HPG - Hòa hợp cùng phát triển (P5) Đón lợi nhuận kỷ lục trong quý 4.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 25/01/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4081 người đang online, trong đó có 303 thành viên. 13:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 885809 lượt đọc và 3862 bài trả lời
  1. Flexible_patience

    Flexible_patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    3.541
    chuẩn men, close 46.7
  2. Flexible_patience

    Flexible_patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    3.541
    BÁO CÁO HSC

    HPG: CTCP Tập đoàn Hòa Phát Mua vào | Giá mục tiêu VND56,600
    Báo cáo nhanh: Sản lượng sản xuất thép thô đạt kỷ lục

    Chuyên viên phân tích: Vo Thi Ngoc Han, han.vtn@hsc.com.vn

    Điểm nhấn chính:

    Sản lượng phôi thép tiêu thụ trong tháng 1/2021 tăng 33,3% so với cùng kỳ và tăng 55,6% so với tháng trước đạt 140.000 tấn; sản lượng HRC tiêu thụ cũng rất đáng khích lệ, đạt 252.000 tấn (tăng 47% so với tháng trước) trong khi sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tăng 5,8% so với cùng kỳ nhưng giảm 41,7% so với tháng trước và chỉ đạt ở mức 186.000 tấn. Dự kiến lợi nhuận tháng 1/2021 sẽ khả quan so với cùng kỳ mặc dù sản lượng tiêu thụ thép xây dựng giảm. Điều này là nhờ đóng góp mới từ HRC và giá bán cả thép xây dựng (tăng 27% so với cùng kỳ) & HRC ở mức cao. Duy trì khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu dựa trên phương pháp DCF là 56.600đ; tiềm năng tăng giá 35,4%. P/E dự phóng....

    BÁO CÁO BSC

    Khuyến nghị mua cho HPG với giá mục tiêu 55.600 đồng/CP
    CTCK BIDV (BSC)

    Luận điểm đầu tư: CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) xác lập nhiều kỷ lục về sản lượng và tăng trưởng trong năm 2020: Tiêu thụ các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn (tăng 69% so với năm trước). Tổng doanh thu tăng trưởng 42%, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 78% với hai trụ cột chính là thép và nông nghiệp.

    Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh khả quan trong những tháng đầu năm 2021:Sản lượng thép thô tháng 1/2021 đạt 670.000 tấn (tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái). Tiêu thụ HRC là điểm nhấn với 252 nghìn tấn (tăng trưởng 48% so với tháng trước), thép xây dựng 186 nghìn tấn (tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm trước), phôi thép 140 nghìn tấn (tăng 41% so với tháng trước, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu tôn mạ tháng 2/2021 khoảng 22.000 tấn.

    Ngoài ra, giá các sản phẩm thép giữ ở mức cao nhờ được hỗ trợ bởi nhu cầu tại Trung Quốc và giá quặng cao do gián đoạn nguồn cung quặng sắt bởi thời tiết và dịch bệnh; HPG dự kiến triển khai nhà máy sản xuất vỏ container công suất 500,000 TEU/năm.

    BSC dự báo doanh thu 2021 của HPG đạt 116.437 tỷ đồng (tăng 29,2% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế 18.981 tỷ đồng (tăng trưởng 41,2%, tăng 35% so với dự báo gần nhất của chúng tôi), tương đương EPS = 5.526 đồng/CP (giả định trích quỹ khen thưởng phúc lợi 5%).

    BSC duy trì khuyến nghị muavới HPG và nâng giá mục tiêu năm 2021 lên 55.600 đồng/CP (+35% so với giá mục tiêu cũ) do (1) nâng dự báo kết quả kinh doanh của công ty năm 2021 dựa trên đánh giá lại triển vọng và giá thép năm 2021 và (2) nâng mức định giá P/E mục tiêu đối với HPG từ 9x lên 10x và EV/EBITDA từ 6x lên 7x nhằm phản ánh mặt bằng lãi suất thị trường giảm.
    Last edited: 02/03/2021
    Ga-Tre, Mhoang79, Con_ong_trum1 người khác thích bài này.
  3. Flexible_patience

    Flexible_patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    3.541
    https://cafef.vn/nikkei-trung-quoc-...oi-trong-do-co-viet-nam-20210302151326803.chn

    Nhập khẩu thép của Trung Quốc tăng 150% trong năm 2020, đạt 38,56 triệu tấn - tờ báo Nhật Bản Nikkei dẫn số liệu hải quan Trung Quốc cho hay.

