Hotell Nhà Áo Tím( Tầng 13)...Sống trong bão tố

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi QDTYC, 16/11/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3924 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 08:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24461 lượt đọc và 1026 bài trả lời
  1. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Em tìm được hàng roài thầy ui, nhưng 3 tháng nữa thầy hãy vào hàng Há Há =))=))=))
  2. phatloc

    phatloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Đã được thích:
    1.272
    Thế thì hóa ra thành lợn à[r37)][r37)][r37)]
  3. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Nhợn là nhợn thế nào? Để uptren hẳn hãy vào thầy ah, vào bây giờ chôn vốn, mà em cứ hót bừa thoai, trúng thì trúng mà chẳng trúng thì trật :)):)):))
  4. phatloc

    phatloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Đã được thích:
    1.272
    Há há...Thế thì quá thầy bói à...Tuần sau là úp rồi...:)):))
  5. suwon

    suwon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Hế lô cả nhà, dạo này bận quá giờ mới có thời gian mò vào top :D
    Chúc cả nhà kiếm được chút cháo trong thời buổi khó khăn này.
  6. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Chào ngày mới! Chúc cả nhà 1 ngày giao dịch thành công [};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-
  7. phatloc

    phatloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Đã được thích:
    1.272
    Vì sao chiến sự Triều Tiên lại được quan tâm đến thế?

    Thứ ba, 23/11/2010 22:50
    [​IMG] Triều Tiên đã nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc chiều 23/11/2010. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    (DVT.vn) - Vì sao hai miền Triều Tiên luôn trong tình trạng căng thẳng? Vì sao Trung Quốc không gây sức ép với Bắc Triều Tiên?

    Vì sao bán đảo Triều Tiên lại thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế?

    Triều Tiên nằm ở vị trí chiến lược của khu vực Đông Bắc Á, giữa Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Ngay từ thời xưa, nó đã thường xuyên là bối cảnh cho các cuộc giao tranh.

    Seoul hiện đang nằm trong tầm pháo của miền Bắc trong khi Tokyo bị tên lửa Bình Nhưỡng đe dọa. Thậm chí, người ta cho rằng Bắc Triều Tiên sở hữu tên lửa có thể bắn tới Mỹ.

    Nhìn rộng hơn, khu vực Đông Bắc Á hiện là nơi có hoạt động kinh tế sôi động bậc nhất trên thế giới, chỉ đứng sau EU và Bắc Mỹ. Vì vậy, các bên đều tỏ ra nhạy cảm trước mối đe dọa ở bán đảo Triều Tiên.

    Vì sao Trung Quốc không gây sức ép với Bắc Triều Tiên?

    Trung Quốc là bạn hàng thương mại chính của Triều Tiên và cũng là nguồn cung cấp hàng cứu trợ cũng như ủng hộ về mặt chính trị. Trung Quốc xem Bình Nhưỡng là một nhân tố quan trọng ở khu vực Đông Bắc. Vì thế, dù Trung Quốc đang ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế phương Tây, họ vẫn coi các toan tính chiến lược có tầm quan trọng lớn hơn mối quan tâm về kinh tế.

    Vì sao lại có hai chính phủ ở bán đảo Triều Tiên?

    Triều Tiên từng bị Nhật Bản xâm chiếm vào năm 1910 cho tới khi đế quốc này thất trận trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, Triều Tiên bị chia cắt với ranh giới là vĩ tuyến 38 theo tình hình thực tế của năm 1945.

    Các nỗ lực để thực hiện bầu cử thống nhất hai miền đã thất bại và tới năm 1948, hai nhà nước riêng biệt đã được thành lập. Hàn Quốc theo chủ nghĩa tư bản được Mỹ đỡ đầu còn miền Bắc theo chủ nghĩa xã hội được Liên Xô cũ hỗ trợ.

    [​IMG]
    Cuộc chiến giữa 2 miền Triều Tiên kéo dài từ năm 1948 đến tháng 7/1953 đã giết chết 2 triệu người dân và tàn phá cả vùng bán đảo.

    Cuộc chiến tranh Triều Tiên là gì?

    Khởi đầu là một cuộc nội chiến, nó biến thành cuộc chiến tranh đầu tiên mà Liên Hợp Quốc có vai trò về mặt quân sự, là cuộc chiến đầu tiên và duy nhất mà hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc đụng độ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và cuối cùng trở thành “cuộc chiến tranh giới hạn” đầu tiên. (Chiến tranh giới hạn là loại hình chiến tranh trong đó các bên tham gia không sử dụng mọi nguồn lực có thể để tham chiến).

    Các cuộc chiến theo kiểu du kích diễn ra ở miền Nam và những đợt chạm súng nổ ra ở khu vực biên giới trong thời kỳ 1948 - 1950. Tới ngày 25/6/1950, Bắc Triều Tiên mở một đợt tấn công toàn diện vào miền Nam với tham vọng thống nhất bán đảo dưới ngọn cờ của chủ nghĩa cộng sản. Lực lượng quân đội của Liên hợp quốc mà chủ yếu là lính Mỹ đã kháng cự lại các nỗ lực của Bắc Triều Tiên. Sau một mùa hè giao chiến, quân lực miền Bắc bị đánh bại và lực lượng Liên hợp quốc bắt đầu tiến qua vĩ tuyến 38 để chấm dứt cuộc chiến.

    Tới thời điểm đó, Trung Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc phản công để cứu đồng minh của họ. Cuối năm 1950, các lực lượng Liên hợp quốc đã bị đẩy lùi khỏi Bắc Tiều Tiên. Chiến tranh vẫn tiếp diễn tới giữa năm 1951 khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào tình hình trên mặt trận đã yên tĩnh hơn. Một hiệp định ngừng bắn được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.

