HPG - Hòa hợp cùng phát triển (P4)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 30/10/2020.

6603 người đang online, trong đó có 826 thành viên. 09:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1495345 lượt đọc và 6420 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Nhiều kỳ vọng cho ngành thép
    SGGP Thứ Bảy, 23/1/2021 10:22
    Bất chấp dịch bệnh, năm qua, ngành thép vẫn được đánh giá là một “hiện tượng” khi đa số doanh nghiệp đều ăn nên làm ra. Dự báo năm 2021, ngành thép tiếp tục còn nhiều cơ hội để bứt phá.

    [​IMG]

    Sản xuất thép tại Nhà máy thép Phú Mỹ. Ảnh: CAO THĂNG

    Lợi nhuận ấn tượng

    Điển hình là kết quả tổng kết 1 năm sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel). Năm 2020, đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, thậm chí một số chỉ tiêu chính có tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ. Cụ thể năm 2020, VNSteel đạt doanh thu thuần 78.169 tỷ đồng; trong đó, công ty mẹ đạt 2.488 tỷ đồng (bằng 163,8% kế hoạch năm 2020). Lợi nhuận trước thuế đạt 891 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 30.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch), lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 260 tỷ đồng. Mục tiêu trong năm 2021, VNSteel sản xuất phôi thép hơn 2,5 triệu tấn, tăng khoảng 6,5% so với năm 2020.

    Tương tự, ở mảng thép xây dựng, doanh nghiệp dẫn đầu là Tập đoàn Hòa Phát, nâng thị phần từ 26,2% năm 2019 lên 32,5% năm 2020. Với mảng ống thép, hai doanh nghiệp lớn nhất là Hòa Phát và Hoa Sen lần lượt nâng thị phần từ 31,5% lên 31,7% và từ 15,3% lên 16,8%. Ở thị trường tôn mạ, Hoa Sen tiếp tục khẳng định ưu thế của mình khi tăng thị phần từ 29,5% lên 33,4%. Dù chưa công bố con số cả năm, nhưng chỉ nhìn vào 3 quý đầu năm 2020, lợi nhuận của Hòa Phát đã tăng 56% so với cùng kỳ (đạt 8.845 tỷ đồng), Hoa Sen Group cũng báo lãi sau thuế gấp 3 lần cùng kỳ (đạt 1.151 tỷ đồng), vượt xa kế hoạch đề ra của cả năm.

    Trong khi đó, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho thấy sự trùng khớp với cộng đồng doanh nghiệp. Trong năm 2020, doanh nghiệp ngành thép bán ra tổng cộng 23,45 triệu tấn thép các loại, tăng 1,4% so với năm 2019. Mặt hàng thép xây dựng giảm 1,2% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (44,6%) trong tổng cơ cấu tiêu thụ theo ngành hàng. Đáng chú ý, năm nay Việt Nam xuất khẩu thép đạt trên 8 triệu tấn với trị giá ước đạt hơn 4 tỷ USD. Trong đó, sản lượng thép của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã tăng trên 20 lần so với năm 2019. Theo đánh giá của VSA, bên cạnh tín hiệu khả quan từ thị trường xuất khẩu, tiêu thụ trong nước cũng phục hồi mạnh mẽ từ quý 2-2020 khi hoạt động xây dựng trở lại bình thường nhờ dịch bệnh tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát tốt và nhiều dự án đầu tư công bắt đầu triển khai đã giúp ngành thép đảo ngược tình thế.

    Cơ hội từ nhiều phía

    Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp, cùng với một loạt chính sách kích cầu hạ tầng và tín hiệu xuất khẩu khả quan sẽ là điểm sáng của ngành thép Việt Nam trong năm 2021. Ước tính nhu cầu thép sẽ tăng khoảng 3-5% so với năm 2020. Đặc biệt, các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành sẽ có nhu cầu tiêu thụ thép cao. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội lớn trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, chi phí nhân công rẻ. Do vậy, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo.

