HOT .. Xu hướng phiên GD ngày 31/12/2009 và đầu năm 2010 ... tất cả đã nằm trong toán tính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuong1971, 30/12/2009.

5126 người đang online, trong đó có 556 thành viên. 22:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4827 lượt đọc và 51 bài trả lời
  1. phuong1971

    phuong1971 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng đó NN nó thực hiện lâu rồi, chính sách của mình đôi khi chậm nhưng đang hướng tới đó đấy
    Đồng ý đánh giá này nhưng ý mình nói nếu cái QĐ này ok thì các DN sẽ ko găm giữ ngoại tệ như vậy tiền sẽ có 1 số lọt sang KD CK [:D]
  2. caoxaphao

    caoxaphao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Đã được thích:
    245
    Chú Chủ Pịc nói đúng đấy Quí 4 mà trong tài khoản ko có mấy iem XD, vật liệu và BĐS thì coi

    như Mâm cỗ Tất Liên thiếu Rượu và Thịt ý [r2)][r2)][r2)]
  3. phuong1971

    phuong1971 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    0
    [r2)]
  4. bocap1

    bocap1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    hịhị topic của chủ thớt phân tích quá chuẩn không thấy có Trim Nợn nào dám vào lảng vảng
    UPPPPPPPPPPPPPP UPPPPPPPPPPPPPPP UPPPPPPPPPPPPPPPPPP
  5. thoikhunghoang

    thoikhunghoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    [:D]

    Một số nhận định của Ông Nghĩa này trùng máu với chủ top [r23)]


    Đầu năm 2010 “Cơn lốc màu xanh” tăng tốc

    Năm 2009 là một năm tương đối đặc biệt đối với TTCK Việt Nam khi nhà đầu tư đã được trải nghiệm tất cả các cung bậc của thị trường. Từ tuyệt vọng đầu năm đến lạc quan thái quá cuối quý III và bi quan thái quá cuối tháng 11 và đầu tháng 12.

    Cơ lốc màu xanh đã trở lại?

    Hai tháng cuối năm là hai tháng khó khăn của TTCK Việt Nam, đặc biệt là thời điểm cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Ngày 27/11, tôi đã nhận định cơn lốc màu xanh có thể sẽ bắt đầu trở lại trong tháng 12 do thị trường đã giảm 23% từ đỉnh và các yếu tố vĩ mô cũng như kết quả kinh doanh của DN sẽ rõ ràng hơn trong tháng 12.

    Thực tế là sau đó thị trường đã tăng 3 phiên liên tiếp và sau đó điều chỉnh thêm 11% (VN-Index đạt đáy 434,87 điểm vào ngày 17/12). Có một vài nguyên nhân chính khiến cho cơn lốc màu xanh chưa trở lại ngay đó là:

    1. Nguyên nhân quan trọng nhất là các 1 tin đồn thất thiệt (tin NHNN phát hành tín phiếu bắt buộc hút tiền về, NHNN nâng LSCB và dự trữ bắt buộc, phát hành tiền đồng mệnh giá 1 triệu, các dự đoán về lạm phát cao...).

    Những tin đồn ra liên tiếp khiến thị trường rơi vào trạng thái mất niềm tin, cộng hưởng với các tin đồn về giải chấp của các CTCK và phương pháp đầu tư chưa chuyên nghiệp, chủ yếu theo đám đông khiến cho thị trường rơi thái quá (điều chỉnh 34% so với mức trung bình 25%).

    Những tin đồn xuất phát từ thế lực đánh xuống, lợi dụng chính sách vĩ mô chưa rõ ràng. Thực tế sau này cho thấy, tất cả các tin đồn hoặc dự đoán trên đều sai. Thị trường đã phản ứng thái quá, mặc dù đã có nhiều phân tích những thông tin hay nhận định đó là không có cơ sở.

    2. Các ngân hàng nhỏ khó khăn thanh khoản tạm thời do hiệu ứng cuối năm đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao, cùng với việc thị trường vàng và thị trường ngoại hối tăng nóng khiến tâm lý nhà đầu tư lo lắng và mất ổn định. Thị trường đã có dấu hiệu hồi phục từ giữa tháng 12, hay nói cách khác "cơn lốc màu xanh" đã bắt đầu chuyển động từ giữa tháng 12. Điều này là do các yếu tố vĩ mô trở nên rõ ràng hơn trong nửa cuối tháng này.

