức thông tin, Hoàng Anh Gia Lai trước đó đã chính thức tham gia thị trường sữa thông qua việc hợp tác cùng Nutifood. Hoàng Anh Gia Lai cho biết khoản đầu tư cho dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt là 6.300 tỷ đồng. Trong đó, số lượng đàn bò sữa là 120.000 con.

    Nutifood sẽ là đơn vị bao tiêu toàn bộ lượng sữa từ đàn bò này. Để có thể song hành với Hoàng Anh Gia Lai, Nutifood cũng đầu tư nhà máy sữa nước với tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, máy móc thiết bị chế biến sữa tươi được nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, Thụy Điển. Dự án nhà máy sữa tươi của Nutifood chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2014-2015) với số vốn gần 3.500 tỷ đồng, quy mô sản xuất khoảng 290 triệu lít sữa tươi; giai đoạn 2 được thực hiện trong các năm tiếp theo với số vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, để nâng công suất nhà máy sữa lên 500 triệu lít sữa tươi/năm.

    [​IMG]
    Sữa là một trong những nhu cầu thiết yếu của các hộ gia đình Việt Nam hiện nay.

    Thực ra, Nutifood không phải là một cái tên mới trong thị trường sữa nước Việt Nam. Nhưng hiện thị phần của Nutifood trong mảng này vẫn còn khá khiêm tốn. Hiện DN nắm phần lớn thị phần sữa nước Việt Nam là Vinamilk với gần 50%, tiếp sau đó là FrieslandCampina Việt Nam với hơn 25%, TH True Milk khoảng 7% thị phần. Nutifood nằm trong nhóm thị phần chung với những thương hiệu như Dalat Milk, Ba Vì, Longthanh Milk, Vixumilk… Liệu từ năm 2015, với trợ lực quan trọng là nguồn nguyên liệu từ Hoàng Anh Gia Lai, Nutifood có làm nên một cuộc thay đổi thị phần?

    Đây vẫn còn là một câu hỏi lớn mà nhiều người đang mong ngóng kết quả. Bởi những ông lớn đầu ngành đều đang ra sức giữ ngôi vị của mình. Chỉ tính riêng Vinamilk, năm 2014 này dự kiến chi phí bán hàng sẽ tăng 30%, trước đó, trong năm 2013 tổng chi phí bán hàng đã tăng 40% so với năm 2012. Sự lấn sân của Hoàng Anh Gia Lai hay trong tương lai có thể là Vinacafe Biên Hòa sang ngành sữa không khiến người ta ngạc nhiên, vì sức hút từ ngành này quá lớn. Và khoảng trống thị trường vẫn còn nhiều, vì theo một số thống kê, mức tiêu thụ sữa nước bình quân của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

    Năm 2013, trung bình tiêu thụ sữa tính trên đầu người của Việt Nam là 15 lít/năm, trong khi Thái Lan 35 lít/năm, Singapore 45 lít/năm… Với mong muốn cải thiện tầm vóc con cháu, sữa sẽ vẫn là lựa chọn quan trọng của nhiều gia đình Việt bất chấp nền kinh tế vẫn còn khó khăn và sức tiêu thụ nhiều mặt hàng khác giảm rõ rệt.

    Những cuộc chiến

    Để giữ vững và mở rộng thị phần, hầu hết các DN đều có những chiến lược đẩy mạnh đầu tư cho chăn nuôi bò sữa cũng như sản xuất kinh doanh. Quay trở lại câu chuyện của Vinamilk, bên cạnh việc tăng chi phí bán hàng, mở rộng đầu tư chính là một chiến lược dài hạn nhằm hiện thực hóa tham vọng của DN này là đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017 và trở thành 1 trong 50 DN sản xuất sữa lớn nhất thế giới.

    Với mục tiêu nâng dần sử dụng nguyên liệu nội địa từ 30% hiện nay lên 40%, Vinamilk đã đầu tư vào hệ thống phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2007 đến nay, Vinamilk đã đầu tư khoảng 800 tỷ đồng xây dựng 5 trang trại quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, với khoảng 8.000 con bò sữa, cho 90 tấn sữa/ngày.

