HPG - Hòa hợp cùng phát triển (P3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sontiny, 18/05/2020.

6945 người đang online, trong đó có 1007 thành viên. 09:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1647327 lượt đọc và 8912 bài trả lời
  1. tvminh

    tvminh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2016
    Đã được thích:
    1.703
    Các bác đặt gạch dưới ga nhiều quá, không biết gạch thật hay gạch giả nữa. Nhưng nhìn thế này thì đúng là quá khó để giảm sâu rồi.
  2. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.737
    Qua hnay, hết hàng khuyến mại rồi.
    tvminhma_bu thích bài này.
  3. tvminh

    tvminh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2016
    Đã được thích:
    1.703
    He he em vẫn còn mớ xèng hy vọng một ngày đẹp trời các anh ấy phá giá để all in luôn
  4. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.109
    :eek::eek::eek: tây nó cứ bán thì sao lên đc
    ruachoichung thích bài này.
  5. chichchoe36

    chichchoe36 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Đã được thích:
    12.188
    Ông này nhận được cổ tức chưa vậy?
    ;;);;);;)
    TommySan thích bài này.
  6. huynguyen_py21

    huynguyen_py21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2015
    Đã được thích:
    303
    hôm nay chỉnh cân não thế ae?
  7. BangCK

    BangCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2012
    Đã được thích:
    196
    Chỉnh cho có hay sao ấy
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Thứ ba, 11/8/2020, 07:49 (GMT+7)
    Hòa Phát, MWG, Vinamilk tích lũy thêm hàng nghìn tỷ đồng trong mùa dịch

    Dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tết toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp thận trọng hơn, hạn chế đầu tư mới, chỉ giải ngân những trường hợp thật cần thiết, giãn và hoãn các kế hoạch đầu tư mở rộng. Theo đó, nhiều doanh nghiệp gia tăng đáng kể lượng tiền, tương đương tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi, trái phiếu, chứng khoán kinh doanh).

    Theo thống kê của FiinPro, xét trên 830 doanh nghiệp đã công bố BCTC quý II (loại trừ doanh nghiệp đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán), lượng tiền, tương đương tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt hơn 500.000 tỷ đồng, tăng thêm 20.800 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ trọng các khoản mục này ở mức 13% trên tổng tài sản, tăng so với mức 12,5% thời điểm đầu năm.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng


    Trong đó, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) là đơn vị tích thêm nhiều tài sản có tính thanh khoản cao này nhất, tỷ trọng trên tổng tài sản tăng từ 5,8% thời điểm đầu năm lên 10,6% tính đến cuối quý II.

    Cụ thể, Hòa Phát tăng lượng tiền và tương đương tiền từ 4.565 tỷ đồng lên 7.480 tỷ đồng, chủ yếu tăng tương đương tiền từ 2.867 tỷ đồng lên 5.063 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng gấp 3,4 lần khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn) lên 4.668 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng tăng thêm đáng kể nợ vay 5.986 tỷ đồng, tổng nợ vay tại thời điểm 30/6 lên đến 42.665 tỷ đồng, chiếm 38% tổng nguồn vốn.

    Theo BCTC quý II, Công ty Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (UPCoM: VEF) tăng mạnh quy mô tổng tài sản từ 1.863 tỷ đồng lên 6.797 tỷ đồng; trong đó đến 72% (4.900 tỷ đồng) là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 tháng hưởng lãi suất từ 4,2% đến 4,25% (tương đương tiền), tăng mạnh so với con số 11 tỷ đồng thời điểm đầu năm.

    Khoản tiền 4.900 tỷ đồng này do Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) ứng trước nhằm mục đích góp vốn theo phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ cho VEF. Công ty con của Vingroup vừa mới công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường 2020, dự kiến HĐQT trình cổ đông phương án đầu tư 4 dự án tổng quy mô 78.700 tỷ đồng tại Giảng Võ, Đông Anh và Nam Đại lộ Thăng Long. Trong đó, một dự án là Trung tâm hội chợ triễn lãm quốc gia và 3 dự án bất động sản nhà ở, khu đô thị.

