HUD3 (HU3) - Công ty đầu tiên của Tập đoàn HUD niêm yết (18/03/2011)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi K42_1101, 19/03/2011.

4090 người đang online, trong đó có 429 thành viên. 22:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 2120 lượt đọc và 49 bài trả lời
  1. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chính sách tiền tệ, ngoại hối và trị lạm phát đã thành công bước đầuThứ tư, 23/3/2011, 04:34 GMT+7Tháng 5 và 6-2011, chính sách tài khóa thắt chặt và cắt giảm đầu tư công sẽ phát huy tác dụng. Khi đó, việc kiểm soát lạm phát sẽ được nhận diện rõ ràng

    Sau một tháng triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, các bộ - ban – ngành và chính quyền địa phương 63 tỉnh, thành... đã triển khai quyết liệt 6 nhóm giải pháp.

    Trong đó, giải pháp về chính sách tiền tệ, đặc biệt là thị trường ngoại hối đã có dấu hiệu thành công bước đầu.


    Chặt chẽ, thận trọng

    Năm 2011, Chính phủ chủ động đưa tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%. So với dư nợ cho vay của năm 2010 là hơn 2.300.000 tỉ đồng thì năm 2011, số tiền tăng thêm trên 460.000 tỉ đồng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Tuy chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng đó là cơ hội cần thiết cho các ngân hàng (NH) rà soát tín dụng bảo đảm an toàn hoạt động. Thực tế nhiều năm qua, các NH đã tăng trưởng tín dụng quá nhanh khiến không ít chi nhánh của một số NH phải đối mặt với tình trạng lừa đảo về vay vốn.

    Thế nhưng, tính đột phá của chính sách tiền tệ là thị trường ngoại tệ. Những năm gần đây, Việt Nam liên tục điều chỉnh tỉ giá nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu nhưng chưa hiệu quả và gây phản ứng phụ rất lớn. Cụ thể, trong suốt 20 năm qua, VNĐ liên tục mất giá nhưng tình trạng nhập siêu vẫn diễn ra, lạm phát cứ tiếp tục gia tăng vì độ mở lớn trên 150% GDP.

    Do tỉ giá là nhân tố thường làm bất ốn kinh tế vĩ mô nên Chính phủ kiên quyết đưa thị trường ngoại tệ, vàng vào khuôn khổ pháp luật. NH Nhà nước và các bộ - ngành đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý thị trường ngoại hối, bình ổn tỉ giá, tạo niềm tin cho người dân giữ VNĐ rồi gửi tiết kiệm. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng.

    Thắt chặt, cắt giảm

    Giải pháp quan trọng nhất vẫn là chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công và giảm bội chi ngân sách dưới 5% GDP. Do đó, các địa phương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư... đang khẩn trương lên danh mục cắt giảm chi tiêu, dự án đầu tư công dự kiến cuối tháng 3-2011 sẽ trình Thủ tướng phê duyệt.

    Trong đó, Chính phủ và các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ giảm 17% chi tiêu thường xuyên, tức khoảng 40.000 tỉ đồng. Về cắt giảm đầu tư công, Chính phủ sẽ tập trung vốn cho các công trình thiết yếu để sớm đưa vào hoạt động, tránh lãng phí bởi thời gian thi công kéo dài có thể làm tăng chi phí đầu tư 30% - 40%... Ngoài ra, Chính phủ có thể chuyển một số dự án của Nhà nước cho tư nhân đầu tư hoặc liên kết với nước ngoài nhằm giảm áp lực chi ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo niềm tin cho nhân dân.

    Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu và hàng hóa quan trọng mà trong nước chưa sản xuất được; hạn chế vay vốn bằng ngoại tệ, cho vay tiêu dùng và bất động sản để nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng đề cập việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (DN) để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nhưng cần cụ thể hóa. Do đó, Chính phủ cần ban hành chính sách miễn, giảm thuế... cho DN nhỏ và vừa. Cụ thể, DN nào sản xuất hàng hóa thay thế cho hàng hóa nhập khẩu thì được miễn thuế thu nhập DN trong nhiều năm.

    Nên miễn thuế đầu tư chứng khoán

    Để tăng thu ngân sách và tái cấu trúc DN Nhà nước, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa từng phần vốn DN Nhà nước theo hướng không đem về nguồn thu cho Nhà nước mà chủ yếu là thay đổi phương thức quản lý DN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sau một thời gian DN hoạt động hiệu quả thì tiếp tục cổ phần hóa phần vốn còn lại.

    Muốn làm được điều này, cần phải có cơ chế hỗ trợ thị trường chứng khoán. Đơn cử, năm 2010, phần lớn các nhà đầu tư đều thua lỗ nhưng vẫn đóng thuế nên năm 2011, Chính phủ cần miễn thuế cho nhà đầu tư chứng khoán. Động thái này không chỉ đem lại công bằng cho nhà đầu tư mà quan trọng hơn cả là thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, giải quyết bài toán vốn cho DN.

    Mặt khác, Nhà nước cũng nên tăng thêm tỉ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NH, DN mà Nhà nước nhận thấy không cần thiết nắm quyền chi phối. Bởi khi thị trường ngoại tệ đã ổn định, đầu tư công hiệu quả..., các nhà đầu tư sẽ tăng niềm tin và dồn vốn vào cổ phiếu kích thích thị trường chứng khoán phát triển bền vững, giảm áp lực vốn lên hệ thống NH.(Nguồn: NLĐ)


  2. K42_1101

    K42_1101 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay bác nào mua sớm còn có giá xanh, chần chừ sau 9h lại mua giá tím thôi:-"
  3. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư vào HU3 clợi nhuận tính bằng lần
  4. nv3310va

    nv3310va Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    201
    Em này chỉ nóng trong thời gian đầu, T+4 lại quay đầu down ngay thôi!
  5. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ông Vikram Nehru, kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị phát triển Đông Á tổ chức tại Singapore trong hai ngày 21-22.3.