    Các cơ hội còn đến từ việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - liên minh châu Âu (EVFTA) cũng được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

    Đối với CPTPP, việc gỡ bỏ hàng loạt thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế như Australia. Hiện nay, các nước thành viên CPTPP là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thép cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, Australia là nước cung cấp than đá và quặng chủ yếu cho nước ta, lần lượt chiếm 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng từ các nước thuộc CPTPP. Một số thành viên như Canada, Malaysia cũng có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều thép thành phẩm. Lâu nay, ASEAN và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thép của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tăng cao, theo các chuyên gia, việc chuyển hướng xuất khẩu, mở rộng sang các thị trường khác là cần thiết, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với thị trường truyền thống của các đối thủ. https://m.sggp.org.vn/nhieu-ky-vong-cho-nganh-thep-710397.html
    thien_ybeginner2020 thích bài này.
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Thép và bank vẫn là 2 ngành đáng để đầu tư nhất cho năm 2021!
    thien_y, dinhtuan1303beginner2020 thích bài này.
  3. beginner2020

    beginner2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2020
    Đã được thích:
    3.938
    Doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng khủng, tiềm năng tăng trưởng vượt trội, sao phải sợ các anh lái đạp vni nhỉ?
    :drm4:drm3:drm2:drm:drm4:drm3:drm
    thien_yMhoang79 thích bài này.
  4. Windflower86

    Windflower86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2020
    Đã được thích:
    97
    Trên 5k là lợi nhuận trước thuế bác. :):):)
    thien_yHSG2021 thích bài này.
  5. longhp88

    longhp88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2014
    Đã được thích:
    1.414
    À cái này thì chắc chắn nhưng mọi người thích 5k sau thuế
    Đừngmong muốn cao quá rồi thất vọng, thấp một tý vượt thì vui
    HSG2021 thích bài này.
  6. Outsider1987

    Outsider1987 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/09/2014
    Đã được thích:
    2.871
    Thôi 4k6 cũng đx rồi. q1 5k, q2 6k. 221 tầm 21-24k , eps 6k giá tầm 6-7x. Êm roài.
    thien_yMhoang79 thích bài này.
  7. supperindex

    supperindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    1.476
    HPG 5 năm nữa hàng làm ko kịp để bán. Quá kinh khủng. Hết dự án Long Thành, giờ thêm dự án Đường sắt này nữa.

    https://vietnambiz.vn/du-an-duong-s...ut-nha-dau-tu-anh-va-my-20210123103959084.htm

    Hiện dự án đường sắt TP HCM - Cần Thơ đã thu hút được sự quan tâm của hai nhà đầu tư đến từ Mỹ và Anh và được đánh giá hiệu quả đầu tư là rất cao.

    Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây ban hành Quyết định 132, giao Ban Quản lý dự án đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt TP HCM - Cần Thơ.

    Theo quyết định của Bộ, kinh phí để lập báo cáo sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước, và trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 đến 2025. Thời gian thực hiện việc lập Báo cáo sẽ kéo dài từ năm 2021 đến 2022.

    Ban Quản lý dự án đường sắt sẽ thuê tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai lập báo cáo theo quy định hiện hành.

    Theo quyết định của Bộ GTVT ngày 27/8/2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường sắt TP HCM - Cần Thơ, tổng chiều dài toàn tuyến là 173,677 km với 14 ga, xuất phát từ ga lập tàu An Bình (Bình Dương) đến Cần Thơ đi theo hướng tuyến dài nhằm tiếp cận các đô thị, thị xã hiện hữu của TP HCM và 4 tỉnh miền Tây.

    Tuyến được thiết kế đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, là khổ hiện đại dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới, tốc độ dưới 200 km/giờ cho tàu hàng và trên 200 km/giờ cho tàu khách.

    Tuy nhiên, sau nhiều lần họp bàn, đại diện 5 tỉnh thành liên quan đã thống nhất với phương án đơn vị nghiên cứu đề xuất là rút ngắn tuyến còn gần 135 km với 9 ga, đi theo hành lang bên phải đường bộ cao tốc TP HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ.

    Việc điều chỉnh này nhằm sử dụng chung hành lang với đường bộ cao tốc, giảm thiểu việc chia cắt khu vực dân cư do tuyến đường sắt đi qua. Bên cạnh đó, phát triển hướng tuyến về phía Tây của khu vực có quỹ đất để phát triển các thành phố vệ tinh, tận dụng được các đầu mối giao thông liên kết của đường cao tốc.

