HSG_2016 Chinh phục tt Miền Bắc, tt Mỹ và khối Asean. Chia cổ tức_2015: 75%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Huuchi22, 04/01/2016.

3106 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 01:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14678 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. _CoCo_

    _CoCo_ Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    5.373
  2. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Từ cơ cấu doanh thu của HSG tôi có các thông tin sau:
    - Ống thép DT_2015 = 7,328 tỷ, biên LN Gộp = 16.5% ~ LN gộp là 1,210 tỷ. Chiếm 47% tổng LN gộp.
    _ Tôn mạ DT_2015 = 9,770 tỷ, Biên LN gộp = 13% ~ LN gộp là 1,270 tỷ, chiếm 49% LN gộp.
    - Nhựa DT_2015 = 350 tỷ, biên LN gộp = 27% ~ LN gộp 98 tỷ , chiếm 4% tổng LN gộp.

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 09/01/2016, Bài cũ: 09/01/2016 ---
    Cuối năm 2015 và năm 2016 là năm hoàn thiện nhiều dự án BDS từ nam chí bắc... với hơn 190 chi nhánh từ Hoa Sen Group và hơn 41 chi nhánh từ Đầu Tư & Du Lịch Hoa Sen tôi dự báo mảng nhựa sẽ đóng góp từ 700 tỷ - 800 tỷ.
    --- Gộp bài viết, 09/01/2016 ---
    Tóm lại năm 2016 mảng nhựa giúp Hoa Sen tạo ra khoảng 120 tỷ - 130 tỷ ( tham khảo thêm BMP). Chú ý mảng ống thép Hoa Sen sắp vượt HPG... khi có thêm nhà máy ở Nghệ An, Hà Nam... Ống thép là sản phẩm khó làm nhái và đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Tư vấn giám sát công trình "nghiệm thu" rất kỹ nền các nhà thầu chính khó chấp nhận hàng đểu đưa vào công trình vì phải giữ lại 5% DT "bảo trì" công trình và vì các yếu tố đảm bảo tính năng kỹ thuật khác.
    Kitan, khoaita2009_CoCo_ thích bài này.
  3. thangnd9780

    thangnd9780 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    40.549
    Bác @Vinser9999 vô đây ủng hộ em con hsg nè. Hôm rồi nhân lúc ttck hoảng loạn em cũng tranh thủ nhập khối hsg giá 31.1, 2, 3 đấy. Hế hế... lái hsg đánh ngâu như dog ý nhưng e tin tg tới chả cần lái thì cầu vào hsg cũng như thác lũ, giá quá rẻ mạt như cho rầu!
  4. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Cập nhật!

    1. Nhập siêu_2015: 3.2 tỷ USD

    Tổng cục Thống kê ước tính trong năm 2015, Việt Nam nhập siêu 3,2 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp xuất siêu.
    Đáng chú ý, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,3 tỷ USD trong khi khu vực FDI lại xuất siêu 17,1 tỷ USD.

    Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng ước tính nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm trước. Thị trường Nhật Bản sau nhiều năm xuất siêu, đến năm nay đã nhập siêu hơn 300 triệu USD.

    Được biết, năm 2012, Việt Nam xuất siêu 748,8 triệu USD; năm 2013 xuất siêu 0,3 triệu USD; năm 2014 xuất siêu gần 2,4 tỷ USD.

    Xem tiếp tại: http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/chin...am-lien-tiep-xuat-sieu-3296095/#ixzz3wpr1Y1u6

    2. Thu hút FDI 23 tỷ USD & Giải ngân 14.7 tỷ USD.
    Năm 2015, tổng vốn FDI vào Việt Nam là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014.
    Cục Đầu tư nước ngoài - FIA (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2015.

    Cụ thể, trong năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, tính đến ngày 20/12, có 2.013 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014.

    FIA ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ.

    Xét về lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 lĩnh vực. Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,8 tỷ USD (chiếm 12,3% tổng vốn). Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD (chiếm 10,5%).

