HPG- Đế chế thép trăm năm - Nơi cổ đông chia sẻ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haisactigon, 24/11/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5418 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 19:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 976620 lượt đọc và 5783 bài trả lời
  1. tiengiatram

    tiengiatram Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    5.357
    gáy ké. Ò ó o o
    A_Tun thích bài này.
  2. Kingtesla

    Kingtesla Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2021
    Đã được thích:
    1.394
    Lao động là vinh quang! Các bác xem trên thị trường hễ cty nào lo làm ăn thì trong ngắn hạn sẽ chật vật nhưng trong dài hạn sẽ vinh quang. Ngược lại, các cty lo đẹp mặt trong ngắn hạn thì dài hạn sẽ chật vật. Đơn cử là xe VW, nó lo đẩy doanh số xe xăng nên chậm trễ đầu tư cho xe điện nên xe điện nó cùi ít người mua. Thế là nó chơi chiêu tự bán cho nó để nó tăng doanh số haha. Còn GM, BMW... thì đẩy cả hơn 2 tỉ USD hàng năm chỉ để quảng cáo khiến biên lợi nhuận chỉ được +-5%. Trong khi Tesla khỏi quảng cáo mà còn chất lượng cao nên biên lợi nhuận hơn 26%. 10 năm chật vật bị short sell, 2 năm lấy lại tất cả. HP biên lợi nhuận ngang ngửa Tesla, và team HP chỉ lo làm chứ không lo bán thông tin kiếm ăn như hàng loạt cty khác. Đấy mới là điều đáng chú ý :)
    A_Tun, Valenhubeginner2020 thích bài này.
  3. Kingtesla

    Kingtesla Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2021
    Đã được thích:
    1.394
    Còn nếu nói về phân tích kỹ thuật thì đỉnh tháng 10 cao hơn đỉnh tháng 6, đáy tháng 12 đang cao hơn đáy tháng 7. Thêm nữa là nến đỏ kèm vol lớn thì đáy sẽ gần ở đó, kiểu như ngày 6-12/7 thì giá giảm và vol rất cao (trừ mấy cổ như Yeah1 hay HAG mấy năm trước thì đáy sau thấp hơn đáy trước do kinh doanh thua lỗ thì mới sợ). Còn ngày 10-19/11 cũng giá giảm và vol đã rất cao, nghĩa là đáy đã ở quanh 46, nếu nhúng thêm về 43-44 cũng chỉ tính bằng ngày rồi bật lên chứ không ở đó lâu, vì ở lâu sẽ có người chơi ngắn hạn bán các cổ khác để nhảy qua mua làm giá tăng. Còn ai dài hạn mà còn tiền thì mua thêm thôi. Mà nếu là mô hình 2 đáy mà mỗi đáy cách nhau cả 6 tháng như thế thì khi nó tăng chắc phải tính bằng mấy năm hả các bác thông thái:bz:bz

    Còn nếu các ông trùm đeo mặt nạ trong Squid Games muốn dùng Omicron hay O-mai-gót để cho sàn như hồi tháng 3/2020 thì phải rủ mấy ổng đi uống cafe mới biết được haha :D<
    LuckySam, Valenhu, Moi_ra_choi3 người khác thích bài này.
    beginner2020 đã loan bài này
  4. tiengiatram

    tiengiatram Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2021
    Đã được thích:
    5.357
    " Dude it's gonna sting, that's all i can tell you "
    A_Tun thích bài này.
  5. Old_sage

    Old_sage Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2021
    Đã được thích:
    57.722
    Bất động sản tăng nóng do quỹ đất
    Hòa Phát cũng là trùm BDS nhỉ, quỹ đất bao la !
    Mới khởi động 2 dự án mấy trăm ha
    Nhìn từ góc độ này mới thấy thực ra Hòa Phát cũng có chân trong câu chuyện BDS !
    Chỉ là bộ phận IR và lái chưa đánh lên thôi
    Last edited: 22/12/2021
    LuckySam, KingteslaA_Tun thích bài này.
  6. xmenhpvn

    xmenhpvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2017
    Đã được thích:
    2.066
    Nhìn status bít anh em kẹp HPG đông dã man thế này mà ko tập hợp nhau lại , tổ chức lai chim, đeo khăn xanh lơ , rồi cùng đồng thanh hô gồng lỗ để cùng nhau thoát cơn hoạn nạn này thì hơi phí:D
  7. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.658
    Website của HP mục BĐS đăng mỗi cái Mandarin Garden từ thời Ơ kìa.
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.457
    Thị trường thép 2022 sẽ tiếp đà khởi sắc
    - 09:22 | 22/12/2021

    Hiện nay, khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Thị trường đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến về nhu cầu thép, nhờ đó xuất khẩu tăng phi mã, đặc biệt với những doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn như Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Hoa Sen…
    Trước bối cảnh phần lớn các ngành nghề đều chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay thì ngành thép vẫn đạt được tốc độc tăng trưởng tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực thép xuất khẩu. Những tháng cuối năm 2021 đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu của các DN thép đưa ngành này chính thức cán mốc 10 tỷ USD. Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), năm 2022 tình hình dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó cũng kỳ vọng ngành thép sẽ có mức tăng trưởng tương ứng hoặc hơn so với năm 2021.

