HPG Hoà Hợp Cùng Phát Triển (p 8x)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 10/07/2021.

5709 người đang online, trong đó có 687 thành viên. 22:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1114776 lượt đọc và 5069 bài trả lời
  1. vuquoctoan

    vuquoctoan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2017
    Đã được thích:
    817
    Vậy là ngon rồi bro! Khi nào bác trở về với ae HPGers thì báo để ae lại rôm rả nhé! ;)
    Con_ong_trum, sontiny, Mhoang791 người khác thích bài này.
  2. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.463
    Tin về dự án MN sx container
    11/07/2021

    HÒA PHÁT GẤP RÚT TRIỂN KHAI NMSX CONTAINER TẠI KCN PHÚ MỸ 2 MỞ RỘNG IDICO
    * Phí vận chuyển container tăng gấp gần 6 lần so với đầu năm 2020

    Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), từ cuối tháng 11/2020, phí thuê container từ Việt Nam tháng sau tăng gấp đôi tháng trước và gần gấp 6 lần so với giá đầu năm 2020. Cụ thể:

    Phí vận chuyển container lạnh từ Việt Nam đi cảng Southampton (Anh) đầu năm 2020 là 1.600USD/container; Đến tháng 12/2020 là 5.000USD/container và đến tháng 5 là 9.100USD/container, tăng gấp 5,7 lần so với đầu năm 2020;

    Phí vận chuyển container lạnh từ Việt Nam đi cảng Los Angeles (Mỹ) đầu năm 2020 là 1.800USD/container, đến tháng 12/2020 là 4.000 USD/container và đến tháng 5, mức phí là 8.000USD/container, tăng 4,5 lần so với đầu năm 2020;

    Phí vận chuyển container hàng khô từ Việt Nam đi Israel tháng 10/2020 là 2.300USD/container. Tháng 3 năm nay, cước phí lên 6.300-7.000USD/container, thậm chí có, hãng tàu còn báo cước phí lên đến 11.000USD/container.

    [​IMG]
    Hòa Phát sản xuất Container tại KCN Phú Mỹ 2 mở rộng, giải quyết bài toán tăng cước phí vận chuyển. Ảnh: Internet.

    * Thiếu container nên doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được 60% trong khả năng có thể.

    Theo phản ánh từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua, các hãng tàu thông báo tăng giá cước từ 2-10 lần (tuỳ chặng, tuỳ hãng). Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn rất khó hoặc không thể đặt được container cho nhiều chặng quan trọng. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng khác cũng cùng chung cảnh ngộ trên.

    Hiện nay, Việt Nam đang thiếu container trầm trọng. Container rỗng đang nằm ở những quốc gia sở hữu tàu lớn và hàng hóa của các nước này xuất khẩu cũng thuận lợi hơn. Số lượng vỏ container đã đặt được, có thể chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu xuất khẩu. Lượng hàng không thể xuất đi được của các doanh nghiệp Việt Nam có thể rơi vào tay các nước khác vì tàu biển không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp dù chấp nhận mức giá cao, vẫn không thể đưa hàng rời càng vì thuê tàu khó khăn.

    * Hòa Phát tiên phong giải quyết bài toán thiếu hụt Container.

    Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Hòa Phát đang gấp rút triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất Container chở hàng khô theo tiêu chuẩn quốc tế tại KCN Phú Mỹ 2 mở rộng của IDICO. Hiện thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp đã được IDICO hỗ trợ hoàn thành miễn phí; Công ty cổ phần sản xuất Container Hòa Phát đang khẩn trương hoàn thiện thiết kế, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy để xin cấp Giấy phép xây dựng. IDICO cũng tích cực hỗ trợ Hòa Phát để nhận bàn giao mặt bằng sớm và có thể triển khai công tác khoan khảo sát, thiết kết và triển khai một số hạng mục phụ trợ… nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án. Dự kiến Nhà máy sẽ đi vào hoạt động và cung cấp sản phẩm Container chở hàng khô theo tiêu chuẩn quốc tế vào Tháng 01/2023.
    sun8shine888Con_ong_trum thích bài này.
  4. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.463
    Hoà Phát cứ ung dung mà mở rộng thị trường. Đồng thời giá thép cũng không thể xuống thấp được. Đúng là Thiên thời - Địa lợi.
    Thứ tư, 4/8/2021, 16:02 (GMT+7)
    Thị trường thế giới chia rẽ vì Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu thép
    Theo thông tin từ Bộ Tài chính Trung Quốc, từ ngày 1/8, Trung Quốc có một số điều chỉnh về thuế xuất khẩu thép. Theo đó, thuế xuất khẩu đối với gang có độ tinh khiết cao sẽ được nâng lên 20%, từ mức 15% trước đó; đối với ferrochrome sẽ tăng lên 40%, từ mức 20% hiện nay. Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ hủy bỏ chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với 23 sản phẩm, bao gồm một số loại thép cán nguội và thép silic có giá trị gia tăng cao hơn so với thép carbon.

    Đây là lần điều chỉnh thuế sắt thép thứ 2 trong vòng 3 tháng trở lại đây, trong bối cảnh giá thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải đã tăng lần lượt 32% và 37% từ đầu năm đến nay.

