================>"Hỏa tốc": Chứng khoán tăng cực mạnh vì tin này==========>

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zigzak, 04/01/2012.

2977 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3716 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. available

    available Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2009
    Đã được thích:
    5
    Được cái nó oai hơn :))
  2. zigzak

    zigzak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2010
    Đã được thích:
    256
    [r2)]
  3. SendMe

    SendMe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2007
    Đã được thích:
    32.892
    haizza...Nghe các pak ở trên nói riết từ ngày này sang tháng nọ..rùi đâm nhờn mịa nó roài! Hết Quý 1 xem các pak ấy "hành động" thế nào đã!

    Chứ giờ thì ko ham mua sàn mà cũng chẳng mong bán được giá trần!
    Chuẩn bị dành chút xiền để ăn tết cùng với gia đình thôi!
  4. sakatago

    sakatago Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    1
    :)):)):)):)):))Tôi chơi CK 5 năm rồi. Mọi tình huống đều có sự chuẩn bị hết, chỉ ức cái là tài khoản của nhỏ lẻ ko được bảo mật, làm indicator cho MMs. BBS. Nhỏ lẻ có bao nhiêu tiền hàng, đang trong trạng thái margin hay không. Chúng nó biết hết thì đánh đấm gì [r37)]
  5. zigzak

    zigzak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2010
    Đã được thích:
    256
    Gấp lắm rồi, bác xem thêm: Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai chương trình hành động cụ thể ngay trong tháng 1/2012 này.
  6. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Oai giề, đi đâu có ai đó, bọn nào đó nói đến chứng khoán là im như thóc, có dám bàn tán giề đâu, ..............lô đề thì cả làng, cả nuớc chơi......vui như hội,.......chết chỗ ấy nó vinh quang, vì xanh chín..............:))
  7. available

    available Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2009
    Đã được thích:
    5
    Thì cứ phét là, thị trường khó khăn, phấn lớn là thua lỗ nhưng tao biết chọn mã nên vẫn có ăn :))
    Còn hơn mang tiếng cờ bạc lô đề :))
  8. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Úi giời, đừng tưởng chém gió mà bọn nó không biết nhá,.....có khi mồm nói bọn tao vẫn chọn hàng ngon, vẫn đi ngược,.......vv.......vv......dưng mà nó nhìn mặt thì dài như cái bơm,....không giống với thằng thắng cờ bạc đâu,....^:)^^:)^^:)^
  9. zigzak

    zigzak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2010
    Đã được thích:
    256
    CŨng phải cố tỏ ra ta là người chiến thắng chứ bác! Tụi nó cười, chắc giề nó vui?
  10. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Một cách nhìn khác:

    Đặt việc tái cấu trúc NH dưới góc nhìn này, cựu Giám đốc NH bang Vaud (Thụy Sĩ), chuyên gia tư vấn chiến lược NH Phạm Nam Kim đã chia sẻ với Thanh Niên nhiều ý kiến quanh vấn đề đang nóng bỏng hiện nay.
    Tái cấu trúc NH đã khởi động bằng việc hợp nhất, sáp nhập các NH thanh khoản yếu, ông nhận xét gì về việc này?
    Tôi cho rằng chúng ta đang quá chú trọng đến một vấn đề nhỏ, đó là sáp nhập mà quên đi ngành NH yếu ở điểm khác. Đó là tình trạng "mượn đầu heo nấu cháo" về kỳ hạn.
    Có thể khẳng định, tất cả hệ thống huy động của NH hiện nay đều đặt trên các sản phẩm có kỳ hạn và hầu hết là kỳ hạn ngắn do sự thiếu ổn định của lãi suất. Khi người ta thấy lãi suất biến động mạnh và có xu thế tăng nhanh thì không ai muốn gửi kỳ hạn dài.
    Người dân gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn nhưng doanh nghiệp vay đầu tư kỳ hạn dài. Sự mất thăng bằng kỳ hạn giữa tiết kiệm và đầu tư đã khiến các NH dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn và rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Vì vậy, tái cấu trúc NH phải tập trung cốt yếu vào việc thay đổi căn bản huy động vốn hiện nay.
    Cụ thể thay đổi "căn bản huy động" như thế nào, thưa ông?
    Ở hầu hết các quốc gia khác, gửi tiền cho đại chúng chỉ có 2 hình thức. Đó là gửi không kỳ hạn (sử dụng ATM) và gửi tiết kiệm với thời hạn là khả năng rút tiền theo quy định. Nếu rút trước thời hạn, sẽ bị phạt. Ví dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào NH, bạn có khả năng rút ra tối đa 10 triệu đồng/tháng. Nếu muốn rút 50 triệu đồng, phải báo trước 3 tháng; từ 50-500 triệu đồng phải 6 tháng. Còn muốn rút hết, phải bồi thường.
    Làm vậy, sẽ ổn định được nguồn gửi tiết kiệm dài hạn từ dân cư, tổ chức và giúp hệ thống NH cân bằng được kỳ hạn giữa tiền gửi và tiền vay, giải quyết vấn đề rủi ro thanh khoản hiện nay.
    Chính phủ kêu gọi tái cấu trúc nền kinh tế nhưng tiền ở đâu để tái cấu trúc khi vốn ODA, FDI đang giảm? Chúng ta phải trông vào nguồn gì nếu không phải là tiết kiệm quốc gia? Nếu vẫn để tình trạng tiết kiệm quốc gia đổ vào đầu cơ như thời gian qua, không thể nói đến tái cấu trúc nền kinh tế