    Dự án sau khi được thực hiện sẽ kết nối trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam với thủ phủ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 45 phút thay vì 5 - 6 tiếng như hiện nay.

    Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ USD. Theo phương án tài chính đang trình TP HCM, công trình này sẽ được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư), Nhà nước chịu trách nhiệm phần giải phóng mặt bằng, còn tư nhân sẽ đảm nhận toàn bộ chi phí xây dựng.

    Theo Thanh Niên, ông Hà Ngọc Trường, Trưởng bộ môn đường sắt metro, Trường ĐH GTVT TP HCM, đồng thời là chủ nhiệm đề án tuyến đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ cho biết hiện đã có hai nhà đầu tư đến từ Mỹ và Anh quan tâm đến dự án này.

    Ông Trường chia sẻ rằng các nhà đầu tư này đánh giá hiệu quả khi đầu tư vào tuyến đường (sau khi thay đổi hướng tuyến) sẽ rất cao vì nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa từ miền Tây Nam bộ lên TP HCM là rất lớn và còn tăng mạnh trong thời gian tới.
    Ctlv, thien_yMhoang79 thích bài này.
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    HPG cứ tiếp tục lồi mồm trong 2021 nhé. Chính sách về giá thép thế giới đầu năm 2021 được điều chỉnh như thế nào?
    CHỦ NHẬT, 03/01/2021, 18:44
    Giá thép toàn cầu, từ thép nguyên liệu đến thép bán thành phẩm và thép thành phẩm, đều tăng mạnh kể từ cuối tháng 10/2020, buộc các nhà sản xuất thép ở khắp nơi trên thế giới, từ Nhật Bản tới Trung Quốc, SNG, Nga, Ấn Độ, Ai Cập… đều phải đã và đang điều chỉnh giá bán sản phẩm của mình.
    [​IMG]
    Theo các chuyên gia trong ngành, giá tăng do sự mất cân đối về cung/cầu (tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất thấp, tại Trung Quốc chỉ ở mức 80%; một số nơi khác bị gián đoạn do dịch bệnh) và giá quặng sắt tăng cao.

    Chỉ số giá thép phế HMS 1&2 (80:20) Bắc Âu do Fastmarkets’ theo dõi trung tuần tháng 12/2020 là 420,39 USD/tấn, tăng gần 135 USD/tấn so với mức 285,53 USD/tấn ngày 22/10/2020. Chỉ số giá phôi thép hàng ngày trong cùng khoảng thời gian đó (phôi SNG, fob Biển Đen) cũng tăng 139 USD/tấn, từ 406 USD/tấn lên 545 USD/tấn. Trong khi đó, chỉ số giá thép cuộn cán nóng - HRC (fob cảng biển chính của Trung Quốc) tăng 130 USD/tấn, từ 512,83 USD/tấn lên 642,79 USD/tấn.

    Chuyên gia về thép Abu Bucker Husain của Metalbulletin cho biết, chi phí sản xuất thép HRC hiện lên tới 473,38 USD/tấn, và cho biết giá hiện tại là khoảng 700 USD/tấn và giá bán cần được điều chỉnh tăng trong thời gian tới.

    Trên thực tế, các "ông lớn" ngành thép từ cuối năm 2020 đã rục rịch nâng giá thép bán trong năm 2021. Cụ thể như sau:

    Tokyo Steel tăng giá sản phẩm thép thêm 16%

    Hãng sản xuất thép lò điện hồ quang hàng đầu Nhật Bản, Tokyo Steel, ngày 21/12 cũng thông báo nâng giá tất cả các sản phẩm thép của mình từ tháng 1/2021 thêm 10.000 JPY (97 USD)/tấn, do mặt bằng giá thép đang tăng và tồn kho của công ty giảm. Trước đó, tháng 12/2020, Tokyo Steel đã nâng giá một số sản phẩm thép trong đó có thép dầm hình chữ H, thêm 3,3%.

