HNM định vị giá ngang nước khoáng vĩnh hảo 85k/cp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi newbieckvn, 14/07/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3668 người đang online, trong đó có 409 thành viên. 16:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38745 lượt đọc và 1125 bài trả lời
  1. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    để bbs gom hết đang đè lộ thiên
    GAME lớn không dám pr nhiều
    chúc thành công
  2. Jordan Belfort

    Jordan Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    138
    Bác nào còn hàng mà không thích nữa thì đem bán đi ạ, cầu giá đỏ cũng nhiều kìa
  3. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    HDQT của VCF từng làm ở FPT
    cổ đông lớn của HNM là ông Lê thế Hùng sở hữu 300k fpt cũng có vợ con em gái làm ở fpt sở hữu fpt
    Dấu ấn của Masan tại Vinacafé
    Vinacafé Biên Hòa đang dần lột xác để trở thành một công ty con đúng nghĩa của Tập đoàn Masan, từ nhân sự, văn hóa cho đến chiến lược kinh doanh.

    Thâu tóm Vinacafé Biên Hòa từ gần 3 năm trước, nhưng phải đến gần đây quyền lực của Công ty Masan mới hiện rõ khi nhân sự cấp cao của tập đoàn này bắt đầu hiện diện nhiều hơn ở Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa (Vinacafé). Trong buổi lễ ra mắt ban lãnh đạo mới của Vinacafé tại Đại hội cổ đông vào cuối tháng 4 vừa qua, đã có ít nhất 5 thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) đến từ Tập đoàn Masan.

    Trước đó, tại Đại hội cổ đông Vinacafé vào năm ngoái, 3 thành viên quản trị mới được giới thiệu đều là những người đến từ Masan và các công ty thành viên.

    Cụ thể, bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là thành viên HĐQT tại Tập đoàn Masan; ông Phạm Hồng Sơn là Chủ tịch HĐQT Nước khoáng Vĩnh Hảo, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty TNHH MTV Công nghiệp Masan; ông Phạm Đình Toại là Thành viên HĐQT Nước khoáng Vĩnh Hảo, Phó Tổng Giám đốc Tài chính Masan Consumer và là Thành viên Ban kiểm soát Tập đoàn Masan.

    Năm nay, gương mặt mới của Masan tham gia vào ban quản trị Vinacafé chính là ông Lê Trung Thành. Tại Masan, ông Thành giữ chức Phó Tổng giám đốc và Giám đốc Điều hành ngành hàng đồ uống của Masan Consumer. Trước khi về với Masan, ông từng giữ vai trò điều hành tại một số đơn vị như Công ty Thương mại FPT, PepsiCo Việt Nam, Nutifood và ICP.

    Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả là việc Masan đã tham gia sâu vào quá trình điều hành Vinacafé khi đưa ông Nguyễn Tân Kỷ, một nhà quản lý trưởng thành từ Masan, vào vị trí Tổng Giám đốc của Vinacafé thay cho ông Phạm Quang Vũ từ giữa năm ngoái.

    Lột xác từ nhân sự đến quản trị


    Nguyên TGĐ FPT Trading Lê Trung Thành về Masan Beverage
    Cùng với việc thành lập Masan Beverage, Masan đã mời một nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực đồ uống tại Việt Nam là ông Lê Trung Thành về điều hành.

    Sinh năm 1968, ông Nguyễn Tân Kỷ từng có thời gian dài học tập và nghiên cứu tại Nga trước khi về đầu quân cho Công ty TNHH Foodtec, công ty thành viên của tập đoàn Masan, vào năm 1997. Trước khi trở thành Tổng Giám đốc Vinacafé, ông Kỷ đã trải qua rất nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các công ty con của Masan như Giám đốc Công ty TNHH Foodtec, sau đó là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp Masan.

    Dưới sự điều hành trực tiếp của ông Nguyễn Tân Kỷ, một người thấm nhuần tư tưởng phát triển doanh nghiệp của Masan, Vinacafé đã chuyển mình. Thực tế, Vinacafé dù đã cổ phần hóa từ năm 2004 nhưng phong cách quản lý tại doanh nghiệp này vẫn “nặng nề” theo cơ chế quản lý nhà nước. Chính vì vậy, khả năng phát triển của Công ty trong thời gian qua vẫn chưa phát huy được đúng mức so với tiềm năng vốn có. Theo nhiều chuyên gia kinh doanh, tăng trưởng trước đây của Vinacafé chủ yếu đến từ nhu cầu thị trường hơn là từ nỗ lực của doanh nghiệp.

