HPG - Tập Đoàn Hoà Phát (P9)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi batdongsan68, 10/09/2021.

3838 người đang online, trong đó có 420 thành viên. 15:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 985557 lượt đọc và 4712 bài trả lời
  1. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    NM sx container ra sp đầu tiên thì giá không dưới 100 :rolleyes:
    viethanoiMhoang79 thích bài này.
  2. hoabeo83

    hoabeo83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2008
    Đã được thích:
    8
    Tiến độ xd bao giờ xong b nhỉ?
  3. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    viethanoiMhoang79 thích bài này.
  4. QuangNgo30

    QuangNgo30 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    1.995
    Game HPG còn dài ....
  5. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.463
    900 nghìn tỷ đồng đầu tư cho đường bộ đến 2030 (chưa tính đường sắt, hàng không, đường thuỷ hay xây dựng dân dụng), dự tính chi phí riêng cho thép tầm 15 tức 135 nghìn tỷ đồng hay 6 tỷ USD. .
    Thứ sáu, 17/9/2021, 16:29 (GMT+7)
    Việt Nam cần 900.000 tỷ đồng để đầu tư cho mạng lưới đường bộ

    Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, Việt Nam cần 900.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng thêm 41 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 9.014km, 172 tuyến đường quốc lộ với chiều dài khoảng 29.795 km và khoảng 3.034 km đường bộ ven biển đi qua 28 tỉnh, thành phố vào 2050.

    [​IMG]
    Quy hoạch dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 các dự án quan trọng quốc gia như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, từ Lạng Sơn đến Cà Mau; tuyến đường cao tốc kết nối liên vùng khu vực phía Bắc, kết nối miền Trung với Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

    Quy hoạch cũng ưu tiên đầu tư các tuyến cao tốc vành đai, tuyến kết nối với thành phố Hà Nội và TP HCM cũng như những tuyến quốc lộ chính yếu có tính chất kết nối quốc tế, kết nối liên vùng.

    Mạng lưới đường bộ cao tốc được quy hoạch

    Tên dự án/Khu vực

    Vị trí/Số tuyến
    Chiều dài


    (km)

    Quy mô

    (làn xe)

    1 Tuyến cao tốc Bắc - Nam, phía Đông Từ cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.2.0634-10
    2Tuyến cao tốc Bắc-Nam, phía Tây Từ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.1.2054-6
    3Phía Bắc142.3054-6
    4Miền Trung và Tây Nguyên10 1.4314-6
    5Phía Nam10 1.2904-10
    6Vành đai đô thị Hà Nội 34296
    7Vành đai đô thị TP HCM22918
    Để có nguồn vốn 900.000 tỷ đồng đầu tư cho mạng lưới hạ tầng giao thông đường bộ trong giai đoạn tới, quy hoạch dự kiến huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và những nguồn vốn hợp pháp khác.

    Quy hoạch sẽ trung kêu gọi mọi nguồn lực để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông, phấn đấu đạt 3,5-4,5% GDP mỗi năm. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với vai trò là vốn mồi, đầu tư dự án không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách, dự án ở vùng khó khăn. Việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế cũng được tính đến.

    Để có thêm nguồn lực, quy hoạch cũng tính đến việc ưu tiên doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ được đầu tư, khai thác các dịch vụ liên quan đến phạm vi dự án và được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng dài hạn, lãi suất ưu đãi.

    Về cơ chế chính sách, quy hoạch cũng đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí phù hợp với cơ chế thị trường để tăng tính thương mại của dự án kết cấu hạ tầng đường bộ.

    Sau khi được đầu tư, đến 2050, đường bộ sẽ đảm nhận gần 63% thị phần vận chuyển hàng hóa và hơn 90% thị phần vận chuyển hàng khách.

    Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ là một trong 5 quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải (đường bộ; đường thủy nội địa; cảng hàng không, sân bay; cảng biển; đường sắt) được phê duyệt đầu tiên. Đây cũng là lần đầu tiên các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải được thực hiện đồng thời, có phân công rõ vai trò dựa trên lợi thế từng phương thức trên từng hành lang vận tải chính, đảm bảo tính hệ thống, kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành.

    Quy hoạch được xây dựng dựa trên nguyên tắc quán triệt văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội lần thứ XII, XIII; tuân thủ Luật Quy hoạch; kế thừa quan điểm còn giá trị của quy hoạch trước đây, phù hợp đặc thù và lợi thế của lĩnh vực, khắc phục các vướng mắc, hạn chế trong 10 năm vừa qua, nhất là về tính đồng bộ, liên kết.