    Việc Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu thép diễn ra trong bối cảnh các nhà sản xuất thép nước này chật vật đáp ứng nhu cầu tăng cao trong nước, khi Bắc Kinh đẩy mạnh nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi suy giảm tăng trưởng do đại dịch Covid-19 gây ra.

    Theo Nikkei, là một trong những nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, Trung Quốc trong những năm qua đã cố gắng giảm công suất ngành thép nhằm khắc phục dư thừa nguồn cung thép trong nước và trên toàn cầu. Dù tình trạng thiếu thép diễn ra ở Trung Quốc gần đây và nước này phải ồ ạt nhập thép, vẫn còn đó những mối lo về sự dư thừa nguồn cung sẽ quay trở lại và gây áp lực lên thị trường thép thế giới.

    Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất thép trên toàn châu Á đang hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu thép của Trung Quốc. Lợi nhuận ròng của hãng thép Việt Nam Hòa Phát tăng 80% trong năm 2020 đạt 13,5 nghìn tỷ đồng nhờ xuất khẩu tăng gấp đôi. Phần lớn xuất khẩu thép của Hòa Phát là bán cho Trung Quốc, công ty cho hay.

    Các công ty thép của Việt Nam trước đây vốn chịu ảnh hưởng bất lợi từ nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc. Nhưng xu hướng này đã đảo ngược trong năm ngoái, khi xuất khẩu thép của Việt Nam sang Trung Quốc tăng gấp hơn 9 lần, đạt 3,35 triệu tấn.

    "Có cảm giác như nguồn thép dư thừa từ Trung Quốc là chuyện cách đây lâu lắm rồi", Giám đốc một công ty thép Việt Nam nói.

    Xuất khẩu thép của Ấn Độ sang Trung Quốc trong năm 2020 tăng 15 lần, đạt 5,08 triệu tấn. Hãng thép Ấn Độ Tata Steel báo lãi ròng 39,8 tỷ Rupee (540 triệu USD) trong quý 4/2020, đảo ngược khoản lỗ 11,6 tỷ Rupee cùng kỳ năm trước.

    Các hãng thép Nhật Bản cũng nhanh chóng tranh thủ nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc. Vào tháng 7, Tokyo Steel Manufacturing nối lại xuất khẩu thép sang Trung Quốc lần đầu tiên trong 1 thập kỷ.

    Những công ty thép lớn của Trung Quốc như China Baowu Steel Group đã cắt giảm sản lượng từ đầu năm ngoái vì cho rằng nhu cầu tiêu thụ thép ở nước này sẽ sụt giảm do đại dịch. Nhưng trái với dự báo, nhu cầu thép ở Trung Quốc tăng mạnh khi Chính phủ triển khai đồng loạt nhiều biện pháp để cứu tăng trưởng kinh tế, và các hãng thép Trung Quốc rơi vào thế "trở tay không kịp". Trong thời gian từ tháng 6-9/2020, Trung Quốc nhập khẩu thép nhiều hơn xuất khẩu.

    Ngoài ra, công suất sản xuất thép của Trung Quốc có vẻ đã giảm xuống. Từ 2016-2018, nước này cắt giảm 150 triệu tấn trong công suất sản xuất thép toàn quốc, tương đương 10% tổng công suất ở thời điểm cuối năm 2015 - theo dữ liệu của Chính phủ.