    “Vinacafé từng được xem là một nhãn hiệu cũ kỹ, truyền thống và ít thay đổi. Sau khi Masan mua lại Vinacafé, chúng tôi muốn làm sống lại một thương hiệu đã rất quen thuộc với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam qua việc đặt ra những kế hoạch tham vọng hơn; và tìm mọi cách để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Theo tôi, việc thay đổi là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu không ngừng của thị trường”, ông Kỷ nhận định.

    Những thay đổi mà ông Kỷ nhắc đến chính là yếu tố nhân sự và quản trị ở Vinacafé. Bên cạnh nhân sự cấp cao, chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cũng được “Masan hóa” khi Vinacafé bắt đầu tuyển về rất nhiều nhân sự quản lý có nhiều năm kinh nghiệm tại các tập đoàn đa quốc gia, gồm cả người Việt và người nước ngoài. Áp dụng mô hình tăng trưởng mới cũng khiến cho nhân sự tại Vinacafé tăng mạnh, dù Công ty đã không còn duy trì bộ phận maketing và kinh doanh như trước. Theo Báo cáo thường niên năm 2012 của Vinacafé, lực lượng nhân sự của Công ty là 716 người, tăng thêm 158 người so với năm 2011.

    Về mặt quản trị, ngay sau khi Masan thâu tóm Vinacafé từ cuối năm 2011, hệ thống điều hành và kiểm soát ở hãng cà phê này đã có sự thay đổi rất lớn. Có tới 3 tiểu ban mới đã được ban quản trị Vinacafé lập ra nhằm tư vấn chiến lược và kiểm soát tất cả các vấn đề của ban điều hành; cũng như kiểm soát quyền lực của Tổng Giám đốc. Theo ông Kỷ, đây là điều mà hệ thống quản trị cũ của Vinacafé cũng như nhiều doanh nghiệp nội khác vẫn chưa làm được.

    Cụ thể, tiểu ban Chiến lược Kinh doanh sẽ xây dựng chiến lược phát triển của Vinacafé, đặt ra các mục tiêu kinh doanh và hoạch định chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu đó. Trong khi đó, tiểu ban Chiến lược Tài chính sẽ xem xét kế hoạch tài chính từng năm và phối hợp với tiểu ban Chiến lược Kinh doanh để tối ưu hóa mức lãi gộp của các dòng sản phẩm. Ngoài ra còn có tiểu ban Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá các khoản đầu tư của Vinacafé.

    Đổi mới chiến lược kinh doanh


    Tân binh Masan phát tín hiệu cuộc chiến mới ngành đồ uống
    Với Vĩnh Hảo và Vinacafe Biên Hòa (VCF), cộng với đợt tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tập trung gần đây, Masan liệu có khả năng tạo nên những bất ngờ trên thị trường này.

    Nếu như những thay đổi về nhân sự và quản trị sẽ khó nhận thấy từ bên ngoài, thì dấu ấn của việc đổi mới chiến lược kinh doanh tại Vinacafé dưới thời Masan lại được thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh và chuyển biến thị trường.

    Nhớ lại thời điểm trước năm 2010, sản phẩm chủ lực của Vinacafé khi đó chỉ là cà phê hòa tan 3 trong 1 và bột ngũ cốc dinh dưỡng. Sang năm 2011, công ty này mới chập chững bước vào mảng cà phê rang xay với 3 phân nhóm sản phẩm: Black, Heritage và Mundo.

    Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm sau khi về với Masan Consumer (từ quý III/2011), Vinacafé đã thay đổi ngoạn mục từ diện mạo cho đến kết quả kinh doanh. Thị trường bắt đầu đón nhận những chiến dịch quảng cáo mạnh tay khi Vinacafé giới thiệu các sản phẩm mới như Wake-up Sài Gòn, Wake-up Café, New Vinacafé hay Cà phê Phinn. Sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng của Vinacafé cũng được làm mới với tên gọi Kachi. Ngoài ra, dòng sản phẩm cà phê rang xay của hãng này cũng được tái định vị với thông điệp “Giá trị di sản văn hóa Việt” trong các chiến dịch truyền thông.

