HSG_2016 Chinh phục tt Miền Bắc, tt Mỹ và khối Asean. Chia cổ tức_2015: 75%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Huuchi22, 04/01/2016.

2617 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 03:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14678 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. thangnd9780

    thangnd9780 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    40.549
    múc mạnh thôi! đến thời HSG rồi!
    ngocdt3 thích bài này.
  2. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Cuối tháng 9/2015. Hoa sen có dư nợ vay ~ 930 tỷ "bằng tín chấp" với lãi suất bình quân ~ 4.3%/năm. Ở 2 sàn kiếm được những DN uy tín / như vậy chắc không nhiều.

    Doanh nghiệp đầu tư hàng năm cả ngàn tỉ đồng mà chưa hề huy động vốn từ cổ đông. Ngược lại cổ đông được hưởng cổ tức từ 25% - 75%/năm!!!!

    Năm 2016 hạ tầng giao thông đã được nâng cấp khá nhiều, giá dầu giảm... chắc chắn sẽ làm cho chi phí vận chuyển của DN giảm mạnh.

    Với KHSX & tiêu thụ 1,166,000 tấn => Với tải trọng 24 tấn/xe. Hoa sen có khối lượng chuyến hàng tương ứng khỏang 121,000 chuyến. Nếu chi phí vận chuyển giảm 500K /chuyến. thì năm 2016 HSG sẽ giảm chi phí vận chuyển ~ 500K x 121,000 = 60 tỷ. Riêng giá xăng từ 20.600đ/l giảm về 17.500đ/l cũng đã giúp DN giảm 20 tỷ chi phí xăng dầu.

    Hiểu về đặc tính kỹ thuật nguyên liệu đầu vào của HSG thì nên tham khảo thêm ở đây: http://ndh.vn/doanh-nghiep-thep-trong-nuoc-co-the-mac-ke-*******--20160104093748379p4c147.news
    --- Gộp bài viết, 04/01/2016, Bài cũ: 04/01/2016 ---
    Các DN lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản ... Mỹ đã chuyển hướng đầu tư từ China qua VN... cụ thể là Samsung, LG, Intel..., dòng vốn FDI tăng sẽ là điều kiện cần và đủ để họat động xây dựng tăng cao. Nhu cầu vlxd tăng là điều kiện để doanh nghiệp tăng sản lượng bán hàng.
    --- Gộp bài viết, 04/01/2016 ---
    Từ thông tin cước vận chuyển ở đây: http://vantainoidia.com.vn/bang-gia-cuoc-phi-van-tai-hang-hoa-duong-bo/

    Bạn có thể tính ra được chi phí vận chuyển của DN sẽ giảm mạnh với dàn xe 105 đầu kéo Container và hơn 40 xe tải... ( 1 Xe đầu kéo có thể kéo 3 - 5 Rờ Mooc / ngày)
    Last edited: 04/01/2016
    Nothing2014, ngocdt3Matrix_Index thích bài này.
  3. ngocdt3

    ngocdt3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2007
    Đã được thích:
    15.987
    mới bỏ đi xong, lại quay lại ah anh?
    thangnd9780 thích bài này.
  4. thangnd9780

    thangnd9780 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    40.549
    Sau khi anh quan sát trong tg anh đánh VEF, thì thấy em nó cắm đầu và ko thủng đc 31.7 anh sợ. Nhưng rồi nó bị thủng về 31.4 anh càng sợ nhưng trên đà chiến thắng VEF giá vốn 11.3 đã đem lại cho a sức mua mạnh. Và thấy hsg ko bị sọc thủng 31.4 vì thấy cứng quá và hồi phục mạnh vài phiên nay với vol lớn đột biến và ngoại bắt đầu múc vào + 7M gdtt đã xong lại thời điểm tháng 1/2016 như a đã nói ở pic của a là hsg sẽ bctc + tỷ lệ cổ tức dự là min 50% nhưng đang có tin mật là 75% bằng t và cp nên a qđ mua lại đúng bằng giá anh cắt lỗ 32.2, 3
    --- Gộp bài viết, 04/01/2016, Bài cũ: 04/01/2016 ---
    Quay lại là bờ mà! Cứ nương theo dòng tiền mà chén! :))
    Nothing2014ngocdt3 thích bài này.
    thangnd9780 đã loan bài này
  5. Mun Mun

