HTM: Một triệu m2 đất Hà Nội trong tay - Đón chờ BRG khai sáng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phongtran68, 11/07/2019.

3530 người đang online, trong đó có 148 thành viên. 01:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 508745 lượt đọc và 3405 bài trả lời
  1. ndk1904

    ndk1904 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2018
    Đã được thích:
    935
    Xem đó là một ý kiến đi.
    magnolia14 thích bài này.
  2. system84

    system84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2018
    Đã được thích:
    5.612
    Dành cho các bác đang nắm giữ HTM, những người quan tâm đến HTM, đọc lại không thừa, liệu chúng ta có cần phải dạy TỶ PHÚ cách làm giàu
    Tập đoàn BRG toan tính gì khi đặt mục tiêu thâu tóm Hapro?
    http://antt.vn/tap-doan-brg-toan-tinh-gi-khi-dat-muc-tieu-thau-tom-hapro--228627.htm


    Thông tin mới đây cho hay, công ty liên quan đến tập đoàn BRG của doanh nhân Nguyễn Thị Nga đã đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro).

    Những năm trở lại đây, làn sóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã tạo điều kiện cho nhiều Tập đoàn tư nhân mua cổ phần và sở hữu các doanh nghiệp hàng đầu tại nhiều lĩnh vực. Những cái tên quen thuộc nhất trở thành nhà đầu tư chiến lược trong các thương vụ lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T và Tập đoàn BRG.

    Mới đây nhất có thông tin, thương vụ đấu giá cổ phần của Vinafood 2 vào ngày 14/03 sắp tới xuất hiện cái tên T&T của "bầu" Hiển thì đến cuối tháng, trong đợt đấu giá của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), đơn vị duy nhất đủ điều kiện làm nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco).

    Được biết, Vinamco còn là cổ đông chiến lược nắm 21% của Thương mại Thời trang Hà Nội (Hafasco) và 13% cổ phần của Cảng Sài Gòn. Doanh nghiệp này cũng đã chi ra 1.250 tỷ đồng để mua lại 97,7% cổ phần của Tổng công ty Vinamotor từ Bộ Giao thông vận tải.

    Theo tìm hiểu, Hapro làm ăn sa sút nhiều năm, không có vai trò điều tiết trên thị trường. Tuy vậy, Hapro sẽ tiến hành IPO vào cuối tháng 3 tới, theo phương án cổ phần hóa thì sau IPO vốn điều lệ của Hapro là 2.200 tỷ, trong đó có 65% cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược. Hiện UBND TP. Hà Nội hiện đã phê duyệt cho Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) tham gia mua toàn bộ 65% cổ phần Hapro và trở thành cổ đông chiến lược. Được biết, công ty này thuộc tập đoàn BRG do bà Nguyễn Thị Nga giữ vai trò Chủ tịch HĐQT, tham gia mua toàn bộ 65% cổ phần Hapro trở thành cổ đông chiến lược của Hapro.

    [​IMG]

    Tổng Công ty Hapro được biết đến là doanh nghiệp đang quản lý rất nhiều khu đất vàng, mặt bằng thương mại ở trung tâm Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố lớn

    Báo cáo tài chính những năm gần đây của Hapro cho thấy lợi nhuận liên tục giảm. Năm 2014, doanh thu của Hapro đạt 5.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 278 tỷ đồng. Năm 2015, cùng với đà doanh thu giảm 4.700 tỷ đồng, lợi nhuận Hapro cũng giảm mạnh còn 21 tỷ đồng. Năm 2016, lợi nhuận Hapro tăng hơn 40 tỷ đồng. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước năm 2015 cũng cho thấy, tại Hapro, có 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng, 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69,4 tỷ đồng.

    Và, theo báo cáo mới nhất, năm 2017, doanh thu đạt 3.180 tỷ đồng, không hoàn thành kế hoạch.

    Với một doanh nghiệp không mấy khả quan, làm ăn sa sút nhiều năm, không có vài trò điều tiết trên thị trường, tuy nhiên BRG vẫn có ý định bỏ ra gần 2.000 tỷ đồng để sở hữu Hapro. Nhiều nhà đầu tư nhận định, mục tiêu chính của tập đoàn này là nhắm đến quỹ đất nằm ở vị trí đắc địa mà hiện nay Hapro đang nắm trong tay.

    Theo phương án cổ phần hóa, nhà đầu tư chiến lược sẽ được mua 143 triệu cổ phần (tương đương sở hữu 65% Hapro). Giá mua sẽ không thấp hơn mức giá trúng giá tại phiên đấu giá công khai ngày 30/3 sắp tới. Như vậy, với mức giá khởi điểm (12.800 đồng/cổ phiếu) trong phiên đấu giá công khai, Vinamco dự kiến sẽ phải bỏ ra ít nhất 1.830 tỷ đồng để sở hữu 65% cổ phần Hapro.

