HPG - Hòa hợp cùng phát triển (P2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sontiny, 08/10/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4608 người đang online, trong đó có 278 thành viên. 09:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1741173 lượt đọc và 11731 bài trả lời
  1. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.702
    Ngay cả con tốt mà trong TT downtrend vẫn chết như thường, tuỳ vao khả năng chấp nhận rủi ro tung nguoi mà chơi. Đung khuyên ai múc xúc hểt, tu nguoi chơi nhận đinh
    vongai thích bài này.
  2. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.735
    Chắc CP chuẩn bị áp thuế PVTM thật rồi. Nhập về trên 12 tr tấn thép tính từ đầu năm tới nay với giá trị kim ngạch lên tới 8.1 tỷ. Ko siết thuế thì dn trong nước chết hết
    Hơn 12,24 triệu tấn sắt thép trị giá hơn 8,1 tỉ USD tiếp tục được nhập khẩu vào Việt Nam trong bối cảnh hàng loạt các chính sách phòng vệ thương mại được dựng lên nhằm ngăn chặn nguy cơ lẩn tránh thuế của các nước, đặc biệt từ Trung Quốc.
    https://tuoitre.vn/siet-chat-nhung-...n-nhap-khung-8-1-ti-usd-20191123171837765.htm
    Rose77Vinh22122017 thích bài này.
  3. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.735
    Tin này ngon quá, mai các cp thép lại nổi sóng rồi


    Theo Tổng cục Hải quan, tính đến cuối tháng 10 có hơn 12,24 triệu tấn sắt thép các loại được nhập khẩu vào Việt Nam với kim ngạch hơn 8,1 tỷ USD. Trong đó, riêng lượng hàng nhập từ Trung Quốc vào khoảng 4,64 triệu tấn, tương ứng 2,95 tỷ USD.

    Với số lượng này, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về nguồn cung sắt thép nhập khẩu của Việt Nam như trong 3 năm gần đây dù nhiều chính sách phòng vệ thương mại đã được Bộ Công Thương ban hành.

    Từ cuối năm 2015, cơ quan này đã có quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia. Chính sách này mới được gia hạn 5 năm nữa, tức là tới hết tháng 10/2023. Theo đó, mức thuế cao nhất được áp dụng với các sản phẩm nhập từ Đài Loan, lên tới 37,29%. Trong khi thép không gỉ từ Malaysia chịu thuế suất 11,09-22,69%; Indonesia là 10,91-25,06%. Sản phẩm xuất xứ Trung Quốc bị đánh thuế 17,94-31,85%.

    Bộ Công Thương cũng ra quyết định chống bán phá giá với một số sản phẩm thép hợp kim, không hợp kim cán phẳng của Trung Quốc, Hàn Quốc và điều tra chống bán giá riêng với loại thép cán nguội (dạng cuộn hoặc tấm) nhập khẩu từ Trung Quốc.

    https://vnexpress.net/kinh-doanh/sat-thep-trung-quoc-van-dan-dau-vao-viet-nam-4016859.html
    Investor_70 đã loan bài này
  4. giataicuame93

    giataicuame93 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    3.545
    Hpg lại cháy hàng rồi
    sontiny thích bài này.
  5. Nguyenlonghoangmai

    Nguyenlonghoangmai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    13/02/2016
    Đã được thích:
    1.635
    Mai lên tàu cùng các bác nhé,
    sontiny thích bài này.
  6. Nguoingoaick

    Nguoingoaick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2017
    Đã được thích:
    4.378
    Điều này cho thấy:
    1/ Nhu cầu thép vẫn cao,
    2/ Thuế PVTM vẫn thấp or có sự gian lận thuế, CP phải quyết liệt để chống thất thu,
    3/ Cơ cấu NK thì HRC chiếm hơn 30% kim ngạch trên, mà thuế HRC 0%, sắp tới CP sè tăng thuế này để tăng thu NS và bảo vệ DN trong nước, nhất là For vì 2-3 tháng nay DT For giảm nhiều, mà các vụ kiện thì đều liên quan đến cán nguội, tôn và ống thép,
    4/ Các nước dựng rào cản, tại sao ta lại k?
    5/ Khuyến khích các DN sử dụng NVL trong nước khi XK trong vấn đề cấp C/O, hạn chế TN-TX.
    91AN9sontiny thích bài này.
  7. StockGame911

    StockGame911 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2016
    Đã được thích:
    902
  8. Rose77

    Rose77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2018
    Đã được thích:
    149
    Lên từ từ thôi.cuối năm gom đc ít tiền thưởng tết tôi còn mua thêm chứ.lên mạnh quá lại phải mua vào giá cao.khổ lắm.
    sontinyVuongHTV thích bài này.
  9. Vinh22122017

    Vinh22122017 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    1.293
    Hpg sản xuất ở Dung Quất đúng con bài chiến lược
    sontiny thích bài này.
  10. VIEo1

    VIEo1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/05/2017
    Đã được thích:
    3.488
    Sắt thép Trung Quốc vẫn ào ạt vào Việt Nam, chuyên gia lo ngại

    Số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, tính đến cuối tháng 10/2019, đã có hơn 12,24 triệu tấn sắt thép các loại được nhập khẩu vào Việt Nam với kim ngạch nhập hơn 8,1 tỷ USD; trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 2,95 tỷ USD, tương ứng khoảng 4,64 triệu tấn.