    Công ty còn liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65.000 con bò trên cả nước, thu mua 460 tấn sữa/ngày. Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng tại Tây Ninh (10.000 con bò); Hà Tĩnh (3.000 con); Thanh Hóa 1 (Thống Nhất) với 20.000 con và Thanh Hóa 2 (Như Thanh) với 3.000 con. Đặc biệt, DN này cũng đang tăng tốc cho những dự án đầu tư tại nước ngoài.

    Không nằm ngoài xu hướng mở rộng đầu tư này, TH True Milk cũng dự kiến sẽ đưa vào vận hành toàn bộ siêu Nhà máy Mega Plant, với tổng công suất dự kiến 1.700 tấn/ngày (tương đương 500 triệu lít/năm) trong năm 2014 này. Mặc dù là một DN mới tham gia thị trường, nhưng 3 năm sau ngày tung ra sản phẩm đầu tiên (ngày 26-10-2010), TH True Milk đã có doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng.

    Mục tiêu đến năm 2015 là 15.000 tỷ đồng, năm 2017 là 23.000 tỷ đồng, chiếm 50% thị trường sữa nước Việt Nam. Để có thể mở rộng thị phần, bên cạnh cuộc đua về đầu tư sẽ có một cuộc chiến âm thầm trong quảng bá sản phẩm.

    Chuyên gia thương hiệu Phạm Việt Anh từng nhận định: “Về nguyên tắc, hàng tiêu dùng không quảng bá sẽ khó bán được hàng. Hàng tiêu dùng nhanh càng phải liên tục gợi nhớ, thúc đẩy, kích thích người tiêu dùng”. Ngành hàng tiêu dùng nhanh trong đó có sản phẩm sữa được đánh giá là đang nằm ngoài cuộc khủng hoảng kinh tế, vì lẽ đó thời gian tới những chiến dịch quảng cáo “bom tấn” được dự báo sẽ liên tục diễn ra.
  8. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 3):
    2. greenriver8x,
    3. tamcpa- thấy bác im hơi quá:D
  9. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    Masan tiến ra... “phòng khách”?
    (DĐDN) - Chiến lược “quanh bàn ăn” của Masan đang ngày càng rộng mở. Đại gia ngành hàng tiêu dùng nước tương, mì gói… với mũi nhọn Masan Consumer dường như chưa muốn dừng lại quanh cái bàn ăn, mà muốn tiến xa hơn, tới phòng khách và bàn tiếp khách…

    [​IMG]
    Thị phần các sản phẩm của Massan trên thị trường VN
    Nếu hiểu theo quan niệm sống của người phương Tây thì chiến lược “quanh bàn ăn” của Masan hiện chưa hề thay đổi, đặc biệt nếu xét ở phạm vi các khu vực đô thị.


    Bàn ăn của người Việt ngày nay khá “cập nhật” xu hướng và lối sống phương Tây, được thiết kế để ăn uống ngay trong nhà bếp và đôi khi bao gồm là bàn tiếp khách. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực chưa đô thị hóa và kinh tế phát triển thì bên cạnh điều kiện, lối sống chưa thực sự“Tây hóa”, phòng khách trở thành nơi tiếp khách chơi, uống trà, cà phê, nước suối, thay cho bàn ăn.

    Với một đời sống đang phát triển nhưng vẫn còn dáng dấp của lối sinh hoạt nửa nông thôn – nửa đô thị như vậy, chuyện Masan đang dừng ở bàn ăn hay tiến ra phòng khách, có thể là một sự hình dung tạm thời ước lệ.

    Hai thương vụ nền tảng của Masan Beverage

    Để chuẩn bị cho ngành hàng đồ uống và kế hoạch lập bộ phận ngành hàng đồ uống Masan Beverage, Masan đã tiến hàng các thương vụ mua lại VinaCafé, Vĩnh Hảo và mới đây là Bia Phú Yên từ ba năm về trước.

