HTG: Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ- CP Đầu tư Cực chất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timestock, 01/11/2021.

4699 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 08:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 4):
  2. LSK6869
Chủ đề này đã có 673950 lượt đọc và 2826 bài trả lời
  1. Thanhnien30

    Thanhnien30 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2020
    Đã được thích:
    320
    Đợt này cuối năm nhiều việc nên em ít vào diễn đàn, sáng nay rảnh chút nghé vào mới thấy thớt này.
    Để em kiếm tiền với đợi xem sắp tới có chỉnh mạnh không để lên tàu cùng các Bác nhé :D
    nguoiphanxu thích bài này.
  2. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.572
    Mặc cả thì phải ép giá cả 1 hệ thống Vinatex.
    VGT đang định hình lại giá trị doanh nghiệp nên việc chỉnh trang lại hệ thống công ty con là đương nhiên.
    Giờ HTG NDT PPH là ngang ngửa nhau loanh quanh 34 - 35.
    Cụ muốn mua HTG rẻ hơn nữa thì phải ép giá cả 3 con :))
    Thanhnien30 thích bài này.
  3. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.556
    Tây nó đang đì HTG nên b cứ từ từ mà nhặt
    Game này đến năm sau đó
    Gluck với HTG :D
    Thanhnien30 thích bài này.
  4. Thanhnien30

    Thanhnien30 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2020
    Đã được thích:
    320
    Vâng em đang đợi thưởng tết để mua Bác ah :D
  5. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.572
    Tây đang quyết tâm chốt lời HTG và gần như chỉ có Tây rải lệnh đặt bán 3k 1 bước giá.
    Các cụ còn nhớ vụ Tây bán bằng hết PPS vùng giá 9k 10k thoát hết cả triệu cổ xong giờ thì Tây lại phải mua PPS 13k 14k ròng rã cả tháng trời nay.
    Ankaty thích bài này.
  6. Ankaty

    Ankaty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2017
    Đã được thích:
    1.724
    Dệt may dưới áp lực ‘xanh hóa’ từ các nhãn hàng quốc tế
    Chuyên mục: KT vĩ mô
    Xem chỉ báo dòng tiền MCDX
    [​IMG]
    Đa số doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa trong sản xuất”. Ảnh minh họa: vietnamtextile.org.vn.

    Nếu doanh nghiệp không thay đổi theo hướng sản xuất bền vững và sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và có trách nhiệm hơn với môi trường thì các nhãn hàng may mặc trên thế giới sẽ rời bỏ, và bản thân doanh nghiệp cũng không thể cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm.

    Thông tin này được ghi nhận tại hội thảo “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam – 3 năm nhìn lại và định hướng phát triển” do Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cùng tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF) tổ chức trực tuyến vào chiều ngày 25-11.
    Theo các diễn giả, xu hướng hiện nay, các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới – đối tác đặt đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam – đang chuyển sang ưu tiên các “doanh nghiệp xanh”. Những doanh nghiệp gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên… có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng.
    Ông James Phillips, Tổng Giám đốc Công ty may mặc TAL Việt Nam, cho biết hơn 250 nhãn hàng may mặc thời trang trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với môi trường với các nhà cung cấp.
    Do đó, yêu cầu các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cung cấp và gia công cho các nhãn hàng này cần phải thực hiện sản xuất theo hướng “xanh hóa” một cách có hiệu quả, có lợi nhuận và phát triển. Theo đó, nhà máy của doanh nghiệp sản xuất phải tiết kiệm năng lượng, nước; sử dụng nguyên liệu thân thiện và an toàn với môi trường; doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm với môi trường và xã hội…
    Ông Trần Như Tùng, Trưởng ban Phát triển bền vững của Vitas, cho rằng hiện nay, đa số doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đã tiếp nhận những yêu cầu “xanh hóa trong sản xuất” như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải. “Đây cũng là những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng các mặt hàng ra thị trường quốc tế”, ông Tùng nói, và cho rằng doanh nghiệp cần phải cải tiến và tuẩn thủ thực hiện.
    Theo ông Tùng, việc tuân thủ những quy tắc của các thương hiệu về trách nhiệm xã hội và môi trường là một trong những yêu cầu cơ bản, nền tảng mà các nhà máy khi tham gia vào chuỗi cung ứng đều phải cam kết.
    Trước mắt, việc thực hành các tiêu chuẩn phát triển bền vững có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp vì khoản đầu tư lớn và cần nhân sự triển khai, nhưng về lâu dài, theo ông Tùng thì uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ngày càng tốt hơn, và có thể nhận được sự hỗ trợ từ các nhãn hàng, các tổ chức quốc tế và tổ chức tài chính.
    “Muốn tồn tại, yêu cầu bắt buộc với mỗi doanh nghiệp là cần phải thích ứng để thay đổi nhằm phát triển bền vững và đi xa hơn nữa”, ông Tùng nói và cho rằng, việc phát triển theo hướng “xanh hóa” không chỉ đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn của các nhãn hàng đề ra mà bản thân doanh nghiệp hoạt động cũng có trách nhiệm hơn với xã hội và có trách nhiệm với thế hệ sau này.
    Tại sự kiện các ý kiến cũng cho rằng thực tế cho thấy, việc các nhà máy tuân thủ sản xuất bền vững không chỉ gia tăng được đơn hàng mà còn hoạt động hiệu quả, tiết kiệm được chi phí hơn như giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm nước…
    Theo các chuyên gia, khi các doanh nghiệp được đánh giá là phát triển bền vững sẽ mang lại giá trị cho cả ngành dệt may Việt Nam. Khi đó các nhãn hàng thế giới sẽ nhìn Việt Nam ở một con mắt khác, đơn hàng từ các quốc gia khác sẽ được chuyển sang Việt Nam là có thể xảy ra.
    Ngành dệt may của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại với các nước và khu vực đã ký kết. Nhưng, đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp khi mà chuỗi cung ứng phải đảm bảo những yêu cầu của các hiệp định về cam kết bảo vệ môi trường và phát thải thấp.
    Các doanh nghiệp lĩnh vực dệt may đang hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vì nguồn tài chính còn hạn chế.
    Một số ý kiến cho rằng, để cải thiện hiện trạng sản xuất của doanh nghiệp, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, thì rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức tài chính, các nhãn hàng dệt may…
    Hùng Lê
    HTG rất tiềm năng và hưởng lợi lớn.
    vush thích bài này.
  7. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.572
    Nội bộ bán xong rồi.
    Tây lông cũng rút quân không đè bán nữa.
    HTG nói riêng và hệ thống Vinatex nói chung đã tạo đáy xong.
    Bắt đầu cho nhịp sóng mới thôi nào.
    Ankaty thích bài này.
  8. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.239
    STK: Bối cảnh cạnh tranh thay đổi có lợi cho STK – Cập nhật