    Xem tiếp tại: http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/giai-ngan-145-ty-usd-von-fdi-trong-nam-2015-3296461/#ixzz3wptFel9W

    3. Kiều hối _2015 đạt kỷ lục 13 tỷ USD (Kênh chính thức). Phi chính thức + 3 -> 5 tỷ ~ 16 - 18 tỷ USD

    Kiều hối 2015 khoảng 13 tỷ USD, đạt mức kỷ lục
    Với những chính sách ngày càng thông thoáng và sự ấm lên của thị trường bất động sản, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2015 ước đạt 13 tỷ USD, trong đó lượng kiều hối chuyển về TP.HCM gần 50%.


    Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM khẳng định, đến cuối tháng 12/2015, kiều hối chuyển về TP.HCM ước đạt hơn 5,5 tỷ USD, cao hơn mục tiêu ban đầu là 5 tỷ USD. Trong đó, quý IV luôn là thời điểm nguồn kiều hối chảy mạnh về Việt Nam, do các kiều bào cũng như lao động ở nước ngoài có nhu cầu chuyển tiền về cho thân nhân trong nước chi tiêu dịp lễ, tết.

    Theo ông Minh, kiều hối năm 2015 tăng mạnh cũng là điều đã được dự báo, khi các kênh đầu tư trong nước hồi phục, nhất là kênh đầu tư bất động sản với tác động tích cực từ chính sách cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam kể từ ngày 1/7/2015 theo Luật Nhà ở.
    Được biết, hiện có hơn 4,5 triệu người Việt đang sinh sống tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nhiều nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… qua chương trình xuất khẩu lao động. Đây là những lực lượng chủ lực gửi kiều hối về Việt Nam.

    Những năm qua, Nhà nước có chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư, cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, giữ ổn định tỷ giá và không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng. Bên cạnh đó, dịch vụ chuyển kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển, với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp.

    Thực tế trên chính là nguyên nhân khiến lượng kiều hối chảy về Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo một thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tốc độ tăng bình quân kiều hối về Việt Nam hàng năm từ năm 1991 tới nay là hơn 38%.

    Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) cho biết, kiều hối chi trả qua HDBank tăng trưởng khá tốt trong năm 2015 và chủ yếu về từ thị trường Mỹ và Đài Loan. “Dù lợi nhuận thu được từ kiều hối hiện nay không cao, chỉ 0,77%, nhưng các ngân hàng xác định, kiều hối chuyển về là phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam”, ông Trung nói.

    Tại Công ty Kiều hối Ngân hàng Đông Á và Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), doanh thu chi trả kiều hối cũng đạt và khả năng sẽ vượt chỉ tiêu đưa ra. Năm 2015, Công ty Kiều hối Đông Á đặt mục tiêu doanh thu chi trả kiều hối là 1,6 tỷ USD, với mức tăng trưởng khoảng 15-20% so với năm 2014. Trong khi đó, Công ty Kiều hối Sacombank đưa ra kế hoạch doanh số chi trả kiều hối ở mức hơn 2 tỷ USD, bằng năm 2014.

    Ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty Kiều hối Đông Á cho biết, nguồn kiều hối chủ yếu đến từ thị trường tuyền thống là Hoa Kỳ, Australia và Canada. Tuy nhiên, trong năm qua, nguồn kiều hối có sự thay đổi ở một số thị trường có số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu lớn, trong đó đáng chú ý là thị trường Nhật Bản và Malaysia.

    Lượng kiều hối về TP.HCM chiếm tỷ lệ khá cao so với cả nước, có năm chiếm tới 40-45% và năm 2015 có thể chiếm gần 50%. Theo thống kê của NHNN Chi nhánh TP.HCM, tỷ lệ kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh chiếm 70,6% tổng kiều hối chuyển về Việt Nam; tỷ lệ kiều hối chuyển vào bất động sản chiếm khoảng 20,7%.

