HPG - Hòa hợp cùng phát triển (P2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sontiny, 08/10/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2817 người đang online, trong đó có 29 thành viên. 04:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1740881 lượt đọc và 11731 bài trả lời
  1. ForeignTradeSS

    ForeignTradeSS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    200
    Về cơ bản, thép là ngành nghề kinh doanh có tính chu kỳ cao phụ thuộc vào tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa quốc gia. Có lẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là giai đoạn phát triển tốt nhất của ngành thép, khi nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp… ở mức đỉnh điểm.

    Thép cũng có thể xuất khẩu nhưng vì tính chất hàng siêu nặng nên biên lợi nhuận không thể cao so với tiêu thụ nội địa do chi phí vận chuyển, logistic… chiếm tỷ trọng lớn.

    Hiện tại, công suất sản xuất và tiêu thụ thép toàn cầu khoảng 1,8-1,9 tỷ tấn/năm. Trong đó, Trung quốc chiếm 53% sản lượng sản xuất và gần 50% sản lượng tiêu thụ. Chính nhờ quy mô sản xuất và tiêu thụ lớn nên ngành công nghiệp thép Trung Quốc có lợi thế tương đối về giá thành mà ngành thép Trung Quốc đã thống trị toàn thế giới. Những tập đoàn thép Mỹ, Nhật, EU… buộc phải phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất trước sự bành trướng của các tập đoàn thép Trung Quốc.

    Nói vậy, để thấy rằng việc cạnh tranh với các doanh nghiệp thép Trung Quốc trên thị trường quốc tế hoặc ngay cả sân nhà là bài toán không đơn giản đối với các doanh nghiệp thép VN, trong đó có Hòa Phát.

    Quay lại năm 2016, thời điểm thế giới thừa cung sản lượng thép do nhu cầu giảm và sản phẩm thép Trung Quốc bán phá giá hầu hết các thị trường và tại Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Khi đó, trên ttck, khối ngoại cũng miệt mài bán ròng nhóm cổ phiếu ngành thép và sau khi Bộ Công thương chính thức áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu các loại (chủ yếu nhằm vào thép TQ) khoảng 15-26% thì các doanh nghiệp thép Việt Nam mới có thể thở phào.

    Vì vậy, việc nghiên cứu đầu tư vào các doanh nghiệp thép mà chỉ nhìn vào NỢ mà không quan tâm đến lợi thế cạnh tranh ngành (mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp nội với hàng nhập khẩu) hay tiềm năng tăng trưởng (nhu cầu tiêu thụ trong nước đang ở mức độ nào?) thì sẽ thiếu xót để xác định tiềm năng của một ngành, một doanh nghiệp.

    May thay, thời thế đã thay đổi. Thuế tự vệ sẽ vẫn duy trì, VN đang nổi lên là một trong những trung tâm sản xuất của TG (tăng nhu cầu hạ tầng công nghiệp) nhờ cuộc chiến thương mại đến điểm cao trào giữa Mỹ và Trung Quốc, Covid buộc VN phải tăng tốc đầu tư công (nhu cầu hạ tầng giao thông)…

    Nên có thể nói rằng, thời điểm này (trong 3 năm tới) là cao điểm của nhu cầu thép cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam vì mục tiêu hóa Rồng. Không phải ngẫu nhiên, dự án KLH Gang-Thép HP-DQ giai đoạn 1, vốn đầu tư tầm 50k tỷ đồng, chưa ráo mực của giới báo chí mà Hòa Phát tiếp tục kế hoạch triển khai giai đoạn 2, với vốn đầu tư khoảng 60k tỷ đồng nữa.

    Khi đó, thử hình dung sau khi chạy hết công suất giai đoạn 1 (dự kiến cuối 2020) thì quy mô cả về doanh thu và lợi nhuận của HPG như thế nào? Và so sánh với các tập đoàn thép thế giới như: Nippon Steel (NB); Bao Steel (TQ) thời đỉnh cao thì ta có thể ước lượng NAV của HPG (cái này thì tùy vào khẩu vị rủi ro, thời gian đầu tư nắm giữ)

    Hiện tại, NAV của HPG dưới 3 tỷ USD; Bao Steel 15 tỷ USD (lúc đỉnh cao 30 tỷ USD); Nippon Steel 8 tỷ USD (lúc đỉnh cao cũng tối thiểu 25 tỷ USD).

    vài chia sẻ quan điểm cá nhân mong các bác góp ý để song hành cơ hội đầu tư vào HPG.
  2. Kokono020488