    Tính đến nay, VN-Index đã hồi phục khoảng 10% từ đáy (17/12- 29/12). Sự điều chỉnh của thị trường trong 2 phiên gần đây là hợp lý sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp. Đây được coi là sự lấy đà cho một vòng xoáy đi lên mới của cơn lốc màu xanh trong tháng 1/2010.

    6 lý do khiến “cơn lốc mày xanh” tăng tốc

    1. Sự chưa rõ ràng về các chỉ số vĩ mô 1 và các chính sách vĩ mô quan trọng đã được loại bỏ. Do vậy, các tin đồn thất thiệt sẽ bị hạn chế. Lạm phát cả năm duy trì ở mức vừa phải, dưới 7%, lãi suất cơ bản do vậy không thay đổi trong tháng 1/2010.

    Thâm hụt ngân sách khoảng 7% thấp hơn so với kế hoạch và thấp hơn nhiều so với dự đoán của các tổ chức quốc tế (10%) . Thâm hụt thương mại năm 2009 là 12 tỷ USD, cao hơn kế hoạch, tuy nhiên được bù đắp lại bởi giải ngân ODA và FDI lớn hơn kế hoạch. Hạn mức tín dụng cho cả năm 2010 là 25% thoạt nghe có vẻ tiêu cực (thấp hơn so với 2010), nhưng nếu nhìn vào sự tăng trưởng so với mức tín dụng lớn năm 2009 thì 25% là một mức tăng trưởng tín dụng khá lớn cho nền kinh tế.

    2. Nếu như khó khăn về dòng tiền là vấn đề của những tháng cuối năm thì vấn đề này sẽ được giải tỏa từ đầu năm 2010. Nguồn tiền sang năm mới sẽ được khơi thông do một số lý do sau:
    Hạn mức tín dụng mới sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2010, các ngân hàng có thể tiếp tục cho vay ra nền kinh tế.

    Các công ty chứng khoán hạn chế sử dụng đòn bẩy cuối năm để chốt sổ sẽ tiếp tục cho phép sử dụng sang đầu năm mới.

    Chính sách kết hối ngoại tệ của NHNN bắt đầu từ 31/12, theo đó các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải bán lại ngoại tệ khiến một lượng tiền lớn sẽ được đẩy vào hệ thống ngân hàng, và điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho TTCK.

    3. Chứng khoán sẽ là kênh hấp dẫn trong đầu quý vì hai lý do. Thứ nhất, kênh vàng (sàn vàng) và ngoại hối - nhân tố gây bất ổn vĩ mô cuối năm 2009 - đã và sẽ bị kiểm soát chặt trong năm 2010.

    Thứ hai, giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam đang rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới do đã điều chỉnh sâu (chỉ số P/E của HOSE khoảng 13x, HNX 12x). Khối ngoại liên tiếp mua ròng lớn trong thời gian vừa qua chứng minh điều này. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp sẽ công bố kết quả kinh doanh mà chúng tôi đánh giá là vẫn khả quan (mặc dù không được tốt như các quý trước).

    4. Một số yếu tố khác cũng ủng hộ cho thị trường tháng 1/2010 là việc các nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước có tâm lý chờ đợi sang năm mới mới giải ngân khi các chính sách vĩ mô (đặc biệt là ngoại hối đối với nước ngoài) đã rõ ràng.

    5. Thị trường quốc tế và Mỹ vẫn đang trong giai đoạn thứ nhất của quá trình phục hồi đặc biệt là khi gần đây Chính phủ Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ thị trường bất động sản và giữ LSCB ở mức thấp Điều này sẽ hỗ trợ về mặt tâm lý cho thị trường Việt Nam.

    6. Thuế chứng khoán sẽ được thu từ ngày 1/1/2010, nhưng thực ra nhà đầu tư đã được chuẩn bị về mặt tâm lý từ 2 năm nay nên tác động sẽ không lớn. Hơn nữa đây là khoản chi phí nhỏ (0,1%), chỉ làm tăng nhẹ chi phí giao dịch. Một số nhà đầu tư lo lắng về việc đợt sóng vừa qua là do các tổ chức tạo ra để đẩy giá trị tài sản ròng lên và sau khi xong mục đích họ sẽ xả !