    Theo Bản công bố thông tin của Hapro, trước cổ phần hóa Tổng công ty đang quản lý và sử dụng 183 cơ sở nhà, đất. Sau cổ phần hóa, Công ty cổ phần tiếp tục quản lý sử dụng 114 địa điểm, trong đó có 96 cơ sở nhà, đất tại Hà Nội.

    Có 32 địa điểm cơ sở nhà, đất Hapro ký hợp đồng thuê nhà đất với Nhà nước thì không tính giá trị tài sản trên đất và đất thuê vào giá trị doanh nghiệp, phần diện tích Hapro xây dựng thêm được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

    Có 64 địa điểm có tài sản nhà là tài sản của doanh nghiệp, đất thuê của Nhà nước. Trong đó có dự án 11B Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, đã tính vào giá trị vốn góp của Hapro tại CTCP Khách sạn Tràng Thi (đang nắm giữ 30%). Hiện Hapro đang đứng tên thuê đất, có trách nhiệm phối hợp với CTCP Khách sạn Tràng Thi và Sở TNMT Hà Nội để hoàn tất thủ tục đất đai, đầu tư dự án khách sạn tại 11B Tràng Thi.

    Còn 63 cơ sở nhà, đất còn lại Hapro sẽ phải tiến hành đánh giá lại tài sản trên đất để xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

    Loạt "đất vàng" tại Hà Nội mà Hapro nắm giữ sau cổ phần có thể kể đến như: Số 19-21 Đinh Tiên Hoàng diện tích đất 280 m2; số 1 Điện Biên Phủ diện tích đất 500 m2; số 135 Lương Đình Của diện tích đất 1.843 m2; C12 Thanh Xuân Bắc diện tích đất 1.780 m2; D2 Giảng Võ Ba Đình diện tích 1.230 m2;

    Tổ hợp thương mại văn phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; Tòa nhà số 362 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng 7 tầng nổi, 1 tầng hầm có diện tích đất 618 m2; dự án trung tâm thương mại văn phòng số 5 Lê Duẩn cao 9 tầng diện tích đất 1.624 m2;...

    Đáng chú là có dự án Trung tâm kinh doanh chợ Thượng Đình tại 132 Nguyễn Trãi có diện tích đất hơn 3100m2. Dự án này Hapro hợp tác với CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất, hiện dự án bị tạm dừng do bà Châu Thị Thu Nga đã bị bắt. Hapro được sở hữu 2.200m2 sàn tại tầng 1 và 12 tỷ đồng từ lợi nhuận sau thuế ứng trước đã nhận 6 tỷ.

    Ngoài ra, Hapro còn được tiếp tục sở hữu hàng loạt khu công nghiệp thực phẩm; trung tâm kinh doanh chợ đầu mối Bắc Thăng Long; dự án điểm đỗ xe; cụm nhà ở với diện tích đất lên đến hàng trăm nghìn m2...Như vậy, với việc thâu tóm 65% Hapro thành công, BRG sẽ nắm quyền kiểm soát thêm 96 cơ sở nhà đất tọa lạc tại những vị trí đắc đại bậc nhất Hà Nội.

    Bên cạnh đó, quỹ đất mà Hapro gián tiếp quản lý và sử dụng cũng khá lớn. Phần lớn quỹ đất này do các công ty con, công ty liên kết mà Hapro nắm phần lớn vốn góp.


    Nói về BRG, tập đoàn này cũng không kém những thương vụ thâu tóm đất vàng đình đám. Năm 2012, tập đoàn BRG từng khiến giới đầu tư ngỡ ngàng khi mua lại khách sạn Hilton Hanoi Opera từ các đối tác nước ngoài. Được biết, bà Nga đã thông qua doanh nghiệp của mình mua 70% cổ phần của khách sạn tại sàn chứng khoán Anh vào năm 2009 trước khi thâu tóm nốt phần còn lại ba năm sau đó.

    [​IMG]

    BRG đã mua lại khách sạn Hilton Hanoi Opera từ các đối tác nước ngoài

    Đến năm 2014, nữ đại gia này tiếp tục chi tiền tỷ để sở hữu cổ phần tại công ty TNHH Một thành viên Khách sạn Du lịch Thắng Lợi. Khi công ty chuyển sang mô hình cổ phần, bà Nga trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    Năm 2015, Công ty Thung Lũng Vua thuộc Tập đoàn BRG đã mua 34,3% cổ phần của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam nâng tỷ lệ sở hữu của BRG tại Intimex lên 45,89%, giành quyền kiểm soát quỹ đất lớn của Intimex với tổng số trên 2,5 triệu m2 đất, chủ yếu là nhà xưởng, thương mại, văn phòng và siêu thị khắp cả nước. Đặc biệt, giá trị nhất là đất mặt tiền đường Lê Thái Tổ hiện nay đang xây khách sạn 6 sao Four Seasons Hà Nội.