    Trên thực tế, do tình hình dịch Covid-19 kéo dài khiến hoạt động xây dựng các công trình phải tạm hoãn hoặc hoạt động cầm chừng. Chính vì vậy sản lượng tiêu thụ thép trong nước có sự chững lại. Tuy nhiên, trái ngược với tiêu thụ trong nước giảm thì ngành thép lại đang vươn lên mạnh mẽ trong xuất khẩu. Ghi nhận trong những tháng cuối năm 2021 cho thấy, các DN ngành thép đã đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Tháng 10/2021, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,356 triệu tấn, tăng 30,71% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 1,404 tỷ USD, tăng hơn 1,58 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đến tháng 11/2021, khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tình hình sản xuất và xuất khẩu thép đều tăng trưởng mạnh.

    [​IMG]
    Tăng trưởng ngành thép sẽ khả quan hơn nữa trong năm 2022
    Theo đại diện VSA, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát thì nhu cầu thị trường tăng mạnh, giúp xuất khẩu sắt thép trong nước gặp nhiều thuận lợi. Sắt thép các loại của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ… Đánh giá của Bộ Công thương về tình hình xuất khẩu cho thấy, năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng thần tốc trong xuất khẩu của ngành thép. Theo đó mặt hàng thép chính thức cán mốc xuất khẩu 10,8 tỷ USD và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ, đạt 129,8%. Như vậy Câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu có trị giá trên 10 tỷ USD sau nhiều năm giữ ở 6 mặt hàng, nay đã tăng thêm 1 thành viên mới là sắt thép và hiện bao gồm điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép.

    Hiện nay, khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Thị trường đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến về nhu cầu thép, nhờ đó xuất khẩu tăng phi mã, đặc biệt với những doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn như Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Hoa Sen…

    Đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, trong bối cảnh nhu cầu thị trường thép thế giới có nhiều khởi sắc, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp đã tận dụng tốt thị trường để gia tăng xuất khẩu sắt thép thời gian qua. Tháng 11/2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt 765.000 tấn thép các loại, tương đương so với cùng kỳ. Thép xây dựng thành phẩm ghi nhận hơn 271.000 tấn, trong đó riêng xuất khẩu hơn 100.000 tấn, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Sản lượng thép cuộn cán nóng đạt cao với 206.000 tấn. Tôn Hòa Phát lần đầu tiên vượt mức 60.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay. Lũy kế 11 tháng, Tập đoàn Hòa Phát đạt tổng sản lượng bán hàng thép các loại đạt 8 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ. Thép xây dựng là 3,5 triệu tấn, tăng 15%, trong đó riêng xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm đạt 914.000 tấn, tăng 90%. Sản lượng thép cuộn cán nóng đạt hơn 2,3 triệu tấn. Tính chung từ khi có sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên vào tháng 5/2020, Hòa Phát đã cán mốc 3 triệu tấn vào đầu tháng 12/2021. Trong lĩnh vực thép, Hòa Phát hiện có công suất 8 triệu tấn/năm, bao gồm 5 triệu tấn phôi và thép xây dựng, 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng. Với các sản phẩm hạ nguồn HRC, công suất ống thép của tập đoàn là 1 triệu tấn/năm, tôn mạ 400.000 tấn/năm. Hòa Phát đang đẩy mạnh triển khai dự án sản xuất vỏ container tại Bà Rịa - Vũng Tàu công suất khoảng 200.000 TEU, dự kiến chạy thử và cho ra sản phẩm vào quý III/2022.

    Theo dự báo của các chuyên gia, sang năm 2022 với sự vào cuộc tích cực của Chính phủ và các ngành, các cấp, tình hình dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát tốt hơn, tạo điều kiện cho các nhà máy thép hoạt động ổn định, đảm bảo nguồn cung thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhu cầu thép thế giới đã tăng đáng kể khi hàng loạt quốc gia đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng sau khi dịch Covid-19 được khống chế. Xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn tối thiểu đến hết nửa đầu năm 2022, qua đó kích thích các nhà sản xuất thép Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

    Đại diện lãnh đạo VSA cũng nhận định, triển vọng thị trường thép Việt Nam trong năm 2022 sẽ tốt hơn khi các tỉnh thành dần kiểm soát được dịch bệnh và chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam để khôi phục kinh tế sau đại dịch. Với các Hiệp định FTA được ký kết và sự phục hồi sản xuất, đầu tư xây dựng sẽ là nhân tố giúp cho tăng trưởng ngành thép khả quan hơn nữa trong thời gian tới.

    Nguyễn Minh https://thoibaonganhang.vn/thi-truong-thep-se-tiep-da-khoi-sac-122807.html
    Investor_70 đã loan bài này
  9. Old_sage

    Old_sage Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2021
    Đã được thích:
    57.722
    Mới có dự án mới mà không thấy đăng
    Thực ra Hòa Phát có tin BDS chứ có phải bịa ra đâu
  10. Pngochau

    Pngochau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2020
    Đã được thích:
    202
    1 doanh nghiệp sản xuất, có hệ sinh thái riêng, từ cầu cảng, mỏ quặng, tàu chở hàng, ko chỉ thép mảng nông nghiệp, bất động sản, logistic, ...năm tới vỏ container, đẩy mạnh điện máy...., mảng nào cũng có có doanh thu, lợi nhuận tốt, vậy nên đánh đồng HPG chỉ đơn thuần là doanh nghiệp thép theo kiểu thương mại thì quả là thiệt thòi lớn...
    atoxbk, Mhoang79, Kingtesla1 người khác thích bài này.
    Pngochau đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này