    Có thể thực tế các tổ chức muốn vậy, nhưng theo dõi giao dịch của các tổ chức cho thấy, họ không đóng vai trò dẫn dắt thị trường và không có tác đông đủ lớn để làm được điều này. Như vậy tôi kỳ vọng vào việc cơn lốc màu xanh sẽ tiếp tục trong tháng 1/2010 sau giai đoạn khởi động từ giữa tháng 12. Tuy nhiên, thị trường vẫn có khả năng sẽ chuyển động theo một hướng riêng nằm ngoài dự đoán, nếu chính sách vĩ mô có những biến động lớn và bất ngờ.

    TS. Nguyễn Trọng Nghĩa

    Giám đốc Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư, CTCK Thăng Long
  6. niemro

    niemro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    0
    cam on Bac vi bai viet rat tot
  7. phuong1971

    phuong1971 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Mục (1) đã được trả lời đây:

    Thứ 4, 30/12/2009, 15:22 ​
    Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước bán ngay 30% số dư tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn
    [​IMG]

    Số ngoại tệ còn lại, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sẽ thực hiện bán cho Tổ chức tín dụng được phép trong vòng 2 tháng đầu năm 2010.



    Nội dung theo Thông tư Quy định việc mua-bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước do phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình ký vừa ban hành hôm nay (30/12).

    Thông tư nêu rõ, đối với số dư tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức (Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước) tại Tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm 31/12/2009 (trừ các khoản ký quỹ, đặt cọc hay bảo lãnh cho nghĩa vụ nợ trong tương lai): Tổ chức thực hiện bán ngay 30% số dư tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn tại thời điểm ngày 31/12/2009. Số ngoại tệ còn lại, Tổ chức sẽ thực hiện bán cho Tổ chức tín dụng được phép trong vòng 2 tháng đầu năm 2010.
    Đối với số dư tiền gửi không kỳ hạn của Tổ chức tại Tổ chức tín dụng được phép vào ngày 31/12/2009, thì tổ chức giữ lại số ngoại tệ cần thiết để phục vụ nhu cầu thanh toán và số ngoại tệ hiện đang giữ cho mục đích ký quỹ, đặt cọc hay bảo lãnh cho nghĩa vụ nợ trong tương lai; số ngoại tệ còn lại Tổ chức phải bán ngay cho Tổ chức tín dụng được phép.
    Thông tư quy định, Tổ chức tín dụng được phép chuyển 30% số ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức vào Tài khoản “quản lý và giữ hộ”. Đồng thời, Tổ chức tín dụng được phép thông báo ngay cho Tổ chức muộn nhất đến ngày 06/01/2010 phải bán cho Tổ chức tín dụng được phép số ngoại tệ đã chuyển sang Tài khoản “quản lý và giữ hộ” nói trên.

    Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm tự cân đối ngoại tệ để thực hiện việc mua – bán ngoại tệ với các Tổ chức theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức tín dụng được phép phải đảm bảo thực hiện các quy định của NHNN về việc duy trì trạng thái ngoại hối tại thời điểm thực hiện việc mua - bán ngoại tệ với các Tổ chức.

    Trường hợp việc mua ngoại tệ từ Tổ chức làm vượt trạng thái ngoại hối của Tổ chức tín dụng, Tổ chức tín dụng được phép thực hiện bán ngay cho NHNN số ngoại tệ vượt trạng thái theo tỷ giá NHNN niêm yết mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm giao dịch. NHNN sẽ bán lại số ngoại tệ này cho Tổ chức tín dụng được phép để bán cho Tổ chức khi Tổ chức yêu cầu theo tỷ giá NHNN niêm yết bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm giao dịch


    Việc mua – bán ngoại tệ theo nội dung quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước trên 50% theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005 và không phải là Tổ chức tín dụng). Cụ thể gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Tổng công ty Hóa chất Việt Nam); Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Nam; Tổng Công ty Lương thực Miền Nam; Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc; Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam.
    Thông tư có hiệu lực kể từ ngày hôm nay (30/12).

    V.Minh
    Theo SBV


  8. phuong1971

    phuong1971 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Mục (4) cũng đã được khẳng định đây:

    Thứ 4, 30/12/2009, 22:16 ​
    Chấm dứt hoạt động sàn giao dịch vàng trên toàn quốc từ 31/3/2010
    [​IMG]


    Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày hôm nay, ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động.



    Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước phải có trách nhiệm rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quản lý vàng để trình Chính phủ ban hành thành một Nghị định quản lý đối với vàng theo hướng Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với loại hàng hóa đặc biệt này.
    yêu cầu không được tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức.
    Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày hôm nay, ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động.
    Nghĩa là đối với những sàn vàng đang hoạt động thì công việc kinh doanh bắt buộc phải ngừng trước ngày 30/3/2010.
    Đối với hoạt động kinh doanh vàng là đồ trang sức vẫn được phép tiến hành bình thường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhưng để hoạt động này đi vào nề nếp và đúng quy định thì Ngân hàng nhà nước và UBND cấp tỉnh phải có sự tổ chức và hướng dẫn cụ thể.
    cũng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ ngay quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định số 3/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006.
    Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ hai phương án xử lý sàn vàng: Chấm dứt hoạt động kinh doanh của các sàn vàng; hoặc tiếp tục cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước một cách chặt chẽ trong đó mức dự kiến kỹ quỹ có thể lên đến 100%.
    Ngày 22/12 vừa qua, Thường trực Chính phủ cũng đã có cuộc họp bàn về việc quản lý nhà nước đối với mọi loại hình sản xuất, kinh doanh vàng và quản lý hoạt động sàn giao dịch vàng.​

    Hạnh Lệ (theo Chinhphu.vn)
  9. phuong1971

    phuong1971 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Thứ 4, 30/12/2009, 14:49 ​
    Năm 2010, khống chế nhập siêu ở mức 14,5 tỷ USD
    [​IMG]

    Năm 2010, song song với mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên 6% so với năm 2009 (59,9 tỷ USD), Quốc hội cũng đặt ra yêu cầu kiểm soát nhập siêu hiệu quả.



    Mặc dù đã lên phương án khá cụ thể để đối phó với tình trạng nhập siêu theo hướng kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu hàng tiêu dùng... nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy nhập khẩu thường tăng trưởng cao hơn XK.

    Năm 2009, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 20,7%, giảm 8,1% so với năm 2008 (28,8%) nhưng nhập siêu cả năm 2009 vẫn ở mức cao, gần 12 tỷ USD. Theo phân tích của Bộ Công Thương, nhập siêu gia tăng chủ yếu do nhập hàng tiêu dùng.
    Một số nguyên nhân được cho là đã kích thích hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng: đồng USD mất giá so với các đồng ngoại tệ khác như yên Nhật, euro, nhân dân tệ... dẫn đến giá nhập khẩu từ các thị trường này tăng; tác động tích cực từ gói kích cầu của Chính phủ đã làm tăng sức mua và tiêu dùng của xã hội.
    Đồng thời, nền kinh tế đã bước qua giai đoạn khó khăn và người tiêu dùng nới lỏng chi tiêu đối với nhiều mặt hàng như đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, ô tô...
    Cung tiền lớn do gói kích cầu và các ngân hàng nới lỏng cho vay tiêu dùng linh hoạt, cho vay tín chấp cũng là một trong những nguyên nhân. Các mặt hàng máy móc thiết bị điện sử dụng trong gia đình (tivi LCD, Plasma, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…) giá giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN thấp 0-5% nên khiến cho sức mua của người dân tăng mạnh.

    Tỷ giá VNĐ/USD được duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài có lợi cho nhập khẩu. Giá cả hàng hóa của thế giới giảm mạnh, trong khi đó giá hàng hóa Việt Nam lại không giảm, dẫn đến hút hàng hóa nước ngoài vào; các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu ô tô các tháng cuối năm để hưởng lợi từ gói kích cầu do được giảm 50% thuế VAT và 50% lệ phí trước bạ sẽ kết thúc sau ngày 31/12/2009.
    Chính vì vậy, cùng với việc đặt mục tiêu XK năm 2010 ở mức 59,9 tỷ USD (tăng 6%) so với năm 2009 thì Bộ Công Thương dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2010 khoảng 74,4 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2009. Khống chế nhập siêu hàng hóa năm 2010 khoảng 14,5 tỷ USD (bằng mức nhập siêu năm 2007) tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu ở mức 24,3%.
    Nhưng do cơ cấu xuất nhập khẩu lạc hậu nên Bộ Công Thương dự báo, việc áp dụng các biện pháp để giảm nhập siêu sẽ vẫn chưa thực sự đem lại kết quả như mong muốn.