    Mun Mun Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    1.536
    Lại múc lại ah =))
  6. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Trung Quốc là "công xưởng sx" của thế giới chứ không phải là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa... Chi phí sản xuất của TQ bây giờ đã tăng 20% -30%... chủ yếu do chi phí nhân công và thuế tăng nên dòng vốn FDI giảm mạnh... từ đó đó dòng vốn fdi chuyển qua các quốc gia khác... Việt Nam là 1 trong các lựa chọn.

    Hơn nữa TPP là 1 hiệp định tầm cở và VN là nước có nhiều ưu thế để tận dụng...
    --- Gộp bài viết, 05/01/2016, Bài cũ: 05/01/2016 ---
    Tôi tin với việc chủ động khâu Logistic, đặt các nhà máy chiến lược ở Nghệ An & Hà Nam. Hoa Sen có nhiều lợi thế để cung cấp sản phẩm cho thị trường Miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

    Tham khảo chí phí vận chuyển ở đây: http://vantainoidia.com.vn/bang-gia-cuoc-phi-van-tai-hang-hoa-duong-bo/

    Trong báo cáo tài chính KT của DN riêng chi phí vận chuyển và xăng dầu, thuê ngoài của DN là khoảng 1200 tỷ.
    Nothing2014 thích bài này.
  7. thangnd9780

    thangnd9780 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    40.549
    Đã lên tầu chờ đợi thành quả hsg là hạnh phúc! Đang rình múc thêm tí nữa có biến cái là full mg tất tay, chân luôn. Hế
    --- Gộp bài viết, 05/01/2016, Bài cũ: 05/01/2016 ---
    Bác chủ top nắm rất chắc tt về hsg. Em theo bác chủ vụ này chắc chắn thắng. Hsg tích lũy vùng này khá lâu rồi, bác nào đạp về 31.8 em xin 10k nhỉ?
    Nothing2014 thích bài này.
  8. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Hoa Sen mua thép cán nóng HRC từ ******* thì được hưởng lợi các khoản sau:

    1. Giảm sử dụng USD từ 50% - 70% => Hưởng lợi về doan thu tài chính mỗi năm tương ứng: 300$ x 900.000 tấn = 270M USD.
    2. Trả trước cho người bán.
    3. ******* bán trả chậm 45 ngày tương ứng Hoa Sen có thể giảm vay từ 220.000 tấn x 300$ x 22450 = 1,480 tỷ.
    4. Giảm chi phí vận chuyển từ MN ra miền Bắc....

    DOANH NGHIỆP THÉP TRONG NƯỚC: CÓ THỂ “MẶC KỆ” *******?
    04/01/2016 1:00 Sáng


    (DĐDN)- Cuối cùng thì cuộn thép cán nóng đầu tiên của dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Hà Tĩnh của tập đoàn ******* cũng đã ra lò vào ngày 24/12/2015 vừa qua. Dù mới chỉ là sản phẩm đầu tiên trong quá trình chạy thử dây chuyền sản xuất, nhưng nó cũng đã đặt một dấu mốc quan trọng cho dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất VN này, và cũng có thể có tác động đáng kể đến thị trường thép trong nước.
    [​IMG]
    Sản phẩm thép cuộn cán nóng (sản phẩm quan trọng nhất của ngành thép) lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam.

