HNX Chạm 80 sẽ điều chinh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cofdness3, 23/03/2012.

2988 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 04:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1709 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Chạy đi các bác, còn đứng đó làm gì nữa.
    1,2,3 chạy.......
  2. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Quan sát các phiên sắp đến: nếu chơi trò bò tùng xẻo thì tuyệt đối không vào bắt đáy vì chúng nó rút củi hết roài.

    Đi du lịch khoảng 6 tháng rồi quay lại thị trường.

    Lúc đó cp đa số sẽ rẻ hơn 60-90%.


    Chúc các bác chạy thành công.....
  3. antiSTB

    antiSTB Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Đã được thích:
    2
    ông chạy từ tết đến giờ

    hàng gì mà chạy tận 3 tháng lận
  4. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Vừa rồi vào kiếm được ít bác ợ. Nhưng tầm này mà ham hố thì không ổn roài.

    Coi chừng kẹp trả lại hết cho thị trường.
  5. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    dự kiến HNX thủng 45 trong tháng 7-9.
  6. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Bán sàn cũng phải bán nhé các bác.

    Bán bằng mọi giá, không thắc mắc, không lý do.....
  7. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Bác nào may mắn thoát được phiên hôm nay thì đem tiền gởi tiết kiệm hoặc mua vàng cất tủ gấp.

    Hàng trên đường về lựa bull mà té, đẩy cục than hồng cho thằng khác ôm.

    Khi nào HNX về 45-50 thì vào lại.

    Tuyệt đối không cưa chân bàn, không bắt đáy.
  8. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Việt Nam đang vào chu kỳ của khủng hoảng nhà đất, sẽ chạm đáy trong 4-5 năm nữa.

    Thị trường ck sẽ đi trước đó khoảng 2-3 năm.

    Trước khi thị trường đi vào uptrend thật sự sẽ có 1 giai đoạn fake uptrend, tức là uptrend kéo dài 3 tháng từ tháng 1/2012. Sau đó thị trường sẽ đi vào giai đoạn tích tuỹ downtrend kéo dài khoảng 18 tháng - 2 năm. Giai đoạn này cả 2 sàn sẽ thủng luôn đáy cũ vừa xác lập trước đó.

    Giai đoạn này gọi là giai đoạn đình đốn. Khoảng 40-50% công ty BĐS tuyên bố phá sản, nhiều công ty BĐS sẽ biến mất trên TTCK. Khả năng chính thằng VIC sẽ làm cho HO thủng đáy cũ.

    NHNN thay vì tập trung nguồn lực để cứu doanh nghiệp thì lại đi cứu các ngân hàng yếu kém. Việc này sẽ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng: căn bệnh khả năng sẽ lây lan nhanh chóng sang các ngân hàng có sức khoẻ tốt khi tình hình BĐS xấu đi.

    Tóm lại: run for your fuc,king life =))
  9. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Này thì BĐS:

    Đầu tư nước ngoài vào BĐS Hà Nội giảm mạnh
    Đầu tư nước ngoài vào bất động sản đang giảm mạnh
    UBND thành phố vừa cho biết, tính từ năm 2000 đến nay địa bàn có 2003 dự án BĐS có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đăng ký là 13,63 tỷ USD, đã giải ngân được 6,09 tỷ USD.
    Tuy nhiên giai đoạn 2009 đến nay đang có dấu hiệu giảm mạnh.

    Theo văn bản UBND Hà Nội gửi Bộ Xây dựng về tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản trên địa bàn tính từ năm 2000 đến nay có 2003 dự án đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đăng ký là 13,63 tỷ USD; đã giải ngân được 6,09 tỷ USD.

    Giai đoạn khởi sắc nhất của bất động sản là từ 2006-20010. Điều đó được chứng minh bằng nguồn vốn đăng ký giai đoạn này bằng 74,1% tổng vốn đăng ký từ năm 2000 đến nay; riêng năm 2008 vốn đăng ký 5 tỷ USD (chiến hơn 50% giai đoạn).

