HPG - Tập Đoàn Hoà Phát (P9)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 10/09/2021.

3082 người đang online, trong đó có 348 thành viên. 18:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 985609 lượt đọc và 4712 bài trả lời
  1. Con_ong_trum

    Con_ong_trum Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2020
    Đã được thích:
    22.547
    Bởi vậy em mới nói nó chỉ phục vụ cho mục đích "tiểu" nhân chứ không đại diện cho TTCK VN.

    p/s: cái vụ này xử lý tới đâu rồi nhỉ.
    https://vnexpress.net/bo-truong-tai...21-co-mot-so-vi-pham-khuyet-diem-4353967.html
    Monkey6886, A_Tun, Mhoang791 người khác thích bài này.
  2. johnnguyen79

    johnnguyen79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2016
    Đã được thích:
    615
    52 vẫn là một ngưỡng cản lớn! Bác nào tay to thông chốt cái coi. Nhiều anh em khó chịu lắm rồi. Chắc cũng phải lần thứ 3 công phá chưa thành rồi
    Con_ong_trum thích bài này.
  3. IronMaiden92

    IronMaiden92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2020
    Đã được thích:
    5.598
    Hôm trước chỉ lệch 1 ngày thôi bác nhé :D
  4. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    Financial Times - Việt Nam có vị thế tốt nhất để 'phá vỡ thế cầm trịch' gần như tuyệt đối của Trung Quốc trên thị trường container
    Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị | 8 phút

    Chia sẻĐăng lạiBình luận
    [​IMG]

    3 thập kỷ trước, nhờ làn sóng di chuyển chuỗi sản xuất từ Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đã có lợi thế nhất định và dần thống trị thị trường container. Song đến nay, giới chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể sẽ "phá vỡ" tình hình hiện tại.

    Các nhà sản xuất Trung Quốc đang đưa ra thị trường số lượng container cao ở mức kỷ lục, sau khi khách hàng ồ ạt đặt hàng nhằm giải quyết vấn đề gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các lãnh đạo hãng vận tải biển cảnh báo điều này không giúp ích nhiều cho cuộc khủng hoảng vận tải biển toàn cầu. Bởi số lượng container sẵn sàng sử dụng vẫn bị hạn chế trước làn sóng mua sắm trực tuyến tăng vọt ở các nước phương Tây.

    Các hãng sản xuất container lớn nhất thế giới gồm China International Marine Containers (CIMC), Dongfang International Container (DIC) và CXIC Group, đang chật vật để đáp ứng nhu cầu, kể cả khi đã tăng công suất cũng như kéo dài thời gian làm việc của công nhân.

    Brian Sondey, giám đốc điều hành của Triton International, công ty cho thuê container lớn nhất thế giới, chia sẻ: "Các xưởng đóng container tại Trung Quốc đang chạy đua nhằm đáp ứng thời hạn giao hàng".

    Vấn đề lớn nhất hiện nay là cần phải di dời nhanh các container rỗng bị mắc kẹt không đúng chỗ, thay vì tăng số lượng container lưu hành. Lý do là tình trạng thắt nút cổ chai ở chuỗi cung ứng, nhất là ở các cảng đang làm tắc nghẽn hệ thống.

    John Fossey, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn Drewry, cho hay, số lượng container đang lưu hành trên toàn cầu hiện là "đủ" để đáp ứng khối lượng hàng hóa cần vận chuyển. "Đây là vấn đề logistics, chứ không phải là nguồn cung container", ông John nhấn mạnh thêm về tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng.

    [​IMG]

    Các tàu container bị mắc cạn trên biển khi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng và vận chuyển toàn cầu làm chậm trễ việc giao hàng và tạo ra áp lực lớn đối với logistics. © Mario Tama/Getty

    Hapag-Lloyd (Đức), một trong những hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, ước tính rằng lượng container sử dụng để vận chuyển hàng hóa hiện nay cao hơn 20% so với trước đại dịch. Niklas Ohling, người quản lý đội tàu container của Hapag-Lloyd, thông tin, dù nguồn cung đang tăng, có rất ít dấu hiệu cho thấy các container vận chuyển mọi thứ từ hàng dệt may cho đến xe đạp, smartphone, đang về đích nhanh.

    Ngành công nghiệp sản xuất container đang chịu sự chi phối của 3 nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc, bao gồm CIMC, DIC và CXIC Group. 3 "ông lớn" này đang cung cấp khoảng 80% nhu cầu container của thế giới. Drewry dự báo, các hãng này sẽ tung ra thị trường 5,2 triệu container 20 foot (TEU) trong năm nay, tăng 2/3 so với năm 2020.