    Theo các chuyên gia kinh tế trong bối cảnh hàng loạt các chính sách phòng vệ thương mại được dựng lên nhằm ngăn chặn nguy cơ lẩn tránh thuế của các nước, đặc biệt từ Trung Quốc, việc Việt Nam tiếp tục nhập khẩu mạnh mặt hàng sắt thép là một tín hiệu rất đáng lo ngại.

    [​IMG]
    Kho nhôm xuất xứ từ Trung Quốc vừa được Hải quan Việt Nam phát hiện tại Vũng Tàu. Ảnh: T,L

    Trả lời VTC News, tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, Bộ Công thương cần xem xét, đánh giá về trình trạng nhập khẩu mặt hàng này. "Cần tìm hiểu xem số lượng sắt thép được nhập về từ Trung Quốc hay các nước khác được tiêu thụ trong nước như thế nào. Nhập nhiều mà không dùng thì đó sẽ là gì? Số lượng thép này chắc chắn vượt quá khả năng tiêu thụ của Việt Nam, còn nếu tạm nhập tái xuất mà dán nhãn Việt Nam thì đó là gian lận xuất xứ", tiến sỹ Doanh cho biết.

    Chuyên gia tiếp tục cảnh báo: "Nếu Mỹ chứng minh được Việt Nam lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, lúc đó sẽ là tai họa lớn đối với nền kinh tế của ta".

    Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, các cơ quan có thẩm quyền cần cẩn trọng và nghiêm túc thực hiện các biện pháp ngăn chặn để tránh xảy ra gian lận thương mại.

    "Trước mắt, liên quan đến 4,64 triệu tấn sắt thép được nhập khẩu vào Việt Nam tính đến tháng 10/2019, Tổng cục Hải quan cần công khai danh tính của công ty nào ở Việt Nam nhập khẩu số lượng hàng hóa này. Chúng ta cần công khai và minh bạch mọi thứ trước khi phía cơ quan chức năng của Mỹ lên tiếng cảnh báo và vào cuộc", ông Doanh nói.

    Vẫn theo chuyên gia kinh tế, con số 4,64 triệu tấn sắt thép chắc chắn vượt quá khả năng tiêu thụ của Việt Nam. "Đấy là tình hình rất đáng lo ngại, đáng báo động và cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu sắt thép Việt Nam bị Mỹ áp tăng thuế thì tác động tiêu cực không chỉ đối với ngành này mà còn là nguy cơ đối với nhiều mặt hàng khác của Việt Nam", ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

    Theo đánh giá của ngành Hải quan, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về nguồn cung sắt thép nhập khẩu của Việt Nam trong 3 năm gần đây, với số lượng lẫn giá trị nhập khẩu tăng đều qua từng năm ở tỷ lệ trên hai con số.

    Liên quan đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng sắt thép trong thời gian gần đây, Hiệp hội Thép VN (VSA) cho hay ngành thép Việt Nam đã trở thành "tâm điểm" kiện phòng vệ thương mại của nhiều nước, đặc biệt sau khi nổ ra thương chiến Mỹ - Trung. Theo đó, khả năng lẩn tránh thuế hòng chuyển tải bất hợp pháp một loạt các sản phẩm thép của Trung Quốc "đi vòng" qua các nước ngày càng tăng mạnh.

    Các chuyên gia kinh tế chỉ ra, dù đã đưa ra nhiều chính sách quản lý cũng như bổ sung nhiều quy định kiểm tra xuất xứ nguồn gốc (C/O) chặt chẽ, tuy nhiên việc kiểm soát được nguồn thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn để lộ những kẽ hở. Thực trạng mặt hàng này được các DN gia công trá hình rồi xuất tiếp đi các nước vẫn đặt ra những thách thức trong công tác kiểm tra, kiểm soát phòng chống gian lận thương mại.

    Thông tin tại cuộc họp liên ngành với các cơ quan chức năng ngày 28/10, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết lực lượng hải quan phát hiện và bắt giữ lô hàng nhôm trị giá khoảng 4,3 tỷ USD có dấu hiệu giả mạo xuất xứ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Doanh nghiệp bị phát hiện có công nghệ, dây chuyền nhưng lại nhập khẩu mặt hàng nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm với trị giá lên tới hàng tỷ USD. Lý do được đại diện Tổng cục Hải quan cho biết là nhôm Việt Nam xuất Mỹ chỉ chịu thuế khoảng 15%, trong khi nhôm Trung Quốc muốn sang thị trường này phải chịu thuế lên đến 374%.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này