    Ngoài ra, Vinhomes (HoSE: VHM), Thế Giới Di Động (HoSE: MWG), PV GAS (HoSE: GAS) cũng dự trữ thêm trên 4.000 tỷ đồng loại hình tài sản có tính thanh khoản cao.

    Nửa đầu năm, Đầu tư Thế Giới Di Động đã giải phóng lượng lớn hàng tồn kho từ 25.745 tỷ đồng xuống 17.919 tỷ đồng. Mặc dù giải phóng hàng tồn nhưng khoản phải thu của công ty lại giảm chứ không tăng và lượng tiền tăng lên đáng kể. Tính đến cuối quý II, tiền gửi ngân hàng và trái phiếu kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm hưởng lãi suất từ 6,7% đến 8,4% gấp 2,8 lần đầu năm lên 8.712 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,7% tổng tài sản.

    Cùng với đó, chủ sở hữu chuỗi Bách Hóa Xanh cũng giảm mạnh vay nợ ngắn hạn từ 13.031 tỷ đầu năm xuống 10.495 tỷ đồng, nợ dài hạn duy trì quanh 1.123 tỷ đồng.

    Vinamilk (HoSE: VNM) với sự thận trọng vốn có trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã hoãn hoặc giãn các dự án đầu tư tài sản cố định trong nửa đầu năm để đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn tài chính. Tính đến cuối quý II, doanh nghiệp sữa có 16.362 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, tăng thêm gần 4.000 tỷ đồng so với đầu năm, trong khi duy trì 2.044 tỷ đồng tiền mặt.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp tăng tích trữ tiền. Đơn vị: tỷ đồng

    Xét về giá trị tuyệt đối, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) vẫn dẫn đầu toàn thị trường khi có 33.368 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng và 458 tỷ đồng tiền, tương đương tiền; tăng thêm 2.554 tỷ đồng so với đầu năm. Nhờ khoản tiền gửi lớn này mà nửa đầu năm doanh nghiệp thu về 1.115 tỷ đồng doanh thu tài chính góp phần giúp lãi ròng đạt 1.194 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi hoạt động kinh doanh chính cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không (thuê mặt bằng, quảng cáo…) đều giảm nguồn thu nghiêm trọng.

    Đứng thứ 2 là Tổng công ty khí Việt Nam (HoSE: GAS) với 33.641 tỷ đồng tiền và tiền gửi. Mặc dù hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng kép của dịch bệnh Covid-19 và cuộc chiến giá dầu nhưng doanh nghiệp vẫn ghi nhận 4.047 tỷ đồng lãi ròng trong nửa đầu năm, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Điều này giúp GAS tích lũy thêm được 4.250 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng trong khi các khoản mục khác như hàng tồn kho, khoản phải thu hay tài sản cố định không thay đổi đáng kể.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và mức độ ảnh hưởng khó lường thì việc doanh nghiệp tích lũy được nguồn tiền lớn sẽ đảm bảo được tính thanh khoản cũng như duy trì hoạt động kinh doanh. Nhiều hãng bán lẻ hay hàng không trên thế giới Modell’s Sprorting Goods, True Religion, Roots USA, Aeromexico, Thai Airways… đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản khi doanh thu đột ngột giảm trầm trọng, lỗ lớn và mất thanh khoản.
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Bất ngờ tăng tốc giải ngân vốn công
    Phương Nhung - Thái Phương | 11/08/2020 09:43A A




    Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tăng đáng kể trong tháng 7 có một phần nguyên nhân nhờ vào sự thúc giục mạnh mẽ từ Chính phủ

    Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 7 vừa qua ước tính đạt 45.700 tỉ đồng, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn trung ương quản lý giải ngân đạt 8.300 tỉ đồng, tăng 101,8%; vốn địa phương quản lý 37.400 tỉ đồng, tăng 43,9%.