    Thực tế trước đó đã chứng minh, bất động sản chính là lĩnh vực “hút” kiều hối nhiều nhất, với 4,7 tỷ USD, chiếm 52% tổng doanh số kiều hối năm 2011. Vì vậy, theo các chuyên gia tài chính - tiền tệ, sự biến động của thị trường bất động sản theo chiều hướng ấm lên trong thời gian gần đây đã tác động đáng kể đến dòng chảy kiều hối năm 2015.

    NHNN lâu nay không có thông tin cụ thể về lượng kiều hối chuyển về từ các nước thông qua toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia tài chính - tiền tệ, Việt Nam sẽ nhận khoảng 13 - 14 tỷ USD kiều hối trong năm 2015, tăng 10% so với 12 tỷ USD năm 2014.

    http://baodautu.vn/kieu-hoi-2015-khoang-13-ty-usd-dat-muc-ky-luc-d38131.html

    Từ (1) (2) (3) => Nguồn Cung USD thực tế dồi dào???

    USD rót vào hoạt động đầu tư dự án bds, sxkd chiếm tỉ trọng > 70% là điểm tích cực lâu dài cho sự phát triển của nền kinh tế. Doanh nghiệp được đầu tư, mở rộng hdsxkd sẽ giúp nền kinh tế phát triển là điều hiển nhiên...

    Dòng vốn từ DN FDI và Kiều bào... sẽ là dẫn suất để hình thành các DN nội địa hình thành và phát triển ( Nhiều Doanh nghiệp phụ trợ và liên kết sẽ hình thành trong chuổi cung ứng...)
    khoaita2009 thích bài này.
  5. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    TẠI SAO CÁC DNNN ĐỔ HÀNG TỶ USD VÀO ĐẦU TƯ SXKD Ở VN để nắm bắt các cơ hội KD ở nước nhà nhờ các lợi thế THƯƠNG MẠI từ các hiệp định FTA, TPP RCEP... Và chúng ta có niềm tin gì về hiệu quả và lợi ích mà họ mang lại. DN VIỆT nào sẽ được hưởng lợi từ sự đầu tư đó ở hiện tai và tương lai 3- 5 năm tới???

    http://dautubds.baodautu.vn/nhieu-dia-phuong-mo-rong-du-an-khu-cong-nghiep-don-von-ngoai-d38133.html
    Nhiều địa phương mở rộng dự án khu công nghiệp đón vốn ngoại

    Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cùng các hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc, Nga và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… là động lực để các địa phương tiếp tục mở rộng các dự án khu công nghiệp trong năm 2016.

    Phú Thọ - một địa phương không thực sự có tiếng tăm trên “bản đồ” khu công nghiệp Việt Nam năm 2015 đã quyết định “làm mới mình” với việc cho phép khởi công 2 dự án khu công nghiệp “khủng”. Đó là Khu công nghiệp Phú Hà diện tích 350 ha (thị xã Phú Thọ) khởi công tháng 2/2015 và Khu công nghiệp Cẩm Khê diện tích 450 ha (huyện Cẩm Khê) khởi công tháng 12/2015, đều do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư.

    Theo ông Bùi Minh Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, tính đến năm 2015, Phú Thọ đã thu hút hơn 460 dự án đầu tư, trong đó có hơn 110 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 603,3 triệu USD và 347 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 34.000 tỷ đồng.

    “Việc Phú Thọ mở rộng các dự án khu công nghiệp nhằm khai thác tối đa tiềm năng từ các dự án hạ tầng giao thông đã hoàn thành, cũng như các FTA mà Việt Nam đã ký kết thời gian gần đây”, ông Châu cho biết.

    [​IMG]
    .
    Ngoài Phú Thọ, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiều dự án khu công nghiệp đã được khánh thành, đi vào hoạt động hoặc động thổ xây dựng. Đó là Khu phức hợp OneHub Saigon được Công ty Ascendas (Singapore) tổ chức động thổ xây dựng tại Khu công nghệ cao quận 9 TP.HCM (SHTP) hồi tháng 9/2015, với vốn đầu tư lên tới 130 triệu USD. Dự án được xây dựng trên diện tích 12 ha, gồm những không gian kinh doanh cho các công ty trong các ngành hỗ trợ công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở giáo dục đào tạo...