    Dù 2 triệu người đã chết và cả vùng bán đảo bị tán phá, cuộc chiến chẳng giải quyết được điều gì. Cả miền Bắc và miền Nam đều vẫn còn trong tình trạng chiến tranh kể từ đó tới nay.

    [​IMG]
    Hàn Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên đã đánh chìm tàu Cheonan của nước này hồi tháng 3/2010 khiến 46 thủy thủ Hàn thiệt mạng

    Điều gì xảy ra sau chiến tranh?


    Bắc Triều Tiên là bên sở hữu hầu hết các cơ sở công nghiệp và các nguồn lực trên bán đảo vẫn là một phần của khối các nước xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, Hàn Quốc dù từng là một nước nông nghiệp nhưng lại đi theo hướng tư bản chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của các chính phủ cánh hữu để trở thành một quốc gia giàu mạnh.

    Tới năm 1970, Hàn Quốc đã vượt qua miền Bắc về kinh tế. Năm 1989, khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và cả đồng minh Trung Quốc của miền Bắc cũng cải tổ đường lối kinh tế. Bình Nhưỡng vẫn không hề thay đổi và khi thiếu đi sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa khác, họ lâm vào tình trạng nghèo đói.

    Chủ tịch Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên, người đã châm ngòi cho cuộc chiến năm 1950, qua đời năm 1994 và thay thế ông là người con Kim Jong-il. Tới cuối những năm 90, nạn đói càn quét miền Bắc và một số nguồn tin cho biết 10% dân số đã chết. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên vẫn không thay đổi và cũng chẳng sụp đổ.

    Vì sao hai miền Triều Tiên luôn trong tình trạng căng thẳng?

    Cả hai bên đều chưa từng ký hòa ước nhằm kết thúc chiến tranh mà chỉ đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Các cuộc đụng độ quân sự cỡ nhỏ đã xảy ra cả trên bộ và trên biển trong suốt 60 năm qua. Mỗi bên đều có tham vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên theo cách của họ dù cho Hàn Quốc tỏ ra kém hào hứng hơn vì lo ngại những thiệt hại trong lĩnh vực kinh tế một khi điều đó xảy ra.

    Hai miền Triều Tiên có hợp tác gì với nhau không?

    Trong giai đoạn 1997-2008, hai chính phủ Hàn Quốc nối tiếp nhau thực hiện chính sách “Ánh Dương” với sự hợp tác của Hàn Quốc. Điều này dẫn tới các hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào các năm 2000 và 2007 cũng như việc mở một khu du lịch và một khu công nghiệp Hàn Quốc ở miền Bắc. Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, hải quân hai bên cũng va chạm 2 lần vào Bình Nhưỡng vẫn tiến hành thử nghiệm hạt nhân.

    Năm 2008, chính phủ mới của Hàn Quốc lên nắm quyền và áp dụng chính sách cứng rắn. Mọi thứ bị đình lại và hiện chỉ còn khu công nghiệp Kaesong là dự án liên triều duy nhất còn hoạt động.

    [​IMG]
    Xung đột giữa 2 bên thực sự căng thẳng khi vào chiều nay, 23/11, Triều Tiên và Hàn Quốc nã pháo vào nhau. Ít nhất 2 lính Hàn đã thiệt mạng, 16 binh sĩ khác bị thương.
    Chiến tranh liên triều lần 2 có thể xảy ra?

    Theo nhận định của CNN, Hàn Quốc có quá nhiều thứ để mất trong một cuộc chiến như thế nên giải pháp quân sự trên diện rộng có vẻ sẽ không xảy ra. Ngoài ra, đa số các chuyên gia cũng tin rằng một cuộc chiến tổng lực với Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ của họ sẽ đồng nghĩa với sự chấm dứt của chính phủ Kim Jong-Il ở Bình Nhưỡng, vì thế Bắc Triều Tiên khó có thể để sự việc đi xa đến thế.

    Tuy nhiên, trong khi cả hai miền đều chưa muốn có một cuộc chiến toàn diện thì các cuộc trả đũa vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Điều đó sẽ khiến cả hai bị cuốn vào một sự leo thang và có thể dẫn tới chiến tranh.

    Tàn cuộc sẽ như thế nào?

    Rất khó để đánh giá điều đó. Bắc Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục như bây giờ trong hàng chục năm tới hoặc cũng có thể sẽ sụp đổ sau thời kỳ nắm quyền của Chủ tịch Kim Jong-il. Trong khi một số người cho rằng, Hàn Quốc có thể sẽ tìm cách thống nhất bán đảo và nắm quyền lãnh đạo thì chính họ lại lo ngại việc Trung Quốc sẽ lấy đầy khoảng trống quyền lực ở miền Bắc nếu chính phủ hiện nay sụp đổ.

    Điều đáng lo ngại nhất là ít người dám nghĩ tới một cái kết yên bình khi mà Bắc Triều Tiên thường xuyên hành động đầy đe dọa và lại sở hữu kho vũ khí hạt nhân.
    Hoàng Duy
  8. phatloc

    phatloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Đã được thích:
    1.272
    Nó mà đánh nhau thật thì HX lại đét về được...Nhưng chắc thằng Hàn quốc chả dám đâu...?
    Nếu uýnh nhau thì Hàn Quốc sẽ mất mát hơn nhiều BTT...
  9. BangLangTim68

    BangLangTim68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    6.444
    Thế thì VNI hôm nay có vẻ lành ít dữ nhiều roài :((:((:((
  10. BangLangTim68

    BangLangTim68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    6.444
    Vậy còn mỗi mình em thui ah :((:((:((
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này