    Trung Quốc là nước sản xuất nhiều thép nhất thế giới. Trong tháng 6, sản lượng thép toàn cầu là 167,9 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc sản xuất 93,9 triệu tấn, chiếm 56% sản lượng của thế giới. Năm 2020, sản lượng thép ở nước đông dân nhất thế giới là 1,054 tỷ tấn, chiếm 56,5% sản lượng trên thế giới. Do đó, việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu thép sẽ có tác động đến thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam.

    [​IMG]

    Việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng thép sẽ ảnh hưởng đến nhiều thị trường. Ảnh: China Daily

    Việt Nam sẽ phải mua thép với giá cao hơn, giá vật liệu xây dựng sẽ tăng

    Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gần 7,1 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 5,79 tỷ USD với giá trung bình 815,2 USD/tấn, tăng 5,9% về khối lượng, 43,9% về kim ngạch và 35,9% về giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu sắt thép nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt 3,64 triệu tấn, tương đương 2,83 tỷ USD với giá trung bình 776,4 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020 với các mức tương ứng 60,9%, 106,2 và 28%. Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc chiếm 51,3% trong tổng khối lượng và chiếm 48,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Việt Nam.

    Riêng tháng 6, nhập khẩu sắt thép từ thị trường này là 515.344 tấn, đạt kim ngạch 527,7 triệu USD. Khối lượng, kim ngạch, giá sắt thép lần lượt tăng 3%, 11,8% và 8,5% so với tháng 5. Sắt thép từ Trung Quốc chiếm 51,3% trong tổng khối lượng thép nhập khẩu và 48,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.

    Trao đổi với chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu, ông cho rằng việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu với thép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường Việt Nam do khối lượng nhập khá lớn. Giá thép nhập khẩu cao đẩy giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến tác động đến ngành xây dựng bất động sản.

    “Khó có nguồn cung nào vừa dồi dào, vừa rẻ, lại gần Việt Nam hơn Trung Quốc. Nếu tìm nguồn khác thì sẽ phải hy sinh 3 lợi ích trên”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

    Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thép khiến nguồn cung quốc tế bị thắt chặt nhưng doanh nghiệp Ấn Độ hưởng lợi

    Không chỉ tăng thuế, Trung Quốc còn siết nguồn cung thép khi duy trì mục tiêu sản xuất sắt thép năm 2021 không được vượt quá mức năm 2020. Giữa lúc giao thương quốc tế bị đình trệ một phần do tác động của đại dịch Covid-19, khó khăn về vận tải hàng hải do thiếu container và tàu, động thái đơn phương của nhà sản xuất sắt thép hàng đầu thế giới gây thêm những khó khăn cho ngành này

    Trên thực tế, sản lượng thép của Trung Quốc tăng 11,8% trong nửa đầu năm nay do nhu cầu nội địa Trung Quốc và quốc tế tăng, theo thông tin từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC). Số liệu nửa đầu năm nay khiến mục tiêu sản lượng thép năm nay bằng 2020 rất thách thức, buộc sản lượng thép trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm khoảng 12% so với cùng kỳ 2020.

    Theo đánh giá của ông Tang Chuanlin, nhà phân tích của CITIC Securities, ngành công nghiệp này có thể thiếu hụt khoảng 5% nguồn cung cho năm 2021, và thế giới phải chuyển hướng nhập khẩu sang các quốc gia có nguồn cung dồi dào khác. Khi đó, Ấn Độ có thể là người được hưởng lợi nhiều nhất.

    Giá thép tự sản xuất của Ấn Độ thấp hơn khoảng từ 20% đến 25% so với thép nhập khẩu vào nước này. Do đó, các doanh nghiệp Ấn Độ bắt đầu thâm nhập thị trường xuất khẩu bằng cách bán giá thấp hơn và tăng tỷ trọng bán thép thành phẩm. Trong tháng 6 vừa qua, Ấn Độ sản xuất 9,4 triệu tấn thép, chiếm 5,5% sản lượng toàn cầu, xếp thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.

    “Việc áp thuế xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ giúp các nhà xuất khẩu thép của Ấn Độ thu được nhiều lợi nhuận”, một nhà phân tích khác của CITIC Securities bình luận.
    tuananh420, Con_ong_trumA_Tun thích bài này.
  5. Eagle_X

    Eagle_X Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    260
    Nặng mông quá. Ngày mai khả năng bị SMC vượt mặt.
  6. LuyenTrym

    LuyenTrym Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2021
    Đã được thích:
    3.407
    Ôi zào, phát triển bền vững khác với ăn xổi ở thì chứ nhỉ!? :)
    OnisamaA_Tun thích bài này.
  7. Con_ong_trum

    Con_ong_trum Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2020
    Đã được thích:
    22.537
    Sao tâm trạng vậy bác?
  8. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    Chỉ là nghe nhạc thôi mà. Bài này thấy NS Trần Tiến viết hay quá, chia sẻ với các bác cùng nghe
  9. Kinhtedatviet

    Kinhtedatviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2016
    Đã được thích:
    2.337
    Anh em để ý sáng ra hốt HPG ngay. Hôm nay HPG sẽ là 1 phiên trần nhé!
    Mhoang79 thích bài này.
  10. Investor_1

    Investor_1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Đã được thích:
    5.362
    Phiên nay khó vào đây, khả năng ce rất cao
    Canh mãi mong DJ nó giảm sâu để dễ mua mà khó quá
    Last edited: 05/08/2021
    Investor_1 đã loan bài này

Chia sẻ trang này