    Kokono020488 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2020
    Đã được thích:
    202
    Sao AE post tin tốt nhiều thế, 30k tiến lên nào
  3. chuyengiabatdinh93

    chuyengiabatdinh93 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2014
    Đã được thích:
    2.689
    Tin xấu là dịch bệnh trên TG vẫn rất phức tạp và lái HPG thì chơi rất bẩn bác ạ. Cho nên các bác chơi T+ đừng mong cổ phiếu lên nhanh, ko có đâu.:D
    Daivd thích bài này.
  4. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.731
    các con số trong quý 1 đã nói lên tất cả
    Hoà Phát, Hoa Sen, Nam Kim hân hoan báo lãi

    Trong quý 1/2020, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đạt 19.233 tỷ đồng, tăng 28% so cùng kỳ. Giá vốn chiếm 15.470 tỷ đồng nên lãi gộp ở mức 3.763 tỷ đồng, tăng khá 43% so cùng kỳ. Tỷ suất lãi gộp biên cải thiện từ 17,5% lên mức 19,5%.

    Sau cùng, Hoà Phát đạt 2.285 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 26% so cùng kỳ 2019.

    Trong cơ cấu lợi nhuận, lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép của Hoà Phát đóng góp 2.872 tỷ đồng, mảng nông nghiệp tới 481 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp khác là 73 tỷ đồng, kinh doanh bất động sản cũng chỉ gần 93 tỷ đồng.

    Với CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG), Công ty này báo doanh thu đạt 5.779 tỷ đồng, giảm 16%; giá vốn hàng bán giảm đến 23%, chiếm 4.703 tỷ nên lãi gộp đạt ở mức 1.076 tỷ đồng, tăng 38%.

    Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ mức 11% lên 18% trong quý 2 của niên độ. Chi phí tài chính tăng lên 223 tỷ từ 204 tỷ nhưng chi phí lãi vay lại giảm về 151 tỷ từ 192 tỷ đồng.

    Các loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng tương ứng với mức tăng của doanh thu chiếm lần lượt 503 tỷ và 142 tỷ.

    Dù vậy thì sau cùng, lãi ròng của Hoa Sen đạt 201 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với cùng kỳ.

    Kết quả kinh doanh của Hoa Sen tăng mạnh trở lại trong 2 quý gần đây sau khi Công ty đã hoàn tất tái cơ cấu hệ thống chi nhánh. Hiện nay, Hoa Sen chỉ còn 55 chi nhánh tỉnh và chuyển các chi nhánh khác sang cửa hàng trực thuộc chi nhánh. Điều này góp phần tiết giảm chi phí, kéo lợi nhuận tăng trở lại kể từ quý 4/2019.

    Theo Ban lãnh đạo Công ty, 2 nguyên nhân giúp lợi nhuận tăng vọt: Công ty chủ trương không theo đuổi chính sách cạnh tranh về giá để tập trung chất lượng sản phẩm, dịch vụ nên biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể; chủ động giảm nợ vay ngân hàng và kiểm soát hàng tồn kho để giảm chi phí.

    Theo chiến lược kinh doanh trước dịch bệnh, Hoa Sen phải đối mặt với 4 khó khăn cụ thể, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang khiến rào cản thuế quan được dựng lên ở nhiều quốc gia, tỉ giá biến động mạnh, nguy cơ bị điều tra về tránh thuế và thị trường bất động sản hạ nhiệt khiến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm.
    Sau nhiều quý có dấu hiệu kinh doanh đi xuống thì Nam Kim đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, ghi nhận số lãi trong quý đầu năm 2020 hơn 41 tỷ đồng.
    Cụ thể, CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) báo doanh thu thuần đạt gần 2.452 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn giảm đến gần 24% nên lãi gộp thu về hơn 212 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đã lỗ gộp hơn 1 tỷ đồng.

    Trong cơ cấu doanh thu, hàng xuất khẩu đạt 1.131 tỷ đồng, chiếm khoảng 46% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu bán hàng trong nước.


    Chi phí tài chính trong quý tăng mạnh từ 54 tỷ đồng lên gần 92 tỷ đồng quý này, trong đó chi trả lãi vay chiếm hơn 57 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 22 tỷ đồng, lên mức 62 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 2 tỷ đồng lên 19 tỷ đồng.

    Khấu trừ thuế thì Công ty báo lãi ròng hơn 41 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lỗ khủng 101 tỷ đồng.

    Thị trường thép quý 2 diễn biến thế nào?

    Dự báo về bức tranh của ngành thép thời gian tới, lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, với thị trường thép trong nước, sau thời gian chững lại của quý 1/2020 nhu cầu sẽ tăng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát.