    "Trước đây, chưa bao giờ ngành công nghiệp container sản xuất đến 5 triệu TEU mỗi năm", ông John Fossey nói thêm. Tháng trước, CIMC - hãng sản xuất container lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết sản lượng và doanh số của công ty này thiết lập mức kỷ lục mới, với 1,15 triệu container hàng khô bán được trong nửa đầu năm nay.

    Con số này tăng hơn gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái, giúp lợi nhuận ròng của công ty tăng vọt lên mức 4,4 tỷ nhân dân tệ (680 triệu USD) so với mức 37 triệu USD trong nửa đầu năm 2020.

    [​IMG]

    Dây chuyền sản xuất container chở hàng ở Trung Quốc. © Shen Chunchen/VCG via Getty

    Đáng chú ý, sản lượng vẫn tăng dù giá bán container đang cao hơn gấp đôi so với cuối năm 2019, lên mức 3.645 đô la/ TEU. Nhu cầu container tăng mạnh cũng giúp các công ty cho thuê container kiếm bộn tiền. Triton International đã chi 3,4 tỷ USD để mua thêm tài sản cho thuê, nâng lượng container của công ty lên 25% trong năm nay, đồng thời thu lợi nhuận từ việc các hãng vận tải biển ký hợp đồng thuê dài hơn và giá container cũ tăng vọt.

    Số lượng container sẵn có hạn chế, đã làm tăng lo ngại về sự phụ thuộc quá lớn vào các nhà sản xuất Trung Quốc, khiến Ủy ban hàng hải liên bang Mỹ phải mở cuộc điều tra về vấn đề này. Một lo ngại khác là chất lượng container của Trung Quốc sau khi các nhà sản xuất trong nước tăng thời gian làm việc đối với công nhân.

    Là quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất container, vì việc vận chuyển một container rỗng từ cảng này sang cảng khác có thể tốn kém tương đương 1/4 chi phí sản xuất. Trung Quốc đã thống trị thị trường container kể từ khi hoạt động sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc dần di dời sang quốc gia này cách đây 3 thập kỷ.

    Giới phân tích cho rằng, Việt Nam đang có vị thế tốt nhất trong việc "phá vỡ thế cầm trịch" gần như tuyệt đối của Trung Quốc trên thị trường container. Ngoài ra, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng là những đối thủ tiềm năng.

    Anh Vũ
    phanquan68, Mhoang79, A_Tun2 người khác thích bài này.
  5. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    Containter sẽ là câu chuyện cực lớn của HPG năm sau
    Mhoang79Con_ong_trum thích bài này.
  6. gianghot

    gianghot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2014
    Đã được thích:
    2.203
    52 nó có là ngưỡng gì đâu, nó đè ngom thôi, đủ hàng khắc tự chạy
    Mhoang79A_Tun thích bài này.
  7. Pngochau

    Pngochau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2020
    Đã được thích:
    199
    Thực sự nếu nhìn vào tiềm năng và lợi thế của HPG hiện tại và tương lai sắp tới chỉ muốn buy and hold thật nhiều !!!!
    Chon_gia_hop_ly, Mhoang79Con_ong_trum thích bài này.
    Pngochau đã loan bài này
  8. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    Chất lệnh kiểu này sao lên nổi :D
    Con_ong_trum thích bài này.
  9. ThaoPleiku

    ThaoPleiku Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2021
    Đã được thích:
    1.056
    HPG em thấy định giá theo mỗi đợt ra thông tin lợi nhuận. Quý II thì em chắc chắn ở giá 48. Đến kqkd tháng 8 thì em ấy sideway mức 51-52. Chờ kqkd tháng 9 Quý III sẽ là 55-56. Rồi tháng 10-11-12, cứ từ từ chứ không phi phát về luôn bến bờ 75-80 đâu các bác :)! Với lượng cp khổng lồ thì sẽ không lái nào làm giá quá được các bác ạ! Giờ có kqkd tháng 8, ngon ông nào vác giá 48 ra chất xem còn hàng không và chờ đến tháng 10 xem coa ông nào đạp bằng giá 52 không :))))
    Chon_gia_hop_ly đã loan bài này
  10. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.463
    Thêm 1 cỗ máy in tiền cho cổ đông HPG từ quý 2/2022. HPG tự sản xuất được thép SPA-H đặc chủng cho sản xuất container với giá thành rẻ hơn thép TQ từ 5-10%. Cộng lợi thế về vận chuyển (bán cho các công ty logistic tại Việt Nam) nên dự kiến sản lượng ra đến đâu sẽ tiêu thụ hết luôn đến đấy.

Chia sẻ trang này