    Theo Bộ Công Thương, tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 khó có thể thấp hơn 9% vì kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu và giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu tiếp tục tăng (giá dầu thô hiện trong khoảng 70-80 USD/thùng, tăng mạnh so với các tháng đầu năm 2009).

    Giá bình quân nhập khẩu nhiều mặt hàng các tháng cuối năm 2009 tăng mạnh so với các tháng đầu năm, đặc biệt một số mặt hàng có giá tăng mạnh như dầu thô, sắt thép, phân bón, chất dẻo…

    Nếu lấy giá các tháng cuối năm 2009 để tạm tính cho năm 2010 (giá bình quân 3 tháng cuối năm tăng khoảng 10% so với bình quân cả năm 2009) thì với lượng nhập khẩu không thay đổi, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 cũng sẽ tăng khoảng 10% hoặc hơn.
    Cùng với đó, các dự án đầu tư nước ngoài đăng ký trong những năm vừa qua sẽ được giải ngân nhiều hơn trong năm 2010 do kinh tế phục hồi, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sẽ tăng.

    Các chương trình kích cầu sản xuất - đầu tư - tiêu dùng phát huy tác dụng sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu như sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu… tăng cao.

    Các doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội từ Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (trung hạn và dài hạn) để mua sắm máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời tận dụng cơ hội giá rẻ từ thị trường thế giới. Năng lực sản xuất trong nước được nâng cao thì nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ đầu tư, xây dựng, sản xuất, XK cũng gia tăng.
    Để kiểm soát nhập siêu, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp mạnh tay như: tiếp tục kiểm soát và hạn chế cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại hạn chế tối đa việc cấp ngoại tệ và cho vay VNĐ để nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, điện thoại di động và thực phẩm; hạn chế cho vay tiêu dùng trong nước đối với ô tô, hàng tiêu dùng.
    Bộ Công Thương căn cứ theo tình hình cụ thể tiếp tục quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng.

    Có thể xem xét nâng thời hạn cấp phép nhập khẩu tự động lên trên 5 ngày và kiểm soát chặt việc xác nhận thanh toán qua ngân hàng của doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình.

    Tăng cường kiểm soát nhập khẩu trước khi thông quan đối với hàng hóa thuộc: Danh mục hàng tiêu dùng phải nộp thuế trước khi thông quan; Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng; Danh mục hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Bộ Công Thương cũng sẽ đề nghị các Bộ, ngành có liên quan "vào cuộc" để hạn chế nhập siêu. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng hàng nhập khẩu như rau quả, thực phẩm, có quy trình kiểm tra chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này.

    Các Tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.
    Theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu giữ tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu năm 2010 bằng 20% thì nhập khẩu phải ở mức 71,9 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2009 và nhập siêu 12 tỷ USD.

    Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nhập khẩu năm 2010 sẽ khó tăng trưởng thấp hơn 9% kể cả trong trường hợp áp dụng quyết liệt các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu. Hơn nữa, các biện pháp kiềm chế nhập siêu hiện chưa "hóa giải" ngay được nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu là ở cơ cấu nhập khẩu.

    Hiện nay, các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng): ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, linh kiện ô tô dưới 9 chỗ, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm này rất thấp 8,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

    Đối với nhóm mặt hàng cần phải kiểm soát gồm các mặt hàng: sản phẩm từ thép, đá quý, kim loại quý, hàng hóa khác… cũng mới chiếm tỷ trọng 8,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
    Trong khi đó, nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng 82,6%, gấp 10 lần nhóm hàng hạn chế nhập siêu lại khó áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu.

    Dự kiến, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 của nhóm hàng này sẽ đạt 61,8 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2009. Đây là nhóm hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn định sản xuất không áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để quản lý. Nên việc áp dụng các biện pháp để giảm nhập siêu chưa thực sự đem lại kết quả như mong muốn ngay trong năm 2010.
    Theo Thanh Hương
    Công thương



  10. kotex_siteen

    kotex_siteen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    0
    thế là E biết mai phải vào A TÊ Ô rồi A à, hun A
    chị new2009 đâu chuẩn bị xèng ngày mai nhé[r2)]

Chia sẻ trang này