    Bắt đầu với số vốn đăng ký đầu tư là 7,8 tỷ USD từ năm 2008, sau đó tăng lên 9,9 tỷ USD và hiện tại đang là 10,5 tỷ USD, dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của tập đoàn ******* đã từng gây không ít nghi ngờ về tính khả thi cho cả những người trong ngành và chuyên gia kinh tế.

    Giấc mơ sắp thành

    Nghi ngờ là bởi sau 4 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư mới bắt đầu xây dựng dự án. Và còn là bởi với một tập đoàn chưa hề có một chút kinh nghiệm nào trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép, thì tính khả thi về việc xây dựng và vận hành một nhà máy có quy mô quá lớn cũng là một dấu hỏi.

    Theo như công bố của ******* thì giai đoạn 1 của dự án nhà máy thép sẽ có công suất 7,5 triệu tấn. Nếu so với nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy lớn nhất miền bắc hiện tại, thì công suất của nhà máy ******* tại Hà Tĩnh lớn gấp gần 12 lần. Đó là còn chưa kể đến kế hoạch tăng vốn đầu tư lên 26 tỷ USD và nâng công suất lên 22,5 triệu tấn thép một năm mà ******* đã công bố trước đó. Một đại diện của tập đoàn ******* (yêu cầu giấu tên với lý do không được quyền phát ngôn) cho biết hiện kế hoạch mở rộng đầu tư này vẫn đang được tập đoàn cân nhắc. Nếu như công xuất nhà máy được nâng lên 22,5 triệu tấn thép, thì đây sẽ là một trong những nhà máy thép lớn nhất thế giới.

    Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương là dự án sản xuất thép đầu tiên của ******* trên thế giới. Nổi danh là tập đoàn công nghiệp lớn nhất Đài Loan, lĩnh vực chính của ******* lại là hóa dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ. Đại diện của ******* nói rằng sản xuất thép chính là giấc mơ còn dang dở của người sáng lập ra tập đoàn *******. Và khi sản phẩm đầu tiên đã ra lò, có thể nói giấc mơ đó đã dần thành hiện thực.



    Những sản phẩm mà ******* cung cấp lại đang là điểm yếu của ngành thép trong nước chưa làm được.
    Nguy hay cơ?

    Như vậy, khi lò cao đầu tiên của nhà máy thép ******* đi vào hoạt động thương mại trong nửa đầu năm 2016 này, có làm tăng sức ép cạnh tranh lên các nhà sản xuất thép khác trong nước?

    “Chúng tôi không cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trong nước” – đại diện của ******* khẳng định. Ông này lý giải rằng ******* sẽ tập trung vào sản xuất phôi thép và các sản phẩm thép dành cho các ngành sản xuất công nghiệp như chế tạo ô tô, đóng tàu và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

    “Phần lớn các nhà máy thép trong nước đang tập trung vào các sản phẩm thép xây dựng, còn chúng tôi phần lớn là cung cấp nguyên liệu thép cho các sản phẩm như vậy” – đại diện của ******* chia sẻ.

    Tuyên bố trên của đại diện ******* trước đó cũng đã được Bộ Công thương làm rõ trong một báo cáo về tác động của nhà máy ******* đến thị trường thép năm ngoái. Theo báo cáo này thì sản phẩm trong giai đoạn 1 của nhà máy ******* sẽ là thép cuộn cán nóng phục vụ cho sản xuất nồi hơi, thép kết cấu ô tô, làm ống, làm thân tàu, thép cường độ cao và dùng làm nguyên liệu cho cán nguội với sản lượng 5,153 triệu tấn mỗi năm. Ngoài ra sẽ có 1,2 triệu tấn thép sợi gồm các loại thép kết cấu carbon chất lượng cao, thép hợp kim, thép lò xo, làm trục khủy cùng 467.000 tấn phôi vuông (dùng để cán thép xây dựng). Như vậy, rõ ràng ******* không gây ra nhiều áp lực cạnh tranh đáng kể cho các nhà sản xuất thép hiện tại trong nước.