    Phần lớn thép mà Trung Quốc nhập khẩu trong năm 2020 là những sản phẩm rẻ hơn, dùng cho xây dựng và một số mục đích khác. Giá bình quân thép nhập khẩu vào Trung Quốc trong năm ngoái là 630 USD/tấn, giảm 35% so với năm trước đó, và thấp hơn nhiều so với giá bình quân thép mà nước này xuất khẩu là 791 USD/tấn. Điều này cho thấy các hãng thép Trung Quốc đang tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm chuyên biệt, có giá trị gia tăng cao hơn, như thép dùng cho sản xuất ô tô, và dựa vào nguồn cung từ nước ngoài đối với những sản phẩm thép phổ thông.

    Trung Quốc là thị trường thép hàng đầu thế giới, nên chỉ một sự dịch chuyển nhỏ ở thị trường này cũng có thể gây ảnh hưởng toàn cầu. Theo dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), tổng nhu cầu thép của Trung Quốc trong năm 2020 đạt 980 triệu tấn, lớn gấp 10 lần so với Ấn Độ - một nước tiêu thụ thép lớn khác.

    Giá thép cuộn cán nguội - loại được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ trang thiết bị đến ô tô - duy trì trên mức 700 USD/tấn tại khu vực Đông Á, tăng 60% so với mức đáy thiết lập vào tháng 5 năm ngoái và là mức cao nhất kể từ năm 2011.

    Nhu cầu thép gia tăng trong nước cũng kéo theo việc một số hãng thép Trung Quốc đầu tư sản xuất tại các nước láng giềng, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Tsingshan Group, công ty sản xuất thép không rỉ lớn nhất thế giới, đã mua một lò cao ở Indonesia vào tháng 3/2020. Theo Liên đoàn Sắt Thép Nhật Bản, các hãng thép Trung Quốc có kế hoạch xây dựng công suất 30 triệu tấn thép mới mỗi năm ở Đông Nam Á.

    Những vụ đầu tư vào Đông Nam Á này xuất phát một phần từ nhu cầu thép gia tăng trong khu vực, một phần bởi các quy định ngặt nghèo hơn ở Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự dư thừa nguồn cung.

    Cho dù nhu cầu tăng mạnh gần đây, Bắc Kinh cho rằng công suất sản xuất thép trong nước vẫn còn dư, nên tiếp tục thúc đẩy các nhà máy thép đã cũ phải đóng cửa hoặc thu hẹp. Chẳng hạn, chính phủ Trung Quốc yêu cầu các hãng thép giảm công suất 25-50% khi cải tạo mỗi lò luyện thép đã cũ.

    Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc dự báo sự gia tăng mạnh nhu cầu thép cho hạ tầng ở nước này hiện nay sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2023.
    Ga-TreMhoang79 thích bài này.
  4. tranlamhieu

    tranlamhieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2016
    Đã được thích:
    668
    Anh khựa nhà ta mà đầu tư công thì thép fai tăng bằng lần
  5. Monkey6886

