HSG - Gã khổng lồ bán lẻ VLXD & Nội thất cơ bản sắp lộ diện !!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Sirocam, 27/12/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2676 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 04:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 771732 lượt đọc và 4336 bài trả lời
  1. QUOCHOA79

    QUOCHOA79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    580
    Cái cơ bản không phải dòng tiền, mà nó là cách đánh mất dạy ah. đánh tuột phút 90.
  2. survival

    survival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/07/2017
    Đã được thích:
    991
    Cụ yên tâm, T3 đi hết rồi. Chuẩn bị sóng hồi cho HSG
    noi_song thích bài này.
    noi_song đã loan bài này
  3. noi_song

    noi_song Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Đã được thích:
    446
    vào nó thấy triết khấu 4 hôm giảm rồi kỳ vọng sớm vượt 4x trong tuần này
  4. Bullandbear2022

    Bullandbear2022 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2022
    Đã được thích:
    291
    Năm ngoái chia 10% cổ đông nhận cổ tức ôm đến thời điểm hiện tại là chưa về bờ, năm nay lại chia tiếp 20% tức cổ thì ra đảo ở hẳn luôn...
    VNM_HN2 thích bài này.
  5. noi_song

    noi_song Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Đã được thích:
    446
    Giá thép ở châu Âu tăng mạnh là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam: Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim
    Hôm nay lúc 09:01

    VDSC cho biết xung đột Nga - Ukraine khiến cho nguồn cung thép của châu Âu bị thiếu hụt, giá thép lên cao. Vì vậy các doanh nghiệp thép Việt Nam như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim hay ******* có thể hưởng lợi.

    Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết chi phí sản xuất thép có xu hướng tăng ở châu Âu do giá năng lượng tăng cao.

    Rủi ro nguồn cung cấp khí đốt từ Nga có thể bị giảm hoặc bị cắt hoàn toàn do các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu EU đã khiến giá gas hợp đồng tương lai tháng 4 tại Hà Lan tăng khoảng 85% lên 130 EUR/MWh so với một tuần trước khi cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra.

    Trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng của EU, khí đốt tự nhiên chiếm 23%, trong đó khoảng 40% được nhập khẩu từ Nga. Trong khi đó, các lệnh trừng phạt được áp lên ngành thép của Nga có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung thép ở châu Âu.

    Năm 2021, Nga và Ukraine cung cấp khoảng 5 triệu tấn thép phẳng, chiếm 20% tổng lượng nhập khẩu của EU. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) Bắc Âu đã tăng 35% từ 1.054 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 1.419 USD/tấn hiện nay.

    Do nhu cầu phục hồi sau mùa đông và chênh lệch giá HRC giữa châu Âu và Việt Nam ngày càng tăng, lượng đơn đặt hàng từ châu Âu đã cải thiện mạnh mẽ kể từ tháng 1/2022 sau khi giảm trong quý IV/2021.

    Hiện tại, Thép Nam Kim (Mã: NKG) đã nhận đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết tháng 5/2022, VDSC cho hay. Hòa Phát cũng cho biết đã nhận đơn hàng xuất khẩu thép xây dựng đến tháng 5 với tổng khối lượng 720.000 tấn.

    Bên cạnh đó, do chênh lệch giá cao hơn, xuất khẩu có thể mang lại mức biên lợi nhuận gộp tốt hơn, và có thể phản ánh vào kết quả kinh doanh từ cuối quý I và trong quý II năm 2022. Cụ thể, chênh lệch giá HRC Châu Âu - VN đã tăng từ 256 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 509 USD/tấn, chỉ thấp hơn 7% so với mức dỉnh 547 USD/tấn vào giữa năm 2021.

    Tuy nhiên, hạn ngạch nhập khẩu của EU có thể hạn chế tác động tích cực của cuộc chiến Nga - Ukraine đối với tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các nhà sản xuất Việt Nam.

    Hiện nay, EU đang áp mức hạn ngạch nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn mỗi năm đối với nhóm “các nước khác”, trong đó có Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2024.

    Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 980.000 tấn sang khu vực này, tương đương khoảng một nửa hạn ngạch. Với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, ngoại trừ Hàn Quốc, Ấn Độ và Vương quốc Anh, dư địa gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là tương đối nhỏ.

    [​IMG]

    Thép HRC của Hòa Phát chuẩn bị lên đường xuất khẩu năm 2022. (Ảnh: Hòa Phát).