    Tháng 12/2017 vừa qua Intimex đã tiếp tục chi một số tiền khoảng 200 tỷ để sở hữu khoảng 8% vốn của Hanoi Toserco, công ty đang nắm giữ vốn tại 2 khách sạn trên "đất vàng" trung tâm Hà Nội là khách sạn Pullman Hà Nội và Hà Nội Hotel. Liên quan đến lĩnh vực nghỉ dưỡng, năm 2016, bà Nga và BRG còn thâu tóm khách sạn 4 sao Sedona Suites Hanoi tại khu vực Quảng Bá, Đông Bắc Hồ Tây với số tiền lên đến 31,5 triệu USD.

    Bà Nguyễn Thị Nga- Nữ tỷ phú “giấu mặt”

    Là Chủ tịch Tập đoàn BRG, đồng thời còn là Chủ tịch Ngân hàng SeaBank, Bà Nguyễn Thị Nga từng nhiều năm được mệnh danh là “tỷ phú giấu mặt”, người chỉ đứng sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng mức độ giàu có. Được biết, 2 người con của bà Nga là Lê Tuấn Anh và Lê Thu Thuỷ đang cùng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị SeABank. Bà Lê Thu Thuỷ còn đồng thời là Phó Tổng giám đốc ngân hàng.

    Ở lĩnh vực bất động sản, bà Nguyễn Thị Nga nhiều lần được đánh giá là người phụ nữ quyền lực nhất trên thị trường bất động sản. Bởi Tập đoàn BRG Group bà làm Chủ tịch HĐQT đang quản lý số lượng dự án bất động sản đáng nể. Đa số dự án BRG Group sở hữu và thâu tóm sở hữu đều là dự án bất động sản cao cấp, có vị trí đắc địa và có giá trị rất lớn.

    Bà Nga cũng là một trong những số cái tên được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, khi nữ đại gia này vẫn chưa có tín hiệu gì về việc lựa chọn ghế nóng ngân hàng SeaBank và Tập đoàn BRG khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2017.

    Hoàng Dung
    thienquyen, phongtran68ndk1904 thích bài này.
    system84 đã loan bài này
  3. ntthanhbg

    ntthanhbg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2019
    Đã được thích:
    10
  4. phongtran68

    phongtran68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Đã được thích:
    5.028
    Tổng hợp hay lắm bro. Những bác nào mong lãi bằng lần trong một vài tháng thì không cần đọc bài này.

    Mục tiêu sắp tới là bóc tách các bất động sản ngầm HTM đang gửi gắm tại các công ty liên kết.

    Vừa xem một lượt giật mình nhận ra TOPIC MỚI ĐƯỢC 15 NGÀY TUỔI
    PHẤN ĐẤU 150 NGÀY TUỔI ANH EM NHÉ
    magnolia14, system84JonasTaylor thích bài này.
  5. JonasTaylor

    JonasTaylor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2018
    Đã được thích:
    915
    15 ngày mã lãi khoảng 20% thì quá tuyệt vời
  6. ntthanhbg

    ntthanhbg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2019
    Đã được thích:
    10
    Em gom đc ít giá 10 từ đợt đầu. Cứ giữ thôi. Liều ăn nhiều.
  7. ndk1904

    ndk1904 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2018
    Đã được thích:
    935
    Mình đã full. Trung bình 10.8 lận
    system84 thích bài này.
  8. survival

    survival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/07/2017
    Đã được thích:
    991
    9.99 và 9.29 các bác chọn lối nào
    Em tb 11.4 cơ cơ s
    system84 thích bài này.
  9. Trinhha86

    Trinhha86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2019
    Đã được thích:
    28
    E cũng mua đợt dưới 10. Giờ trung bình 10.4 . Nếu giảm tiếp lại mua thêm. Liều ăn nhiều
    system84 thích bài này.
  10. vietduong

    vietduong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    198
    con này chơi đường dài rất ngon,quỹ đất nó theo bác phongtran nói thì mới chỉ khai thác có tầm 5% còn lại là nguyên sơ ...cả triệu m2 đất :) ngắn hạn nó chỉnh thế nên mừng đừng lo quá :) khi nó hồi thì nhanh lên ít gặp trục trặc hơn,mình chỉ sợ mấy con lên quá đà nhanh sớm sẽ ảnh hưởng tính bền vững và kém hấp dẫn :) nên nhớ là chứng khoán chưa bao giờ là nơi dễ kiếm tiền !
    Wimax5giay thích bài này.

Chia sẻ trang này