    Monkey6886 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2019
    Đã được thích:
    5.573
    Các doanh nghiệp thép châu Á, gồm Hòa Phát, hưởng lợi từ tính toán sai của đồng nghiệp Trung Quốc
    Chuyên mục: Kinh doanh
    Covid - Vaccine[​IMG]
    [​IMG]
    Dự báo nhu cầu giảm nên hầu hết các nhà sản xuất thép tại Trung Quốc đã thực thi chiến lược cắt giảm sản lương, bao gồm đóng nhiều cơ sở sản xuất thép công nghệ cũ có hại cho môi trường, nhưng đây là một tính toán sai khiến cho lượng nhập khẩu thép của Trung Quốc tăng vọt thời gian gần đây để đáp ứng đủ nhu cầu.
    Nhu cầu tăng mạnh...
    Trung Quốc là một quốc gia có tác động mạnh trên thị trường thép toàn cầu và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của nước này cũng có thể tác động mạnh đến thị trường thép toàn cầu.
    Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu của Trung Quốc đạt 980 triệu tấn vào năm 2020, gấp hơn 10 lần nhu cầu ở Ấn Độ, một nước tiêu thụ thép lớn khác.
    Giá thép cuộn cán nóng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm từ thiết bị gia dụng đến ô tô, vẫn ở mức trên 700 USD/tấn trong năm nay ở Đông Á, cao hơn 60% so với mức đáy gần đây vào tháng 5/2020 và cao nhất kể từ năm 2011.
    Bắc Kinh cho rằng, bất chấp nhu cầu tăng gần đây, nhưng tình trạng dư thừa nguồn cung vẫn hiện hữu, nên tiếp tục thúc đẩy các cơ sở cũ phải đóng cửa và nâng cấp. Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất thép cắt giảm công suất từ 25% đến 50%.
    Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc dự kiến, nhu cầu lớn hiện tại được thúc đẩy bởi đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2023. Nhưng xu hướng nhập khẩu thép từ nước ngoài sẽ tiếp tục trong bao lâu hiện vẫn chưa rõ ràng.
    ... Nhưng nguồn cung trong nước sụt giảm
    Trong khi nhu cầu tăng mạnh, nguồn cung trong nước lại sụt giảm khi các các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc như Tập đoàn thép Baowu đã cắt giảm sản lượng kể từ đầu năm 2020 vì dự kiến nhu cầu sẽ giảm do đại dịch Covid.
    Tuy nhiên, các biện pháp kích thích nền kinh tế của Bắc Kinh đã dẫn đến nhu cầu tăng mạnh ngoài dự báo của các nhà sản xuất trong nước, khiến họ không theo kịp. Điều này khiến Trung Quốc phải đẩy mạnh nhập khẩu thép từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2020.
    Theo cơ quan hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thép của Trung Quốc năm 2020 đã tăng 150%, lên 38,56 triệu tấn.
    [​IMG]
    Sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu thép của Trung Quốc qua các năm
    Năng lực sản xuất thép tổng thể của Trung Quốc dường như cũng giảm. Theo Chính phủ Trung Quốc, nước này đã loại bỏ công suất sản xuất trị giá 150 triệu tấn từ năm 2016 đến năm 2018, tương đương hơn 10% so với năng lực sản xuất vào cuối năm 2015.
    Hầu hết những gì Trung Quốc nhập khẩu vào năm 2020 là các sản phẩm thép rẻ hơn cho xây dựng và các mục đích sử dụng khác, với giá nhập khẩu trung bình giảm 35% xuống 630 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với giá xuất khẩu trung bình là 791 USD/tấn.
    Xu hướng này cho thấy, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm chuyên biệt và có giá trị gia tăng cao, như những sản phẩm được sử dụng trong sản xuất ô tô và phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài cho các mặt hàng mục đích chung.
    Ngoài ra, trước thực trạng dư thừa nguồn cung trong nước, một số nhà sản xuất thép của Trung Quốc đã chuyển dây chuyền sản xuất ra các nước khác trong khu vực.
    Tập đoàn Tsingshan, nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất thế giới hợp tác với các đối tác trong nước và Indonesia đã đưa một lò cao tại Indonesia vào tháng 3/2020.
    Ngoài ra, theo Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản, các nhà sản xuất thép Trung Quốc có kế hoạch xây dựng công suất sản xuất mới trị giá 30 triệu tấn ở Đông Nam Á.
    Những khoản đầu tư này vào Đông Nam Á một phần được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực và một phần là do các quy định chặt chẽ hơn của chính quyền Trung Quốc nhằm ngăn chặn tình trạng dư thừa nguồn cung.
    Các nhà sản xuất thép châu Á hưởng lợi
    Nhu cầu nhập khẩu thép tăng mạnh của Trung Quốc đã đem lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất thép châu Á. Nhiều nhà sản xuất thép trong khu vực ghi nhận mức lợi nhuận tăng trưởng đột biến.
    Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam ghi nhận lợi nhuận ròng tăng 80% trong năm 2020 lên 13.500 tỷ đồng (587 triệu USD) sau khi xuất khẩu của HPG tăng gấp đôi. HPG cũng cho biết, hầu hết các chuyến hàng xuất khẩu ra nước ngoài đều đến Trung Quốc.
    Các nhà sản xuất thép của Việt Nam từ lâu đã phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nguồn hàng giá rẻ từ Trung Quốc, nhưng xu hướng này đã đảo ngược vào năm 2020, khi xuất khẩu thép sang Trung Quốc tăng hơn 9 lần lên 3,35 triệu tấn.
    Tương tự, năm 2020, xuất khẩu thép của Ấn Độ sang Trung Quốc cũng tăng gấp 15 lần so với 2019 lên 5,08 triệu tấn. Trong đó, Tata Steel đã báo cáo lợi nhuận ròng là 39,8 tỷ rupee (tương đương 540 triệu USD) trong quý IV/2020 so với khoản lỗ 11,6 tỷ rupee năm 2019.
    Các nhà sản xuất thép Nhật Bản cũng nhanh chóng khai thác nhu cầu của Trung Quốc. Nhà sản xuất thép Tokyo Steel Manufacturing đã nối lại xuất khẩu sang Trung Quốc lần đầu tiên sau một thập kỷ vào tháng 7/2020.
    "Các nhà chế biến thép nhỏ hơn ở Trung Quốc cũng đang mua nhiều thép thành phẩm hơn", Kiyoshi Imamura, Giám đốc điều hành Tokyo Steel Manufacturing cho biết.
    Đánh giá về nhu cầu thép của Trung Quốc trong năm nay, một giám đốc điều hành trong ngành cho biết, nhu cầu đối với các sản phẩm thép của Trung Quốc vẫn ở mức cao vào năm 2021. Tuy nhiên, rủi ro với các nhà sản xuất thép của Trung Quốc và khu vực luôn hiện hữu.
    “Nếu nhu cầu trong nước của Trung Quốc giảm, tình trạng dư thừa sẽ trở lại và có nguy cơ các sản phẩm thép dư thừa này sẽ tràn vào các thị trường khác một lần nữa", Atsushi Yamaguchi của SMBC Nikko Securities cho biết.
    Báo chí viết loạn lên các bác nhỉ, ko biết tín hiệu gì đây
    Con_ong_trum thích bài này.
  6. tranlamhieu

    tranlamhieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2016
    Đã được thích:
    668
    Đúng là tin quá trời, có khi nào nằm sàn vài phiên ko kaka
    Con_ong_trum thích bài này.
  7. Finithuy

    Finithuy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2018
    Đã được thích:
    300
    Tui nghĩ phải chỉnh, đâu gì tăng vĩnh viễn! HPG đôi khi khác người một mình một ngựa. Hy vọng mọi thứ tốt đẹp!
    Con_ong_trum thích bài này.
  8. Outsider1987

    Outsider1987 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/09/2014
    Đã được thích:
    2.871
    45 về 37 chưa đủ à
    Con_ong_trumMhoang79 thích bài này.
  9. faith

    faith Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2018
    Đã được thích:
    1.688
    Vâng bác. Em là người đưa ý tưởng so sánh HPG giống con đường chủ tịch Chung Hyundai làm đó là xây dựng đất nước trên nền tảng sản xuất, chủ nghĩa dân tộc. Bản thân em không thích các doanh nghiệp gia tăng tài sản thông qua mảng bđs.
    Và em cũng thêm ý kiến vào bài của bác HS là thêm Viện Nghiên cứu về kim loại, mảng cốt lõi của công nghiệp.
    Còn về POSCO em chưa có hiểu biết nhiều. Hy vọng nhận được sự chia sẻ thêm từ bác.
    sexmovie, LuyenTrym, vietvohung1 người khác thích bài này.
  10. Flexible_patience

    Flexible_patience Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2020
    Đã được thích:
    3.541
    Có, pen bán 59tr cp vẫn chưa, chắc có gì đó ở nhà pác nhỉ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này