    Một số nhà sản xuất thượng nguồn đang gặp nhiều thách thức do giá than luyện cốc tăng mạnh. Rủi ro gián đoạn nguồn cung từ Nga đang thúc đẩy các nhà nhập khẩu than tìm các nguồn thay thế từ Australia hoặc Indonesia, VDSC cho hay.

    Năm 2021, Nga cung cấp khoảng 9% tổng lượng than luyện cốc trên thế giới, đứng ở vị trí thứ ba. Do nhu cầu gia tăng, giá than luyện cốc của Australia đã tăng mạnh khoảng 43% từ đầu tháng 2/2022 lên 570 USD tấn vào đầu tháng 3/2022.

    Giá than lên cao sẽ ảnh hưởng đến các lò cao tại Việt Nam khi lượng than từ Australia chiếm khoảng 55% tổng lượng than nhập khẩu trong năm 2021. Bên cạnh đó, giá quặng sắt đã phục hồi về mức 135 USD/tấn vào tháng 3/2022 sau khi chạm đáy ở mức 92 USD/tấn vào tháng 11/2021.

    Các xu hướng trên dự kiến sẽ thúc đẩy chi phí sản xuất thép tăng mạnh trong quý II/2022. VDSC ước tính rằng chi phí sản xuất phôi của các lò cao có thể tăng lần lượt khoảng 4% và 14% so với quý liền trước trong quý I và II/2022. Do đó, Hòa Phát và ******* có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn do chi phí tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp.

    Nga và Ukraine đứng đâu trong ngành thép thế giới?

    Theo số liệu của Hiệp hội thép Thế giới (WSA) dưới đây, Nga xếp thứ 5 về sản lượng thép toàn cầu năm 2021 còn Ukraine đứng thứ 14. Tổng cộng hai quốc gia này sản xuất khoảng 97 triệu tấn thép trong năm qua, chiếm hơn 5% sản lượng thế giới.

    Chứng khoán HSC cho biết Nga và Ukraina là nhà xuất khẩu thép lớn thứ 2 và thứ 4 sang châu Âu trong năm 2021, cung cấp hơn 21% tổng sản lượng nhập khẩu của châu Âu.

    Cuộc xung đột Nga - Ukraine và các đòn trừng phạt của châu Âu đã khiến nguồn cung thép trên toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu, thiếu hụt trong ngắn hạn. Sự kiện này sẽ gây áp lực lên nguồn cung thép thế giới; do đó, giá thép có thể tăng đối với tất cả các loại sản phẩm thép từ thép dài đến thép dẹt, HSC nhận định.

    Doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam, trong đó có Hòa Phát, sẽ được hưởng lợi do châu Âu là một trong những thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam.
    VuthanhnguyenWBMario thích bài này.
  6. sz680nlaptop

    sz680nlaptop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    61
    Năm ngoái nó chia tháng 6 ngày GDKHQ khoảng 41-42 đến cuối tháng 10 có giá 49.x rồi bác không bán đó chứ
    baothaiminhBullandbear2022 thích bài này.
  7. kebongdem2222

    kebongdem2222 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2020
    Đã được thích:
    343
    Nói như bác ai cũng giàu rồi
    DN làm ăn có lợi nhuận và đàng hoàng chứ có phải là mấy công ty sida đâu
    Đang nói tới độ lái lợn của đội HSG
  8. VNM_HN2

    VNM_HN2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    1.760
    Nói về hàng Siđa, trà đá thì trước khi mua thêm Sen nhiều, tôi cầm rất nhiều HUT và vì tài chính nó xấu quá mà ăn đc đoạn rồi chuyển qua ôm thêm Sen.
    Không ngờ Hút hít nó đổi chủ và là tay lái lụa giờ cao hơn Sen 10 giá quá khủng kiếp nếu tính từ đáy 1,3k.Đầu tư nhiều khi cần phiêu chút, ngu chút và cả yếu tố may mắn mới lồi mồm, toác mỏ.
    Cứ nghĩ hàng cơ bản mà dòng thép bị đè không khác cổ rác, vô chủ.
    QUOCHOA79, bdsanhnghiemTepRank thích bài này.
  9. kebongdem2222

    kebongdem2222 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2020
    Đã được thích:
    343
    e cũng cay đây bác Cầm Sen từ 2021 chỉ lời được cái dấu chân của lái đạp :((
    grabru, hqv178, VNM_HN21 người khác thích bài này.
  10. Vuotdinh

    Vuotdinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    2.148
    Hàng tốt bao giờ đi lên cũng từ từ cụ ơi

    Chịu đựng mới có thành công
    hainq470 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này