    Lần nâng gía trong tháng 1/2021 này, thép thép cây sẽ tăng 16% lên 73.000 JPY/tấn, trong khi thép cọc ván hình chữ U tăng 11% lên 105.000 JPY/tấn, thép dầm hình chữ H tăng 12% lên 93.000 JPY/tấn.
    Bảng giá của Tokyo Steel được các đối thủ khác ở Châu Á như Posco và Hyundai Steel của Hàn Quốc và Baoshan Iron & Steel Co Ltd (Baosteel) của Trung Quốc..theo dõi chặt chẽ..
    Tokyo Steel cho biết, giá các sản phẩm thép ở nước ngoài đã tăng mạnh do nguồn cung thiếu hụt trong khi giá nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh buộc các nhà sản xuất thép phải tăng giá.

    Thị trường nội địa của Nhật Bản cũng đang trong tình trạng nguồn cung khan hiếm, trong khi hoạt động xây dựng bắt đầu cải thiện, và lượng thép tấm dự trữ giảm sút.

    Baoshan (Trung Quốc) nâng giá thép kể từ tháng 1/2021

    Baoshan Iron & Steel Co (Baoshan Steel) thuộc Tập đoàn thép Baowu (Trung Quốc) ngày 9/12 đã thông báo tăng giá niêm yết đối với thép HRC thêm 400 CNY (61 USD)/tấn đối với các đơn hàng giao dịch kể từ tháng 1/2021, phù hợp với xu hướng giá thép HRC cả ở Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới gần đây đều tăng nhanh.

    Đây là tháng thứ 2 liên tiếp Baoshan nâng giá thép. Lần gần đây nhất là tháng 12/2020 đã nâng giá thêm100 CNY/tấn.

    Một số nhà kinh doanh thép ở Trung Quốc cho biết, nhu cầu các sản phẩm thép tại Trung Quốc hiện rất mạnh, trong đó có HRC; nhu cầu ở nước ngoài cũng đang hồi phục, trong khi nguồn cung chưa bắt kịp khiến giá tăng lên. Giá thép tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2018.

    Tồn trữ thép HRC tại Trung Quốc hiện rất thấp. Tính đến 9/12/2020, tồn trữ loại thép này ở các kho hàng của 33 thành phố Trung Quốc giảm 522.000 tấn so với một tháng trước đó, chỉ còn 2,2 triệu tấn, mặc dù con số đó vẫn cao hơn 422.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Mysteel.

    Tồn trữ thép tại 37 nhà máy do Mysteel khảo sát cho thấy đã giảm 91.400 tấn ở thời điểm 2/12, còn 935.500 tấn.


    Không chỉ HRC, Baoshan Steel nâng giá tất cả các sản phẩm thép chủ chốt của mình kể từ tháng này, với mức tăng từ 300 đến 800 CNY/tấn.

    Ngành thép Ấn Độ viết thư xin Thủ tướng Modi ủng hộ việc tăng giá thép và đề nghị cấm xuất khẩu quặng sắt trong vòng 6 tháng

    Thông tin từ trang Theprint ngày 29/12 cho biết, Hiệp hội thép Ấn Độ đã gửi thư tới Thủ tướng

    Narendra Modi, giải thích rằng giá thép trên thị trường trong nước tăng là do chi phí nguyên liệu tăng cao, và đề nghị Chính phủ cấm xuất khẩu quặng sắt trong vòng 6 tháng.

    Trên thị trường Ấn Độ, giá thép HRC đã tăng lên 52.000 rupee/tấn vào tháng 11/2020 so với 37.400 INR/tấn hồi tháng 7/2020; thép cây dùng trong lĩnh vực xây dựng cũng đã lên tới 50.000 INR/tấn.

    Trong thư, Tổng thư ký Hiệp hội, Bhaskar Chatterjee, viết: "Do sự thiếu hụt thép tạm thời sau giai đoạn gián đoạn hoạt động vì Covid-19, giá thép quốc tế đã tăng lên hơn 750 USD / tấn từ mức đáy 397 USD/tấn hồi đầu năm. Vì Ấn Độ là nền kinh tế mở nên giá thép cũng tăng theo giá thế giới". Ông cũng đề cập đến việc giá quặng sắt đã tăng hơn gấp đôi từ 1.960 INR lên 4.160 INR/tấn trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 12/2020.

