HUD3 (HU3) - Công ty đầu tiên của Tập đoàn HUD niêm yết (18/03/2011)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi K42_1101, 19/03/2011.

3779 người đang online, trong đó có 370 thành viên. 21:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2118 lượt đọc và 49 bài trả lời
  1. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Gia vân canh 35 triệu là bán cho sân sau cua các lãnh đạo giá thật đang giao dịch trên 50 triệu/m2
  2. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Ngân hàng Thế giới: Chính phủ Việt Nam đang đưa ra chính sách vĩ mô đúng hướng


    [​IMG]
    Báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 21/03/2011

    WB dự báo dù các chính sách bình ổn sẽ làm chậm tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng nếu thành công, Việt Nam sẽ giành lại được vị thế trước khủng hoảng trong trung hạn.

    like code
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Ngày 21/03/2011, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo có tựa đề “Securing the Present. Shaping the Future” trong đó có đưa ra một số nhận định và dự báo về kinh tế Việt Nam.

    Kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục nhanh từ khủng hoảng toàn cầu. Sau khi tăng trưởng 5,3% trong năm 2009, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm 2010 và ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm.

    Kinh tế phục hồi nhanh nhờ nhu cầu nội địa tăng trưởng tốt, đầu tư cao và xuất khẩu phục hồi. FDI tiếp tục tăng trưởng mạnh và kiều hối tăng trưởng tốt.

    Xuất khẩu hiện đang tăng trưởng 25,5%; xuất khẩu các sản phẩm ngoài dầu mỏ khá tốt, ghi nhận mức tăng trưởng 31,5% trong năm 2010. Cán cân thương mại cải thiện và kiều hối giúp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai từ 8% vào năm 2009 xuống 4% vào năm 2010.

    Việc trì hoãn rút đi chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ bất chấp kinh tế phục hồi mạnh đã khiến Việt Nam đương đầu với khá nhiều khó khăn. Đến quý 3/2010, lạm phát bắt đầu tăng nóng, vấn đề tỷ giá và tình hình tại Vinashin thu hút sự quan tâm của thị trường trong và ngoài nước.

    [​IMG]
    Dự báo của Ngân hàng Thế giới về tăng trưởng GDP năm 2011, năm 2012 của một số nền kinh tế tại châu Á (Nguồn: Ngân hàng Thế giới)


    Giá cả các loại hàng hóa tiếp tục tăng nóng trong quý 4/2010 do nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng nóng và chịu tác động từ việc giá hàng hóa toàn thế giới tăng cao cũng như nguồn cung nội địa chịu áp lực từ yếu tố thời tiết, dịch bệnh. Thị trường quốc tế khá bi quan với Việt Nam sau vụ việc Vinashin.

    Đến Tết Nguyên đán năm 2011, lạm phát lên 12,2%, cao nhất trong 2 năm, tiền đồng chịu khá nhiều áp lực. Dù thâm hụt tài khoản vãng lai giảm và thặng dư tài khoản vốn tăng, dự trữ ngoại hối vẫn giảm trong suốt năm 2010. Phần lớn thặng dư trong cán cân thanh toán nằm ngoài hệ thống ngân hàng dưới dạng lỗi hay bị bỏ qua, thặng dư này vượt 10 tỷ USD đến năm thứ 2 liên tiếp.

    Vấn đề vĩ mô qua thời gian đã tác động đến niềm tin. Một số người Việt Nam mất niềm tin đã chuyển sang mua mạnh USD và vàng do lo ngại về rủi ro lạm phát lên cao và thiếu rõ ràng về hướng chính sách.

    Đến đầu tháng 2/2011, chính phủ đã đồng thuận về việc đưa ra biện pháp mạnh để khôi phục sự ổn định về kinh tế vĩ mô. Chính phủ chấp nhận tăng trưởng chậm trong ngắn hạn nhưng giải quyết được các vấn đề bất ổn. Chính phủ đã ban hành nghị quyết 11 bao gồm nhiều cải cách về chính sách tài khóa, tiền tệ, cơ cấu để làm dịu nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.

    Chính sách đúng hướng

    Theo Ngân hàng Thế giới, thông báo về chính sách gần đây đánh dấu bước đi đúng hướng quan trọng để phá vỡ chu kỳ tăng trưởng quá nóng và sau đó tăng trưởng chậm sang việc khôi phục được hình ảnh của một đất nước được coi như điểm đến hấp dẫn nhát của dòng vốn FDI trong khu vực.