    Tuy nhiên, thị trường thép trong nước sẽ phải đối phó với thép xuất khẩu của Trung Quốc với giá rẻ do Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng mức hoàn thuế đối với 1.084 hàng hóa xuất khẩu lên 13% và với 380 mặt hàng lên 10% kể từ ngày 20/3/2020.

    Các sản phẩm thép bao gồm thép hợp kim và không hợp kim như thép không gỉ, thép thanh, ống thép và các sản phẩm cuối cùng làm bằng thép như đồ dùng nhà bếp là một trong số 1.084 mặt hàng được hưởng hoàn thuế 13%. Hiện tại, các sản phẩm thép này hầu hết được hoàn thuế ở mức 9% hoặc 10%, tùy thuộc vào loại hoặc thông số kỹ thuật.

    Với việc tăng hoàn thuế, các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc sẽ linh hoạt hơn để giảm giá xuất khẩu hơn nữa và do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép có nguồn gốc Trung Quốc trên phạm vi quốc tế trong đó có Việt Nam.

    Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cao sẽ cạnh tranh gay gắt với thép thành phẩm giá rẻ của Trung Quốc chào bán.

    Với nguồn cung ứng nguyên liệu, trong ngắn hạn tác động không nhiều, tuy nhiên, 1 số nguyên liệu như than cốc, than điện cực… sẽ có nguy cơ hạn chế nếu dịch bệnh chưa được kiểm soát, dẫn đến giá tăng. Với các đơn vị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, vật tư, phụ tùng nhập khẩu thay thế từ Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

    Bước sang tháng 4 và quý 2, tình hình sản xuất và bán hàng thép xây dựng trong sẽ khó khăn hơn do nhu cầu thấp và lo ngại dịch bệnh còn kéo dài. Kể cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì cũng sẽ rất khó khăn khi cuối quý 2 sẽ bước vào mùa thấp điểm xây dựng.
  5. HS2007

    HS2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2019
    Đã được thích:
    5.148
  6. HPG2020

    HPG2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2018
    Đã được thích:
    3.096
    chuyengiabatdinh93, tuthu999sontiny thích bài này.
  7. HS2007

    HS2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2019
    Đã được thích:
    5.148
    Mạng xã hôi đăng ảnh lễ ra mắt sản phẩm sản phẩm HRC tại khu liên hợp thép Hoà Phát Dung Quất vào ngày 28/4/2020 .

    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=264954684549263&set=a.103736474004419&type=3&theater

    Đúng như tôi dự đoán, vào thời điểm 31/3/2020, nợ vay HPG tăng lên gần 3 ngàn tỷ đồng. Lý do chính để tăng nợ vay ngắn hạn là mua nguyên vâgtj liệu là than, quặng... cho Hệ thống lò cao số 3 và nhà máy sx HRC chính thức đi vào hoạt động vào ngày 28/4/2020 ( Toàn hệ thống dây chuyền đã vận hành đồng bộ ). Đây qar là tin vui cho kỳ nghỉ lễ này .

    Dư nợ vay sẽ không tăng mà chỉ giảm với các lý do sau :

    - Khi chạy lò cao số 4 thì hệ thống lò cao 3 đã chạy trơn tru, nhà máy QSP HRC chạy xuôn xẻ cung cấp đủ nguyen liệu đầu vào cho các nhà máy sx thép ống và tôn mạ, như vậy với các nm này sẽ không cần vốn lưu động để mua nguyên liệu giá cao nữa .

    - Phần còn lại chưa thanh toán tại HPDQ là rất nhỏ,và HPG sẽ dùng vốn khấu hao và lnst để thanh toán, ngoài ra còn tăng vốn lưu động đòng thời giảm vay ngắn hạn và dài hạn vào q4/2020.
    frankmorow, tuthu999sontiny thích bài này.
  8. HPG2020

    HPG2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2018
    Đã được thích:
    3.096
    Đội truyền thông của HPG có vẻ hơi chậm nhể, thông tin tốt thế mà không PR ngay:)):)):))
  9. MQ-DRAGON

    MQ-DRAGON Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    155
    Thấy gà qué bâu xúm vào HPG hiện tại, lại nhớ PVX, HAG 10 năm trước.8-x8-x8-x
  10. HPG2020

    HPG2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2018
    Đã được thích:
    3.096
    Thấy nhợn kêu éc éc liên tục lại nhớ tới VNM 10 năm trước=))=))=))=))=))
    IntegrityInvestortuthu999 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này