    Để đảm bảo tính linh hoạt, tính mở và sự chủ động trong đầu tư, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 cho phép có thể điều chỉnh tiến độ đầu tư các tuyến đường nếu địa phương nhận thấy nhu cầu cần thiết đầu tư sớm hơn và có thể thu xếp nguồn lực để triển khai thực hiện; hoặc khi địa phương có nhu cầu mở rộng quốc lộ đi qua địa bàn đã được quy hoạch đô thị thì sẽ phối hợp nguồn vốn theo hướng trung ương đầu tư phần quy mô theo quy hoạch, địa phương đầu tư phần mở rộng.

    Đến 2050, hệ thống đường bộ đảm bảo kết nối giữa hệ thống đường bộ quốc gia với hệ thống đường địa phương, giữa các vùng động lực và vùng khó khăn; kết nối đến các đầu mối vận tải và quốc tế, đặc biệt là kết nối hiệu quả với các đầu mối giao thông, hạ tầng của các phương thức khác (nhà ga đường sắt, cảng biển, cảng sông, sân bay).
    tn107, Monkey6886beginner2020 thích bài này.
    beginner2020 đã loan bài này
  6. dhnhat

    dhnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2021
    Đã được thích:
    773
    Thực ra vì mình ko đủ giỏi để nhảy nên mới nằm im thôi. Có vài bác trong thớt này khá nhạy bén, đảo từ hpg sang nkg ăn kha khá, bao h hpg vào sóng họ lại về hpg. Còn như tôi cứ giữ hpg từ hồi lăn chốt, thỉnh thoảng lại mua thêm nên tính ra số lãi từ đợt sóng trước bị giảm kha khá rồi.
    Anhbui5, gadabong, Con_ong_trum5 người khác thích bài này.
    beginner2020 đã loan bài này
  7. van.bai.moi

    van.bai.moi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2012
    Đã được thích:
    111
    HPG theo thống kê của bên TCBS lúc nào cũng được quan tâm hàng đầu mà sao vẫn lận đận quá :(

    Bên TCBS họ có nhiều cái thông kê toàn thị trường đỉnh phết, anh em xem thử, phần Stockwatch ý: https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price?show=statistic

    [​IMG]
    Tnn0312Zin19 thích bài này.
  8. ken1810

    ken1810 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/05/2020
    Đã được thích:
    250
    có nhiều người quan tâm chứng tỏ có quá nhiều nhỏ lẻ đu bám nên khá nặng mông do cp bị ha loãng và nhiều hàng trôi dạc. Nhưng dự định từ giờ đến cuối năm cũng lê 7X thoi
    Tnn0312Bug thích bài này.
  9. tn107

    tn107 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2020
    Đã được thích:
    2.649
    HPG là Chaebol nhất nhì của VN trong vòng 3-5 năm tới và là ông vua tiền mặt trên sàn CKVN trong thập kỉ này.
    Có thể thấy chủ trương và quan điểm đầu tư mạnh và sâu vào ngành công nghiệp sản xuất thép của Ban Lãnh đạo Hpg là rất sáng suốt + với yếu tố may mắn thị trường nên đã đc lợi kép (vừa tăng sản lượng + tăng giá bán) khi kịp vận hành siêu Nhà máy DQ1 ngay điểm bùng nổ của thị trường thép thế giới vì cuộc Thương chiến thương mại giữa China với Đồng minh Phương Tây (USA+EU+Úc...) và Đại dịch CV19 làm khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ thúc đẩy làn sóng khôi phục kinh tế bằng cách bơm tiền cho đầu tư công đổi lấy tăng trưởng để phục hồi kinh tế trên quy mô toàn cầu trong đó có cả VN chúng ta không là ngoại lệ.
    Về ngành công nghiệp sản xuất thép trên thế giới hiện nay: Các nước phát triển (Mỹ + EU) thì họ chủ trương hạn chế, không mở rộng + thu hẹp ngành công nghiệp này vì đánh giá là một ngành rất gây ô nhiễm môi trường, nên ưu tiên chuyển việc sản xuất về quốc gia đang phát triển rồi nhập khẩu sử dụng thép thành phẩm (TQ và Ấn Độ là 2 quốc gia sx+xuất khẩu thép số 1 và 2 TG), nhưng với cuộc Thương chiến giữa China với Đồng minh Phương Tây ngày càng leo thang với xu hướng nặng về "chính trị hóa" thì hàng hóa của China xu hướng sẽ bị áp các mức thuế cao làm rào cản để hạn chế nhập khẩu vào thị trường Mỹ và đồng minh.
    Cách đây 5 năm 2016 Mr Vũ lò Tôn Hoa Sen có câu nói kinh điển "Ngu gì mà không làm thép" vì muốn thực hiện siêu Dự án Liên hợp sx Thép Cà Ná-Ninh Thuận (sau đó bị ảnh hưởng sự kiện For_mo_sa gây nên áp lực bị hủy dự án), vào thời điểm đó ngành thép đang bão hòa với thị trường tràn ngập thép China nhưng Mr Vũ Chùa HSG vẫn phát biểu vậy đó!
    Còn với tình hình vĩ mô thị trường + thế giới 2021 hiện nay thì chúng ta nên đổi lại câu "Làm thép mới nhanh giàu" và "Giữ HPG sẽ giàu bền vững" nhỉ các a.e Hpgner ? :drm1=))