    Thị trường tài chính quốc tế đã phản ứng tích cực sau động thái chính sách mới đây của Việt Nam, rủi ro trái phiếu ngoại tệ của Việt Nam giảm nhẹ trong vài ngày gần đây. Chính phủ Việt Nam sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực thi chính sách thành công.

    [​IMG]



    WB nhận định sự chuyển hướng chính sách gần đây của Việt Nam đã làm giảm đi một số rủi ro đối với kinh tế Việt Nam.

    Giá điện, năng lượng tăng, giá hàng hóa toàn cầu và áp lực lên tiền đồng sẽ có thể khiến lạm phát tăng trong ngắn hạn.

    Thế nhưng lạm phát cơ bản (không tính thực phẩm và năng lượng) sẽ giảm bởi chính sách tiền tệ và tài khóa bị thắt chặt.

    Thông qua kế hoạch ngân sách năm 2011 và nghị quyết gần đây của chính phủ, có thể thấy các nhà hoạch định chính sách thể hiện rõ quyết tâm củng cố tình hình tài khóa và giảm thâm hụt tài khóa về mức trước khủng hoảng.
    [​IMG]
    Tình hình nợ công của Việt Nam sẽ ổn định nếu quá trình phục hồi kinh tế hiện tại tiếp tục và thâm hụt tài khóa đi theo xu thế giảm.​
  3. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tin ngầm từ chính dòng tiền đầu cơ không cho phép điều chỉnh quá 2 phiên vì:

    1. Hàng các anh đã vào đủ nếu có điều chỉnh các anh không cho phép quá 2 phiên vì như thế sẽ gãy trend tạo tâm lý xấu đến thị trường
    2. VNi sẽ tăng rất mạnh vào phiên ngày mai do các quỹ giải ngân vào bluechip với lượng mua đột biến vào các mã CTG, VCB,HPG,KBC,HAG,VNM,BVH,MSN tạo tiền đề cho hnx khởi nghĩa
    3. Các chú bán khống sẽ cover hàng liên tục trong phiên vì các chú biết rằng để quá phiên ngày mai các chú chắc chắn phải mua lại giá cao hơn
    4. Là vì ...tiền chốt lời trong tài khoản còn rất nhiều và đây là thời điểm tốt hơn bao giờ hết cho các chú giải ngân và trong đầu các chú biết rõ điều này
    5. HNX xuất phát từ 88 sẽ tăng ít nhất 15% từ thời điểm đó mới có điều chỉnh mạnh 2 hay 3 phiên được có nghĩa là hnx sẽ ít nhất >105 sóng này mới có thể có điều chỉnh vài phiên được
    6. >90% biết mai thị trường sẽ giảm sàn hàng loạt và trong thời điểm này thì điều đó là không tốt có nghĩa là thị trường sẽ không chiều lòng các chú thế đâu

    .....=> Mai giảm sàn sẽ múc cật lực cuối phiên có nhiều mã CE hàng loạt
  4. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Dau tu vao HU3 co hoi nhan doi tai khoan[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. sandman_hn

    sandman_hn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    12
    [r2)][r2)][r2)]. HUD nhiều dự án khủng hạch toán vào năm 2011, nhân đôi là bình thường bác à. EPS dự kiến của e là 15k đó bác
  6. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Có dấu di EPS HU3năm 2011 30k
  7. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Con" đầu tiên của HUD niêm yết cổ phiếu
    19:29' 22/3/2011
    Ngày 18-3, Công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD3 đã đưa vào giao dịch gần 10 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), trở thành thành viên đầu tiên của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

    >> Hoàn thành 78 căn biệt thự, liền kề KĐT Vân Canh
    >> Quý 2/2011, khởi công HUD3 - Hanel building

    [​IMG]Khu nhà liền kề tại Khu đô thị Vân Canh do HUD3 thi công.
    Ngoài HUD3, trong năm 2011 Tập đoàn HUD dự kiến sẽ tiếp tục niêm yết cổ phiếu của HUD1 vào tháng 4-2011 và HUD4 vào tháng 5-2011 tại sàn HoSE.

    Ông Nguyễn Hiệp - chủ tịch Tập đoàn HUD - cho rằng ngoài mục tiêu tăng thanh khoản cho cổ phiếu và quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn, việc đưa cổ phiếu lên sàn sẽ giúp các thành viên tập đoàn có cơ hội tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn, trên cơ sở đó sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn cho các mục tiêu trước mắt và chiến lược dài hạn.

    Nhận định về thị trường BĐS hiện nay, ông Hiệp cho rằng thị trường này đang và sẽ đối diện với nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ đối với lĩnh vực BĐS.