    Cũng trong tháng 9/2015, Tổng công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tiếp tục khởi công xây dựng Khu công nghiệp VSIP Nghệ An (tỉnh Nghệ An), với tổng diện tích 750 ha. Trong đó, giai đoạn I của Dự án có vốn đầu tư 30 triệu USD, được triển khai trên diện tích 198 ha đất công nghiệp và 81 ha đất đô thị và dịch vụ.

    Tại Bình Phước, Công ty Becamex IDC và Công ty TNHH một thành viên Cao su Sông Bé đã khởi công xây dựng Dự án Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex IDC, với quy mô hơn 4.633 ha, tổng mức đầu tư 21.256,5 tỷ đồng. Giữa tháng 10, Công ty TNHH Tân Thuận - một công ty liên kết vốn với Đài Loan - đã tổ chức khánh thành khu nhà xưởng cao tầng tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM), với vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Theo đại diện của Công ty, ngay khi nhà xưởng chưa khánh thành, đã có doanh nghiệp Nhật Bản thuê toàn bộ diện tích.

    Việc các địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Phước… mở mới hàng loạt khu công nghiệp là điều đã được dự báo khi TPP kết thúc đàm phán trong năm 2015 và sẽ được các quốc gia lần lượt thông qua trong năm 2016. Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận định, TPP sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm của Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản.

    Theo ông Leech, đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các công ty Mỹ sẽ tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam và tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm chính như may mặc. Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc.

    Tương tự, ông Leech cho rằng, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng lợi về thuế. Điều này sẽ gia tăng thêm nhu cầu đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy tại các địa phương.

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HBA) nhận định, trong năm 2016, số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh tại các tỉnh phía Nam. Hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước đang có tín hiệu rục rịch nhảy vào phân khúc này nhằm đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài khi TPP, FTA Việt Nam - EU (EVFTA) cũng như Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thực thi.

    Còn ông William Tay, Quản lý thị trường Đông Nam Á của Tập đoàn Ascendas cho rằng, TPP là cú hích cho thị trường bất động sản công nghiệp, khi các nhà công nghiệp đang tìm thêm không gian để mở rộng hoạt động trong bối cảnh các cơ hội thương mại ngày càng nhiều. “Các dự án bất động sản của chúng tôi như khu kỹ nghệ Ascendas Protrade Singapore Tech Park và OneHub Saigon sẽ được hưởng lợi từ bối cảnh này”, ông William Tay nói.

    Gia Huy - Quang Hà
    khoaita2009 thích bài này.
  6. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Điều gì đang xảy ra? Cầu tăng hay tồn kho giảm làm giá HRC tăng?
    [​IMG]
    khoaita2009 thích bài này.
  7. _CoCo_

    _CoCo_ Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    5.373
    Cp nào trên sàn cung cấp quặng sắt bác?
  8. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Mình k nắm đầy đủ... Chỉ biết HPG ký hợp đồng NK 300.000 tấn với giá 55$/tấn.

    Giá quặng sắt tăng cùng với giá thanh cốt thép
    (06/01/2016)
    Giá quặng sắt tăng phiên hôm thứ năm (31/12), được hậu thuẫn bởi giá thanh cốt thép kỳ hạn tăng. Tuy nhiên, quặng sắt là 1 trong những hàng hóa có mức giảm mạnh nhất trong năm 2015, do dư cung toàn cầu và nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm.

    Giá quặng sắt giao ngay giảm 40% trong năm 2015, năm giảm thứ 3 liên tiếp. Thị trường dư cung, do nhu cầu thép Trung Quốc tiếp tục giảm, sau khi giảm trong năm 2014 – lần đầu tiên – trong hơn 3 thập kỷ.

    Quặng sắt là mặt hàng công nghiệp giảm mạnh nhất, vượt mức giảm dầu thô và đồng.


    “Giá quặng sắt dao động và đạt mức thấp hơn trong năm tới”, một thương nhân có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, và dự đoán giá quặng sắt giao ngay sẽ giao dịch ở mức khoảng 40 USD/tấn trong năm 2016.

    Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Thiên Tân Trung Quốc ở mức 42,5 USD/tấn hôm thứ tư (30/12), tăng 2,7% so với phiên trước đó, The Steel Index cho biết. Giá quặng sắt giao ngay hôm thứ tư ở mức cao nhất trong 1 tháng.

    Hầu hết giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 5 tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 2,7%, lên 329 NDT (tương đương 50,68 USD)/tấn, được hậu thuẫn bởi giá thanh cốt thép giao kỳ hạn tháng 5 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,6%.

    Giá quặng sắt, phiếu physical tăng trong mấy ngày gần đây, do các khách mua hàng Trung Quốc đẩy mạnh mua vào, trước dự kiến nguồn cung đường biển suy giảm vào đầu năm tới, các nhân tố khác cũng thúc đẩy giá.


    Các nhà máy thép tại Trung Quốc giảm sản xuất, do nhu cầu yếu. Và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng năm tới, thương nhân có trụ sở tại Thượng Hải cho biết.

    “Chúng ta sẽ thấy các nhà máy thép quy mô nhỏ và vừa đóng cửa hoặc ngừng sản xuất. Chúng ta có thể thấy nhiều sự hợp nhất trong ngành công nghiệp thép vào năm tới”, ông cho biết.

    Trong khi, điều này có thể khiến nhu cầu quặng sắt tiếp tục giảm trong tương lai gần, nhu cầu có thể ổn định hoặc thậm chí hồi phục.

    Hơn 50 triệu tấn công suất thép tại Trung Quốc đóng cửa trong năm nay, bao gồm các nhà sản xuất thép quốc doanh và tư nhân, công ty tư vấn công nghiệp CRU cho biết.

    Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách cắt giảm công suất hoặc thậm chí nhiều hơn, Tân Hoa Xã cho biết báo cáo trong tháng này.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, nguồn cung suy giảm sẽ vẫn không đủ hỗ trợ giá, do các nhà sản xuất hàng đầu chi phí thấp thúc đẩy sản xuất hơn nữa và nhu cầu tiếp tục giảm.

    1 USD = 6,4922 NDT

    http://satthep.net/tin-tuc/tin-thep-trung-quoc/gia-quang-sat-tang-cung-voi-gia-thanh-cot-thep.html
  9. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.045
    Thị trường Ống nhựa phục vụ cho nhu cầu từ BDS, hạ tầng, công nghiệp... có doanh thu hơn 18.000 tỷ / năm.

    Hiện nay chưa thấy HSG công bố chiến lược và mục tiêu phát triển thị trường này ntn nên chưa thể đánh giá mức độ hưởng lợi của DN theo qui mô sản xuất.

    Tuy nhiên nếu dùng nội suy: Nếu doanh nghiệp có mục tiêu doanh thu từ 800 tỷ - 1,200 tỷ / năm thì chúng ta có thể ước LNST thuế đóng góp của mảng này từ 110 tỷ - 130 tỷ / năm. ( Thông qua lợi thế 190 CN bán hàng và DN chủ động khâu vận chuyển hàng hóa)

    Tham khảo thêm: http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/co-phieu-nganh-nhua-se-phat-nho-m-a-20160112085328046.chn


    Thâu tóm doanh nghiệp ngành nhựa được dự đoán sẽ tiếp diễn trong năm 2016 sau khi AEC có hiệu lực và chuẩn bị cho TPP sắp tới. Theo đó, nhóm cổ phiếu ngành nhựa được dự báo sẽ hưởng lợi từ hoạt động thu gom cổ phiếu để bán lại cho đối tác nước ngoài.
    Ngày 31/12/2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập tạo nên khu vực phát triển sôi động với hơn 640 triệu dân, tổng GDP khoảng 2.480 tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.530 tỷ USD vào năm 2014.

