Hôm nay cuối phiên ko xanh em thề ko chơi chứng khoán nữa các anh BBs ạ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thichlachet, 01/07/2010.

7167 người đang online, trong đó có 1146 thành viên. 13:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3122 lượt đọc và 96 bài trả lời
  1. ckvn123

    ckvn123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Tuổi gì mà đòi phán TTCK xanh hay đỏ ;)
  2. thanhi

    thanhi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Đã được thích:
    0
    VN Index 01/07/2010 504.02 :((
  3. thichlachet

    thichlachet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa anh em tuổi tí ạ. Em có phán đâu ạ. còn anh tuổi mèo à? thế anh ăn m...ứ....t em ko?=))=))=))
  4. kimdonguc

    kimdonguc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2010
    Đã được thích:
    26
    thoai thế là có một người rời bỏ thị trường. Chúc bạn may mắn trong các lĩnh vực khác[r2)][r2)][r2)]
  5. thichlachet

    thichlachet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2010
    Đã được thích:
    0
    thứ 3 ngày 13/7 hãy PM cho em. Nhớ :)>-
  6. tooler

    tooler Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2008
    Đã được thích:
    0
    đổi nick đi, nói ko biết ngượng >:)
  7. hamacoi

    hamacoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    320
    chủ thớt nghỉ chơi chứng đê :D
  8. ChienBinhJeep

    ChienBinhJeep Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    23.627
    =))=))=))=))=))=))=)). Thề có sao đâu...:)) Bộ trưởng thề trước đại biểu QH còn sai mà.:))
  9. lux3011

    lux3011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    2.122
    Sinh nhật của em đấy. Hôm đó sẽ có nhiều tổ chức đánh lên để chúc mừng nhà em. Hi hi =))
  10. cophieumayman

    cophieumayman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chết rồi các bác ạ. Đây này các bác đọc xem.

    Paul Krugman: Cuộc khủng hoảng lần thứ Ba [​IMG][​IMG] Trong bài bình luận mới nhất trên New York Times vào hôm thứ Hai, Paul Krguman cho rằng thế giới đang tiến vào thời kỳ của một cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ Ba. Nguyên do chủ yếu là vì các sai lầm chính sách về thắt chặt ngân sách quá sớm.

    Tình trạng suy thoái kinh tế thì thường phổ biến nhưng khủng kinh tế lại hiếm gặp. Theo như tôi được biết, chỉ có hai kỷ nguyên trong lịch sử kinh tế được mô tả rộng rãi như là cuộc khủng hoảng kinh tế tại thời điểm đó: thứ nhất là những năm giảm phát và bất ổn theo sau nỗi kinh hoàng năm 1873 và thứ hai là những năm với tình trạng thất nghiệp liên miên theo sau cuộc Đại Khủng hoảng thời kì 1929-1931.