    Ngược lại, những sản phẩm mà ******* cung cấp lại đang là điểm yếu của ngành thép trong nước chưa làm được. Hiện tại, hầu hết lượng thép cuộn cán nóng dùng cho sản xuất công nghiệp và các loại thép chất lượng cao đều đang phải nhập khẩu từ bên ngoài. Cuối năm ngoái Bộ Tài chính thậm chí còn đưa mức thuế nhập khẩu của thép cuộn cán nóng về 0% để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

    Trong báo cáo phân tích về thị trường thép mới được đưa ra, Cty Chứng khoán HSC cho rằng nhà máy thép ******* là “mối đe dọa về dài hạn đối với tất cả các DN sản xuất thép xây dựng trong nước.” Nhưng HSC cũng thừa nhận sự lo ngại này “sẽ không trở thành hiện thực trong vài năm nữa”, do ******* sẽ tập trung vào các sản phẩm nguyên liệu cho ngành thép trong thời gian đầu và cũng hướng nhiều hơn tới thị trường xuất khẩu.

    Như vậy, khi ******* vẫn chưa phải là mối đe dọa đối với các nhà máy thép khác trong nước, đây lại là cơ hội để các DN trong nước bắt tay với ******* để cùng kinh doanh. Bởi nhà máy sản xuất thép lớn nhất cả nước này đang cung cấp cái mà các nhà máy thép khác, và cả các nhà máy sản xuất công nghiệp khác như ô tô, kết cấu thép và đóng tàu đang phải đi mua, đó là nguyên liệu đầu vào.

    “Từ đây nhu cầu vật liệu thép cán nóng trong nước không còn phải hoàn toàn dựa vào sự nhập khẩu từ nước ngoài nữa, không những có thể tiết kiệm lượng lớn số tiền chi trả ngoại hối, mà còn đào tạo nên những nhân tài kỹ thuật của ngành công nghiệp, quan trọng hơn nữa là kéo theo sự phát triển đa dạng hóa ngành nghề sản xuất gang thép của VN” – tập đoàn ******* nhấn mạnh trong một bản thông báo cuối tuần trước.
    Nothing2014thangnd9780 thích bài này.
  9. thangnd9780

    thangnd9780 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    40.549
    Ko múc nhanh lại múc giá cao hơn, đắt hơn.
    Nothing2014 thích bài này.
  10. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Việt Nam hút thêm hơn 22,7 tỷ USD vốn ngoại
    Thứ ba, 05/01/2016, 16:53 (GMT+7)
    Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 12 tháng năm 2015 đạt 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014.


    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến ngày 20/12/2015 cả nước có 2.013 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014.

    Đồng thời, có 814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,18 tỷ USD, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2014.

    Tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014.

    Về vốn thực hiện, trong 12 tháng năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014.

    Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực này trong 12 tháng năm 2015 đạt 97,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 12 tháng năm 2015, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 17,15 tỷ USD.

    Xét lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 9 dự án đăng ký cấp mới và 8 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,8 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư.

    Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư.

    Trong 12 tháng năm 2015, đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.

    Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư, Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư,

    Xét theo địa bàn đầu tư, trong 12 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỷ USD, chiếm 14,6%.

    Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,52 tỷ USD và 1,94 tỷ USD.

    Một số dự án lớn được cấp phép trong 12 tháng năm 2015:

    – Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD, được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD. Dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình.

    – Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD do Công ty Janakuasa Sdn. Bhd – Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.200 MW (bao gồm hai tổ máy với công suất thiết kế 600 MW mỗi tổ máy).

    – Dự án Công ty TNHH Liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do CTCP Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái Liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd – Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản.

    – Dự án nhà máy sản xuất giấy Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD do nhà đầu tư Samoa đầu tư tại khu công nghiệp Bình Dương với mục tiêu sản xuất giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng.

    – Dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi.
    Nothing2014 thích bài này.

Chia sẻ trang này