HPG : Đếm ngược, chờ ngày Hòa Phát báo lãi 15000 tỷ . EPS 10 K

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mrsusumu, 11/08/2017.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3699 người đang online, trong đó có 198 thành viên. 06:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 538544 lượt đọc và 4308 bài trả lời
  1. Aladin123

    Aladin123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Đã được thích:
    214
    Của ai viết vậy?
  2. mrsusumu

    mrsusumu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    3.006
    9 tháng Tây bỏ ra hàng ngàn tỷ mua ròng hơn 50 triệu HPG ! nghiện HPG ?! :D

    Mua ròng chỉ đứng sau VNM (1 thằng F&N Thái Lọ mua), nhưng cái cách mua ròng ở HPG thuyết phục hơn, mua ròng liên tục tháng này qua tháng khác (trừ ETF)
    Dự báo lợi nhuận thì không nói, nhưng vụ dự báo giá/target HPG tôi thấy buồn cười:

    Target 43
    Nay mai nâng 46
    Xong năm sau chắc chắn target 50 cho mà xem
    Xong cuối 2018 nâng target...

    Các bạn vào CafeF xem lại báo cáo khuyến nghị của tất cả công ty chứng khoán về HPG 3 năm qua mà xem:

    Target từ 18 (giá đã điều chỉnh) rồi nâng lên 20
    Rồi target 25
    Sau nâng lên 27
    Rồi 30, vượt 30 thì có target mới 35 !


    VNM 10 năm qua cũng thế! :D
    Thấy buồn cười, nhưng CTCK phải nhìn nhau làm vậy thôi! Không làm khác được :D
    Last edited: 30/09/2017
    Fibiz, GAU_DOthatha_chamchi thích bài này.
  3. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.283
    Tóm lại giá bán hợp lý cho HPG trong 3 năm tới 120k-150k.:)
    thatha_chamchiGAU_DO thích bài này.
  4. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.283
    Giá thép thế giới tiếp tục tăng nhanh
    30-09-2017 - 22:07 PM | Hàng hóa - Nguyên liệu


    [​IMG]
    Ngành thép toàn cầu đang nỗ lực thoát khỏi tình trạng dư thừa nguồn cung gây phập phồng giá cả.

    Trung Quốc, nước sản xuất tới một nửa thép thô toàn cầu, đã giảm 100 triệu tấn công suất sản xuất – tương đương tổng sản lượng hàng năm của nước láng giềng Nhật Bản – và giảm 30% xuất khẩu chỉ trong 2 năm vừa qua.

    Hình 1: Xuất khẩu sản phẩm thép từ Trung Quốc

    [​IMG]
    Những điều đó đã giúp đẩy tăng giá thép thế giới.

    Giá thép cuốn nóng trung bình tại Đông Á đã tăng từ mức đáy 300 USD/tấn của tháng 2/2016 lên 555 USD/tấn tháng 9/2017, cao nhất kể từ năm 2014. Loại thép này có giá cao bởi nhu cầu mạnh từ nhiều nhà sản xuất.

    Hình 2: Giá thép cuốn nóng trung bình tại Đông Á

    [​IMG]
    “Các điều kiện kinh tế đang tốt lên ở cả trong và ngoài nước,” Shinichi Okada, phó chủ tịch tập đoàn JFE Holdings cho biết.
    Thép Trung Quốc cũng không còn tràn ra thị trường nước ngoài nhiều như trước nữa bởi khoảng cách giữa cung và cầu trên thị trường nội địa hẹp dần. Mặc dù sản lượng trong 6 tháng đầu năm 2017 cao kỷ lục lịch sử nhưng xuất khẩu lại giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất 3 năm, chỉ khoảng 40 triệu tấn. Xuất khẩu giảm 16 triệu tấn trong nửa đầu năm nay tương đương với gần 20% tổng xuất khẩu của các thị trường sản xuất thép lớn ở Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc lục địa, Hàn Quốc và Đài Loan thuộc Trung Quốc.

    Nhu cầu thép tại Trung Quốc nửa đầu năm 2017 tăng mạnh nhờ Chính phủ tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng thêm 20% lên khoảng 5,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (892 tỷ USD).

    Phó chủ tịch Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết nhu cầu thép nước này dự kiến sẽ tăng 3%-4% trong cả năm 2017, với lượng tiêu dùng nhiều hơn so với dự kiến.

    Trung Quốc đã nhận thấy cần phải tái cơ cấu lại các cơ sở sản xuất quốc doanh và giảm công suất sản xuất. Mặc dù thực hiện điều này rất khó, bởi có thể ảnh hưởng tới việc làm cũng như kinh tế ở một số địa phương.

    Tái cơ cấu chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ các cơ sở dư thừa. Năm 2016, Bắc Kinh đã thông báo kế hoạch giảm công suất khoảng 100 triệu đến 150 triệu tấn – tương đương khoảng 10% tổng lượng tiêu thụ của nước này vào năm 2020. Kế hoạch đang mang lại hiệu quả khả quan, với việc giảm được 65 triệu tấn trong năm 2016 và khoảng 42 triệu tấn từ đầu năm 2017 đến nay.

    Hãng sản xuất thép quốc doanh lớn của Trung Quốc, Baosteel Group, năm ngoái đã thông báo cho nhân viên tại nhà máy ở Thượng Hải rằng sẽ đóng cửa nhà máy. Nhà máy này đã hoạt động từ những năm 1930, đã từng được xem như một nhà máy điển hình và đã tồn tại qua nhiều thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc, trong đó có Mao Trạch Đông.