    Việt Nam lại đối diện với bất ổn kinh tế vĩ mô trở lại trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đã dần thoát ra khỏi khủng hoảng. Ông có bất ngờ về điều này không?


    Việt Nam đã làm tốt trong giai đoạn khủng hoảng và đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam đã không rút các gói kích thích tiền tệ và tài khóa đủ sớm. Một trong những lý do mà Việt Nam không làm vậy, theo tôi, là nhằm đảm bảo tiếp tục tăng trưởng kinh tế.
    Sau Đại hội Đảng, chính phủ đã rất rõ ràng trong các hành động nhằm khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô. Hàng loạt các hành động liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá và doanh nghiệp nhà nước đã được nêu ra trong Nghị quyết 11, và tôi rất ấn tượng với các biện pháp đó.

    Vậy vì sao Ngân hàng Thế giới vẫn dự báo lạm phát của Việt Nam tới 9,5% trong năm nay, mức cao hơn nhiều so với các nền kinh tế ASEAN khác?

    Hãy cẩn thận điểm này nhé. Chúng ta hãy nhìn vào lạm phát lõi (core inflation). Lạm phát lõi bị ảnh hưởng bởi giá lương thực, thực phẩm. Nhưng anh vẫn đúng bởi lạm phát vẫn là mối lo ngại vĩ mô lớn. Chính phủ đã biết cách để giảm lạm phát xuống thông qua các chính sách đã công bố.

    Tôi nghĩ trong hai ba tháng tới, mức lạm phát sẽ xuống rất nhanh vì đã đến lúc nó phải xuống rồi. Cái giá phải trả, cũng như sức ép sẽ rất lớn nếu lạm phát duy trì ở mức cao như hiện tại. Chúng tôi hi vọng lạm phát sẽ giảm xuống ở mức hợp lý nếu chính phủ tiếp tục những biện pháp kinh tế vĩ mô đúng đắn.

    Nhưng Việt Nam phải xử lý lạm phát năm nay trong hoàn cảnh đã khác năm 2008 vì hiện nay giá nguyên liệu và hàng hóa trên thế giới đang tăng nhanh?

    Tôi lại nghĩ lạm phát năm nay ở Việt Nam giống với những gì xảy ra trong các năm 2007-2008. Nói cách khác, tín dụng đã được mở rộng quá nhanh giống như giai đoạn 2007-2008, khi nền kinh tế nhận được luồng vốn vào quá lớn.

    Nguy cơ lớn với Việt Nam là Việt Nam đã hoạt động tốt và thu hút được luồng vốn vào lớn làm chính phủ rất khó quản lý. Điều này dẫn đến nền kinh tế quá nóng và gây ra lạm phát. Chính phủ đã liệt kê ra biện pháp để xử lý điều này.


    Chính phủ đang cố lấy lại niềm tin thị trường bằng chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt. Bình luận của ông?

    Tôi nghĩ họ đang làm đúng. Nếu chính phủ thể hiện là làm đúng như những gì tuyên bố trong Nghị quyết 11, bao gồm cả việc giải quyết những vấn đề nghiêm trọng của khu vực doanh nghiệp nhà nước, thì họ sẽ lại dành được niềm tin của thị trường.

    Ở điểm này, Chính phủ cần tăng mức dự trữ ngoại hối đang ở mức thấp không cần thiết, và giảm dần lạm phát đang ở mức cao. Ngoài ra, họ cũng cần xử lý vấn đề niềm tin liên quan đến khu vực doanh nghiệp nhà nước sau vụ Vinashin.

    Có hai điểm yếu nhất trong nền kinh tế mà Việt Nam cần tập trung xử lý là hệ thống ngân hàng; và các nhóm kinh tế chẳng hạn như khu vực doanh nghiệp nhà nước mà Vinashin là trường hợp điển hình như tôi vừa nói.

    Ngân hàng Thế giới ước tính mục “lỗi và sai số” lên tới 10 tỷ USD trong năm 2010 và 10 tỷ USD khác trong năm 2009, tức là số tiền này không nằm trong hệ thống ngân hàng, dù Việt Nam vẫn thặng dư cán cân thanh toán. Ông giải thích điều này thế nào?

    Vấn đề kinh tế vĩ mô trong thời gian qua đã gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin, làm người dân và doanh nghiệp đã chuyển từ tiền đồng sang đô la Mỹ và vàng vì họ sợ lạm phát leo thang và bất ổn chính sách. Điều này đã và đang xảy ra.

    Hiện tại, nếu chính phủ có những quyết định đúng đắn, thì người dân và doanh nghiệp sẽ lại chuyển từ tiền đồng sang đô la Mỹ, và Việt Nam lại có thể tăng dự trữ ngoại hối. Điều tương tự cũng đã xảy ra vào đầu năm 2008.
    Theo Tư Giang
    SGTT
  6. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Hom nay chi co co hoi len tau luc dau phien [r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. K42_1101

    K42_1101 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đẳng cấp là đây, bảo kê lên 4x :)>-:)>-
  8. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Em này nguồn cung sao khan hiếm nhỉ
  9. K42_1101

    K42_1101 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Càng ngày hàng càng hiếm, thế mới lạ :-??
  10. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    HU3 co phieu duoc tu to mua ban chi khoang 3 trieu

Chia sẻ trang này