    * Chúng tôi nâng khuyến nghị cho CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) từ KHẢ QUAN lên MUA khi công ty có khả năng sẽ hưởng lợi từ (1) mức thuế chống bán phá giá gần đây của Việt Nam đối với sợi filament polyester nhập khẩu (PFY) và (2) Trung Quốc không còn được tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU - 1 chương trình cho các nước đang phát triển.

    * Chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 33% nhờ 2 lý do chính. Đầu tiên, chúng tôi loại bỏ mức chiết khấu định giá 20% mà chúng tôi đã áp dụng kể từ tháng 2/2021, vốn nhằm phản ánh rủi ro đến từ việc các công ty Trung Quốc bán phá giá sợi nguyên sinh cũng như tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19. Với thuế chống bán phá giá nêu trên và tỷ lệ tiếp cận thấp hơn của STK trong mảng sợi nguyên sinh hiện tại (chiếm 33% lợi nhuận gộp năm 2021 so với mức 53% vào năm 2019), chúng tôi tin rằng mức chiết khấu định giá này không còn giá trị. Thứ hai, chúng tôi nâng dự báo đối với khoản tiền thu được từ đợt phát hành riêng lẻ tiềm năng sắp tới của STK ( tương ứng 20% số cổ phiếu đang lưu hành) vì giá cổ phiếu của công ty đã tăng 30% trong 3 tháng qua.

    * Chúng tôi giữ nguyên dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2024 do chúng tôi tăng dự báo chênh lệch giá (giá bán - giá hạt PET đầu vào) trong bối cảnh môi trường cạnh tranh thuận lợi hơn bù đắp cho chi phí sản xuất không bao gồm chi phí hạt PET liên quan đến mảng sợi cao cấp cao hơn dự kiến.

    * Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 23% trong giai đoạn 2021-2024, được hỗ trợ bởi (1) sản lượng bán phục hồi vào năm 2022 khi tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng do dịch COVID-19 hạ nhiệt, (2) giai đoạn đầu tiên của dự án Unitex sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023 (dự kiến sẽ mở rộng công suất sản xuất thêm 57%), và (3) cơ cấu doanh số tiếp tục chuyển sang sợi tái chế có biên lợi nhuận cao.

    * Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Các đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến nhu cầu hàng may mặc và làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng may mặc; những đối thủ mới tiềm năng trong ngành sợi tái chế; mất đi đối tác là công ty nhượng quyền sợi tái chế và cũng là nhà cung cấp hạt nhựa tái chế đầu vào của STK là Unifi.
    Tổng hợp



    Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
    Zalô: 097.522.8813
  9. Ankaty

    Ankaty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2017
    Đã được thích:
    1.724
  10. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.556
    Các b bán chán chưa???
    Mẹ VGT nó lên căng rồi kìa
    HTG chờ gì nữa???
    Lần này vượt 40 cái nhỉ
    Ankaty thích bài này.

Chia sẻ trang này