    Tuy nhiên, cả cuộc khủng hoảng kinh tế lâu dài của thế kỷ 19 hay cuộc Đại Khủng Hoảng của thế kỷ 20 đều không phải là thời kỳ suy giảm liên miên, mà trái lại, cả hai thời kỳ suy thoái đó đều có những khoảng thời gian mà nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Mặc dù vậy, những khoảng thời gian tăng trưởng này không bao giờ đủ để khôi phục những tổn thất từ sự đình trệ trước đó, và thường những khoảng thời gian hồi phục này đều có những tái phát theo ngay sau.
    Tôi lo lắng rằng vào thời điểm hiện tại, chúng ta đang ở vào những giai đoạn đầu tiên của một cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ ba trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng này có lẽ sẽ giống với cuộc suy thoái lâu dài sau thời điểm năm 1873 hơn là cuộc Đại Khủng Hoảng khủng khiếp của thế kỷ 20. Tuy nhiên, những hao tổn của cuộc suy thoái sắp tới đối với nền kinh tế thế giới và hơn thế là đối với hàng triệu con người phải chịu tai họa của việc thất nghiệp chắc chắn sẽ rất to lớn.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ ba này chủ yếu sẽ là một sự thất bại về mặt chính sách. Trên toàn thế giới, gần đây nhất là tại cuộc gặp gỡ G20 vô cùng nhàm chán vào cuối tuần trước, các chính phủ đang bị ám ảnh về tình trạng lạm phát, trong khi mối đe đọa thật sự lại nằm ở tình trạng giảm phát, và chính phủ rao giảng về sự cần thiết của việc thắt chặt chi tiêu trong khi vấn đề thực sự lại nằm ở việc chi tiêu không hợp lý.
    Vào năm 2008 và 2009, chúng ta dường như đã học được một số bài học từ lịch sử. Không giống những người tiền nhiệm đã tăng lãi suất nhằm đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà lãnh đạo hiện thời của Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương châu Âu giảm lãi suất và tiến đến việc giúp đỡ thị thường tín dụng. Không giống như các chính phủ trước đây cố gắng cân đối ngân sách nhằm đối mặt với nền kinh tế đang chìm dần, các chính phủ ngày nay cho phép tăng thâm hụt ngân sách. Những chính sách hợp lý hơn đã giúp nền kinh tế thế giới tránh được sự sụp đổ hoàn toàn: tình trạng suy thoái gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính có thể cho rằng đã chấm dứt vào mùa hè vừa qua.
    Tuy nhiên, các nhà lịch sử của tương lai sẽ cho chúng ta biết rằng đây vẫn chưa phải là kết thúc của cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ ba, cũng giống như sự hồi phục kinh tế bắt đầu vào năm 1933 cũng không phải là điểm cuối của cuộc Đại khủng hoảng. Sau tất cả, tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là thất nghiệp trong thời gian dài, sẽ vẫn tiếp tục tồn tại ở một mức độ lẽ ra đã được coi là thê thảm không lâu trước đây, và cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm nhanh. Cả nước Mỹ cũng như châu Âu đang tiến bước trên con đường đến cái bẫy giảm phát giống như nước Nhật.
    Đối mặt với bức tranh kinh tế đáng lo ngại như thế này, chúng ta lẽ ra có thể hy vọng vào việc những nhà hoạch định chính sách sẽ nhận ra rằng họ vẫn chưa làm tốt việc khôi phục lại nền kinh tế. Tuy nhiên không phải vậy: trong những tháng vừa qua đã có những sự hồi sinh vô cùng ấn tượng về tiền mặt và cân đối ngân sách chính thống.
    Theo như lối nói hoa mỹ, lối hành xử truyền thống thể hiện rõ ràng nhất ở khu vực châu Âu, bao gồm những khẳng định rằng việc tăng thuế vào cắt giảm chi tiêu sẽ thật sự có thể làm nền kinh tế phát triển bằng cách tăng sự tự tin của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, là một vấn đề thực tiễn, nước Mỹ lại không thực hiện được hành động này một cách khá khẩm gì hơn. Cục dự trữ liên bang Mỹ dường như nhận ra được những mối lo giảm phát nhưng những gì nó định làm nhằm đối phó với mối lo này lại chẳng mang ý nghĩa gì. Chính quyền Obama thấu hiểu được mối đe đọa của việc thắt chặt tài khóa vội vã, nhưng vì những người ở Đảng Cộng hòa và đảng viên bảo thủ ở Đảng Dân Chủ trong Quốc hội sẽ không thông qua những gói trợ giúp thêm cho các chính phủ bang, việc thắt chặt này dù sao cũng sẽ phải tiến hành với hình thức cắt giảm ngân sách bang và các địa phương.
    Vì sao có những sai lầm chính sách?
    Vì sao lại có những sai lầm trong chính sách như vậy? Những người cứng rắn thường viện dẫn chứng về những khó khăn mà Hy Lạp cũng như các nước khác ở khu vực châu Âu đang gặp phải nhằm biện hộ cho những hành động của họ. Sự thật rằng các nhà đầu tư trái phiếu đang quay đầu lại chính phủ với các thâm hụt khó giải quyết. Cũng không có bằng chứng nào cho rằng sự thắt chặt tài khóa ngắn hạn nhằm đối mặt với nền kinh tế đang khủng hoảng có thể làm yên lòng các nhà đầu tư. Trái lại, Hy Lạp đã đồng ý với việc thắt chặt vô cùng cứng rắn chỉ để thấy rằng những mối đe dọa đang lan rộng hơn; Ailen đã áp dụng những cắt giảm nghiêm khắc trong chi tiêu công cộng chỉ để được nhận lại sự đối xử của thị trường như là một mối hiểm họa tồi tệ hơn cả Tây Ban Nha, nước vô cùng dè dặt trong việc chữa bệnh bằng phương thuốc của những nhà làm chính sách cứng rắn
    Có vẻ như thị trường tài chính đang hiểu những vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách dường như không hiểu: trong khi những trách nhiệm về tài khóa dài hạn vô cùng quan trọng thì việc cắt giảm chi tiêu vào giai đoạn giữa của cuộc suy thoái kinh tế có thể làm trầm trọng hơn cuộc suy thoái và dọn đường cho khả năng giảm phát, đã thật sự là một hành động gậy ông đập lưng ông, hại chính bản thân mình.
    Vì vậy, tôi thật sự không nghĩ đây là vấn đề về Hy Lạp, hay là vấn đề về bất cứ một sự nhận thức thực tiễn nào về sự đánh đổi đổi qua lại giữa thâm hụt và việc làm. Thay vào đó, sự chiến thắng của một thể chính thống chẳng có sự liên quan gì đến những phân tích dựa trên lý trí cả, những phân tích mà nguyên tắc của nó dựa trên việc một người thể hiện năng lực lãnh đạo của họ trong những thời điểm khó khăn bằng cách để cho những người khác phải chịu đựng sự đau đớn.
    Ai sẽ là người trả giá cho chiến thắng của quan điểm chính thống này? Câu trả lời là hàng chục triệu người bị mất việc, nhiều người trong số đó sẽ không có việc làm trong nhiều năm trời, và có những người sẽ thất nghiệp vĩnh viễn.

    Liên Phạm/ Nguyên Bùi


    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((

Chia sẻ trang này