    Không chỉ có vậy, tư duy truyền thông và xây dựng thương hiệu của Vinacafé dưới thời Masan cũng cởi mở và mang tính khoa học hơn. Ví dụ, thay vì chỉ quảng cáo sản phẩm “Cà phê thiên nhiên thuần khiết” đơn thuần như trước, nay Vinacafé đã bắt đầu thực hiện những chiến dịch truyền thông rầm rộ và dùng chiêu “thử mù” để thuyết phục khách hàng. Các mẫu quảng cáo của Vinacafé bây giờ đã đặt ra mục tiêu định vị khách hàng một cách khoa học thay vì phô diễn chiếc ly Vinacafé lớn nhất thế giới như trước. Tiếp thị dựa trên mối quan tâm về sức khỏe (hay còn gọi là tiếp thị dựa trên nỗi sợ hãi) cũng liên tục được hãng cà phê này tận dụng.

    [​IMG]

    Bảng doanh thu và lợi nhuận của Vinacafé.

    Bên cạnh chiến lược truyền thông mang dấu ấn Masan, Vinacafé cũng đưa được sản phẩm vào hệ thống phân phối lên đến gần 190.000 điểm tại Việt Nam của tập đoàn mẹ. Kết hợp với hiệu ứng từ truyền thông, Vinacafé đã tăng trưởng rất nhanh. Năm 2012, sản lượng tiêu thụ cà phê của Công ty đã tăng trưởng hơn 30%, bột ngũ cốc dinh dưỡng tăng khoảng 40% (dẫn đầu thị trường ngũ cốc dinh dưỡng tại Việt Nam). Cũng trong năm đó, doanh thu và lợi nhuận của Vinacafé tăng lần lượt 41% và 33% so với năm 2011.

    Đặt ra tham vọng sẽ thống lĩnh thị trường cà phê Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2016 sẽ chiếm 80% thị phần cà phê hòa tan và 51% thị phần cà phê rang xay, nhưng Vinacafé vẫn vấp phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Sau năm 2012 đầy khả quan, cạnh tranh cùng với sự suy giảm sức mua đã khiến cho kết quả kinh doanh năm 2013 của Vinacafé không được như mong đợi. Dù doanh thu tăng 9%, nhưng lợi nhuận năm ngoái của Vinacafé lại giảm 13%.

    Thực tế cho thấy, dù khó khăn nhưng số tiền các doanh nghiệp đổ vào tiếp thị, khuyến mãi không hề giảm mà thậm chí còn cao hơn trước. Khi nhìn vào các chỉ số tài chính năm 2013 của Vinacafé, chi phí bán hàng (chủ yếu là quảng cáo, tiếp thị) đã tăng mạnh. Cụ thể, chi phí bán hàng năm ngoái của Công ty tăng 53% so với năm trước đó.

    Vinacafé không chỉ có cà phê
    Về với Masan, không thể phủ nhận rằng Vinacafé như hổ mọc thêm cánh. Tuy nhiên, cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trường cà phê đang khiến cho Vinacafé gặp phải không ít khó khăn. Không chỉ phải đối đầu trong thế “Tam quốc” với Nescafé và Trung Nguyên, Vinacafé còn phải cạnh tranh với một số doanh nghiệp mới như Phin Deli (vừa về với tập đoàn Kinh Đô) hay Dao Heuang Group (DHG) - nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất của Lào.

    Thực tế, Vinacafé vẫn được xem là thương hiệu chiếm vị trí số một với khoảng 33% thị phần, theo số liệu của Euromonitor tính đến năm 2011. Nescafé cũng bám đuổi quyết liệt và nắm giữ khoảng 31% thị phần. Thương hiệu Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 chiếm 18% thị phần. Còn theo báo cáo thường niên 2013 của Masan Consumer dẫn số liệu từ Nielsen cho thấy Vinacafé đang chiếm 32,9% thị phần cà phê Việt Nam (quý II/2013).

    [​IMG]

    Các thương hiệu cafe.

    Trong thế “kiềng ba chân” như hiện nay, giới kinh doanh cà phê dự đoán Nescafé sẽ tiếp tục là người thách thức ngôi vị số 1 của Vinacafé. Về phía Trung Nguyên, thương hiệu gần đây đã có nhiều bước đi để củng cố vị trí thứ ba.