    “Lãi suất đang ở mức khá cao và khó có khả năng giảm trong thời gian tới, do đó rất khó kỳ vọng nguồn tiền dồi dào cho thị trường BĐS” - ông Hiệp nói.

    Cũng theo ông Hiệp, thời gian tới nhiều dự án BĐS có khả năng bị chậm tiến độ, thậm chí bị “treo”, do các doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn để triển khai thi công.

    Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và thương hiệu trong việc phát triển dự án. Chẳng hạn, theo ông Hiệp, Tập đoàn HUD sẽ tranh thủ cơ hội này để đẩy mạnh đầu tư các dự án về đô thị, tạo lập quỹ nhà ở có giá bán hợp lý đáp ứng nhu cầu nhà ở thật sự của người dân.

    HUD là một trong những “dòng họ” BĐS lớn với hơn 20 công ty con cùng hàng chục công ty liên doanh liên kết khác. Trên thị trường chứng khoán VN hiện nay đã có một số “dòng họ” BĐS niêm yết cổ phiếu như Sông Đà, Vinaconex...

    Theo Tuổi Trẻ
  8. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Nay em dua lenh cung cac bac
  9. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Dominic Scriven: "TTCK Việt Nam sẽ hấp dẫn nhất trong khu vực vào năm 2012"


    [​IMG]
    Nếu nhìn tương quan với thị trường các nước trong khu vực thì không có thị trường nào hấp dẫn như thị trường Việt Nam giai đoạn này.

    like code
    Sáng ngày 22/03/2011, trong Đi hi nhà đu tưthường niên năm 2011 ca Quđu tư Chng khoán Vit Nam (VFMVF1), ông Dominic Scriven – chtch VFM - Tổng giám đốc Dragon Capital đã có nhng chia sv20 năm hot đng ti Vit Nam ca ông cũng như đánh giá sc khe kinh tế Vit Nam, Thtrường chng khoán thi gian qua và giai đon mi này.

    “Năm nay tôi có hơn 50% hoạt động trong ngành chứng khoán. Tôi rút lại 1 bài học là ngành này không bao giờ đều đều. Có lúc mình lên cao – vui, có lúc mình xuống thấp – buồn. Đây là tính chất nghề của chúng ta. Năm nay cũng là năm thứ 20 tôi có mặt tại Việt Nam”.

    20 năm nhìn lại - nền kinh tế trong nước tương đối khỏe

    Ông Dominic chia sẻ, năm 1991, ông đến Hà Nội, khi đó Việt Nam mới có khoảng 100 công ty tư nhân. Trong ký ức của ông, thành phần tư nhân sôi động nhất là khu vực kinh doanh nhà hàng. Thời điểm đó, văn hóa không khuyến khích người chủ nhà hàng mở thêm các nhà hàng tại những địa điểm khác. Do đó, người chủ chỉ dùng tên phố phường để đặt tên cho nhà hàng. Rõ ràng, khi chúng ta nhìn lại hôm nay mọi thứ khác hẳn.

    Nghĩa vụ của Chính phủ là phát triển đời sống nhân dân, trong 20 năm qua chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, quá trình phát triển này trải qua các giai đoạn thăng trầm. Việt Nam đang ở trong giai đoạn yếu, lại kéo dài hơi lâu. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh quá đến mức mất khả năng kiểm soát ở chính sách tiền tệ.

    Về xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam phục hồi rất nhanh sau đợt khủng hoảng vừa qua. Nếu chúng ta nhìn vào hoạt động đầu tư của khu vực đầu tư nước ngoài trực tiếp, FDI, chúng ta thấy rằng họ vẫn rất nhiệt tình đầu tư vốn vào Việt Nam. Nếu lấy số lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam so với GDP của quốc gia, chỉ số này của Việt Nam cao nhất trong khu vực Châu Á.

    Sản xuất công nghiêp
    , khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với khu vực nhà nước. Theo ông Dominic, nguyên nhân do khả năng cạnh tranh cơ bản của Việt Nam gồm nhân công, chất lượng, khối lượng và giá cả, chỉ khoảng ¼ so với Trung Quốc. Do đó, “tôi cho rằng nền kinh tế trong nước tương đối khỏe – thực tế doanh số bán lẻ tăng trưởng hơn 20% trong năm vừa qua” – Dominic nhận xét.

