HPG - Hòa hợp cùng phát triển (P5) Đón lợi nhuận kỷ lục trong quý 4.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 25/01/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4498 người đang online, trong đó có 370 thành viên. 11:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 885805 lượt đọc và 3862 bài trả lời
  1. Con_ong_trum

    Con_ong_trum Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2020
    Đã được thích:
    22.568
    Thấy bà nội rồi! tăng kiểu này thì còn giá 4x đâu cho em mua tiếp! hic. Đành chấp nhận có nhiêu ăn nhiêu vậy! Tham quá người ta chửi chết! :D:D:D
    beginner2020 thích bài này.
  2. Nguoingoaick

    Nguoingoaick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2017
    Đã được thích:
    4.379
    Thực tế sẽ giảm hoàn thuế XK xuống 9%, còn về 0% thì chưa rõ vì cty mình cũng nhập mặt hàng khác (k phải sắt thép) thì hoàn thuế XK của TQ đã giảm xuống 9% rồi. Đây là tin cực kỳ tốt với các nhà SX thép thượng nguồn, giúp giá bán tăng cao hơn or chí ít sẽ đỡ cạnh tranh với TQ hơn.

    Chắc chắn là k có việc mua lại CP quỹ vì HP cần tiền để mở rộng DQ2. Còn về cổ tức thì 10% cash + 20% cp thì hợp lý.

    @HS2007 khi làm DQ2 thì HP cũng k làm tôn và ống thép quá công suất mỗi loại 1.5tr tấn vì dung lượng TT VN nhỏ cho 2 mảng này, thay vào đó HP sẽ làm những SP mới liên quan đến HRC như vỏ container, Inox, thép ô tô, XK HRC, ...
    sun8shine888Con_ong_trum thích bài này.
  3. LuyenTrym

    LuyenTrym Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2021
    Đã được thích:
    3.438
    Tôi đọc trong này thấy nhiều bác so sánh Hòa Phát với Huyndai thì thấy không ổn lắm. Có bác khác nói khá hay về hướng phát triển của HP theo hướng sản xuất thép (sau có bác bổ sung là thêm Viện nghiên cứu về kim loại nữa) thì trùng với những ý nghĩ của tôi. Cách đây đôi năm, tôi đã có dịp ngồi cùng với Lãnh đạo của HPG và đã nêu cũng như hỏi ý tưởng về việc HP phát triển theo mô hình của Posco rồi. Vâng, theo tôi, chính xác thì HP nên và dường như đang định hướng phát triển theo kiểu của Posco đấy. Toàn bộ hệ sản phẩm kim loại mà trước mắt là thép chất lượng cao, thép hợp kim, kết cấu, dụng cụ... sẽ được sử dụng rất rất nhiều cho các tập đoàn khác trong nước cũng như quốc tế. Và đương nhiên, việc xây dựng các Viện nghiên cứu, thậm chí là trường đại học chuyên ngành này là rất khả thi. Lưu ý rằng hiện tại nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành thép rất thiếu. Bằng chứng là HPDQ đang tuyển dụng KHÔNG GIỚI HẠN các KS ngành này. Muốn đất nước phát triển thì điều đầu tiên và tiên quyết là ngành công nghiệp nặng phải phát triển đã. Đó chính là cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho Hòa Phát. Chúc các cụ vững tin với HPG của mình.
  4. tranlamhieu

    tranlamhieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2016
    Đã được thích:
    668
    Hnay ko chốt đc 47 nhờ
    Flexible_patience thích bài này.
  5. Flexible_patience

    Flexible_patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    3.541
    mai 40tr hàng vượt đỉnh về xong chắc mới bung qua 47
    batdongsan68 thích bài này.
  6. dencom

    dencom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2020
    Đã được thích:
    57
    Rồi bác có dự tính bán không ạ?
  7. thaijk

    thaijk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2017
    Đã được thích:
    1.773
    HPG tiếp tục lập đỉnh
    Nhập khẩu thép của Trung Quốc tăng vọt 150% vì các chương trình kích thích kinh tế

    02-03-2021 10:53:26+07:00
    • HPG) ghi nhận lãi ròng 13.5 ngàn tỷ đồng (587 triệu USD) trong năm 2020, tăng 80% so với cùng kỳ, sau khi kim ngạch xuất khẩu cao gấp đôi. Hầu hết lượng thép xuất khẩu của Hòa Phát đều đến Trung Quốc, theo nguồn tin từ Hòa Phát.