    Cụ thể, thay vì áp đặt khẩu vị ngoại như cách đây vài năm, Nestlé đã từ bỏ niềm kiêu hãnh và tung ra dòng sản phẩm mang tên Café Việt dành riêng cho thị trường Việt Nam (uống lạnh). Đây cũng là lần duy nhất mà tập đoàn này phải tạo ra một sản phẩm riêng biệt để cạnh tranh với thương hiệu địa phương. Không chỉ vậy, Nestlé còn thay slogan từ “Khởi đầu ngày mới” thành “100% cà phê Việt Nam” để đấu với các đối thủ Việt.

    Trong khi đó, với việc tung ra chuỗi nhượng quyền Brain Station Coffee và nâng cấp hệ thống cửa hàng cà phê và giới thiệu sản phẩm, rõ ràng thị trường cà phê rang xay và hòa tan vẫn nằm trong chiến lược đầu tư chủ đạo của Trung Nguyên. Quan trọng hơn, chuỗi nhượng quyền take-away Brain Station Coffee vốn được định hướng để mở rộng ở thị trường ASEAN+1 (Trung Quốc) sẽ cho phép Trung Nguyên đẩy mạnh doanh thu từ thị trường đông dân nhất thế giới.

    “Chúng tôi hiểu là thị trường cà phê ở Việt Nam rất cạnh tranh. Tuy nhiên với niềm tin vào tiềm năng của thị trường, chúng tôi sẽ chuyển đổi người dùng hơn là chỉ cạnh tranh đơn thuần”, ông Nguyễn Tân Kỷ, Tổng Giám đốc Vinacafé, nói về chiến lược tăng trưởng của Công ty.

    Chiến lược chuyển đổi người dùng mà ông Kỷ nhắc đến chính là việc chi mạnh cho quảng cáo và sáng tạo bao bì mới để thu hút người tiêu dùng; tái định vị hình ảnh Vinacafé như một thương hiệu đại diện cho di sản và truyền thống; tung ra nhiều sản phẩm mới cho ngành thức uống café và thâm nhập các ngành thực phẩm có quy mô thị trường đủ lớn khác.

    “Nước tăng lực vị cà phê Wake-up 247 là minh chứng cho những nỗ lực phát triển sản phẩm mới khá thành công trong năm qua của Vinacafé”, ông Kỷ nhận xét. Wake-up 247, theo Tổng Giám đốc Vinacafé, đã bắt đầu được thị trường đón nhận và được Vinacafé dự đoán sẽ là sản phẩm thúc đẩy tăng trưởng cho những quý sau.

    Wake-up 247 ra đời cũng đánh dấu sự mở rộng tầm nhìn chiến lược của Vinacafé: lấn sân sang lĩnh vực nước giải khát. Tại Đại hội cổ đông vừa qua, ban lãnh đạo của Vinacafé cho biết Công ty đã đặt mục tiêu trở thành hãng café và nước uống café hàng đầu, chứ không còn là doanh nghiệp làm cà phê thuần túy như trước nữa.

    “Quy mô thị trường của cà phê rang xay chỉ 6,000 tỷ đồng/năm, còn thị trường nước uống giải khát có café lớn hơn nhiều. Vì vậy đi tiên phong trong lĩnh vực này sẽ rất có lợi cho Vinacafé”, ông Kỷ cho hay.

    Theo Tổng Giám đốc Vinacafé, hiện nhân sự cấp cao tại Công ty chủ yếu được tập trung vào ngành hàng giải khát. Ngoài ra, Masan đã hình thành riêng bộ phận ngành hàng đồ uống giải khát Masan Beverage. Đơn vị này sẽ giúp Vinacafé tập trung phát triển mảng nước giải khát và có được khả năng tích hợp để nâng cao sức mạnh.

    Ngoài nước giải khát, trong tháng 6 vừa qua, Nghị quyết Đại hội cổ đông Vinacafé cho thấy ngành thực phẩm đã có nhu cầu đủ lớn và Công ty đang có tham vọng lấn sân sang ngành sữa. Nhìn lại truyền thống của Masan, giới kinh doanh cho rằng nhiều khả năng Vinacafé sẽ mua lại một công ty sữa đã hiện diện trên thị trường để làm bàn đạp tiến vào ngành sữa.