    Theo các chuyên gia kinh tế, cái mà AEC hướng đến là tập trung xây dựng một thị trường chung và một khu vực sản xuất chung, cho phép các doanh nghiệp trong khu vực được ứng xử gần như giống nhau. Chính vì thế, từ 2 năm trước đã xuất hiện hiện tượng nhiều doanh nghiệp nội khối sang Việt Nam thực hiện rất nhiều thương vụ M&A trong đó có các tập đoàn nhựa đến từ Thái Lan.

    Một thực trạng đang diễn ra là rất nhiều tập đoàn Thái Lan qua đàm phán mua lại DN nhựa trong nước theo hướng mua đứt 100%. "Đối tác Thái Lan đặt thẳng vấn đề một năm lợi nhuận bao nhiêu, 10 năm sau lợi nhuận bao nhiêu rồi sẵn sàng mua với giá “rất hài lòng”. Đó là nhận định của Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TP HCM

    Xâm nhập thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư của Thái thường lựa chọn cách thức liên doanh để góp vốn và tạo ảnh hưởng lên thị trường thay vì phải xây dựng thương hiệu từ đầu. Trong 2 năm 2012-2013, The Nawaplastic Industries (Saraburi), công ty chuyên sản xuất ống nhựa PVC thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan đã liên tục thu gom cổ phiếu của 2 DN nhựa hàng đầu Việt Nam tại 2 miền Nam- Bắc là Công ty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong và Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần lần lượt là 20,4% và 23,84%.

    Ngoài ra, các “đại gia” ngành nhựa Thái Lan này còn đang nắm giữ cổ phần tại 4 DN nhựa khác tại Việt Nam như Công ty TNHH Liên doanh Việt- Thái Plastchem, Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty TNHH Chemtech, Công ty TNHH Vật liệu nhựa Minh Thái.

    Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển dự báo thâu tóm trọn các DN sản xuất chế biến, từ mua vốn SCIC, đón vốn CPH, hoặc mua đứt những DN nhỏ và vừa theo thỏa thuận tư nhân, dự báo sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi…TPP có hiệu lực. Theo ông, xu thế này sẽ không chỉ đến từ Nhật, Thái hay các nhà đầu tư châu Á. Bởi từ đây đến đó, để tiết kiệm chi phí tìm hiểu thị trường, để tận dụng được DN sản xuất nội với nguồn nhân lực trong nước, đồng thời để khai thác nhu cầu tiêu thụ của chính VN, các DN nước ngoài, đặc biệt DN khu vực 12 nước TPP sẽ tiếp tục hoạt động M&A mạnh mẽ để đón FTAs và TPP, chuẩn bị cho xuất khẩu”

    Người Thái sẵn sàng trả giá cao

    Trao đổi trên báo giới về những lợi thế của ngành nhựa Việt Nam, ông Nguyễn Việt Cường, Phụ trách bộ phận Marketing, Công ty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền phong cho rằng, khác với nhựa gia dụng, với lĩnh vực sản xuất ống nhựa, nhựa công nghiệp, chi phí vận chuyển chiếm 10-15%, thậm chí nhiều trường hợp lên đến 25% tổng chi phí. Do đó, rất ít DN nhập khẩu sản phẩm nhựa công nghiệp về Việt Nam. Ngoài ra, với hệ thống phân phối mạnh và chất lượng tương đương quốc tế của 2 ông lớn Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong, các sản phẩm nhựa cùng loại nếu vào được Việt Nam cũng phải mất thời gian dài để cạnh tranh.

    Hiện nay, Nhựa Bình Minh - đơn vị có lợi nhuận hàng đầu ngành nhựa vẫn đang giữ nguyên room cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 49%, SCIC đang nắm lần lượt 13,42 triệu cổ phiếu tương đương 29,51% vốn điều lệ BMP. Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc BMP tiết lộ Cty đã có kế hoạch sẽ mở cửa đón vốn ngoại tối đa, sau Nghị định 60/CP-NĐ và sẽ xin ý kiến cổ đông trong kế hoạch 2016.