    Sau kế hoạch tiến quân nhằm đầu tư Vina Café khá ồn ĩ, hiện Masan đang nắm hơn 50% cổ phần VinaCafe và đây là một trong những danh mục đầu tư đã sinh lời. Tuy nhiên, có lẽ việc đầu tư vào VinaCafe của Masan không nhắm vào thu lời cổ tức, mà Masan vẫn đang nỗ lực chi phối và hỗ trợ cho VinaCafe khai thác thị phần cà phê hòa tan khá lớn trên thị trường, thông qua tận dụng tối đa kênh phân phối đồng thời triển khai chiến lược tung các sản phẩm mới dạng ngũ cốc dinh dưỡng, vốn là phân khúc ngách còn bỏ ngỏ. Tuy ghi nhận doanh thu từ sản phẩm mới còn khiêm tốn nhưng bước đầu sự hiện diện của Masan đã góp phần lột xác một DN nguyên có vốn chủ sở hữu Nhà nước. Điều đáng nói là đến thời điểm hiện nay, nói riêng với Vinacafe, có vẻ như Masan đang khá loay hoay chưa đưa ra được một hướng đi thực sự hợp lí để khai thác lợi thế mọi bên. Năm 2013, Vinacafe bất ngờ tụt giảm lợi nhuận và năm 2014, Cty đang tiếp tục xin ý kiến cổ đông giảm tới 46% lợi nhuận so với kế hoạch. Bài toán kết hợp kênh phân phối để đẩy mạnh lợi thế của Masan trong thương vụ đầu tư Vinacafe dường như đang được Masan tính toán lại? Hoặc, Masan đang có một con bài khác, cần tập trung mối quan tâm và nguồn lực nhiều hơn?

    Sau Vinacafe, Masan đã tiến hành mua cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo. Hiện tại, Masan đang nắm giữ 63,5% cổ phần Vĩnh Hảo cùng Temasia Capital Limited nắm 4,3%. Hiện 1.632.640 cổ phần của Vĩnh Hảo thuộc sở hữu của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

    Ngày 21/3 tới, SCIC sẽ đấu giá cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo với giá khởi điểm là 85.000 đồng/cp. Còn nhớ năm 2013, Masan đã từng chào mua công khai 75% cổ phần Vĩnh Hảo với mức giá này nhưng chưa đạt tỷ lệ sở hữu như ý nguyện. Do đó, rất có thể phiên đấu giá tới đây, nhà đầu tư mà SCIC nhắm tới chính là Masan.

    Một chuyên gia chia sẻ: “Nếu muốn phát huy các giá trị về nguồn khoáng tự nhiên, công nghệ, thị phần mà Vĩnh Hảo đang có, bằng sự trợ lực tài chính, kênh phân phối, năng lực quản trị và marketing của một “đại gia” chuyên nghiệp, hướng đi sở hữu Vĩnh Hảo toàn phần sẽ thuận tiện hơn và Masan sẽ bớt thời gian phải loay hoay với Vĩnh Hảo như trường hợp đang diễn ra tại Vinacafe. “Đánh nhanh” tại Vĩnh Hảo sẽ giúp Masan “thắng nhanh” trong ngành đồ uống giải khát, đặc biệt trong thời điểm nước trở thành tài nguyên hiếm, nước uống tinh khiết, có lợi cho sức khỏe, có thương hiệu tại các đô thị lại đang ngày càng được ưa chuộng ”.

    Bia và chìa khóa kênh phân phối

    Dù vậy, Vĩnh Hảo cũng mới chỉ là một trong những quân cờ chính của Masan trong lĩnh vực đồ uống. Để tiến ra… phòng khách, theo nghĩa rộng là tiến ra bàn tiếp khách, bàn tiệc, Masan đã “đồng bộ hóa” các danh mục sản phẩm từ cà phê, nước khoáng tới bia, như một thế chân vạc cho chiến lược Masan Beverage. Tuy Masan chưa công bố chính thức hoàn tất vụ mua lại Cty Bia và nước giải khát Phú Yên nhưng những bước đi đầu tiên trong việc ra mắt sản phẩm Sư Tử Trắng – nhãn hàng mới toanh của bia Phú Yên - đã đánh dấu sự hiện diện của Masan ở “bàn tiệc” đồ uống.

    Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, nếu chỉ bàn về yếu tố kênh phân phối, Masan đang có một phần lợi thế nhờ hiện tại, thị trường đã nghiêm cấm hành vi chống độc quyền kênh phân phối. Song thực tế, việc tiến vào kênh phân phối bia ở các nhà hàng, các garden beer vẫn không hề rộng cửa đối với các DN mới. Chuyên gia tư vấn chiến lược Đỗ Thanh Năm nhận định với DĐDN: Bên cạnh một sản phẩm bia có chất lượng và khẩu vị “đúng gu” của số đông người uống, các chiến lược khuyến mãi, marketing rầm rộ, cuộc trường chinh vào các kênh phân phối bia đòi hỏi một ngân sách cực lớn. “Nếu như Masan tận dụng lợi thế của một hãng bia nhỏ để về các tỉnh thành, khu vực miền Trung, có thể sẽ dễ dàng hơn. Nhưng một khi bia Phú Yên thoát xác và đối tượng mục tiêu nhắm tới là các cư dân đô thị lớn, là tranh đoạt thị phần tiêu thụ lớn tại các thành phố, thì ngân sách và sức đầu tư trường kì cho kênh phân phối mới là chìa khóa then chốt quyết định thành công cho Masan”, ông Năm nói.

    Có thể nói Masan đang lợi thế nhờ sở hữu mạng lưới phân phối truyền thống và hiện đại để đồng nhất điểm bán chéo sản phẩm từ nước tương, mì gói tới cà phê, nước khoáng và bia. Trên cơ sở đó sẽ không quá khó khăn khi khai thác thị trường đồ uống. Nhưng nói riêng với bia, các điểm bán chéo phân phối chính này lại chỉ chiếm khoảng chưa tới 50% doanh số tiêu thụ bia, phần lớn doanh số vẫn phụ thuộc vào kênh phân phối đặc thù các nhà hàng, các garden beer mà vốn dĩ cũng đã bị hầu hết các đại gia ngoại của ngành bia như Heineken, Sapporo… cát cứ. Ngoài ra, Masan cũng đang có một nguồn lực tài chính vững vàng, cấu trúc cổ đông mạnh với sự hiện diện của các cổ đông ngoại đảm bảo (và bắt buộc) mọi hoạt động hoàn toàn tài chính minh bạch. Đây vốn dĩ cũng là một lợi thế, nhưng thực tế liệu có còn là lợi thế khi áp dụng vào sự minh bạch đó vào phát triển, khai thác kênh phân phối trên thị trường VN?

    Bàn ăn và phòng khách

    Trên thực tế, Masan hiện vẫn đang củng cố định vị phát triển sản phẩm quanh “bàn ăn” bằng các nhãn hàng gia vị nước chấm và mì gói. Song nếu như Masan đã nhanh chóng bứt phá trong lĩnh vực nước tương và các loại nước chấm bằng Chin-su, Nam Ngư với phân nửa thị phần, cạnh tranh khá mạnh cùng Ajinomoto, Nestle…, thì ở lĩnh vực mì gói, khả năng đối đầu của Masan với các nhãn hàng đã có thị phần lớn phần nào chật vật hơn. Trên thị trường mì gói hiện nay, dẫn đầu vẫn đang là Acecook với khoảng 50% thị phần và các nhãn hàng đã rất quen thuộc với người tiêu dùng, đồng thời xuất khẩu khá tốt như Hảo Hảo, Đệ Nhất, Hảo Hảo 100, Lẩu Thái... 18-20% thị phần thuộc về Masan với các nhãn Omachi, Kokomi và gần đây là Sagami. Asean Food cũng chiếm một thị phần nhỏ với Mì Gấu đỏ là chủ lực. Phần còn lại thuộc về các nhãn Miliket, Vifon, các sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân, nhập khẩu… Đặc biệt, thị trường đang có thêm sự xuất hiện của các đại gia mới như Nissin, Kinh Đô, cũng là những DN có thực lực trong ngành thực phẩm tiêu dùng...

    Trong tình cảnh đó, mở hướng đầu tư để đa dạng ngành hàng tiêu dùng và tạo mô hình tăng trưởng mới cho mũi nhọn Masan Consumer trở thành lựa chọn khôn ngoan.
  10. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    triết lý kinh doanh của MSN đã thay đổi
    trước đây mua cty đầu ngành nhưng giờ mua cty tiềm năng đang khó khăn
    gần đây là Bia Phú yên
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này