    “Hiện nay Vinacafé có một số khách hàng nước ngoài đặt vấn đề muốn mua một số sản phẩm cà phê có bổ sung thêm thành phần sôcôla, ca cao và sữa, nên chúng tôi xin ý kiến cổ đông bổ sung thêm ngành nghề nhằm đáp ứng các nhu cầu này của thị trường”, ông Kỷ giải thích thêm về động thái mới đây của Vinacafé liên quan đến ngành sữa.
    Dù khá tự tin, nhưng cạnh tranh gay gắt sẽ là một thách thức không nhỏ cho Tổng Giám đốc Nguyễn Tân Kỷ của Vinacafé khi mà kế hoạch kinh doanh HĐQT đặt ra là rất cao. Cụ thể, doanh thu năm 2014 của Công ty phải đạt 3,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng, tăng lần lượt 28% và 54% so với năm ngoái.Thực tế cho thấy, năm 2013, HĐQT Vinacafé từng đặt mục tiêu rất cao và Công ty đã phải điều chỉnh giảm hồi đầu năm nay mới đạt kế hoạch. Tuy nhiên, có lẽ những cơ hội mới đang giúp cho vị Tổng Giám đốc Vinacafé không quá lo lắng. “Ở Masan cũng như Vinacafé, văn hóa của chúng tôi là luôn hướng về tương lai chứ không phải ngoái nhìn lại quá khứ”, ông Kỷ nhấn mạnh.



    Vũ Trung Nguyên và những dấu hỏi lớn về vị thế 'Vua cà phê'
    Tuyên bố chinh phục nước Mỹ từ năm 2013, tuy nhiên, tới thời điểm này vẫn chưa có thông tin Trung Nguyên mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ, khiến nhiều người hoài nghi





    Theo Nguyễn Hùng/Nhịp Cầu Đầu Tư

    4Thích bài viết7Chia sẻ
    Last edited: 22/07/2014
  4. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    Nguyên TGĐ FPT Trading Lê Trung Thành về Masan Beverage
    Cùng với việc thành lập Masan Beverage, Masan đã mời một nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực đồ uống tại Việt Nam là ông Lê Trung Thành về điều hành.

    [​IMG]
    Sau khi rất thành công trong lĩnh vực nước chấm và mì ăn liền, Masan Consumer đã quyết định nhảy sang một lĩnh vực rất tiềm năng khác đó là đồ uống. Bằng tiềm lực tài chính dồi dào, Masan đã chi ra một số tiền lớn để mua lại cổ phần chi phối của Vinacafe Biên Hòa và Nước khoáng Vĩnh Hảo.

    Nhằm củng cố lĩnh vực kinh doanh đồ uống, ngày 13/2 vừa qua, Hội đồng quản trị của Masan Consumer đã quyết định thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, tạm gọi là Masan Beverage. Masan Consumer dự định sẽ nắm ít nhất 98% vốn của công ty mới này.

    Trước mắt, Masan Consumer sẽ điều chuyển cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa và Vĩnh Hảo về cho Masan Beverage. Tỷ lệ sở hữu của Masan Consumer tại 2 công ty này lần lượt là 53,2% và 63,5%. Phía Masan được cho là đã mua lại cổ phần của Bia Phú Yên, tuy nhiên, đến nay, chưa có một thông tin chính thức nào được công bố.

    Cùng với việc thành lập Masan Beverage, Masan cũng đã mời một nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực đồ uống tại Việt Nam là ông Lê Trung Thành về điều hành. Theo đó, ông Lê Trung Thành sẽ giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành kinh doanh, Ngành hàng đồ uống của Masan Consumer.

    Trước khi về với Masan, ông Thành là Tổng giám đốc của Công ty Thương mại FPT (FPT Trading). Trước đó, ông Thành từng giữ vị trí Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Marketing của Pepsico Việt Nam. Sau đó, ông còn giữ chức vụ Tổng giám đốc của Nutifood và ICP (công ty sở hữu thương hiệu dầu gội X-Men) trong thời gian từ 2007-2009. Tại FPT, ông Thành có một thời gian giữ chức Phó Tổng giám đốc.

    Đầu tuần trước, Masan cũng công bố bổ nhiệm ông Seokhee Won, nguyên Phó chủ tịch cao cấp của Unilever vào vị trí Tổng giám đốc Masan Consumer thay ông Trương Công Thắng.

    Năm ngoái, Masan Consumer cũng đã thành lập công ty Masan Agri để quản lý các khoản đầu tư vào mảng nông nghiệp. Hiện Masan Agri nắm 40% cổ phần của Proconco – nhà sản xuất cám Con Cò.