      Các nhà sản xuất thép tại Việt Nam từ lâu rơi vào thế bất lợi khi hàng thép giá rẻ từ Trung Quốc tuồn vào. Thế nhưng, xu hướng đó đã bị đảo ngược trong năm 2020, khi xuất khẩu thép tới Trung Quốc tăng hơn 9 lần lên 3.35 triệu tấn.

      “Tình trạng dư cung xuất phát từ Trung Quốc giờ cảm giác như đã xảy ra từ lâu lắm rồi”, Tổng Giám đốc của một công ty Việt Nam cho biết.

      Kim ngạch xuất khẩu thép từ Ấn Độ sang Trung Quốc tăng 15 lần lên 5.08 triệu tấn trong năm 2020. Tata Steel báo lãi ròng 39.8 triệu Rupee (540 triệu ÚDS) trong giai đoạn 10-12/2020, trái ngược hoàn toàn với mức lỗ 11.6 tỷ USD của cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đã giúp Công ty này vượt qua những khó khăn mà dịch Covid-19 để lại tại Ấn độ, cộng với đó là sự hồi phục của nhu cầu nội địa. Đây là hai yếu tố giúp Tata Steel ghi nhận 2 quý có lãi liên tiếp.

      Các nhà sản xuất thép Nhật Bản cũng nhanh chóng khai thác nhu cầu của Trung Quốc. Nhà sản xuất thép quy mô nhỏ Tokyo Steel Manufacturing tiếp tục xuất khẩu tới Trung Quốc lần đầu tiên trong 1 thập kỷ trong tháng 7/2020. “Các nhà xử lý thép quy mô nhỏ tại Trung Quốc cũng mua thép bán thành phẩm”, Kiyoshi Imamura, một giám đốc điều hành ngành thép, cho hay.

      “Nhu cầu sản phẩm thép vẫn cao trong năm 2021”, một giám đốc ngành thép khác cho biết.

      Các ông lớn sản xuất thép tại Trung Quốc như China Baowu Steel Group đã cắt giảm sản lượng từ mùa xuân năm 2020, với kỳ vọng nhu cầu sẽ giảm vì đại dịch. Thế nhưng, các biện pháp tái khởi động nền kinh tế từ Chính phủ Trung Quốc đã dẫn tới đà tăng mạnh về nhu cầu, trong khi các nhà sản xuất thép nội địa có thể không bắt kịp với nhu cầu đó. Trung Quốc nhập khẩu thép nhiều hơn lượng thép xuất khẩu trong 4 tháng kết thúc vào tháng 9/2020.

      Công suất sản xuất thép của Trung Quốc dường như cũng giảm. Nước này đã giảm công suất khoảng 150 triệu tấn trong giai đoạn 2016-2018, tương đương hơn 10% so với công suất cuối năm 2015, theo Chính phủ Trung Quốc.

      https://image.*********.vn/2021/03/02/thep-trung-quoc2112.jpg​

      Hầu hết sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu trong năm 2020 đều là sản phẩn giá rẻ cho xây dựng và các mục đích khác, với giá nhập khẩu trung bình giảm 35% xuống 630 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với giá xuất khẩu trung bình ở mức 791 USD/tấn. Xu hướng này cho thấy các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang tập trung hơn vào các sản phẩm có tính chuyên môn hóa và có giá trị gia tăng cao, như sản phẩm sử dụng trong sản xuất xe hơi và phụ thuộc vào nguồn hàng nhập từ nước ngoài cho các vật dụng mục đích chung.