    Nhưng kinh tế Việt Nam có một số vấn đề: nhập siêu tăng và dự trữ giảm, lạm phát tăng lên và đồng nội tệ mất giá trên thị trường. Đâu là những nguyên nhân của các vấn đề này?

    Chuỗi vấn đề: đầu tư công – tín dụng- nhập siêu – lạm phát


    Trước hết vấn đề kinh tế Việt Nam đến từ khu vực công - đầu tư công - đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân sách. Hiệu quả đầu tư công sụt giảm bởi các doanh nghiệp quốc doanh (SOE – State Own Enterpise) sử dụng 40% tổng vốn đầu nhưng chỉ góp 15-20% GDP . Việc sử dụng vốn của các SOE đã làm cho cung tiền và tỷ lệ nợ vay tăng.

    SOE có thể đầu tư nhiều do sự tăng trưởng của tín dụng và mức tín dụng. Mức độ tăng trưởng tín dung gấp 2 lần so với GDP qua nhiều năm, số dư tín dụng khoảng 120% không phải là lớn quá nhưng mức độ tăng trưởng nhanh quá. Từ đó sinh ra nhiều chu kỳ không ổn định trong sự phát triển trong tổng phương tiện thanh toán và tín dụng gây ra những biến động về lãi suất. Như vậy, chuỗi vấn đề của Việt Nam bắt đầu từ đầu tư công, lấn qua tín dụng, qua nhập siêu và tới lạm phát.

    Từ sau khi sự kiện Vinashin vỡ ra, mỗi tháng chính phủ lại có một thông điệp mới- kiểm soát lạm phát và thắt chặt tiền tệ cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chính phủ bắt đầu cổ phần hóa và bán bớt tài sản doanh nghiệp nhà nước...

    Nhìn lại toàn bộ bức tranh, vấn đề nhập siêu là vấn đề của ngày hôm qua không phải là vấn đề của hôm nay. Từ đỉnh cao năm 2008, tỷ lệ nhập siêu đang giảm xuống do tốc độ phát triển liên tục hàng xuất khẩu cao hơn tốc độ phát triển hàng nhập khẩu - ở đây đã loại trừ vàng và dầu. 2 tháng đầu năm xuất khẩu Việt Nam tăng hơn 30% và nhập khẩu khoảng hơn 20%.

    Vậy vấn đề còn lại của Việt Nam là cán cân thanh toán BOP – không phải do dòng tiền nóng hay nợ nước ngoài. Tài khoản vãng lai (CA) thâm hụt, nhưng mức thâm hụt chỉ bằng ½ so với trước đây, trong khi đó tài khoản vốn (CF) có số vốn chảy vào gấp 3 lần. Điều này có nghĩa Việt Nam không mất dự trữ. Nếu cộng CA và CF ta có số dư dự trữ của Việt Nam đã tăng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng cho thấy Việt Nam đang thâm hụt 3 tỷ USD, nguyên nhân do sai và sót (E&O) năm 2010 lên đến 12 tỷ USD.

    Sai và sót khá lớn – biểu tượng của sự mất lòng tin trong xã hội của Việt Nam. Trong khi đó nếu nhìn vào dự trữ vàng và USD do dân nắm giữ lên đến 66 tỷ USD chiếm 65% GDP. Do đó vấn đề niềm tin có thể khắc phục được bằng cách không chỉ khắc phục thành phần công (đầu tư công), ngành ngân hàng, cán cân thanh toán mà còn ở chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

    Tỷ giá: Từ năm 2006 đến nay, VND đã mất giá 35%. Cách điều hành tỷ giá của NHNN qua 4 năm vừa qua là NHNN thay đổi biên độ khoảng 7~8 lần. Sau đợt điều chỉnh giảm giá đồng nội tệ 9,3% cách đây 1 tháng, cùng với gói biện pháp, tỷ giá đã quay trở lại sát với mức tỷ giá chính thức. Theo Ông Dominic, chỉ tập trung vào điều chỉnh tỷ giá thì không thể giải quyết được vấn đề mà vấn đề nằm ở chuỗi: đầu tư công -> tăng trưởng tín dụng -> nhập siêu -> lạm phát.

    Với bức tranh kinh tế như trên, cùng các gói biện pháp của chính phủ, Ông Dominic dự báo năm nay, Việt Nam không thể đạt được mức tăng trưởng như các năm trước, tăng trưởng GDP năm nay ở mức khoảng 6%~ 6,5%.