    Theo Trí Thức Tr
  5. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    Cổ đông lớn FPT
    TênVị tríSố cổ phầnTỷ lệ sở hữuNgày cập nhật
    SCIC - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước---20.799.7506,05%02/06/2014
    Trương Gia BìnhChủ tịch HĐQT19.571.8697,15%31/12/2013
    Red River Holding---15.754.0595,75%31/12/2013
    Bùi Quang NgọcPhó Chủ tịch HĐQT12.779.3683,72%02/06/2014
    Deutsche Bank AG London---9.604.5984,97%10/08/2011
    Deutsche Bank Aktiengesellschaft---7.354.2423,80%23/09/2011
    Hoàng Minh Châu (PCT HĐQT miễn nhiệm)---5.610.7901,63%02/06/2014
    Trương Thị Thanh Thanh (PCT HĐQT miễn nhiệm)---5.588.1111,62%02/06/2014
    Phan Ngô Tống Hưng---5.344.5311,55%02/06/2014
    JAPAN ASIA SECURITIES CO., LTD---5.279.9502,73%31/12/2010
    Nguyễn Thành Nam (TVHĐQT miễn nhiệm)---5.212.9181,52%02/06/2014
    Vietnam Enterprise Investment Limited---5.163.3381,88%23/04/2014
    Amersham industries Limited---4.788.7901,74%23/04/2014
    Wareham Group Limited---4.566.0801,66%23/04/2014
    VIETNAM EQUITY HOLDING---4.545.6321,66%31/12/2012
    TPG Ventures Fund---4.183.7072,91%19/08/2009
    Dragon Capital Vietnam Mother Fund---3.589.5501,66%13/03/2012
    VIETNAM DRAGON FUND LIMITED---3.327.5102,32%24/02/2010
    Đỗ Cao BảoThành viên HĐQT3.242.2201,18%31/12/2013
    Norges Bank---3.113.8401,13%23/04/2014
    AMERSHAM INDUSTRIES LIMITED---3.098.0852,16%24/02/2010
    Citigroup Global Markets Financial Products LLC---3.088.9922,15%19/08/2009
    Lê Quang Tiến (PCT HĐQT miễn nhiệm)---2.500.0010,73%02/06/2014
    Deutsche Asset Management (Asia) Limited---2.190.1961,13%23/09/2011
    Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC (SIC)---827.1000,30%18/06/2014
    Hoàng Nam Tiến (TVHĐQT miễn nhiệm)---644.9860,29%01/11/2011
    Venner Group Limited---514.3700,19%23/04/2014
    Balestrand Limited---474.6250,17%23/04/2014
    Grinling International Limited---421.8300,15%23/04/2014
    Lê Thế Hùng( chồng bà Chu Thị Thanh Hà - PTGĐ)---262.5000,10%31/12/2013
    Nguyễn Thế PhươngPhó Tổng giám đốc159.3130,06%31/12/2013
    The CH/SE Asia Investment Holdings(Singapore) PTE.LTDC---132.5000,05%23/04/2014
    DC Developing Markets Strategies Public Limited Company---128.6900,05%23/04/2014
    Nguyễn Điệp Tùng (TVHĐQT miễn nhiệm)---125.0000,04%02/06/2014
    Công ty Cổ Phần FPT (cổ phiếu quỹ)---82.3760,02%27/02/2014
    Trương Ngọc Anh( con ông Trương Gia Bình - CT HĐQT)---82.0500,03%31/12/2013
    Nguyễn Khải HoànThành viên Ban kiểm soát33.0350,01%31/12/2013
    Bùi Nguyễn Phương ChâuĐại diện công bố thông tin28.7870,01%31/12/2013
    Nguyễn Việt ThắngTrưởng ban kiếm soát25.0110,01%31/12/2013
    Trương Đình Anh (TVHĐQT miễn nhiệm)---21.4280,01%31/12/2013
    Chu Thị Thanh HàPhó Tổng giám đốc14.2960,01%31/12/2013
    Hoàng Hữu ChiếnKế toán trưởng14.2890,01%31/12/2013
    Chu Hùng Thắng (Em bà Chu Thị Thanh Hà - PTGĐ)---12.7500,00%31/12/2013
    Nguyễn Thị Kim Thoa (mẹ ông Trương Đình Anh - TV HĐQT)---12.0820,00%31/12/2013
    Nguyễn Thị Dư (Vợ Ông Đỗ Cao Bảo - TVHĐQT)---6.0000,00%31/12/2013
    Chu Thị Thanh Bình ( em bà Chu Thị Thanh Hà - PTGĐ)---2.8250,00%31/12/2013
    Nguyễn Trường Sơn ( anh ông Nguyễn Khải Hoàn - TV BKS)---1.6860,00%31/12/2013
    ORCHID FUND PRIVATE LIMITED---00,00%10/09/2013
    Lê Nữ Cẩm Tú (Con ông Lê Quang Tiến - PCTHĐQT)---00,00%19/08/2010
    Deutsche Asset Management (Korea) company Limited---00,00%23/09/2011
  6. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    Quay lạiTHÔNG TIN CHI TIẾT
    [​IMG]
    Tên:Chu Thị Thanh Hà
    Sinh năm:1974
    Nguyên quán:N/A
    Trình độ:- Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Đại học Hawaii - Hoa Kỳ (2006)
    - Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân (1994)
    CHỨC VỤ HIỆN TẠI
    Vị tríTổ chứcThời gian bổ nhiệm
    Phó Tổng GĐCông ty Cổ phần FPT (FPT)
    Chủ tịch HĐQTCông ty Cổ phần Viễn thông FPT (FTC)1/10/2012
    CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮXem lịch sử mua - bán cổ phiếu [​IMG]
    Mã CPSố lượngTỉ lệTính đến ngày* Giá trị (tỷ VNĐ)
    FPT17,87007/05/20140.9
    CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
    Họ và tênQuan hệCổ phiếuSố lượngTính đến ngày* Giá trị (tỷ VNĐ)
    Lê Thế HùngChồngFPT328,12507/05/201417.1
    Chu Thị Thanh BìnhEm gáiFPT3,53107/05/20140.2
    Lê Thị Diệu HoaEm chồngFPT41,29507/05/20142.1
    Lê Diệu AnhEm chồngFPT28,15607/05/20141.5
    Chu Hùng ThắngEm traiFPT15,93707/05/20140.8
  7. newbieckvn

    newbieckvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2014
    Đã được thích:
    231
    Chân dung "Nữ tướng" đang điều hành FPT


    Ông Trương Đình Anh sẽ nghỉ phép 2 tháng từ 1/8-30/9. Trong khoảng thời gian này, bà Chu Thị Thanh Hà sẽ đảm nhận các công việc của Tổng giám đốc.[​IMG]

    Tiểu sử:
    Họ tên

    Chu Thị Thanh Hà

    Năm sinh

    1974 (38 tuổi)

    Trình độ văn hóa

    Cử nhân Kinh tế

    Trình độ chuyên môn

    Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

    Chức vụ

    Phó Tổng GĐ - Công ty Cổ phần FPT (FPT)

    Phó Chủ tịch HĐQT FPT Telecom

    Thành viên HĐQT FPT Online

    Gia đình:

    Chồng: Lê Thế Hùng

    1994: Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

    1995: Gia nhập FPT

    2003-2005: Phó Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông FPT (tiền thân của FPT Telecom)

    Từ 2005: Phó Tổng Giám đốc FPT Telecom; Phó Chủ tịch HĐQT FPT Telecom

    2006: Lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Hawaii, Manoa, Hoa Kỳ

    Từ 8/2009 - 31/12/2011: Tổng Giám đốc FPT Telecom

    Từ 25/03/2011: Phó Tổng Giám đốc FPT

    Đặt cược sự nghiệp vào FPT

    Cuối năm 1993, FPT lần đầu tiên tổ chức tuyển dụng theo quy trình bài bản tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Với kết quả học tập xuất sắc và ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng, ứng viên Chu Thị Thanh Hà đã trở thành một trong những người FPT đầu tiên được tuyển dụng chính thức.

    Ở trường đại học, Chu Thị Thanh Hà học rất xuất sắc và tốt nghiệp chuyên ngành du lịch marketing ĐH Kinh tế Quốc dân khóa K32 (dưới TGĐ Trương Đình Anh 2 khóa).

    Vào FPT, Chu Thị Thanh Hà đảm nhiệm vị trí trợ lý của TGĐ Trương Gia Bình.

    Trong những năm đầu bà làm việc tại FPT, bà Hà đã làm việc tại nhiều vị trí khác nhau giữa các bộ phận của FPT theo chương trình đào tạo nhân viên mới do ông Lê Thế Hùng thiết kế. (Sau đó, bà Hà và ông Hùng kết hôn năm 1995).