    Giải ngân cao nhất giai đoạn 2016-2020

    Lũy kế 7 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 203.000 tỉ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước. "Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 7 và 7 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020" - Tổng cục Thống kê nhận xét.

    Tại TP HCM, theo báo cáo của Cục Thống kê TP, trong 7 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn TP ước thực hiện 186.595 tỉ đồng, đạt 46% kế hoạch năm. Trong đó, vốn từ ngân sách địa phương và trung ương phân bổ ước thực hiện 7 tháng là 17.089 tỉ đồng, tăng tới 72,8% so với cùng kỳ. Khối lượng thực hiện trong tháng 7 so với tháng trước cũng tăng 26,4% và tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm có tốc độ tăng giải ngân của 7 tháng cao nhất từ trước đến nay.

    Cục Thống kê TP HCM đánh giá nguyên nhân do sự chỉ đạo quyết liệt của TP và trung ương trong giải ngân vốn đầu tư công - vốn được đánh giá là giải pháp cấp bách và cần thiết để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Một số dự án lớn có khối lượng thực hiện 7 tháng so với kế hoạch đạt mức cao trên địa bàn TP HCM như: xây dựng mới Bệnh viện Ung bướu tại quận 9 đạt 99,4% kế hoạch cả năm; dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ đạt 53,9% kế hoạch năm; dự án vệ sinh môi trường TP giai đoạn 2 đạt 57% kế hoạch.

    Hiện TP HCM đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình giao thông trọng điểm như dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đang được gấp rút thi công để đưa vào vận hành một phần vào tháng 10 tới; dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên; dự án đường sắt tuyến Metro số 2…

    Theo Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với đà tăng trưởng giải ngân ở mức này, nhiều khả năng đầu tư công sẽ hoàn thành kế hoạch đã đề ra, góp phần vào tăng trưởng chung cả năm 2020; đồng thời tạo ra sự lan tỏa cho các khu vực kinh tế khác vẫn phải đang đối mặt với những khó khăn từ dịch Covid-19.

    TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhận định qua tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Việt Nam, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% năm nay là không khả thi. Tuy nhiên, Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu kép "phòng chống dịch Covid-19 thành công và bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội ở mức khả quan tối đa", như tăng trưởng GDP đạt khoảng 2% (phấn đấu 3%), kiểm soát giá tiêu dùng (CPI) dưới 4%... đã được xem là thành công và đáng ghi nhận.

    [​IMG]
    Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang được gấp rút thực hiện để sớm hoàn thành đúng tiến độ. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
    Tiếp đà tăng trưởng

    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã lý giải nguyên nhân tiến độ đầu tư công được cải thiện mạnh mẽ là bởi động thái quyết liệt của Chính phủ trong chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương và nêu cao trách nhiệm người đứng đầu. Đặc biệt, Chính phủ cũng phát tín hiệu về việc thực hiện mạnh tay cơ chế điều hòa nguồn lực theo hướng địa phương nào chậm giải ngân sẽ bị điều chuyển vốn sang nơi khác, thậm chí không được bố trí vốn cao vào năm sau. "Dự án tồn đọng nhiều mà không siết kỷ cương, không có chế tài rõ ràng, đề cao trách nhiệm người đứng đầu thì công việc không thể chạy được. Đây là bài học chung cho mọi hoạt động, không riêng lĩnh vực đầu tư công" - ông Đinh Văn Nhã bình luận.

    Nhìn nhận nếu duy trì được đà giải ngân tốt sẽ tạo đà tăng trưởng cho rất nhiều ngành nghề khác, tạo thêm công ăn việc làm trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp khá cao…, ông Nhã kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công cả năm đạt 80%-85%, cao hơn mức 78% của năm ngoái. Để làm được, ông góp ý giải pháp là tiếp tục mạnh tay điều chỉnh vốn ở các bộ, ngành, địa phương để xảy ra tình trạng tồn đọng, không giải ngân được. Đặc biệt, điều chỉnh cần kịp thời hơn nữa, có thể sau 6 tháng đầu năm thay vì đợi đến tháng 9 mới điều chỉnh như hiện nay.