    Ngày 22/9 vừa qua các cửa của nhà máy đã được đóng lại, chỉ còn 2 nhân viên bảo vệ.

    Việc cắt giảm công suất không chỉ để loại bỏ khối lượng dư thừa mà còn nhằm bảo vệ môi trường, xoá bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ gây nhiều ô nhiễm và xây dựng những tập đoàn lớn trong ngành.

    Vì vậy song song với cắt giảm công suất, Trung Quốc cũng tích cực giải quyết vấn đề chất lượng các sản phẩm thép kém chất lượng do được sản xuất từ phế liệu. Sản lượng théo loại này hàng năm vào khoảng 50 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm nay vấn đề này đã cơ bản được giải quyết bằng cách đóng cửa những cơ sở sản xuất thép kiểu này.

    Công suất sẽ còn giảm thêm nữa bằng cách đóng cửa thêm nhiều nhà máy và áp dụng nhiều biện pháp khác. Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc đã gửi lên Chính phủ danh sách 70 hãng sản xấu thép không đạt các tiêu chuẩn quốc gia.


    Tuy nhiên công suất thép của Trung Quốc vẫn dư thừa 200 triệu tấn, do đó thế giới đang chờ xem chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiếp tục cải tổ ngành thép như thế nào trong thời gian tới.

    Sản lượng thép thô toàn cầu năm 2016 đạt 1,6 tỷ tấn. Trung Quốc mỗi năm sản xuất khoảng 800 triệu tấn, nhưng ở thời điểm cuối 2015 công suất lên tới hơn 1,1 tỷ tấn. Phó chủ tịch Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết, mặc dù nỗ lực cắt giảm công suất dư thừa nhưng sản lượng thép nước này năm nay có thể tăng lên 840 triệu tấn, từ mức 808 triệu tấn năm 2016, thông tin từ Thomson Reuters cho biết.

    Với hiệu quả giảm 100 triệu tấn trong số 300 triệu tấn dư thừa chỉ trong vòng 2 năm qua, dự kiến việc giảm tiếp 200 triệu tấn còn lại sẽ được thực hiện mặc dù sẽ gặp không ít khó khăn.
    thatha_chamchimrsusumu thích bài này.
    hunghm999 đã loan bài này
  5. chichchoe36

    chichchoe36 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Đã được thích:
    12.188
    Công suất của thép tấm cán nóng là 3,5 triệu tấn, có thể nâng cấp lên 4 triệu tấn. Còn công suất 2 triệu tấn mà bác đề cập là thép xây dựng.
    thatha_chamchigurusaigon thích bài này.
  6. Tan1286

    Tan1286 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2017
    Đã được thích:
    1.312
    lâu đến thứ 2 thế nhỉ
  7. mrsusumu

    mrsusumu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    3.006
    Total Dung Quất 4 triệu tấn thôi ông ! :D

    2 triệu HRC
    1 triệu Rebar
    1 triệu Wire

    Chắc cuối tuần mr. đi ăn mừng HPG, say xỉn rồi ?! :D
    Last edited: 30/09/2017
    GAU_DO thích bài này.
  8. chichchoe36

    chichchoe36 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Đã được thích:
    12.188
    Bác chờ đầu tuần tới sẽ có thông tin chính thức.
  9. hunghm999

    hunghm999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2015
    Đã được thích:
    6.283
    HPG rót thêm 299 tỷ và bán Golden Gain Việt Nam cho Đô Thị Hoà Phát
    HĐQT của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) đã thông qua tăng gấp đôi số vốn góp vào CTCP xây dựng và phát triển Đô thị Hòa Phát từ 299 tỷ đồng lên 598 tỷ đồng (giữ tỷ lệ sở hữu không đổi là 99,66%). Theo đó, vốn điều lệ của Đô thị Hòa Phát sẽ đạt mức 600 tỷ đồng.

    HĐQT đồng ý bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Quang – Thành viên HĐQT HPG làm người đại diện vốn góp.

    Bên cạnh đó, HĐQT cũng thông qua việc chuyển nhượng 43,3 triệu cổ phần (tương ứng tỷ lệ 99,94% vốn) của CTCP Golden Gain Việt Nam cho CTCP xây dựng và phát triển Đô thị Hòa Phát. Giá trị chuyển nhượng 433 tỷ đồng.

    Tổng giá trị góp vốn và chuyển nhượng từ Tập đoàn Hòa Phát sang Đô thị Hòa Phát là hơn 730 tỷ đồng.

    Được biết, CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hoà Phát là một thành viên của Tập đoàn Hoà Phát, được thành lập ngày 28/9/2001 tại Hà Nội.

    Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các Khu công nghiệp để cho thuê lại, đầu tư và kinh doanh bất động sản và xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

    Hiện nay, Xây dựng và Phát triển Đô thị Hoà Phát đang là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các Khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp Phố Nối A với qui mô 600 ha, Khu công nghiệp Yên Mỹ II với quy mô 231 ha tại tỉnh Hưng Yên và Khu công nghiệp Hoà Mạc với quy mô 203 ha tại tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, Xây dựng và Phát triển Đô thị Hoà Phát cũng là chủ đầu tư một số dự án nhà ở và Khu đô thị tại Hà Nội và một số tỉnh thành.
    GAU_DOthatha_chamchi thích bài này.
    hunghm999 đã loan bài này
  10. trunghm1987

    trunghm1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2017
    Đã được thích:
    719
    17 củ là 17 tỏi hả bác ! tay bác to thế
    Vubang_CT thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này