    Sản lượng quặng sắt Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4 -10/2020 đạt 92,08 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh hơn, thêm 70,3% lên 29,2 triệu tấn trong nửa đầu tài khóa hiện tại.

    Tham khảo: Reuters, Mysteel, Theprint

    Vũ Ngọc Diệp
    Phuctoanthien_y thích bài này.
    Mhoang79 đã loan bài này
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.459
    Xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc năm 2020 tăng tới…700%
    THỨ 7, 23/01/2021, 15:01
    Năm 2020, cả khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sắt thép đều tăng mạnh, bất chấp việc giá trung bình giảm so với năm 2019. Trung Quốc là động lực chính thúc đẩy xuất khẩu sắt thép của cả nước trong năm vừa qua.
    Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sắt thép của nước ta trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, kim ngạch gần 5,26 tỷ USD; tăng lần lượt 47,9% so với năm 2019; mặc dù giá trung bình năm qua giảm 15,5% còn 533,4 USD/tấn.

    Trong top 10 thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất, xuất khẩu sang 4 thị trường tăng, trong đó sang Trung Quốc, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ đều tăng mạnh, trên 30%.

    Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc – thị trường sắt thép số 1 của Việt Nam - tăng gấp khoảng 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái do nước này hồi phục sớm và mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, và Chính phủ kích thích kinh tế mạnh mẽ thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.
    Cụ thể, xuất khẩu sắt thép năm 2020 sang Trung Quốc đạt 3,54 triệu tấn, kim ngạch 1,48 tỷ USD, tăng lần lượt 717,7% và 669,6% so với năm trước đó, nâng thị phần trong tổng xuất khẩu thép Việt Nam lên 35,9%, mặc dù giá xuất khẩu trung bình sang Trung Quốc năm 2020 giảm 5,9% so với năm trước, chỉ đạt 419 USD/tấn.

    Xuất khẩu sang Philippines – thi trường lớn thứ 6 của sắt thép Việt Nam – cũng tăng mạnh 95,15% về lượng và 81,23% về trị giá, đạt lần lượt 556.803 triệu tấn, kim ngạch khoàng 245 triệu USD. Xuất khẩu sang Thái Lan, thị trường sắt thép số 3 của Việt Nam, đạt 675.482 tấn (390.5 triệu USD), tăng 82,26 % về lượng (72,71% về kim ngạch) so với cùng kỳ năm trước.

    Trái lại, Campuchia là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng xuất khẩu năm qua bị sụt giảm. Theo đó, khối lượng sắt thép xuất khẩu sang Campuchia năm qua đạt đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 839,69 triệu USD, giá trung bình 537 USD/tấn, giảm 8% về lượng, 14,9% kim ngạch và 7,5% về giá so với năm trước. Xuất khẩu sang Malaysia – thị trường đứng thứ 4 – cũng chỉ đạt 629.419 tấn, tương đương 367,97 triệu USD, giảm lần lượt 15,5% và 19,8% so với năm trước.

    Năm 2021, kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục hồi phục, nhất là ở Trung Quốc, sẽ thúc đẩy nhu cầu sắt thép tăng lên. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, tại Trung Quốc, giá sắt thép đang chững lại sau giai đoạn tăng mạnh trước đó. Vì vậy, tốc độ tăng xuất khẩu thép sang một số thị trường trọng điểm trong thời gian tới có thể sẽ chậm lại.


    Điều đó thể hiện qua thực tế là trong tháng 12/2020, xuất khẩu sắt thép của cả nước giảm nhẹ 4,3% về lượng so với tháng liền trước, chỉ đạt 942.256 tấn; mặc dù kim ngạch và giá trung bình tăng lần lượt 1,9% và 6,5%, đạt 553,4 triệu USD (587,3 USD/tấn), theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

    Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2020

    [​IMG]

    Vân Chi
    Phuctoanthien_y thích bài này.
  10. Tanld68

    Tanld68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2019
    Đã được thích:
    1.006
    Q4 cần lãi 3.500 là ngon rồi

Chia sẻ trang này