      Trung Quốc là tay chơi ngoại cỡ trên thị trường thép toàn cầu và thậm chí chỉ cần một thay đổi nhỏ tại nước này cũng có thể gây tác động sâu rộng tới thị trường toàn cầu. Nhu cầu của Trung Quốc đạt 980 triệu tấn trong năm 2020, theo Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), hơn gấp 10 lần nhu cầu ở Ấn Độ, cũng là một đất nước tiêu thụ thép lớn.

      Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Đông Á – sử dụng trong nhiều sản phẩm từ đồ gia dụng cho tới xe hơi – vẫn trên 700 USD/tấn trong năm nay, cao hơn 60% so với mức đáy hồi tháng 5/2020 và là mức cao nhất kể từ năm 2011.

      Nhu cầu nội địa ngày càng tăng cũng khiến các nhà sản xuất thép Trung Quốc đầu tư vào các nước láng giềng.

      “Hiện đang có xu hướng các công ty Trung Quốc nhập khẩu thép từ các cơ sở mà họ xây dựng ở Đông Nam Á”, Imamura cho biết.

      Tsingshan Group, nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất thế giới, vừa khởi động lại một lò cao ở Indonesia trong tháng 3/2020, cộng tác với các công ty Trung Quốc và Indonesia khác. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã xây dựng thêm công suất mới khoảng 30 triệu tấn ở Đông Nam Á, theo Hiệp hội Sắt Thép Nhật Bản (FISF).

      Nguyên nhân đằng sau các khoản đầu tư của công ty Trung Quốc tại Đông Nam Á đến một phần từ nhu cầu ngày càng tăng tại khu vực này và các quy định nghiêm ngặt ở quê nhà để ngăn tình trạng dư cung.

      Bắc Kinh nghĩ công suất vẫn còn dư thừa tại Trung Quốc mặc dù nhu cầu đã tăng trong thời gian gần đây. Do đó, họ tiếp tục kêu gọi đóng cửa và hợp nhất các nhà máy cũ. Chẳng hạn, Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất thép cắt giảm công suất 25% xuống còn 50% khi họ tái xây dựng một lò cao cũ.

      Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA) kỳ vọng nhu cầu cao ở hiện tại đến từ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ chạm đỉnh vào năm 2023. Vẫn còn chưa rõ xu hướng mua quyết liệt từ nước ngoài sẽ kéo dài bao lâu.

      Nếu nhu cầu giảm, sẽ có rủi ro “các sản phẩm thép dư thừa sẽ tuôn sang các thị trường khcá một lần nữa và tình trạng dư cung sẽ tái xuất hiện”, Atsushi Yamaguchi của SMBC Nikko Securities cho hay.

      Các tay chơi lớn tại Nhật Bản như Nippon Steel nhiều khả năng sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ Trung Quốc khi họ muốn mở rộng tại Đông Nam Á. Với nhu cầu nội địa và việc xuất khẩu tại Trung Quốc sẽ giảm thêm, các nhà sản xuất thép Nhật Bản sẽ dùng sản lượng nội địa để phục vụ tiêu thụ nội địa ở thị trường mới nổi như trọng tâm trong chiến lược của họ.

      Nippon Steel muốn đầu tư vào các cơ sở sản xuất hiện tại ở Đông Nam Á và nơi khác. “Chúng tôi muốn thực hiện thâu tóm ở nước ngoài trong thời gian tới”, Chủ tịch Nippon Steel Eiji Hashimoto cho biết.
      https://*********.vn/2021/03/nhap-k...huong-trinh-kich-thich-kinh-te-772-830764.htm
  8. mabududu_a1

    mabududu_a1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2005
    Đã được thích:
    185
    em vừa vào giá đu đỉnh 46,9 có sao ko các bác ? :(( hoang mang quá :(((
  9. Outsider1987

    Outsider1987 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/09/2014
    Đã được thích:
    2.871
    crowfatnewbie2 thích bài này.
  10. chinhhangvn

    chinhhangvn Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    241
    46.9 đâu gọi là đỉnh mà lại gọi là đu đỉnh. Đỉnh HPG 70-100
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này