    Còn loại lãi suất gửi tiền có kỳ hạn từ 6 tháng, 9 tháng, 1 năm thịnh hành ở VN thì ở nước ngoài, hình thức này chỉ dành cho doanh nghiệp, các tổ chức. Gửi kỳ hạn ngắn, phải là nguồn vốn lớn. Đây là xu hướng của tất cả các quốc gia khác và VN cũng không thể ngoại lệ.
    Lưu ý là giải pháp này phải áp dụng đồng bộ lên cả hệ thống NH thì mới thành công. Còn chỉ một hay vài NH thực hiện, vốn tất nhiên sẽ chảy từ chỗ này qua chỗ khác, giải pháp sẽ thất bại.
    Giải pháp của ông đặt NH ở vai trò quyết định nhưng thực tế các NH trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với các kênh đầu tư khác trong việc huy động vốn. Nên cho dù áp dụng trên cả hệ thống như ông nói, cũng khó tránh được khả năng rút vốn ồ ạt để chuyển sang các kênh khác?
    Tất nhiên không thể triển khai đơn thuần mà phải đồng loạt các biện pháp. Đó là thắt chặt thị trường đầu cơ vàng, ngoại tệ. Việc này cũng đã được NHNN triển khai mạnh trong thời gian qua. Nếu tiếp tục thắt chặt các kênh này, sẽ chỉ còn một giải pháp là gửi tiết kiệm và đây là việc chúng ta phải làm.
    Chính phủ kêu gọi tái cấu trúc nền kinh tế nhưng tiền ở đâu để tái cấu trúc khi vốn ODA, FDI đang giảm? Chúng ta phải trông vào nguồn gì nếu không phải là tiết kiệm quốc gia? Nếu vẫn để tình trạng tiết kiệm quốc gia đổ vào đầu cơ như thời gian qua, không thể nói đến tái cấu trúc nền kinh tế.
    Nghĩa là tái cấu trúc kinh tế thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào tái cấu trúc hệ thống NH?
    Đúng thế. Tất cả các nước đều phát triển dựa trên tiết kiệm quốc gia. Đó là khoản tiền dư mà doanh nghiệp, người dân không dùng đến, gửi tiết kiệm NH. Chức năng của một NH là biến đổi tiết kiệm thành đầu tư dài hạn để phục vụ cho kinh tế quốc gia. Khi họ không đảm nhiệm công việc này là không làm tròn nhiệm vụ của họ.
    Hiện tại, NH Việt Nam cũng cho vay doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là lấy ngắn hạn cho vay dài hạn. Một doanh nghiệp đầu tư lâu dài, không thể chỉ vay 6 hay 12 tháng.
    Chúng ta có thể nhìn thấy các hồ sơ "đẹp"; những kỳ hạn huy động, cho vay "khớp" nhau nhưng trên thực tế không phải như vậy. Họ có nhiều cách để "lách" như đảo nợ khi đáo hạn, hoặc đổi sang NH khác. Đó là lý do các NH triền miên trong rủi ro thanh khoản.
    Nên để có được nguồn tiết kiệm quốc gia ổn định phục vụ phát triển đất nước, chỉ có cách mà tôi đã nói trên. Trên thế giới, nước nào cũng áp dụng giải pháp này. Ngay cả thời kỳ những năm 1980 khi mà lạm phát cao ở nhiều nước, hệ thống này vẫn chạy như thường.
    Bên cạnh đó, phải thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu phát triển. Thị trường trái phiếu không phải là thị trường đại chúng nên cần có quy định bắt buộc các quỹ, các tổ chức, bảo hiểm... phải dành một tỷ lệ vốn tối thiếu để mua trái phiếu. Như vậy sẽ có thêm nguồn vốn dài hạn để phục vụ việc phát triển đất nước bên cạnh nguồn tiết kiệm từ NH như nói trên.

Chia sẻ trang này