    Tuy nhiên, trong hai năm 2009 và 2010, có sự giảm đột ngột về vốn đầu tư đăng ký cũng như vốn giải ngân thực hiện. Nguyên nhân được cho là do tình hình suy giảm kinh tế tài chính của các nước trên thế giới, thành phố đang lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và khung giá đất bồi thường GPMB Hà Nội cao hơn so với địa phương khác. Trong năm 2011, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài chững lại. Thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến việc triển khai một số dự án theo kiểu cầm chừng.

    Điều đáng nói một số nhà đầu tư chỉ đăng ký để giữ chỗ, bằng chứng là vốn đầu tư thực hiện luôn có một khoảng trễ so vốn đầu tư đăng ký (chỉ bằng 40% vốn đầu tư đăng ký). Nguyên nhân do một số nhà đầu tư năng lực tài chính hạn chế, quá trình thực hiện dự án dài, nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn triển khai dự án do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

    Hà Nội cho biết, ngoại trừ một số dự án quy mô nhỏ, chủ đầu tư đảm bảo tiến độ, còn lại phần lớn các dự án đều có tiến độ chậm so với quy định. Nguyên nhân được cho là khó khăn khi giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, khi đã có mặt bằng chủ đầu tư vẫn chậm xây dựng điển hình là dự án của Công ty TNHH Booyoung Vina tại khu đô thị Mỗ Lao. Đa số các dự án trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch điều đó ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

    Hà Nội đặt ra mục tiêu từ nay đến 2015 sẽ từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ các khu đô thị tại khu vực huyện Hoài Đức, Từ Liêm, Hà Đông, Mê Linh, Đông Anh. Hoàn thiện cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ tai khu vực nội đô: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ…

    Xây dựng mới diện tích nhà ở khoảng 12,5 đến 15 triệu m2. Diện tích nhà bình quân đầu người đạt khoảng 23-24m2/người. Phát triển nhà ở xã hội (thuê, thuê mua, thu nhập thấp) khoảng 15.500 căn, tương đương khoảng 1,1-1,5 triệu m2.

    Theo Quang Phong

    Dân Trí
  10. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Này thì ngân hàng:

    Kết thúc quý I-2012 bức tranh thị trường tiền tệ vẫn chưa có dấu hiệu khả quan dù trần lãi suất huy động đã giảm. Tình trạng lách trần lãi suất vẫn âm thầm diễn ra; tín dụng đối với nền kinh tế giảm liên tiếp trong 3 tháng đầu năm. Nhiều chuyên gia cho rằng hướng điều hành chính sách tiền tệ và lộ trình tái cấu trúc của NHNN cần phải đẩy nhanh tốc độ và có tính minh bạch hơn.