    Còn đối với Nhựa Tiền Phong, room nước ngoài hầu như không kín trong thời gian trước đó, chủ yếu là SCG nắm giữ gần 24%. Thế nhưng, room không kín phần lớn là do tỷ lệ nắm giữ khá chặt của các cổ đông lớn trong đó có ông Hồ Phi Hải, bà Lê Thị Thúy Hải và cổ đông lớn nhất SCIC nắm giữ 16,08 triệu cổ phiếu tương đương 37,1% vốn điều lệ.

    Với kế hoạch thoái vốn cổ phần của SCIC mà chính phủ đã phê duyệt tại hai DN này, giới chuyên môn dự đoán SCG có thể sẽ không dừng lại ước vọng chi phối 50% ngành nhựa xây dựng của VN. Xu thế gom mua cổ phiếu đầu ngành SCIC thoái vốn vào cuối 2015 có thể sẽ còn tiếp tục trong năm 2016.

    MBSC dự báo, trong trường hợp không có bất ngờ mới, với 5 – 6 tỷ USD tổng ngân sách dự phóng mà SCG cũng dự kiến sẽ đầu tư cho thị trường mua lại DN từ đây đến 2020. Đối tác “cá mập” từ Thái đang có nhiều cơ hội nuốt trọn các DN ngành nhựa xây dựng thông qua đợt bán vốn tới đây của SCIC

    Nhìn từ góc độ thị trường, rõ ràng những doanh nghiệp này đang có hoạt động tốt và khó bị cạnh tranh sẽ buộc bên mua phải trả cái giá cao hơn. Công ty chứng khoán MB cũng đánh giá, “nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả giá cao hơn 10 – 20% so với thị giá của cổ phiếu đang giao dịch trước khi có thông tin tới room”

    Một chuyên gia chứng khoán nhận định: “ngoại trừ 1 số rất ít cổ phiếu có mức giá cao như BMP, trên 2 sàn HOSE và HNX còn có rất nhiều công ty trong ngành có thị giá rất rẻ để khối ngoại gom. Khi họ bán lại cho đối tác Thái, đó sẽ là các loại giao dịch song phương, và giá bán sẽ không phụ thuộc vào giá trên sàn, mà có thể cao hơn rất nhiều”

    [​IMG]

    Kết thúc quý 3/2015, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ngành nhựa hầu hết đều hoạt động có lãi và tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng toàn ngành nhựa 9 tháng đầu năm 2015 đạt gần 843 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm trước với những cái tên nỗi bật như Nhựa Rạng Đông (RDP - HOSE), Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) và Nhựa Đông Á (mã DAG)…Đây chính là điểm sáng góp phần giúp cho nhóm cổ phiếu ngành nhựa đa phần có sự mức giá tốt trong năm 2015.

    [​IMG]

    Nhìn chung, nhóm cổ phiếu ngành nhựa niêm yết năm 2016 vẫn được đánh giá là sẽ tiếp tục có thêm lực đẩy nhờ có sự tham gia sâu vào hoạt động doanh nghiệp của các tập đoàn lớn Thái thông qua hoạt động M&A, đồng thời là sự chuẩn bị tốt về mặt đầu tư, cải thiện chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp niêm yết trước xu thế hội nhập. Tuy vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo đối với một số doanh nghiệp nhựa có tỷ suất sinh lời thấp và đang có sự sụt giảm thị phần sẽ gặp khó khăn trong năm 2016 khi mà môi trường cạnh tranh trong nội khối AEC gay gắt hơn.
    khoaita2009 thích bài này.
  10. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.248
    HSG: Thông báo thành lập 4 chi nhánh mới tại Bắc Ninh, Bắc Giang và tại Vĩnh Bảo, Tiên Lãng - Hải Phòng
    Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông báo thành lập 4 chi nhánh mới tại Bắc Ninh, Bắc Giang và tại Vĩnh Bảo, Tiên Lãng - Hải Phòng như sau:

    Các tập tin đính kèm
    20160112_20160112 - HSG - CBTT thanh lap 4 chi nhanh.pdf

Chia sẻ trang này