    Đầu năm 1997, ông Trương Đình Anh thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến (FPT Online eXchange - FOX) tiền thân của FPT Telecom bây giờ. Bà Hà cùng tham gia và gắn bó với nơi này cho đến hiện tại.

    Trong những năm đầu, hoạt động chính của Trung tâm Internet FPT là cung cấp dịch vụ thiết kế và lưu trữ website. Đến năm 2002 mới trở thành nhà cung cấp kết nối Internet (IXP- Internet Exchange Provider).

    Năm 2003, Trung tâm Internet được truyền đổi thành Công ty truyền thông FPT (FPT Communications), được cấp phép cung cấp vụ ứng dụng Internet trong viễn thông OSP (Online Service Provider); cung cấp dịch vụ thẻ Internet Phone, Internet băng thông rộng tại Hà Nội và TP HCM.

    Năm 2005, Công ty truyền thông FPT đổi tên thành Công ty viễn thông FPT (FPT Telecom) và giữ tên gọi này cho đến bây giờ. Cũng trong năm 2005, FPT bắt đầu cung cấp dịch vụ game online.

    [​IMG]
    Ba Thành viên trong ban Tổng giám đốc của FPT:

    Bà Chu Thị Thanh Hà, ông Trương Đình Anh và ông Nguyễn Thế Phương

    ... Trở thành TGĐ FPT Telecom và phó TGĐ FPT

    Trương Đình Anh và Chu Thị Thanh Hà là hai nhân vật thuộc thế hệ kế cận thứ 2 ở FPT.

    Bà Chu Thị Thanh Hà hiện nắm giữ 11 cổ phiếu FPT.

    Chồng bà Chu Thị Thanh Hà là ông Lê Thế Hùng (sinh năm 1958), hiện 2.300.250 cổ phiếu, (tương đương 0,85% cổ phần) tại FPT.

    Ông Lê Thế Hùng (thường gọi là Hùng "râu") là một trong 14 thành viên sáng lập ban đầu của FPT; từng giữ chức Trưởng Ban kiểm soát của FPT.

    Nếu TGĐ Trương Đình Anh được biết đến với vai "thuyền trưởng", lo chiến lược, đường hướng, công nghệ thì bà Hà là một "nữ quản gia" điều hành hầu hết mảng nội chính ở FPT Telecom.
    Bà Hà giữ vị trí Phó Tổng giám đốc từ năm 2003 và đến tháng 8/2009, tiếp quản chức vụ TGĐ FPT Telecom từ ông Trương Đình Anh.

    Ông Trương Đình Anh tiếp tục giữ vai trò Chủ tịch FPT Telecom.

    Tháng 3/2011, khi ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc thì bà Chu Thị Thanh Hà cũng được cất nhắc vào vị Phó TGĐ Tập đoàn FPT.

    Đến cuối năm 2011, bà Hà đã chuyển giao chức vụ Tổng giám đốc FPT Telecom cho ông Nguyễn Văn Khoa để tập trung điều hành FPT.

    Đầu tháng 8/2012, FPT tổ chức gặp gỡ 52 nhà đầu tư với sự chủ trì của hai phó tổng giám đốc Chu Thị Thanh Hà và Nguyễn Thế Phương, mà không có Tổng giám đốc Trương Đình Anh tham dự.

    Tin đồn Trương Đình Anh đã bị tạm dừng làm Tổng giám đốc FPT rộ lên trong bối cảnh FPT vừa ra quyết định nêu rõ lãnh đạo các đơn vị trong tập đoàn sẽ bị miễn nhiệm nếu không hoàn thành 80% kế hoạch kinh doanh do chủ quan.

    Theo thông báo của FPT, ông Trương Đình Anh sẽ nghỉ phép 2 tháng từ 1/8-30/9 vì việc gia đình và sức khỏe cá nhân. Trong khoảng thời gian này, bà Chu Thị Thanh Hà sẽ đảm nhận các công việc của Tổng giám đốc.
  8. Jordan Belfort

    Jordan Belfort Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    138
    Ơ, chuyển qua PR FPT hả bác?

    Tập trung HNM đi chứ :)
  9. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.298
    2k của mình chắc k có tiền mua sữa cho con roi. Kkkkk
  10. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.298
    Tng của pác thơm quá.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này