    Dấu hiệu kinh tế suy giảm
    Theo số liệu mới nhất của NHNN, tính đến ngày 20-3, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 1,44% so với cuối năm trước; tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các NHTM tăng 1,56%; trong khi tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm ước giảm 2,13% so với cuối năm trước.
    Cùng với đó nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm. Nếu như quý I-2010 tăng trưởng kinh tế (GDP) là 5,83%, quý I-2011 là 5,43%, thì quý I-2012 chỉ còn 4%. Đây là quý tăng trưởng thấp nhất từ năm 2010 đến nay. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, mục tiêu năm 2012 không chạy theo tốc độ tăng trưởng nhưng cũng không thể để nền kinh tế rơi vào suy giảm, bởi nó ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
    Vì vậy, phải bảo đảm kinh tế tăng trưởng ít nhất trên 5-5,5%. Với tình hình trên nếu không có những giải pháp bứt phá quyết liệt, kinh tế năm nay sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
    Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội, nguyên nhân quý I tăng trưởng thấp và tín dụng sụt giảm do phụ thuộc vào vốn đầu tư của xã hội. Theo đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đang được kiểm soát chặt chẽ; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, nợ công nên cũng hạn chế; vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân dựa vào vốn vay NH, trong khi NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát, nên khó tiếp cận vốn và lãi suất đã giảm, vì thế khả năng hấp thụ vốn cũng khó.
    Bên cạnh đó, khó có dự án nào có hiệu quả với mức lãi suất dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Vì vậy, để nền kinh tế tăng trưởng ở mức chấp nhận được, đảm bảo ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, phải giải quyết ngay những nút thắt trong nền kinh tế, trong đó nút thắt quan trọng là vấn đề lãi suất.
    Vẫn vượt trần huy động
    Thanh khoản của hệ thống NHTM hiện nay so với thời điểm cuối năm ngoái đã cải thiện rất rõ nét trên thị trường liên NH. Đặc biệt, gần đây để xử lý tình trạng các NHTM rầm rộ triển khai dịch vụ giữ hộ vàng trả lãi suất rồi lấy vàng đó đi thế chấp vay vốn trên thị trường liên NH nên chịu chi phí kép (lãi vay NH và lãi giữ hộ vàng), NHNN đang đứng ra cho vay thanh toán bù trừ cho các NHTM.
    Thí dụ, NH A đang vay NH B. NHNN sẽ cho NH A vay để trả NH B, nhưng số tiền này sẽ được trả trực tiếp cho NH B chứ không đưa NH A. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng lách trần lãi suất huy động ở các NHTM. Theo các chuyên gia, ngoài vấn đề thanh khoản do nợ xấu gia tăng (do lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn), tình trạng lách trần lãi suất vẫn phổ biến còn vì lợi ích cục bộ của các NH do sợ mất khách hàng.
    Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, để triệt tiêu tình trạng lách trần lãi suất, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, xử lý mạnh hơn những NHTM vi phạm trần lãi suất. Bởi hoạt động kinh doanh tiền tệ đòi hỏi tính kỷ luật cao nhưng thời gian qua điều này còn yếu. Khi thị trường có những số liệu thật, minh bạch NHNN mới dễ điều hành.
    Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, bên cạnh thanh tra giám sát của NHNN cần thể hiện vai trò của Hiệp hội NH Việt Nam, các lãnh đạo NH trong việc thực hiện nghiêm các chủ trương của NHNN. Ngoài ra, người dân cũng nên thận trọng không chạy theo lãi suất cao, vì dù tiền gửi không mất nhưng bảo hiểm tiền gửi chỉ bảo hiểm số tiền nhất định và số tiền còn lại có thể bị kéo dài thời gian nếu NH gặp sự cố.
    Bình ổn lãi suất cho vay
    Nhiều NHTM cho biết thanh khoản đang thừa và rất nhiều tiền mặt nhưng không dám cho vay do sợ rủi ro không đòi được sẽ mất thanh khoản, NHNN sẽ cho vào nhóm thấp, không được tăng trưởng tín dụng. Vì thế mới xảy ra chuyện NH nào cũng chạy theo “số đẹp” để được nằm trong nhóm 1.
    Nhất là phân loại nợ theo Quyết định 493 của NHNN quy định khách hàng không có khả năng trả đúng vài ngày là chuyển nhóm nợ. NHTM nào nợ quá hạn trên 3% sẽ bị hạn chế nhiều hoạt động. Thực tế các NHTM đều hiểu cho vay lãi suất càng cao rủi ro càng lớn, nhưng vì giá vốn còn cao nên chưa thể giảm nhanh lãi suất.
    Trước tình trạng này, theo một chuyên gia NH, NHNN nên áp dụng phương án một mức khống chế chênh lệch giữa chi phí đầu vào với lãi suất đầu ra. Bởi hiện nay không ai biết giá vốn thực tế của các NHTM như thế nào, vì NHTM không chỉ huy động lãi suất 13% mà có nguồn tiền gửi thanh toán 5%.
    Vì vậy, NHNN cần thanh tra nhằm minh bạch chi phí và theo vị chuyên gia này lãi suất cũng phải được xem là mặt hàng giá cần bình ổn chứ không chỉ bình ổn giá xăng dầu, lương thực.

    :-":-":-":-":-":-":-":-"

Chia sẻ trang này