    Từ năm 2008 đến nay, chúng ta không được gì khi "ngồi" trên TTCK

    Từ năm 2008 đến nay, “nếu ta ngồi trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không được gì” – Ông Dominic chia sẻ. Nếu loại trừ vấn đề khủng hoảng, thì TTCK ảm đạm 4 năm nay. GDP có tăng trưởng nhưng thị trường chứng khoán thì không.

    Nhìn TTCK Việt Nam qua 5 năm, ta thấy được thị trường có một mức độ ủng hộ khá mạnh ở khoảng 450 điểm (Vn-Index).

    Ở mức 450 điểm, kết quả tổng kết 50 công ty lớn nhất thị trường cho thấy doanh số bán hàng qua các năm vẫn tăng, lợi nhuận trước thuế cũng đang phát triển khá mạnh . Nợ trên vốn vay rất ít, EPS tăng khá. Năm nay, doanh thu và EPS của nhóm này theo Dominic có thể chửng lại đôi chút do sự pha loãng cổ phiếu từ việc các công ty phát hành thêm khá nhiều. Từ năm 2012, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ theo dà phát triển kinh tế vĩ mô. P/E năm nay bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn - sau nhiều năm cổ tức xuống thấp thì bây giờ cổ tức bắt đầu tăng lên.

    So với các nước trong khu vực, không có nước nào có giá trị doanh nghiệp mạnh và rẻ bằng Việt Nam. Nếu việc dự báo có kết quả, năm 2011 Việt Nam sẽ được định giá là một trong những quốc gia hấp dẫn bởi P/E ở mức thấp nhất trong khi đó có mức tăng trưởng khá cao. Đến năm 2012, TTCK Việt Nam sẽ trở thành thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực.

    Xét về cả chiều dài 20 năm, Việt Nam khá thành công, nhưng trong khoảng thời gian này, Việt Nam có những giai đoạn tăng trưởng quá nhanh. Khi tăng trưởng khá nhanh cần phải có thời gian để phục hồi. Quá trình phục hồi đó đã bắt đầu được nhìn nhận qua khối biện pháp được thực hiện để khắc phục chuỗi vấn đề của nó.

    Khi nhìn vào thị trường theo ông Dominic, “nếu xuống nữa chắc chắn là không có”. Nếu nhìn tương quan với thị trường các nước trong khu vực thì không có thị trường nào hấp dẫn như thị trường Việt Nam giai đoạn này.


    Sự đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng mà bắt đầu là luật ngân hàng mới có hiệu lực từ đầu năm nay được cho là có chiều hướng tích cực. Một số nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rõ ràng hơn trước đây. Mục tiêu của chúng ta là ổn định giá, công cụ để ổn định giá Ngân hàng trung ương đã nắm. Ngoài ra, luật mới cho phép NHNN tham gia vào việc cơ cấu lại các ngân hàng.


    Luật các tổ chức tín dụng mới có hiệu lực, dù có gây ra nhiều khó khăn cho ngành chứng khoán trước mắt. Nhưng về lâu dài, luật mới sẽ giúp cho ngành ngân hàng được cải thiện và bước vào đà tăng mạnh mẽ.
  10. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Người dân chỉ được phép bán, không được mua lại vàng miếng

    KTĐT - * Ngân hàng Nhà nước vừa báo cáo Chính phủ về Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, lộ trình này dự kiến sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn.


    Giai đoạn 1, Nhà nước vẫn thừa nhận quyền sở hữu vàng miếng của tổ chức, cá nhân nhưng không cho phép lưu thông trên thị trường tự do. Người nắm giữ vàng miếng chỉ được bán cho một số đầu mối thu mua mà NHNN chỉ định và không được phép mua lại. Giai đoạn này dự kiến kéo dài từ 6 tháng đến một năm.


    Giai đoạn 2, NHNN sẽ thu hồi giấy phép sản xuất vàng miếng đã cấp cho doanh nghiệp. Các đầu mối thu mua chỉ được bán vàng cho NHNN mà không được bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. NHNN khi đó, sẽ trực tiếp thực hiện.


    * NHNN cũng đã trình lên Chính phủ dự kiến cho phép giao dịch ngoại hối kỳ hạn theo hướng cho phép NHTM và khách hàng tự thỏa thuận tỷ giá. Kỳ hạn thỏa thuận từ 3 tháng đến một năm, đồng thời sẽ tiến hành thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ trong thời gian tới. Các đối tượng nhập khẩu được vay ngoại tệ nếu chứng minh được doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ thanh toán khi nợ đến hạn. Các nhu cầu ngoại tệ khác đều được chuyển sang hình thức mua - bán.
    Nguyên Thảo

Chia sẻ trang này