    "Việc báo cáo tiến độ dự án nên thực hiện hằng tuần chứ không nên hằng tháng nữa, vì tình hình rất cấp bách rồi. Vốn ở nơi nào tắc mà xem xét thấy không xử lý được nhanh, tốt nhất mang vốn đến nơi không tắc để làm trước. Ngoài ra, bộ, ngành, địa phương nào có dự án giải ngân được và có thể sớm đưa vào sử dụng thì nên ưu tiên trước, không phụ thuộc kế hoạch vốn năm sau. Hướng điều hành này không chỉ cần thiết cho giai đoạn nền kinh tế trì trệ bởi dịch Covid-19 mà có thể áp dụng cho cả sau này để tháo được nút thắt ở đầu tư công tồn tại nhiều năm nay" - ông Đinh Văn Nhã phân tích.

    Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa tỏ ra không lạc quan với tín hiệu giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 7 vừa qua. Theo ông, đây là những hạng mục dự án, công trình đã có sẵn, chưa quyết toán nên bị tồn đọng từ năm trước đến nay. Đến thời điểm này, các dự án bắt đầu hoàn thiện hồ sơ, pháp lý, mặt bằng…, cộng thêm hiệu ứng từ sự thúc giục của Chính phủ nên nhiều dự án giải ngân được. "Tốc độ giải ngân trong tháng vừa qua tuy là tín hiệu tốt nhưng về mặt bản chất, giải ngân đầu tư trên toàn quốc vẫn còn ì ạch, tồn đọng lớn và không dễ giải quyết một sớm một chiều với những quy định còn khá vướng mắc hiện nay" - ông Hòa đánh giá.

    Dự báo kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm nay, ông Phạm Văn Hòa cho rằng dịch bệnh bùng phát lần thứ 2 vào nửa cuối năm có thể lấy đi nhiều nguồn lực bởi cần tập trung toàn lực chống dịch. Hơn nữa, điểm nghẽn công tác giải phóng mặt bằng chưa có dấu hiệu được tháo gỡ. Chưa kể, còn nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến giải ngân công trình giao thông, chẳng hạn dự án mặc dù có ghi vốn nhưng hồ sơ xây dựng cơ bản vẫn chưa xong, chưa thẩm định, thiết kế bản vẽ, thẩm tra môi trường… Do vậy, hậu quả là "vốn nằm chờ dự án", gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân đầu tư công năm nay.

    "Các giải pháp thúc giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ như thành lập đoàn thanh - kiểm tra tới từng địa phương ghi nhận vướng mắc… được coi như liệu pháp tinh thần để xốc lại kỷ luật đầu tư. Nếu 3 tháng cuối năm giữ được hiệu ứng giải ngân tốt như tháng 7 thì tăng trưởng kinh tế có thể đạt kết quả khả quan hơn so với dự báo của Chính phủ" - ông Hòa nhận xét và lưu ý ngoài một số địa phương bắt buộc khoanh vùng để chống dịch còn những địa phương khác cần nhanh chóng tổ chức thực hiện những công việc còn dở dang để bảo đảm mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

    Đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

    Theo TS Cấn Văn Lực, cần kiên quyết giao trách nhiệm cho người đứng đầu, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, bố trí kịp thời nguồn vốn đối ứng và đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn vay ODA. Rà soát, ưu tiên cho các dự án trọng điểm, dự án phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, có tính lan tỏa cao, tạo nhiều việc làm… Dù vậy, không vì mục tiêu thúc đẩy giải ngân nhanh mà gây lãng phí, kém hiệu quả.
    sontiny thích bài này.
  10. Jestina

    Jestina Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2014
    Đã được thích:
    300
    :)):)):)):)):)):))

Chia sẻ trang này