    https://www.bbc.com/vietnamese/world-58599783?at_medium=custom7&at_campaign=64&at_custom3=BBC Vietnam&at_custom2=facebook_page&at_custom1=[post type]&at_custom4=A2F57814-17B2-11EC-9E42-9DC096E8478F&fbclid=IwAR2CHArOoYmpiWFBMjVYWw8dIFvdff2ONiZGdpmTz9Bq8ImKa5Ol2ISLljg
    Trung Quốc xin vào CPTPP sau khi Anh, Mỹ 'hẹp hòi với Bắc Kinh'
    17 tháng 9 2021
    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,
    Nếu Trung Quốc vào CPTPP, tổng GDP của các nền kinh tế thành viên sẽ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu

    Trung Quốc đã xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiện đang có 11 thành viên, trong đó có Việt Nam.

    Việc Bắc Hàn thử nghiệm tên lửa có ý nghĩa gì với thế giới?

    Hiệp ước AUKUS cho thấy sự chuyển dịch quyền lực ở châu Á-TBD

    Động thái này diễn ra một ngày sau khi thỏa thuận an ninh lịch sử giữa Mỹ, Anh và Australia được công bố, bị Trung Quốc lên án.

    CPTPP tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được Mỹ tạo ra để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP vào năm 2017.

    Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định thương mại tự do trong một bức thư gửi tới Bộ trưởng Thương mại New Zealand, Damien O'Connor.

    New Zealand đóng vai trò là trung tâm hành chính của hiệp định.

    Ông Vương và ông O'Connor sau đó đã tổ chức một cuộc họp qua điện thoại để thảo luận về các bước tiếp theo sau đơn xin của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.

    Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ban đầu được Tổng thống Barack Obama thúc đẩy như một khối kinh tế nhằm thách thức vị thế ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc ở Châu Á Thái Bình Dương.

    Sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận, Nhật Bản đã dẫn đầu các cuộc đàm phán để tạo ra CPTPP.

    Hiệp định CPTPP đã được ký kết vào năm 2018. CPTPP hiện gồm 11 thành viên là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

    Vào tháng 6, Vương quốc Anh đã chính thức khởi động các cuộc đàm phán gia nhập CPTPP, trong khi Thái Lan cũng đã có dấu hiệu quan tâm.

    Tham gia CPTPP sẽ là một động lực đáng kể đối với Trung Quốc, đặc biệt là sau khi nước này ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) năm ngoái.

    RCEP là khối thương mại lớn nhất thế giới, với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand là các thành viên.

    Thỏa thuận an ninh lịch sử 'chống Trung Quốc'
    Việc Trung Quốc tuyên bố chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP được đưa ra một ngày sau khi Anh, Mỹ và Australia khởi động một hiệp định an ninh lịch sử, được coi là nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Cái gọi là hợp tác an ninh, quân sự và ngoại giao, viết tắt là AUKUS, sẽ cho phép Australia lần đầu tiên đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sử dụng công nghệ do Mỹ và Anh cung cấp.

    Trung Quốc đã chỉ trích AUKUS, mô tả nó là "cực kỳ vô trách nhiệm" và "hẹp hòi".

    Nếu Trung Quốc vào CPTPP, tổng GDP của các nền kinh tế thành viên sẽ chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, so với hơn 10% hiện nay.
    Last edited: 18/09/2021
    viethanoi, Tnn0312, Mhoang792 người khác thích bài này.
    beginner2020 đã loan bài này
  10. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.710
    Dự báo nhu cầu tiêu thụ cuối năm sẽ phục hồi, cơn sốt giá thép liệu có lặp lại?
    06:44 | 18/09/2021

    Thích
    Chia sẻ
    Trong khi việc tiêu thụ nội địa khó khăn vì dịch bệnh thì ngành thép đã có sự cân đối linh hoạt bằng hoạt động xuất khẩu. Với dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ khả quan liệu mặt bằng giá thép trong nước vào những tháng cuối năm có được đà tiếp tục lên cao?
    https://vietnambiz.vn/du-bao-nhu-ca...ia-thep-lieu-co-lap-lai-20210916153910875.htm
    Tnn0312Mhoang79 thích bài này.

Chia sẻ trang này